Kinh Dịch
20/03/2024 - 11:30 AMLê Công 464 Lượt xem

Kinh Dịch có nhân quả hay không?

Nhân Quả là một khái niệm quan trọng trong triết học Trung Quốc và cũng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y học cổ truyền, nghệ thuật, và thậm chí trong quản lý kinh doanh và cuộc sống hàng ngày.

 Tuy nhiên, liệu Kinh Dịch có chứa nhân quả hay không phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa "nhân quả". Nếu "nhân quả" được hiểu là sự cân bằng và tương đối giữa các yếu tố trái ngược, thì chắc chắn Kinh Dịch chứa những khái niệm như vậy. Tuy nhiên, nếu "nhân quả" được hiểu là sự liên kết giữa hành động và kết quả, thì điều này có thể không được rõ ràng trong Kinh Dịch, vì nó chủ yếu tập trung vào mô tả về sự biến động và cân bằng trong tự nhiên và xã hội.

Nhưng nói chung, Kinh Dịch thường được coi là một nguồn cảm hứng và hướng dẫn về cách hiểu thế giới và làm thế nào để đạt được sự cân bằng và phát triển trong cuộc sống.

Kinh Dịch có nhân quả hay không?

  Kinh Dịch tuy không nói rõ về nhân quả, nhưng lại đề cập rất nhiều đến Đạo. Đạo hay còn gọi là Đạo Trời, cũng gồm luôn Trời Đất quỷ thần, và con người là phẩm tam tài ở trong đó. Trong Kinh Dịch, Đạo là Trời Đất xoay vần, bốn mùa thay đổi, các vòng lặp có chu kỳ. Đạo ẩn tàng trong tất cả tựnhiên vạn vật. Nguyên Hanh Lợi Trinh, hay dương cực sinh âm, âm cực sinh dương. Mọi vật cũng không ngoài trong lẽ Đạo. Đạo lặng lẽ mà tuần tự, không nói mà vũ trụ vận hành, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, sinh trưởng dưỡng vạn vật, và cũng không thiên vị bất cứ loài nào, người nào. Hợp lẽ đạo mà vận hành. Bởi vì Trời Đất công bằng như thế, nên không để bất cứ loài nào hay người nào chịu thiệt. Và chính vì lẽ công bằng đó, nhân quả cũng là để bù đắp sự cân bằng của Trời Đất mà thôi.

  Nên nhân quả ẩn tàng trong Đạo, là lẽ công bằng. Trong Kinh Dịch, nhân quả không có xảy ra tức thời, mà là theo Thời. Có rất nhiều vị trí hào quẻ, mà ở vào thời tăm tối, âm thịnh dương suy, lẽ công bằng chưa sáng tỏ, thì người quân tử cũng phải nhẫn nại, kiên trì, cũng khốn khó lắm nhưng vẫn phải giữ chính đạo, khi cần thì cũng vẫn phải chịu trốn tránh lánh lẫn hay chịu thị phi. Vào thời tăm tối, tiểu nhân thắng thế, cũng không phải vì thế mà lẽ công bằng không có, chỉ là chưa tới lúc để mọi chuyện đủ nhân duyên xảy ra. Một nhân khởi, cũng cần đủ duyên mà kết tụ. Như Nguyên là khởi đầu, hanh lợi trinh thì mới thành tựu cái nhân đó. Đạo Phật nói về nhân quả, nhưng cũng không nói rõ thời gian mà nhân quả sẽ được thực thi. Có những nhân tốt hay xấu, bắt nguồn từ rất xa xưa trong các tiền kiếp, mà trổ quả ở cuộc đời hiện tại.

  Người bình thường không biết, cũng sẽ nói sao Trời Đất không công bằng, sao có người may mắn mà có người không được may mắn. Là bởi cái nhân từ xưa, nhưng phải một thời gian sau thì chu kỳ cân bằng mới lặp lại. Chu kỳ đi hết một vòng âm tới dương, hết cơn bĩ rồi đến thái cũng không có ngay lập tức. Trong đạo Phật cũng nói về thời. Như thời mạt pháp, là pháp đã rối ren, bá đạo tranh giành, con người khó giữ được chánh tâm thuần thiện. Cũng trong thời mạt pháp, quả đã gieo từ rất nhiều nhân duyên từ lâu, nay trổ rộn ràng.

Tất cả những ác nghiệp của chúng sinh, cũng đều quay lại để phủ đầu nhân loại. Sau thời mạt pháp, là thời chánh pháp sẽ hoằng dương, đức Di Lặc tái thế, cảnh thái bình sẽ lặp lại. Người có trí huệ sẽ nhận ra được nhân quả, sẽ hiểu được Đạo Trời công bằng, sẽ tin sâu luật nhân quả, vì đó chính là nằm trong Đạo Trời.

   Người học Kinh Dịch, tin sâu vào đạo Trời, mọi việc không dám làm trái lẽ Đạo. Trong Đạo Phật nói về nhân quả, nhân quả cũng là quy luật để lập trật tự cho tất cả mọi thứ được vận hành tự nhiên xuyên suốt. Nhưng nhân quả không cứng nhắc, chỉ một lần, mà cái nhân luôn luôn xảy ra, nhân của hiện tại, mỗi lúc một tạo. Vì thế sám hối lỗi lầm, tu sửa thân tâm, hành thiện tạo nghiệp tốt được khuyến khích là để tạo ra nhân mới, thì quả cũng sẽ khác trước.

   Nhân quả trong Đạo Phật cũng không ngoài tình thương, cân bằng và cơ hội tiến hóa. Như là tạo nghiệp ác với chúng sinh, nếu luôn được hưởng thụ sung sướng, thì đâu có biết những chúng sinh khác bị tổn thương đau khổ như thế nào, đâu có sinh tâm từ bi, cũng đâu có thấu hiểu sáng suốt. Lúc này quả nhận lại ác nghiệp, là để hiểu thấu nỗi lòng chúng sinh đã đau khổ ra sao. Từ đó mà biết thương và không nỡ làm hại nữa. Đó cũng là cơ hội để linh hồn tiến hóa, không trượt dài xuống vực thẳm tối tăm.

  Kinh Dịch không nói rõ về nhân quả, nhưng luôn ngầm hiểu tiểu nhân thì cuối cùng kết cục cũng không có được tốt đẹp. Còn chính nhân quân tử, rồi sẽ được quý nhân, sẽ trưởng dưỡng liên tục để trở nên đại cát đại lợi, hay phi long tại thiên, làm việc lớn, hợp với lẽ đạo, hợp với lòng Trời, được lòng cả thiên hạ, danh sáng rỡ ngàn thu. Kinh Dịch không nói rõ nhân quả, nhưng nói về diễn tiến, khởi đầu từ nhân, kết quả sẽ thành tựu, như hành trình của người, từ hào sơ cửu quẻ Càn, đến cữu ngũ. Nhưng đến lục cữu mà không giữ được đạo, thì lại bắt đầu gieo nhân không lành, từ đó mà sẽ có hối lẫn. Đó cũng đều là nhân quả đó thôi.

  Quẻ Càn nên dẫn chứng của bài còn nhiều thiếu sót. Ngày xưa, vì học hai quẻ Càn Khôn mà cảm động về Đạo Trời Đất, từ đó đi sâu tìm hiểu Đạo. Được thân người là quý, như đạo Phật có nói, gặp được Phật pháp như con rùa mù ở giữa biển cả mênh mông gặp được bọng cây để bám vào. Trong Kinh Dịch, con người được đứng vào phẩm tam tài: Thiên Địa Nhân. Trong người vốn sẵn có Đạo, đã bao gồm cả Trời Đất và tiểu vũ trụ ở trong. Đạo Phật cũng có nói, trong con người có sẵn Phật Tánh. Phật Tánh đó cũng là Đạo. Làm người quý như vậy, há cũng nên tranh thủ cơ hội để học hỏi, trau dồi tu dưỡng và tiến hóa hay sao?

 ....................


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

NHÀ ĐẤT LÊ CÔNG

0919.168.366

BÓI QUẺ & PHONG THỦY

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kinh Dịch
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/