Kỳ Môn Độn Gíap
14/12/2020 - 9:57 PMLê Công 1243 Lượt xem

XEM LẠI PHẦN TRÊN >>>

KỲ MÔN ĐỘN GIÁP BÍ KÍP ĐẠI TOÀN – Quyển 5
Cửa Thương khắc ứng
Cửa Thương thôi khỏi nói, Trời chôn người chết uổng. Chồng vợ gặp tai ương. Năm ròng tháng bệnh vương. Nhọt sảy đi không được. Tin đợi chờ không có. Chân què gẫy máu loang. Ngoài ra xấu đủ đường.
Hỏi rằng: Cửa Thương thuộc Mộc, chính gặp thời Xuân Phân, mầm non chồi ra, nên nói là cát mà lại bảo là hung, xin nói lại cho rõ.
Cù Tiên đáp rằng: Mộc cửa Thương gặp đúng khí Xuân Phân, tinh dịch từ trong mà ra, phát dương ra ngoài, đến nỗi gốc rễ tiết ra quá nhiều. Đó gọi là ngoài Hoa, mà trong Hư, không thắng nổi khó khăn. Huống chi tháng 2, mầm non không đương nổi sương lạnh, do đó mà gọi là Thương, mà là hung.
Cửa Thương được Kỳ thì chỉ có các việc đuổi bắt kẻ chạy trốn, trộm cắp, đi săn, đánh cá, đòi nợ, cờ bạc, vui đùa là cát. Nếu lên quan, ra đi, hôn nhân, buôn bán, xây dựng, chôn cất, đều không lợi. Rất hung.
Tĩnh ứng:
– Cửa Thương trên Chấn chủ biến động, đi xa bị gãy đau.
– Trên Tốn, biến động, mất mát, quan tư, cùm kẹp, trăm việc đều hung.
– Trên Ly, chủ văn thư ấn tín, miệng tiếng rên rỉ, bề bộn.
– Trên Khôn, chủ quan tư hung, ra đi rất kỵ, xem bệnh, hung.
– Trên Đoài, Chủ người than tật bệnh,lo sợ, làm người mối không lợi, hung.
– Trên Kiền, chủ có quý nhân khai trương. Có trốn chạy mất, việc biến động, không lợi.
– Trên Giáp Mậu, chủ mất mát, không được.
– Trên Ất, chủ cầu mau không được, còn cần phòng kẻ trộm tiền nong.
– Trên bính, chủ mất mát trên đường.
– trên Đinh, chủ tin đến không đích (thật).
– Trên Kỷ, chủ tiền tán, người bệnh.
– Trên Canh, chủ kiện giam bị hình, hung.
– Trên Tân, chủ vợ chồng riêng mang oán hận.
– Trên Nhâm, chủ tù, trộm liên miên.
– Trên Quý, tù ngục ngậm oan, có lý không thân ra được.
Động ứng:
Cửa Thương, ra 30 dặm gặp người tranh đấu, gặp người đánh cá hoặc súc vật đánh nhau, nên lánh đi, cát.
Cửa Thương trên Chấn, 3 dặm, 13 dặm, gặp 2 xe tranh nhau tiến quãng đường tắc.
Trên Tốn, 4 dặm, 14 dặm, gặp người công lại, và người chặy cây, và bà bế tiểu nhi đi qua.
Trên Ly, 9 dặm, 19 dặmgặp người mặc áo mầu cưỡi lừa ngựa qua.
Trên Khôn, 2 dặm, 12 dặm gặp đám tang và người con hiếu khóc lóc.
Trên Đoài, 7 dặm, 17 dặm, gặp người đánh nhau, người lùa súc vật, có một bà và thiếu nữ cùng đi.
Trên Kiền, 6 dặm, 16 dặm, gặp người phá đổ đường, dựng yên cửa, ghép ván, hoặc 2 con lợn cắn nhau.
Trên Khảm, 1 dặm, 11 dặm gặp bà già và trai trẻ cùng đi.
Trên Cấn, 8 dặm, 18 dặm gặp người đẳn cây hoặc đắp đất.
Xem thân mệnh: Mệnh Thuỷ, Hoả, Mộc thì cát. Mệnh Kim chủ bệnh. Mệnh Thổ hung. Việc quan tư bị hình trượng (phạt roi).
Cửa Đỗ khắc ứng (Cửa đóng)
Cửa Đỗ nguyên là gỗ, động vào, họa tiếp liền. Tháng năm Hợi Mão Mùi, gặp phải, ngục tù kề bên. Sống chết tan rời đó. Giống nuôi chết dịch ôn. Sai xương, đòn vấy máu. Hại đếncả đàn con.
Hỏi rằng: Cửa Đỗ là tượng Mộc, đến Hạ Đông là thời phồn thịnh, vốn là khí vượng, lấy gì mà bảo là hung?
Cù tiên đáp rằng: Cửa Đỗ dương Mộc, gặp Hạ Đông phát sinh ra ngoài, tân dịch tiết đi, khí dương can cực, một âm đang đến. Tính Mộc đến đó thì sức chùn lại, muốn thu gom thì không đủ sức thu gom, muốn sinh vượng thì lực đã cạn, lại không tiết được sức để nuôi cháu con ( dĩ thực= kỳ tử tôn), mà phải nấp giấu con ở nơi rắn chắc (kiên mật chi xứ) sợ rằng con có thể bị thương, cho nên gọi là cửa Đỗ (cửa đóng). Có hung nhỏ.
Cửa Đỗ là phương tàng hình, chỉ nên là nơi lánh tai nạn, lấp huyệt, đuổi bắt là cát. Các việc khác đều không lợi.
Tĩnh ứng:
– Cửa Đỗ trên Tốn chủ: nhân cha mẹ tật bệnh mà ruộng nương hao hụt. Hung.
– Trên Ly, chủ văn thư ấn tín trở cách, người dương trẻ nhỏ tật bệnh.
– Trên Khôn, chủ văn thư đất cát nhà cửa mất lạc, việc quan tư mất tài. Hung nhỏ.
– Trên Đoài, chủ trong nhà cửa lo lắng, sợ hãi, và có việc kiện cáo.
– Trên Kiền, chủ gặp quan trường quý nhân,. Mưu việc chủ trước phá tiền tài, sau cát.
– Trên Khảm, chủ cầu tiền có ích.
– Trên Cấn, chủ người dương trẻ nhỏ phá tài và ruộng nương, cầu tiền không thành.
– Trên Chấn, chủ anh em tranh nhau điền sản, phá tài.
– Trên Giáp Mậu, chủ mưu việc không thành. Cầu tiền ở nơi mất thì được.
– Trên Ất, mưu cầu của cải của người dương thì được. Chủ không minh bạch mà sau thành kiện cáo.
– Trên Bính, chủ mất văn khế.
– Trên Đinh, người dương mắc kiện tụng, giam giữ.
– Trên Kỷ, chủ riêng mưu hại người mà mắc lỗi (chiêu phi).
– Trên Canh, chủ nhân người gái mà đến kiện tụng mắc bị phạt hình.
– Trên Canh, chủ đánh người bị thương mà kiện cáo, người dương, trẻ nhỏ hung.
– Trên Nhâm, chủ việc gian dâm, trộm cắp, hung.
– Trên Quý, chủ trăm việc đều trở ngại. Bệnh thì không ăn.
Động ứng:
Cửa Đỗ, ra 30 dặm, gặp cô gái, cùng đi, ca hát. 60 dặm gặp người ác.
Kỳ Ất tới, gặp bà còn trẻ mặc áo mầu. Kỳ Bính tới thấy lửa bốc cháy nhà, hoặc vật có ngọn lửa nhỏ. Kỳ Đinh tới gặp người cỡi ngựa đeo cung nỏ.
Cửa Đỗ trên Tốn, trong 4 dặm gặp người đàn bà dẫn cháu mặc áo mầu lục.
Trên Ly, 9 dặm, 19 dặm gặp đàn bà chửa mặc áo mầu hoặc người công lại cưỡi ngựa đỏ.
Trên Khôn, 2 dặm, 12 dặm gặp người có tang khóc lóc.
Trên Đoài, 7 dặm, 17 dặm gặp hát xướng ầm ỹ (ca xướng là thanh), hoặc người nói chuyện về kiện cáo.
Trên Kiền, 6 dặm, 16 dặm gặp hát xướng và chó cắn lợn.
Trên Khảm, 1 dặm, 11 dặm, gặp hát xướng đùa nghịch, hoặc người áo thâm bế trẻ.
Trên Cấn, 8 dặm, 18 dặm, gặp người gánh tiền, hoặc tay cầm thức ăn kêu lên.
Trên Chấn, 3 dặm, 13 dặm gặp người thợ gỗ mang cây côn gỗ.
Xem thân mệnh: Người mệnh Hoả phát quý, mệnh Thuỷ phát phú. Mệnh Mộc bình yên. Mệnh Kim tật bệnh. Mệnh Thổ việc quan tư, hung. Ví là năm tháng ngày giờ Kim hoặc là năm tháng ngày giờ Thổ thì không lợi. Như gặp năm tháng ngày giờ Thuỷ Hoả thì cát.
Cửa Cảnh (Cửa Lớn) Khắc ứng
Cửa Cảnh nơi vương máu. Họa sinh nhiều lắm lắm. Ngoài hung và chết ác. Sống ly cùng chết biệt. Vào quan bán ruộng vườn. Con cháu khó tai ương. Giống nuôi thấy chịu thương. Xem được phải phòng phương.
Hỏi rằng: Cửa Cảnh thuộc Hoả, phương Nam, lệnh mùa Hạ, gặp đúng vực Ly minh, lấy gì làm hung?
Cù Tiên đáp rằng: Cửa Cảnh ở khí lệnh mùa Hạ, muôn vật lớn khoẻ, là thời sắp trở về già, gần cửa cung Khôn rồi. Lại là số thịnh của Dương, khí Trời Đất đến đó sắp có tình giết chóc. Tuy là phương trên sáng dưới cang, cũng không cát cả được (diệc bất toàn cát). Duy có lợi về việc văn thư, nhân đó mà bảo là hơi cát (thứ cát).
Dùng cửa Cảnh chỉ nên dâng thơ, hiến kế sách, tâu đối, tuyển đưa tướng sĩ là cát. Ngoài ra thì không lợi.
Tới Khôn, Cấn, Trung thì cát. Cung 3, 4 thì lành. Cung 1 phản ngâm. Cung 6, 7 bị bách, đại hung. Nếu được 3 Kỳ, nên đặt mưu lừa, phá trận, công lửa, ra hiệu lệnh, phong công thưởng tước, các việc như thế thì cát.
Tĩnh ứng:
Cửa Cảnh trên Ly, tờ văn trạng chưa được động, mới được chú ý đến. Trong có trẻ nhỏ mắc lo âu.
Trên Khôn, chủ việc quan, nhân kiện cáo vế việc tranh nhau ruộng nhà, nhiều than thở.
Trên Đoài, chủ người dương trẻ nhỏ tật bệnh, hung.
Trên Kiền, chủ người làm quan thăng chức, cát. Cầu văn thư ấn tín cũng cát.
Trên Khảm, chủ văn thư mất mát, tranh kiện không dứt.
Trên Cấn, chủ người âm sinh sản, mừng lớn. Lại cầu tiền rất vượng, lợi, người đi xa đều cát.
Trên Chấn chủ lấy vợ là người thân, trẻ nhỏ miệng lưỡi ganh nhau, hoặc trình bày nhiễu loạn.
Trên Tốn, chủ văn thư mất mát, tán tiền, sau bình.
– Trên Giáp Mậu, chủ: nhân tài sản kiện cáo, đi xa thì cát.
– Trên ất, chủ việc kiện không thành.
– Trên Bính, chủ văn thư cấp bách, hoả tốc không lợi.
– Trên Đinh, chủ nhân văn thư tờ trạng mà mắc lỗi.
– Trên Kỷ, chủ việc quan dây dưa.
– Trên Canh, chủ kiện người mà thành kiện mình (chủ tụng nhân tự tụng).
– Trên Tân, chủ người âm kiện cáo.
– Trên Nhâm, chủ giặc quấy luôn luôn (nhân tặc khiên liên)
– Trên Quý, chủ: nhân tớ trai gái mà đến (nhân nô tỳ đáo).
Xem thân mệnh: Mệnh Hoả có nạn lửa. Mạng Thủy thì rất hung. Mạng Kim tật bệnh. Mạng Mộc trung bình. Mạng Thổ thì giàu. Nếu gặp năm tháng ngày giờ Kim Thuỷ thì không lợi.
Động ứng:
Cửa Cảnh, đi ra 30 dặm gặp rắn lớn vằn đỏ. Ngoài 70 dặm, nhân nước lửa mà mất vật. nếu làm cưỡng thì chủ nhà bên Đông đụng đầu với trẻ nhỏ.
Cửa Cảnh trên Ly, 9 dặm, 19 dặm gặp người ôm văn thư, lại có lửa cháy, kinh sợ.
Trên Khôn, 2 dặm, 12 dặm gặp người tang khóc lóc, người mặc áo màu cưỡi ngựa.
Trên Đoài 7 dặm, 17 dặm, gặp đánh nhau tranh kiện, nên lánh.
Trên Kiền, 6 dặm, 16 dặm, gặp người trong thành đi lững thững, ông quan cưỡi ngựa.
Trên Khảm, 1 dặm, 11 dặm, gặp người gái khóc lóc cùng đi với người bán cá.
Trên Cấn, 8 dặm,18 dặm, gặp trẻ nhỏ lùa trâu, người vác tiền trong túi.
Trên Chấn, 3 dặm,13 dặm, gặp người gái mặc áo màu ngồi trên kiệu, hoặc cưỡi lừa ngựa.
Trên Tốn, 4 dặm,14 dặm, gặp bà già dắt cậu áo bé đen đi.
Cửa Tử ( Cửa chết khắc ứng)
Cửa tử nơi đây thật rất hung
Mạng người gặp phải hoạ sau lưng
Xoàng ra phải mất tiền hao của
Còn phải phòng tang tóc chập chùng.
Hỏi rằng: Cửa Tử thuộc Thổ, lại là phương của phần đêm sao hắc, khí Thu Đông, trời Đất tàn sát nặng nề. Từ đó mà đi, cửa hung. Sao hung, nên bỏ đi không dùng. Chả biết cửa này có còn dùng được việc gì không?
Cù Tiên đáp rằng: Cái hung của Cửa Tử là lúc Trời Đất mặc lòng ra oai tàn sát, cỏ mất màu sắc, cây trút rụng lá, cho nên là tượng hung. Nếu được Kỳ đến trợ thì những việc như đánh tội chết, bắt bớ, săn bắn cũng được tốt, đó là thuận theo lẽ trời là thế không bỏ được.
Tĩnh ứng:
Cửa Tử trên Tử, việc quan dăng mắc, ấn tín không có khí, hung.
Trên Kinh, nhân việc quan không lường mà lo ngại. Bệnh hoạn, hung.
Trên Khai, chủ gặp quý nhân, cầu việc văn thư, ấn tín, lợi lắm.
Trên Hưu, chủ việc cầu tài vật không cát. Nếu hỏi cầu ở nơi tăng đạo thì cát.
Trên Sinh, chủ việc tang, cầu tiền được, xem bệnh thì chết rồi lại sống.
Trên Thương, chủ mắc việc quan bị phạt đòn, hung.
Trên Đỗ…
Trên Cảnh, chủ nhân việc văn khế, ấn tín, tài sản, vào quan, trước quan giận, sau quan vui mừng, không hung.
– Trên giáp Mậu, chủ làm của gian.
Trên Ất chủ cầu việc không thành.
Trên Bính, chủ tin tức lo ngại.
Trên Đinh, chủ người dương già tật bệnh.
Trên Kỷ, chủ kiện, bệnh liên miên không dứt, hung.
Trên Canh, chủ người gái sinh đẻ, mẹ con cùng gặp hung.
Trên Tân, chủ trộm cắp,mất mát, không tìm lại được.
Trên Nhâm, chủ kiện người mà thành tự kiện mình, tự chiêu lấy lỗi (chủ tụng nhân tự tụng tự chiêu)
Trên Quý, chủ giá thú, việc đàn bà, hung.
Động ứng:
Cửa Tử ra đi 20 dặm gặp người bệnh, 30 dặm gặp việc tang tóc, đổ máu. Tuy có ba Kỳ cũng không cát. Có Kỳ Bính, gặp người ôm văn thư. Có Kỳ Ất, thấy việc chết chôn, vật quý hoặc giấy tờ. Có Kỳ Đinh, gặp cô gái có tang khóc lóc.
Cửa Tử trên Tử, 2 dặm, 12 dặm, gặp đàn bà khóc lóc, hung.
Cửa Kinh, 7 dặm, 17 dặm, gặp đám tang khóc lóc, hoặc súc vật chết.
Cửa Khai, 6 dặm, 16 dặm, gặp việc đào mã khóc lóc, hoặc súc vật đánh nhau gây thương.
Cửa Hưu, 1 dặm, 11 dặm, gặp người đàn bà áo xanh khóc lóc.
Cửa Sinh, 8 dặm, 18 dặm, gặp người con tang cha cầm con vật sống dẫy dụa.
Cửa Thương, 3 dặm, 13 dặm, gặp người khiêng quan quách.
Cửa Đỗ, 4 dặm, 14 dặm, gặp việc chôn cất, và giấy trát, vật màu sắc.
Trên cảnh, 9 dặm, 19 dặm, gặp người cùng cha mẹ khóc lóc, lui cát tiến hung.
Xem thân mệnh: chủ có hung, mặc tang, bệnh chết. Mệnh Thuỷ Mộc và năm tháng ngày giờ ấy thì rất hung. Còn ngoài ra thì bình
Cửa Kinh khắc ứng
Cửa Kinh chủ tranh kiện. Người chết bệnh dịch ôn. Năm Thìn, tháng Hỏa tới, thân mình hoạ đến bên. Duy giấy tờ tranh kiện, bắt bớ, cờ bạc: nên. Ngoài ra thì hung cả. Gặp Kinh là phải kiêng.
Hỏi rằng: Cửa Kinh thuộc Kim, gặp tháng 8 lệnh Thu, muôn vật đều già, Trời Đất ra oai tàn sát muôn vật, cũng nên đó chăng?
Cù tiên đáp rằng: Cửa Kinh, khí tàn sát, vật loại già cỗi, vốn không khí sống cho nên hung. Nhưng mà trời đất còn long ưa sống (hiền sinh chi tâm), không muốn giết hết mầm tỏi, mầm lúa đông, cũng chẳng đã mà giết. Cửa này tuy hung, mà những việc như trình thơ, dâng kế lừa, bắt bớ, đặt nghi, phục binh đều cát, cũng chẳng nên bỏ.
Tĩnh ứng:
Cửa Kinh trên Kinh, chủ tật bệnh, lo ngại, sợ sệt.
Trên Khai, chủ lo ngại, quan tư, kinh khủng, lại chủ quan trên thấy thì vui mừng, không hung.
Trên Hưu, chủ việc cầu tiền, nhân cãi cọ cầu tiền, việc chậm mà cát.
Trên Sinh, chủ: nhân đàn bà sinh lo sợ, hoặc nhân cầu tiền sinh lo sợ, đều cát.
Trên Thương, chủ bàn nhau cùng mưu hại người, việc tiết lộ kéo đến kiện cáo, hung.
Trên Đỗ, chủ mất mát, phá tài, kinh sợ, không hung.
Trên Cảnh, chủ kiện cáo không dứt, và trẻ nhỏ tật bệnh, hung.
Trên Tử, chủ: nhân trong nhà có quái lạ mà sinh tai tiếng.
– Cửa Kinh trên Giáp Mậu, chủ tốn tiền, tin có trở ngại.
Trên Ất, chủ mưu tiền không được.
Trên Bính, chủ văn thư, ấn tín. Sợ hãi.
Trên Đinh, chủ kiện cáo liên miên.
Trên Kỷ, chủ chó dữ làm thương người thành kiện.
Trên Canh, chủ trên đường dập gẫy, trộm cướp, hung.
Trên Tân, chủ người gái làm kiện, hung.
Trên Nhâm, chủ quan tư, tù giam. Bệnh thì rất hung.
Trên Quý, chủ bị trộm cướp, mất vật, không lấy lại được.

Xem thân mệnh: chủ giấy tờ, kiện cáo, tai nạn, việc quan, cãi cọ, đổ máu. Các việc ấy, ví gặp năm tháng ngày giờ Bính Đinh Tị ngọ, người xem không lợi.
Động ứng:
Cửa Kinh đi ra 30 dặm gặp đàn chim khách kêu, giống nuôi đánh nhau. 40 dặm thấy người bán tranh thì cát. Nếu không thì 70 dặm tất có hung dập gẫy, không thể đi trước được.
Cửa kinh trên Kinh 7 dặm, 17 dặm, gặp 2 gái thúc đẩy người bên bảo đánh. Quan tư.
Trên Khai, 6 dặm, 16 dặm, gặp quan xửngười dưới tranh kiện nhau.
Trên Hưu, 1 dặm, 11 dặm, gặp bà áo xanh nói chuyện về việc quan tư.
Trên Sinh, 8 dặm, 18 dặm, gặp người gái dẫn đồng tử dắt trâu, đứa trẻ cầm vật ăn.
Trên Thương, 3 dặm, 13 dặm, gặp trai gái la lối đánh thằng nhỏ. Nên quay về, nếu cưỡng đi thì xe gẫy ngựa chết, hung.
Trên Đỗ, 4 dặm, 14 dặm, gặp tăng đạo cùng đi hay trai gái cùng bàn luận.
Trên cảnh, 9 dặm, 19 dặm, gặp bà áo mầu nói chhuyện việc quan.
Trên Tử, 2 dặm, 12 dặm, gặp người gái khóc lóc và việc tang chết.
Phép Năm Giả
Cửa Cảnh, hợp Ba Kỳ: Ất, Bính, Đinh, dưới địa bàn là cung Cửu Thiên gọi là Thiên giả (Trời làm giả). Ất là Thiên Đức. Bính là Thiên Uy. Đinh là Thái Âm. Phàm gặp linh của Ba Kỳ, nên bầy tỏ công việc tiện lợi, tiến lên yết kiến cầu việc, đều rất cát.
Cửa Đỗ, hợp Đinh, Kỷ, Quý, dưới địa bàn là cung Cửu Địa, gọi là Địa giả (Đất giả), nên ẩn giấu, mai phục. Ba giờ này nên giấu tích, ẩn hình.
Cửa Thương hợp Đinh, Kỷ, Quý, dưới địa bàn là cung Thái Âm, cũng gọi là Địa Giả, nên sai người làm gián điệp, mưu thám việc tư.
Lại như là cung Lục Hợp, cũng gọi là Địa Giả, nên trốn chạy, tránh lánh nạn.
Cửa Kinh, hợp Đinh, Kỷ, Quý, dưới địa bàn là cung Cửu Địa, gọi là Thần Giả , lợi việc chôn cất, ẩn nấp người không biết được.
Cửa Kinh, hợp với Lục Hợp, còn nói hợp với Sáu Nhâm, dưới địa bàn là cung Cửu Thiên, gọi là Nhân Giả, lợi việc bắt bớ, chạy trốn. Nếu là cách Thái Bạch Nhập Huỳnh Hoặc thì dưới đó tất bắt được.
Cửa Tử, hợp Đinh, Kỷ, Quý, dưới địa bàn là cung Cửu Địa, gọi là Quỷ Giả, lợi việc vượt chết, tiến độ. Còn nói tới cung Ba ẩn vượt, tức ba cửa cát ở địa bàn.
Trên đây là 5 phép Giả, tuỳ nghi việc mà dùng.
Phép Ba Trá
Phàm việc nên được ba cửa cát: Khai, Hưu, Sinh, tức không được Ba Kỳ: Ất, Bính, Đinh cũng cát, lại lấy thần âm tương trợ gọi là Ba Trá. Có địa bàn Cửu Địa, Thái Âm,Lục Hợp, ba thần trợ kỳ gọi là cửa Dương được trợ (dương môn đắc trợ), lại được cửa cát ở địa bàn tương trợ thì toàn cát.
Ví 3 cửa cát Khai, Sinh, Hưu hợp với Ba kỳ Ất, Bính, Đinh, không được Thái Âm, Cửu Địa, Lục Hợp ở địa bàn, gọi là có cửa không Dương, có Kỳ không Âm, mọi việc gặp thì cát 7/10.
Ba cửa Khai, Sinh, Hưu hợp với Ba Kỳ, dưới địa bàn là cung Thái Âm, lại được cửa cát, cửa cát này cần có sao cát tương trợ, gọi là Chân Trá (Dối đúng), lợi việc thi ân, ẩn trốn, tế, cầu đảo Tiên thì cát.
Khai, Hưu, Sinh hợp Ba Kỳ, dưới địa bàn là cung Lục Hợp, lại được cửa cát tương trợ, gọi là Hưu Trá (Dối Lành), nên luyện thuốc, cầu đảo, tế thần, cầu giải tai nạn, đều rất cát.
Cửa Khai, Sinh, Hưu hợp với Ba Kỳ, dưới địa bàn là cung Cửu Địa, lại được cửa cát tương trợ, gọi là Trọng Trá (Dối nặng), nên thu hàng binh, thêm miệng ăn, nạp tài, tập tước (con cháu kế thừa tước của ông cha), bái thụ (lạy nhậm chức tước), thì đều cát.
Trên đây là cửa Trá, các việc như đi xa, buôn bán, hôn nhân, mọi việc đều rất cát.
KỲ MÔN ĐỘN GIÁP BÍ KÍP ĐẠI TOÀN – Quyển 6
Phép 9 độn biến hoá
1/ Ba cửa cát Khai, Hưu, Sinh, trên thiên bàn Kỳ Bính, dưới Địa bàn là Kỳ Đinh, đều gọi là Thiên Độn (Độn trời), được tinh Nguyệt che chở, hoặc dưới địa bàn là Cửu Địa, Thái Âm, cũng gọi là Thiên Độn, có thể giấu vết ẩn hình. Nếu lại có Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Xá, Nhật Lộc, Hỷ thần thì trăm việc đều cát. Có Chu Tước lợi việc văn thư, tâu đối. Có Đằng Xà thì chủ nghi hoặc. Có Thanh Long thì sinh tài hỷ. Ví có bạch Hổ, Huyền Vũ thì chủ tật bệnh, mất mát, việc nhỏ không được toàn cát. Nếu luyện tế Đinh Giáp, gọi gió, thay mưa (hô phong hoán vũ), các việc như thế mà dùng Thiên Độn thì có thể toàn cát.
2/ Ba cửa Khai, Sinh, Hưu hợp kỳ Ất, dưới địa bàn là Cửu Địa, Thái Âm, Lục Hợp cung, đều gọi là Địa Độn (Độn Đất), được tinh Nhật che chở, có thể đặt phục, mưu làm, trăm việc đều cát. Nếu có Chu tước, nên đặt giấy tờ, làm màu lúa. Có mừng về tiền. Nếu có Bạch Hổ Được khóa cát Địa độn, nên xây dựng, khởi công, chôn cất, giấu diếm, các việc như thế đều rất cát.
3/ Khai, Hưu, Sinh, hợp với Ba kỳ, dưới địa bàn là Lục Hợp, gọi là Nhân Độn (Độn Người), cửa Sinh với Ba kỳ tới cung Thái Âm, và cửa Sinh, Kỳ Ất tới cung Cửu Địa, cũng gọi là Nhân Độn. Có Lộc ngày, Hỷ Thần, và Quý Thần, thì chủ có mừng về tiền, các việc hòa hợp. Có Chu Tước chủ kiện cáo được lý. Có Đằng Xà chủ các việc mộng ác, quỷ mỵ. Có Bạch Hổ kỵ đi thuyền. Có Huyền Vũ chủ có trộm cắp. Nếu có sao Thiên trụ, Thiên Phụ thì chủ mưa. Thiên Xung chủ có sấm. Thiên Ương chủ có chớp. Xem tật bệnh thì chủ nguy cấp.
4/ Khai, Hưu, Sinh hợp Kỳ Ất, dưới địa bàn là Sáu Tân mà rơi vào cung Tốn gọi là Phong độn (Độn Gió). Có 2 sao Thiên Xung, Thiên Phụ thì phương ấy có thể tế phong, nhưng không lợi cho việc đi thuyền, tin tức đến. Hành binh thì lợi đánh Hỏa công, thắng lớn.
5/ Khai, Hưu, Sinh hợp Kỳ Ất, dưới là cung Sáu Tân gọi là Vân Độn (Độn mây); cửa Sinh hợp Thiên Nhuế, Nhậm, tới cung Khôn; Ba cửa cát hợp Sáu Tân, tới cung địa bàn, Sáu Ất; hoặc Thiên Nhuế hợp cửa Sinh, dưới địa bàn là Cửu Địa ở cung Khôn; cũng có thể gọi là Vân Độn. Tháng Đông nên cầu mây, tháng Hạ nên cầu mưa. Nếu có Bạch Hổ thì chủ có mưa đá, mưa băng. Nếu có Đằng Xà, Chu Tước chủ nắng hạn, câu cưỡng thì chiêu lấy tai hoạ. Hành binh nên đi cướp doanh, kẻ kia không biết trước được.
6/ Khai, Hưu, Sinh hợp sao Thiên Tâm, Giáp Nhâm, Lục Hợp ở cung Khảm là Long Độn (Độn Rồng); hoặc cửa Hưu, Kỳ Ất trên Khôn; hoặc cửa Khai Lục Mậu trên Cửu Địa ở địa bàn; với cửa Hưu, Kỳ Đinh, dưới địa bàn là Cửu Địa ở cung Khảm; đều gọi là Long Độn. Phương này cầu mưa tất ứng, đánh thuỷ tất thắng. Lại được các Thần Thanh Long, Huyền Vũ, Thần Hậu, thì chủ mưa dầm, phải phòng kẻ gian tế trộm cắp.
7/ Cửa Khai, Giáp Thân Canh, dưới địa bàn là cung Đoài, là Hổ Độn (Độn Hổ); hoặc cửa Hưu, Kỳ Ất, dưới địa bàn là Sáu Tân ở cung Cấn, cũng đều gọi là Hổ Độn. Phương ấy nên tế phong, trấn tà, đuổi quỷ, yên nhà, đều cát. Nên đi thuyền, chiêu an, đánh hiểm, siết sào huyệt, lợi khách. Nếu yên doanh, phục binh, không dám nhìn thẳng.
8/ Cửa Khai, hợp Kỳ Ất, hợp sao Thiên Tâm, hoặc sao Thiên Cầm, dưới địa bàn là Cửu Thiên ở cung Kiền, gọi là Thần Độn (Độn Thần); hoặc cửa Sinh, Kỳ Bính hợp hai sao Cầm, Tâm, dưới địa bàn là cung Cửu Thiên, cũng gọi là Thần Độn. Phương này nên khu thần, sai tướng, thi kế, thần tất trợ ngầm. Hành binh nên làm thần tướng đắp trong ba quân, thần tất lên. Lại nên tế lễ, thần tất về nương. Nếu có Bạch Hổ, Lôi Sát, Kiếp Sát thì chủ sét đánh thương.
9/ Cửa Hưu, Thiên Phụ, Sáu Tân, dưới địa bàn là Kỳ Đinh, ở cung Cấn, gọi là Quỷ Độn (Độn Quỷ); cửa Sinh, Thái Âm, dưới địa bàn là Kỳ Đinh; hoặc cửa Sinh, Cửu Địa, dưới địa bàn là Kỳ Đinh, cũng đều gọi là Quỷ độn, nên dò đường, xét xứ giặc, thực hành mưu gian, tung tin đồn, kẻ kia không xét nổi mà lòng quân đâm nghi hoặc. Trong nhà có quỷ, nên thư phù mà trấn thì cát. Các việc khác không lợi.
Quyết Siêu Thần Tiếp khí (Vượt thần nối khí)
Về Nhuận Kỳ, có quá 9 ngày sau rồi đặt nhuận, có quá 14 ngày mà đặt nhuận, đều có lệ
Đại ước thì khí đến trước, Tiết chưa đến, trước dùng Khí gọi là Siêu thần. Tiết đến trước mà Khí chưa đến gọi là Tiếp khí.
Siêu thần, để như cũ, dùng khí đương cục (nghĩa là vẫn khí cục cũ), mà không dùng Tiết. Đợi Siêu quá 9 ngày thì mới dùng Tiết, gọi là Siêu thần. Tiếp khí tất phải ở trước tháng nhuận. Siêu thần phải ở sau tháng nhuận. Trước tháng nhuận, khí tất đến trước. Sau tháng nhuận, tiết tất đến trước. Khí đến trước tất trước dùng khí. Tiết đến trước thì còn chưa dùng Tiết. Siêu thần Tiếp khí đã chỉ rõ ràng vậy.
Ví năm nhuận vào tháng giêng, 2, 3, 4, thì đặt một hậu khí nhuận ở Đại Tuyết. Năm nhuận vào tháng 5, 6, 7, 8 thì đặt một hậu khí nhuận ở Mang Chủng. Đó gọi là quá còn không kịp (quá do bất cập), không có khí trung hòa mà phải đặt nhuận. Gom lại thì cứ Giáp kỷ của Tý Ngọ Mão Dậu là Thượng Nguyên (nguyên trên), của Dần Thân Tị Hợi là Trung Nguyên (nguyên giữa), của Thìn Tuất Sửu Vị là Hạ Nguyên (nguyên dưới), đó là định lệ.
Lại có nói: Tiết và Khí cũng làm trung hoà. Trước giữa tiết, gặp ngày Giáp Kỷ của Tý Ngọ Mão Dậu, gọi là quá, quá thì phải tiếp khí. Sau giữa tiết thấy Giáp kỷ của Tý Ngọ Mão Dậu gọi là không kịp (bất cập), không kịp thì phải Siêu thần. Tóm lại thì lấy 30 ngày là một tháng (bản nguyên viết là 33, ở đây bỏ số 3 sau). Phải đặt nhuận, chẳng qua đạo Âm Dương nở mòn vậy.
Chương luận: (9 Thần)
Trực phù (phép Tôn) là đầu của các thần (chư thần chi nguyên thủ), là cổ cánh (linh tu) của sao. Vì thế mà gọi là Trực phù. Thể Thần thuộc Hỏa. Nơi nào thần đến thì trăm ác tiêu tan, mọi hung biến hết Là thần rất cát. Có nợ…? Thái bạch kim tinh kỵ vào Mộ. Gặp vậy ở nơi cát thì không cát, ở nơi hung càng hung. Trời khởi từ Giáp, Đất khởi từ Tí cho nên gọi là bậc Tôn của muôn nhóm (vạn vảng: ). Nói lên (cử: ). Giáp Tí là 6 giáp ở trong, cho nên gọi tên là Trực phù.
Cửu Thiên (Chín trời): là Kiền kim.Thể này thuộc kim. Kiền nạp Giáp Nhâm, tính cương mà ưa động. Chủ những việc gọi đúng lời xuôi (danh chính ngôn thuận), gặp đúng lệnh thì không gì trở ngại, là thần rất cát. Nếu được Cửa được Kỳ thì vạn phúc gom vào. Ví không được Kỳ thì cũng không hung. Sợ vào Mộ thì sức yếu đi. Trời bắt đầu từ Giáp, từ Giáp đến Nhâm (bản nguyên viết là Thìn), Số được 9 cho nên gọi là Cửu thiên.
Cửu Địa (Chín đất): là thể Khôn. Thần này ưa tĩnh. Chủ các việc mềm dẻo, kính cẩn bề ngoài, lại nắm quyền sinh sát. Là thần nửa hung, nửa cát. Sợ khắc chế, kỵ vào Mộ. Xuân Hạ thì sinh. Thu Đông thì giết. Giữ quyền hành bà Hậu nội cung vua. Khôn nạp Ất và Quý. Từ Ất đến Quý được số 9 cho nên gọi tên là Cửu địa. Nói đến Ất sửu là có 6 Ất ở trong vậy.
Chu tước (Sẻ non): là thần Hỏa phương nam, quản cỏ khắp đồng ruộng của vùng trời. Nắm giữ quyền văn minh, tấu đối, miệng lưỡi, giữ chức vụ văn thư. Được đất (đắc địa = ở nơi tốt không có trở ngại) thì có mừng về văn thư ấn tín. Không được thời thì tai tiếng cãi cọ, nhiễu loạn, cát hung như vậy. Ngôi ở Bính. Bính nạp Cấn thổ, vượng tướng ở Ly. Ở trời là Thần chim đỏ (Xích Điểu chi thần) thuộc Bính hỏa. Nói đến Bính Dần là có 6 Bính ở trong cho nên gọi là Chu tước.
Đằng xà (rắn vọt): là khí Đinh Hỏa, mà thực ra thì thuộc âm thổ. Đoài nạp ở Đinh Tị. Thần này tính mềm dẻo mà miệng độc. Chuyên giữ các việc sợ hãi, quái lạ, lửa yêu, cổ quái. Ngôi trấn phương Tốn. Còn tên là Ngọc Nữ. Độn can là thần 6 Đinh, 6 Giáp, tức là thần âm rất lệnh. Nói đến Đinh Mão là có sáu Đinh ở trong vậy. (Mục này bản nguyên viết là Câu trận).
Câu trận (móc câu): là Thổ dương ở trung ương. Thần này tính ngoan, ngạnh. Giữ các việc đất cát, kiện cáo. Từ Giáp đến Mậu số được 5. Từ Tí đến Thìn số cũng được 5. Cấn nạp Bính, Khảm nạp Mậu, phối ở Đông nam. Kinh nói: “ Biết ba, tránh năm” là khí hung ác giả dối (hung ngoan chi khí), không nên tới. Ngồi trấn ở Cấn, cho nên gọi tên là Câu trận. (Lánh 5 là 5 can phần Âm: Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 5 cửa hung là Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh).
Lục hợp (Sáu hợp): là khí hóa của Giáp mộc, là mộc âm ở phần Đông. Thần này tính hòa bình, chuyên giữ các việc về hôn nhân, giao dịch, manh mối, hòa hợp. Làm em gái của sáu Giáp, gả cho Canh kim là vợ. Có thai với Canh, rồi trở về nhà. Ngôi trấn phương Đông. Chấn nạp Canh. Từ Giáp đến Kỷ số được 6 cho nên gọi tên là Lục hợp.
Bạch Hổ (hổ trắng): là Canh kim. Oai thống phương Tây. Thần này ưa giết, chuyên giữ các việc binh qua, sát phạt, tranh đấu, tật bệnh, chết chôn, đường xá. Kỷ nạp ở Canh Kim. Tốn là Phong (gió). Phong theo ngôi Hổ. Trấn ở phương Tây. Từ Giáp đến Canh số được 7 cho nên gọi là Bạch Hổ.
Huyền Vũ (Rùa xám): là tinh của nước. Thống giữ khí phương Bắc. Thần này ưa âm mưu làm hại, chuyên giữ các việc trộm cắp, trốn chạy. Nước thì sắc đen, được đất vàng (hoàng thổ) ở trung ương mà thành cho nên gọi là Huyền Vũ.
Thái âm (Âm cả): là Kim âm phương Tây. Thần này ưa giấu diếm, mờ mịt, che chở, vợ và thiếp, các việc ấy. Ly nạp ở Tân, phối với phương Tây. Ngôi trấn cung Đoài. Đoài là gái nhỏ (thiếu nữ). Âm Dương đến đó thì không nảy nở được nữa. Từ Giáp đến Quý là số hết. Từ Tí đến Dậu khí đó cùng cho nên tên là Thái âm.
Thái Thường (Quá thường): là khí hóa của năm hành. Thần này ưa ca hát, ăn uống, chuyên giữ các việc yến tiệc, tế lễ, áo mũ, dê con, nhạn bay (cao nhạn). Thần này theo Thiên Cầm (chim trời) đi chơi khắp phương. Gặp Hỏa theo Hỏa, gặp Kim lại theo Kim, gặp nước theo nước, gặp Mộc theo mộc, gặp Thổ thì theo Thổ. Hợp với cả 5 thể. Tính thần Không thường, cho nên gọi là Thái thường. Đi với cửa cát thì cát, mà đi với cửa hung lại hung. Chủ mặc màu sắc, mặc tang biến đổi (Câu này không có nghĩa).
Hai mươi bốn khí
Tháng giêng : Lập xuân, Vũ thủy (Dựng xuân, mưa nước).
Tháng hai : Kinh chập, Xuân phân (Trung nở, giữa xuân).
Tháng ba : Thanh minh, Cốc vũ (Trong sáng, mưa thóc).
Tháng tư : Lập hạ, Tiểu mãn (Đang hè, gần tròn).
Tháng năm : Mang chủng, Hạ chí (Lên đồng, đến hè)
Tháng sáu : Tiểu thử, Đại thử (Ấm áp, Bức nóng).
Tháng bảy : Lập thu, Xử thử (Dựng thu, Dịu nắng)
Tháng tám : Bạch lộ, Thu phân (Nóc trắng, giữa thu).
Tháng chin : Hàn lộ, Sương giáng (Móc lạnh, Sương rơi)
Tháng mười : Lập đông, Tiểu tuyết.
Tháng mười một : Đại tuyết, Đông chí.
Tháng mười hai : Tiểu hàn, Đại hàn.
Ngày cát Thiên đức
Giêng Đinh, Hai: không Thân. Ba: Nhâm, Bốn là Tân. Năm: Kiền, Sáu: Giáp ngự. Bảy: Quý, Tám: Cấn lân. Chín: Bính, Mười: tìm Ất. Mười một: Tốn, Cuối: Canh dồn.
Ngày cát Nguyệt đức
Tháng giêng, 5, 9 là Bính. (Hỏa cục nên là Bính)
Tháng 2, 6,10 là Giáp. (Mộc cục nên là Giáp)
Tháng 3, 7, 11 là Nhâm. (Thủy cục nên là Nhâm)
Tháng 4, 8, 12 là Canh. (kim cục nên là Canh)
Phép Năm Phù (Ngũ Phù Pháp)
Ngũ Phù thuộc thần cát, nên đến yết người Quý.
Thiên tào thuộc kim, giữ việc giấy tờ kiện cáo.
Địa Phù nửa cát, nửa hung, thuộc Thổ, chủ úp, lánh.
Phong bá, Lôi công, thuộc Mộc chủ kinh khủng.
Vũ sư, dương thuỷ, chủ mưa, trời đen, hoặc cuồng phong, mưa bụi (âm vũ).
Phong vân thuộc âm Mộc chủ trời râm )bán âm.
Cam phù ( còn gọi là Đường phù) thuộc kim chủ về tiền, cát.
Quốc ấn thuộc kim, chủ thăng lên.
Thiên luân thuộc Mộc, chủ trở cách.
Địa tặc thuộc âm thổ chủ lật lọng, phản phúc.
Thiên tặc, âm thủy chủ mất trộm.
Trên đây dùng Tướng tháng (Nguyệt tướng) gia trên giờ xem, đi thuận đến Lộc của ngày xem thì khởi Ngũ phù. Như ngày Giáp thì Lộc ở Dần, thì đến Dần khởi Ngũ phù, Mão là Thiên tào, Thìn là Địa phù, Tị là Phong Bá, Ngọ là Lôi công, cứ như vậy mà suy. (Cần tham khảo thêm Lục Nhâm để hiểu hơn).
Hoàng ân sát (yêu ơn vua)
Tháng 1-5-9 (Dần, Ngọ, Tuất-Hỏa cục) ở Tuất.
Tháng 2-6-10 (Hợi, Mão, Mùi, Mộc cục) ở Sửu.
Tháng 3-7-11 (Thân, Tý, Thìn, thủy cục) ở Thìn.
Tháng 4-8-12 (Tỵ, Dậu, Sửu, kim cục) ở Mùi.
Nguyệt Yểm sát (Yêu tháng chìm)
Tháng giêng tại Tuất, rồi nghịch hành tháng 2 tại Dậu, tháng 3 tại Thân, tháng tư tại Mùi, tháng 5 tại Ngọ, cứ thế mà suy.
Xung nhau là đối, không dùng được.
Bài ca Hồng Phạm Ngũ hành (Số mục quái)
Xem can chi mà biết được số lượng bao nhiêu người, bao nhiêu vật, bao nhiêu thời gian…gọi là số mục quái.
Giáp, Kỷ, Tý, Ngọ thuộc số 9
Ất, Canh, Sửu, Mùi thuộc số 8.
Bính, Tân, Dần, Thân thuộc số 7.
Đinh, Nhâm, Mão, Dậu thuộc số 6.
Mậu, Quý, Thìn, Tuất thuộc số 5.
Tỵ, Hợi thuộc số 4.
Ca rằng:
Kích đạo, Bạch đạo và Hoàng đạo,
Không tránh ngàn năm nghiệm chẳng hay.
Ngoài ba Đạo ấy là thần cát.
Thêm Cửa Kỳ vào tốt lắm thay.
Phép quyết ẩn lánh trong 2 Độn, tất chưa thành đạo (…..). Trong phép Độn Đạo thì Kích, Bạch, Hoàng ba đạo nên tránh cẩn thận. Nếu không, tuy có hợp 3 Kỳ, cửa cát cũng không thông, khó tránh hoạn.
Hình đồ 9 Đạo, 8 tiết.
Hình đồ nơi tên của Người Thần sáu Giáp trên trời.
Đây là 5 giờ Dương: Giáp ất Bính, Đinh, Mậu, là giờ Thần tại Trời, cần biết. Giờ âm cũng theo như đây.
(Vòng ngoài cùng tức vòng thứ 5. hai thần Bạch hổ, Huyền vũ, thì bản nguyên viết là Câu trận, chu tước. Vòng thứ 2, hai cửa Khai, Hưu thì bản nguyên viết là Hưu, Khai).
XEM TIẾP >>> 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kỳ Môn Độn Gíap
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/