Kỳ Môn Độn Gíap
14/12/2020 - 10:18 PMLê Công 1743 Lượt xem

XEM LẠI PHẦN TRÊN >>>

KỲ MÔN ĐỘN GIÁP BÍ KÍP ĐẠI TOÀN – Quyển 7
Luận về Chủ Khách xem nghiệm
Luận rằng: Kỳ Cửa mà ứng, có trước sau, có Chủ Khách, lấy Đó Đây, lấy Người Ta mà suy.
Nét chính thì Thần Kỳ ứng việc lúc Sơ. Sao ứng việc vào khoảng giữa. Cửa ứng việc lúc cuối. Theo thứ tự như thế mà suy thì rõ, không thể không ứng nghiệm như thần.
Như Ta đi tìm người thì Ta là Khách, Người là Chủ. Lấy Sao trên Thiên bàn là Ta, Sao dưới Địa bàn là người. Như người đến tìm ta thì Người là Khách và Ta là Chủ. Lấy Sao trên Thiên bàn là Người và Sao dưới Địa bàn là Ta.
Lại nên xem Người đến sinh ta hay ta đi sinh Người. Người sinh ta thì ích cho Ta. Ta sinh Người thì ích cho Người. Người khắc Ta thì tổn thất thuộc về Ta. Ta khắc người thì tổn thất thuộc về Người.
Lại lấy ngày Âm sao Thiên bàn là Ta. Ngày Dương sao Địa bàn là Ta, tỷ hòa nhau thì không có tổn ích. Nên theo đấy mà suy.
Kỳ môn nói: có Dương không Dương, Đức lộc vào cửa. Không Dương nửa cát. Có Dương vui mừng.
Thần Dương này là chỉ cửa Trực Sử bay. Giờ ấy gặp được Kỳ Đinh tức là Thần Dương được trợ. Như Giáp Tý Trực phù thì Đinh Mão là Thần Dương. Giáp Tuất Trực phù thì Đinh Sửu là Thần Dương.
Kỳ môn xem việc – 27 điều.
Án mục bài ca Quý nhân ở Kỳ môn cũng giống như ỏ Lục Nhâm. Chỉ cần sau Đông chí được Quý Âm, sau Hạ chí dùng Quý Dương là không dùng trong Kỳ môn. (câu này nói về cách an Quý nhân Quẻ Năm của Lục Nhâm thì không dùng trong Kỳ Môn).
Bàn trên tượng Trời (chỉ 9 sao hay Tinh), bàn giữa tượng về người (nói 8 cửa), Bàn dưới tượng Đất (chỉ 9 cung). Bàn trên là Sao (Tinh), bàn giữa là Cửa (Môn), bàn dưới là Cung.
Phép dùng:
Khi xem cát hung, đầu tiên là xem nặng về 9 Sao, vì Sao thì ở Thiên bàn, cát hung thì do thiên bàn đã định sẵn. Sao (Tinh) khắc Môn thì cát, Môn khắc sao thì hung.
Khi ra đi hoặc tới, lánh thì nên xem nặng về 8 Cửa, vì 8 Cửa là Bàn Người (Nhân bàn), cát hung thì do người tự chiêm lấy. Thấy Môn khắc Cung thì cát. Cung khắc Môn thì hung, vì làm thương Người cho nên hung vậy.
Khi xây dựng, chôn cất, rời đổi, thì xem nặng về 9 Cung. Lấy 9 Cung là Địa bàn, các việc rời đổi, đều theo Địa mà khởi. Cho nên Môn Cung sinh nhau thì đều cát, khắc nhau thì đều hung. Đều lấy ý như trên mà suy thì những việc về Trời Người, không gì là không thấy suốt. Ở đây bảo cho người biết cách mà dùng.
Truyền rằng: Kỳ môn đã chia 3 bàn (Thiên, Nhân, Địa). Trên dưới 6 bàn đều có 1 can, cung giữa địa bàn có kỳ nghi. (chú ý: Câu trên đây dịch đúng theo nguyên bản, nghe ra cũng lủng củng lắm. Vậy nên thích nghĩa như sau: Kỳ môn đã chia thành 3 bàn. Trên dưới 6 cung đều có 6 can (tức Lục Nghi), trên dưới 3 cung đều có 1 kỳ (tức Tam Kỳ). (Câu này muốn nói đến Lục nghi – Tam Kỳ thiên bàn và địa bàn).
Sánh hợp trên và dưới (xem xét trên dưới), xem có thành cách hay không thành cách gì, thì hiển nhiên là biết. Như Giáp trên Bính, Ất trên Tân.v.v.v. Duy dưới sao chủ trong Môn bay đều ngầm dấu 1 can là phép Trực Sử trên Chi giờ.
Lại giữa đầu Trực phù khởi số đến Can giờ thì ngừng, tức là từ Giáp đến Ất, đến ….Quý. Để cầu Chi giờ, thì trong 8 môn cũng có 1 can, gọi là Can bay (Phi can). Can này không lộ ra ngoài cục diện, mà ở số ngoài bàn trên dưới của Chi giờ. Giờ thì dùng Giáp Ất… bày ra mà được, cho nên gọi ngầm dấu, như ẩn như hiện, biến hóa không cùng, cổ kim nay không một biết vậy.
Giả như trong Môn bay (tức 8 Cửa, bàn giữa) trước có Sao chủ. Trong Môn bay chợt có Canh bay tới (Giáp này câu chi giờ, Giáp Ất Ta bay lại, không lộ dấu vết) thì trăm việc, mặt ngoài tuy thấy đẹp đẽ, đầy đủ, mà trong thì thật là chật vật.
Lại như Môn bay đã khắc Sao chủ, mọi việc xem đều thấy hung lắm, mà trong Môn bay chợt có Kỳ bay tới (tức Can bay Ất, Bính, Đinh), thì trăm việc, ngoài mặt tuy hung, mà thực ra ở trong được ngầm nhiều. Sách nói như ẩn như hiện, như có như không là nói về Can bay vậy.
Đồ hình Thiên Nhân Địa tam bàn:
Ví dụ: ngày Ất Hợi, giờ Bính Tý, Hạ nguyên Tiết Đại thử Âm độn 4 cục.
Mậu 4 Tân 1 Ất 5
Kỷ 3 Nhâm 9 Bính 6
Canh 2 Quý 8 Đinh 7
Ta có Sao Thiên Xung và Thương môn. Giờ Bính Tý thì Thiên Xung gia Bính 6 cung, Thương môn gia Khảm 1 cung.
Thiên Trụ (Đinh)
Tử (Canh)
Tốn (Mậu) Thiên Tâm(Bính)
Kinh (Đinh)
Ly (Nhâm) Thiên Bồng (Tân)
Khai (Bính)
Khôn (Canh)
Thiên nhuế (Canh)
Cảnh (Nhâm)
Chấn (kỷ)
Ất Thiên Nhậm(Quý- Ất)
Hưu (Tân)
Đoài (Đinh)
Thiên Anh (Nhâm)
Đỗ (Mậu)
Cấn (Quý) Thiên Phụ (Mậu)
Thương (can bay Kỷ)
Khảm (Tân) Thiên Xung (Kỷ)
Sinh (ất-Quý)
Càn (Bính)
Quẻ này Phương Đông có Canh gia Kỷ là Hình cách. Phương Tây Có Quý gia Đinh là Xà Yêu Kiều. Tại Khảm 1 có Thiên phụ và Thương môn tương tỷ lại được địa bàn khảm thuỷ sinh nên cát.
1. Xem đầu quân (đi lính).
Lấy Thiên Xung là võ sĩ, Trực phù là chủ soái. Cung Trực phù sinh cung Thiên Xung, hoặc cung Thiên Xung sinh cung Trực phù thì mới thấy là vào hợp. Nếu hai bên khắc nhau thì không được thu dùng. Thiên Xung mà làm Trực phù thì một đi là làm bộ trưởng, sau tất đại dụng. Phục ngâm thì trở về ngay. Phản ngâm thì phản phúc không chuẩn.
2. Xem công thành (đánh thành).
Lấy 6 Canh là công, lấy Thiên Cầm là thủ (nguyên pháp nói: Canh là chúng quân, Cầm là công vào trung ương, cho nên chịu bị công).
Như 6 Canh được khí vượng tướng, được cửa Khai gia vào cung 5 giữa (cung 5 ở giữa cũng có Môn đi qua mà không ký ở đấy) thì thành tất bị phá.
Lại xem ở Địa bàn, cung Thiên Cầm đến đâu. Nếu vượng tướng được cửa cát thì tướng giữ thành không thể bắt nổi. Trái thế thì chết.
3.Xem giữ thành
Lấy Thiên Cầm là thủ, Thiên bồng Sáu Canh là công. Cung Thiên Cầm được các cửa Hưu, Sinh, Khai, Cảnh lại vượng tướng, có sáu Bính: thành ấy không phá nổi. Nếu không vượng tướng và cửa cát, lại phạm Thiên Bồng, Lục Canh, phạm cung giữa thì không giữ nổi.
4. Xem giặc cướp (đạo tặc)
Binh địch đi lại, trước chia giới hạn. Từ Đông chí về sau lấy Khảm, Cấn, Chấn, Tốn làm trong. Ly, Khôn, Đoài, Kiền 4 cung là không đến.
Cung có 6 Canh bị khắc là đóng doanh không ổn, tự sợ hãi mà lui. Sáu Canh khắc cung Canh đến, lại gặp Huyền vũ, Thiên Bồng, Bạch hổ các thần ấy tất đại chiến. Canh được Cửu thiên thiìđại trương thanh thế, thúc trống mà tiến. Canh được Cửu địa thì nên cuốn cờ im trống mà đi.
Như giặc đã vào Cảnh, xem bao giờ đi. Thấy Sáu Canh ở 4 cung trong thì không đi, ở ngoài 4 cung là đi. Gom lại, lấy 6 Canh địa bàn, Can Chi Năm Tháng Ngày Giờ làm kyỳđi lại. Canh trên Năm (Năm là phương cát) mà có cách Thái bạch nhập huỳnh thì tuy giặc có lại, nhưng ở ngoài giới (ngoài 4 cung) cũng chủ không lại. Huỳnh nhập Thái bạch, tuy chủ giặc đi, mà ở trong giới thì cũng không đi.
5. Xem thành trong cảnh giặc có giữ được không?
Lấy cung Can giờ là Khách, cung Chi giờ là Chủ (tức cung phù, Sử) xem sinh khắc ra sao?
Như cung Chi giờ địa bàn bị cung có Trực phù khắc chế, mà Chi giờ lại có 6 Canh, Huyền vũ thì thành này nên bỏ. Hoặc cung Trực sử tự bị dưới khắc, thành này cũng không thể ở, nên mau tránh lui.
Như cung Trực phù và cung Trực sử sinh nhau, hòa nhau hoặc cung Trực phù tự bị hình khắc thì kẻ địch 3 lần lại đều không thể đánh thắng, giữ thành không ngại.
6. Xem được thua.
Phàm chiến trận, lấy 2 cửa: Cảnh, Kinh làm chủ.
Kinh nói: cửa Cảnh nên phá trận và phép trị loạn. Cần thấy cửa Kinh được Trực phù tới cung làm chủ. Cung sáu Canh tới làm Khách. Cung Trực phù khắc cung sáu Canh thì Chủ thắng. Cung sáu Canh khắc cung Trực phù thì Khách thắng.
Lại luận vượng tướng là thắng, hưu tù là bại.
Như Chủ được hai cửa Kinh, Cảnh hoặc cung của 2 cửa cùng với cung Khách sinh nhau thì Khách thắng.
Như cung Chủ Khách sinh nhau tất có giảng hòa.
Như cung Chủ Khách đều vượng tướng, đều được 2 cửa, không hình khắc nhau, thì sức ngang nhau, hai bên cùng sợ không đánh mà lui.
Như sáu Canh là trực phù, thế là Chủ Khách cùng cung, 2 bên không chia thắng bại.
Lại Can ngày trên Canh là Chủ thắng, Canh trên Can ngày là Khách thắng.
Như khí Cốc vũ, thượng nguyên, dương độn, 5 cục, ngày Bính, Tân, giờ Nhâm Thìn. Thiên trụ là Trực phù trên có sáu Canh chủ hai bên không chia thắng bại, tự cùng rút tránh.
Ất Canh (Phù)
Nhâm
Đinh
Bính
Mậu
Canh
Tân
Quý
Kỷ
Kinh (Sử)
Lời người dịch: Khí Cốc vũ, sau Đông chí, trước hạ chí thì phải là độn dương chứ không phải là độn âm như bản nguyên viết. Ở đây, người dịch xin hoạch khóa này cho bạn đọc trông thấy rõ.
Giờ Nhâm Thìn thuộc phù đầu Tuần giáp Thân Canh, vậy là Canh Giáp Thân Thiên Trụ Trực phù bay trên sáu Nhâm tại cung Cảnh. Kinh môn Trực sử bay trên sáu Kỷ ở cung Khai, bản nguyên viết Thiên trụ Trực phù trên có sáu Canh thì không đúng. Trên có sáu Quý, không phải sáu Canh. Nên nói dưới có sáu Canh thì đúng.
7. Xem về tin xa
Lấy cửa Cảnh là tin. Kinh nói: trên Cảnh dâng thơ và phá trận.
Cửa Cảnh tới ngoài giới thì tin đến chậm, tới trong giới thì tin đến nhanh. Trên có cách cát thì tin cát, cách hung thì tin hung. Những cách môn bách (cửa bị bách ép), lao sông (Chu tước đầu giang) đều không có tin.
8.Xem Xế lớn cát hung.
Lấy Trực phù là Sứ hộ, cửa Khai là sao quan, cung của cửa Khai bị cung của Trực phù khắc chế, lại hưu tù phế một và không có sao cát, cách cát chủ bị đòi hỏi. Vượng Tướng thì chủ bị bãi chức. Được sao cát thì giáng cấp.
Cửa Khai không bị cung Trực phù khắc chế, lại còn sinh nhau nữa thì không việc gì.
9.Xem bản văn được phê sớm hay muộn.
Cung sáu Đinh và cung Trực sử sinh nhau thì sớm, khắc nhau thì muộn.
Lại xem sáu Đinh tới đâu, lấy Can Chi ngày xem mà định ngày lĩnh phê.
10.Xem quan mới đến nhận chức tính nết thế nào, người ở đâu.
Lấy cửa Khai là sao Quan. 9 sao là tâm tính, Can trời là phận dã (can thiên bàn).
Như cửa Khai trên có Sao cát là người tốt, Sao hung là người ác.
Thiên phụ thì tâm tính văn minh. Thiên Nhậm thì nhân từ. Thiên Tâm thì lòng thiện, ngay thẳng. Thiên Cầm thì trung hậu. Thiên Xung thì rắn ác. Thiên Ương thì oanh liệt. Thiên nhuế thì thâm độc. Thiên Trụ thì gian quỷ đại ác.
Giáp là dân hán. Ất là dân hải ngoại và Đông di. Bính là Sở. Đinh là Đại, Giang hoài nam. Mậu, Kỷ là Hàn, Nguỵ, Trung châu, Hà tế. Canh là Tần. Tân là Hoa. Nhâm là Yên, Triệu. Quý là Thường, Hung.
11.Xem quan sai phái hoãn cấp.
Lấy Can giờ là ta, Can ngày là Quan trưởng. Sáu Đinh là công văn. Trực sử là công sai.
Nếu cung Trực phù khắc cung Thiên ất (án Thiên ất này là Can giờ, Can giờ trên trời là Thiên ất), mà Sáu Đinh tới đất trong giới thì việc sai chậm hoãn.
Như cung Trực phù khắc cung Thiên ất, mà Trực sử tới đất ngoài thì việc sai gấp.
Lại có kích hình tới thì ý chí ác, ba kỳ đến thì thiện. Nếu sinh nhau thì công sai và quan trưởng gặp nhau vui vẻ, khắc nhau thì thấy giận.
Lại xem sáu Canh là ngục trời (thiên ngục), nếu tới cung hưu tù thì đi lần thứ 2 là phải kết, vượng tướng thì không thể kết.
12. Xem rời đổi cát hung.
Lấy 9 sao, 9 cung chia phương hướng định xem có thể được hay không.
Như phương ấy trên có ba Kỳ, cửa cát, lại được Thiên cầm, 4 tháng Quý đều cát. Được Thiên Phụ: Xuân Hạ đại cát. Được Thiên Tâm: Thu Đông lợi lớn. Còn các sao khác đều không lợi.
Đầu lấy giờ lại mà xem, xét sao nào là Thiên ất mà định. Sau đấy lấy giờ người lại xem mà phát xem. Không giống như giờ bói toán trong Lục nhâm.
13.Xem chim sẻ kêu.
Lấy Chu tước làm chủ.
Xét Chu tước tới Kỳ nào, Môn nào để quyết việc.
Như cửa Khai được Kỳ thì chủ có thân bằng đến, hoặc người đi xa về, hoặc chủ có rượu thịt (ở đây đều lấy cửa Khai mà đoán. Nhân bàn để đoán việc về người, đây đưa ra một phương mà thôi).
Cửa Hưu được Kỳ chủ có việc mừng (Hưu là mừng), tin mừng và việc hôn nhân.
Cửa Sinh được Kỳ chủ việc được ruộng vườn, sản nghiệp, của cải, lợn súc (đều cầm phép đoán cửa Sinh).
Nếu không được ba cửa cát và Môn bách, Kỳ mộ thì đều chủ không có quan hệ gì.
Cần xem cửa Cảnh được cách cát thì có tin lo lắng hoặc có buồn phiền nhỏ.
14.Xem thăng lên (thăng thiên)
Khi đến nhậm chức đã lâu ngày, chưa được cất nhắc, muốn biết thời điểm nào được thăng, nên lấy cửa Khai mà quyết. Nhân vì cửa Khai là Quan giữ việc phát ấn. Môn trên cung sinh vượng, lại được ba Kỳ, Đức hợp, cách cát. Lại được Năm Tháng (Tuế, Nguyệt kiến) có cát thần đến sinh thì tất là được cất nhắc lên cao.
Được cách cát mà không vượng tướng, cách cát mà Năm tháng không đến sinh nhau thì cũng không được cất nhắc.
15. Xem thi hương, thi hội.
Lấy Can ngày là sĩ tử, Trực phù là Tổng tài, Thiên Ất (tức Trực sử, đây chỉ vào người quý mà nói, không phải là Trực phù. Nghi tức Lục nhâm gọi là buông rèm) là giám khảo (phòng sư). Sáu Đinh là văn chương.
Cung Trực phù khắc cung Can ngày, thầy tòa (tòa sư) không lấy. Cung Thiên Ất khắc cung Can ngày, thày phòng (phòng sư) không tiến.
Cung sáu Đinh khắc cung Can ngày, Can ngày khắc cung sáu Đinh, cùng là sáu Đinh hưu tù phế một, đều chủ đề mục rất khó, văn chương sai ý.
Như cung Trực phù, cung Thiên Ất đến sinh cung Can ngày, cung sáu Đinh cũng được vượng tướng thì tất trúng, khuyết một thì không trúng. Khó khăn là cách này phải toàn vẹn thì cầu được, đó cũng là chí lý. Trong Lục nhâm cũng dùng phép này suy.
16. Xem bệnh ngày nào khỏi.
Lấy Can ngày của người bệnh làm chủ (ngày trong 3 chữ), lấy Thiên nhuế là thần bệnh. Lấy 2 cửa Sinh Tử làm sống chết.
Như Can ngày tới cửa Sinh thì sống, không chết (chỗ này bản nguyên viết: nhật can lạc tại môn Sinh chủ bất tử. Đúng ra phải viết: Nhật can lạc tại Sinh môn, sinh, bất tử)( đều dùng chữ thiên bàn). Được cửa Tử thì không khỏi. Lại gặp Can ngày hưu tù, được sao hung, cách hung thì chắc chết.
Còn sáu cửa khác thì chủ mê man. Lấy ngày Thiên nhuế gặp phế một là kỳ khỏi.
Xem con gái (nhi nữ) bệnh mà Can Giờ vào Mộ cũng chết.
17. Xem đến yết (Can yết).
Xem đến yết chuyên xét cửa Hưu. Lấy phận cung Cửa Hưu là người đến gặp (như Thiên bàn Hưu trên Chấn thì Chấn là bản cung) cung Can Giờ là người đi (Can Giờ trời đến đến trên Khảm địa bàn là loại thuỷ).
Cung cửa Hưu sinh cung Can Giờ, mà cung Can Giờ lại có 3 Kỳ tới thì được vừa ý. Nếu khắc chế nhau, lại không có ba Kỳ thì không được gặp, hoặc không vui vẻ mà điều cần không được vừa ý.
Lại cần hai cung vượng tướng, nếu một cung không tốt thì không cát.
Nếu phương đến gặp được cửa Hưu tới cũng được gặp.
18. Xem lùng bắt (bổ tróc).
Lấy Lục hợp là người trốn. Lấy cửa Thương là người đi bắt (toàn lấy 8 cửa làm chủ, vì 8 cửa là Nhân bàn chủ việc về người).
Như cung Lục hợp (nói Lục hợp Thiên bàn tới 1 cung ở địa bàn. Sau đây hễ nói đến cung thì theo lệ này). Khắc cung cửa Thương thì không thể bắt được. Trái thế thì dễ bắt.
Cửa Thương sinh cung Lục hợp thì người đi bắt không ra sức thực tất là do nhận hối lộ.
Cửa Thương Lục hợp cùng cung thì hai bên thông đồng nhau. Gặp cách Niên Nguyệt Nhật Thời thì có thể bắt được. Thiên cương thấp cũng vậy.
19. Xem hôn nhân.
Lấy Sáu Ất là Nữ, Sáu Canh là Nam, lấy nghĩa ở chuyện Giáp đem em gái là Ất gả cho Canh.
Như cung Ất và Canh tới, cùng sinh nhau hợp nhau thì thành. Hai bên khắc nhau thì không thành (như địa bàn Tý Mão hình nhau).
Lại lấy Lục hợp trời là người mối. Như cung Lục hợp sinh cung Lục ất thì người mối hướng về nhà Nữ. Sinh cung Sáu Canh thì người mối hướng về nhà Nam.
Cung Sáu Canh khắc cung Sáu Ất thì nhà gái sợ nhà trai mà không gả. Cung Sáu Ất khắc cung sáu Canh thì nhà trai hiền mà nhà gái không lấy.
Cung Sáu Ất có kích hình thì người gái hung ác, có Đức hợp thì tính người gái hiền hòa.
Cung Sáu Canh có thần hung thì tính người nam bạo liệt, có Đức hợp thì tính hiền hậu.
20. Xem chạy mất.
Lấy Can giờ là chủ mất (trong Lục nhâm dung can ngày cũng cùng một lý). Lục hợp là vật bị mất. Nên lấy cung tới luận. Lại lấy cung Lục hợp và cung Can giờ xét xem ở trong hay ngoài để chia xa gần.
Như Can ngày Lục hợp đều ở trong thì dễ tìm, đều ở ngoài thì khó tìm. Lục hợp ở ngoài, Can ngày ở trong thì khó tìm.
Lại lấy cung có Lục hợp làm phương hướng. Như được sao vượng tướng, lại tới 4 cửa Khai, Hưu, Sinh, Đỗ thì không thể tìm được. Trái thế thì được.
Gặp Cửu địa, Thái âm (bản nguyên viết là Thái Dương) thì có người đem giấu. Gặp Cửu Thiên thì chạy xa. Gặp Huyền vũ thì bị người lấy cắp đem đi. Gặp Đằng xà có người trói buộc. Gặp Chu tước được tin tức. Gặp Câu trận có người buộc dắt đi (trên đây chỉ sự gặp như trong Lục nhâm).
Lại xem Sáu Canh, gặp Niên cách thì trong năm tìm thấy, Nguyệt cách thì trong tháng tìm thấy, Nhật cách thì trong ngày tìm thấy, Thời cách thì trong giờ thấy.
21. Xem vay mượn.
Lấy Trực phù là người chủ vật. Thiên Ất (tức Trực sử, đều phỏng đây suy ra) là người đi vay. Đều dung cung tới sinh khắc mà luận.
Cung Trực phù sinh cung Thiên Ất, cung Thiên Ất khắc cung Trực phù thì vay mượn được. Cung Trực phù khắc cung Thiên Ất, cung Thiên Ất sinh cung Trực phù thì không vay được.
22. Xem thi võ.
Lấy Trực phù làm chủ khảo, Can giờ là người đi thi. Giáp Thân Canh là số lẻ (cơ). Giáp Ngọ Tân là hồng tâm, cửa Cảnh là mũi tên mà luận.
Chuyên xét cung tới của Giáp Thân Canh, nếu khắc cung Giáp Ngọ Tân hoặc xung cung, đều là tên vào hồng tâm.
Lại xem cửa Cảnh, được vượng tướng, lại cùng cung Trực phù sinh nhau, chủ trúng. Khuyết một thì mũi tên không trúng.
23. Xem cầu tiến.
Nên chia Hưu Dụng. Lấy cung cửa Sinh tới là Hưu. Sao trên cửa Sinh làm dụng, Dụng sinh Hưu thì cát. Hưu sinh Dụng thì không cát.
Dụng vượng Hưu suy, Hưu tuy khắc Dụng không cát lắm.
Hưu vượng, Dụng suy. Dụng tuy khắc Hưu cũng không quá hại.
Đại để, xét cung mà cửa tới mà phân. Lại xét trên dưới ba bàn, cách cục cát hung như thế nào. Tinh cát, Sao cát thì điều cầu vừa ý. Có một không cát, chỉ cầu được nửa. Hưu Dụng không cát, điều cầu hoàn toàn không được.
24. Xem chủ thuyền thiện ác.
Lấy Chấn cung 3 là chủ thuyền, lấy sao trên thiên bàn mà định thiện ác của chủ thuyền.
Trên cung Chấn được ba sao: Phụ Tâm Cầm thì rất cát. Sao Xung, Nhậm thì trung cát, nhà thuyền này thực là người tốt. Được Ương Nhuế, Trụ, Bồng thì rất hung, không nên lên thuyền đó.
25. Xem người ra ngoài có yên không.
Trước định phương hướng. Xét thấy phương ấy, 2 bàn trên dưới được Ba kỳ, Môn cát (hai bàn trời đất đều có kỳ môn) và các cách cát thì yên, trái thế không yên.
26. Xem hỏi bạn.
Khi dùng việc trong kỳ môn, chuyên chọn phương hướng và giờ. Như ta muốn hỏi bạn, tìm người, lấy phương đi tới ở địa bàn làm chủ, thiên bàn là khách. Chủ khách cần sinh hợp nhau, lại được môn cát, cách cát thì tất cùng rời đi. Nếu Môn hung, trên dưới hai bàn lại khắc chế nhau thì không rời. Canh làm cách Niên, Nguyệt, Nhật, Thời, gặp thế thì cũng không rời.
27. Xem tuyết.
Lấy 2 cung Kiền Đoài làm chủ. Cung Thiên tâm tức Kiền. Sao Thiên Tâm gặp 2 Can Nhâm Quý và tới cung Đoài. Hoặc sao Thiên Trụ gặp 2 can Nhâm Quý và tới cung Kiền đều chủ có tuyết. Lấy can ở cung tới được của địa bàn định kỳ có tuyết.
KỲ MÔN ĐỘN GIÁP BÍ KÍP ĐẠI TOÀN – Quyển 8
Hoặc có người, có vật, có động tĩnh thì lấy sao ở phương ấy vào cung. Lại lấy đúng giờ ấy xem Môn gì vào Trung cung để định Người. Lại xem ở Bản cung của Trung cung có sao nào, Môn nào đem điền thực, hoặc lấy các loại quan quỷ, phụ mẫu, huynh đệ, tử tôn, thê thiếp mà suy. Thấy cung điền thực sinh bản cung, bản sao thì có ích. Khắc cung Trung, cung bản, sao bản thì có tổn nên tránh.
Tức lấy Can giờ bầy trên cung trung, độn dương đi thuận, độn Âm đi nghịch xem phương nào có Kỳ, có Môn thì lánh về phương ấy.
1.Xem đi xa định kỳ về.
Phép này lấy Trường sinh ở bên góc mà quyết. Xem ngày ra đi thuộc Can nào. Tìm ở 4 góc xem Trường sinh của Can là gì. Lấy Can ở dưới địa bàn của cung ấy mà làm ngày về.
2.Đi xa xem ở nhà có yên không.
Phép này chuyên lấy 4 góc mà quyết. Bốn góc là phương của 4 Trường sinh. Ví như ngày Giáp Ất thì xét cung Kiền. Đó là cung của 4 Trường sinh lớn. Thấy được Môn, được Kỳ, được cách cát thì cát, cách hung đều hung.
3.Xem cầu người cất nhắc
Phép này dùng Giáp Tý Mậu là người đi cầu tiến. Lấy Thiên Ất là người cất nhắc. Thấy cung Thiên Ất sinh cung Giáp Tý Mậu và cung Trực phù thì chắc được cất nhắc. Nếu trái thế thì không được.
4.Xem tờ kiện cát hung.
Phép này dùng hai cửa Kinh, Cảnh làm chủ.
Khi xem giấy tờ kiện cáo, xét cửa Kinh được vượng tướng thì kiện không dứt. Cửa Cảnh cũng vậy. Nếu 2 cửa vào Mộ hay vào cung Không vong thì kiện không thành.
5.Xem mộng cát hung.
Phép này chuyên lấy Đằng xà trên thiên bàn Môn nghi gì với dưới địa bàn môn Nghi gì. Hợp Môn cát, cách cát thì mộng cát, gặp cách hung thì hung. Nếu dưới địa bàn là không vong, Mộ khố thì không có cát hung.
6.Xem chim chóc kêu nhộn
Phép này chuyên lấy sao Thiên cầm tới cung, thấy Can gì mà quyết. Nếu Thiên Cầm tới cung địa bàn, được Kỳ môn, cách cát thì cát, cách hung thì hung. Đều lấy 3 cửa mà phối, cát hung tự nghiệm.
7.Xem là yêu quái gì.
Chuyên dùng Đằng xà tới cung gặp Môn, Sao mà quyết. Nếu như Đằng xà tới cung Khảm là quái nước, thần nước. Tới cung Cấn là quái đá, tinh núi. Tới cung Chấn là quái gỗ, hồ ly. Tới cung Tốn là yêu hoa, Rồng, rắn. Tới cung Ly là quái lửa, quái chim, quái rùa, rắn. Tới Khôn là bà già, trâu dê, vàng bạc sinh lâu thành tinh. Tới Kiền là quái cho, dê, lợn và vật bằng đồng, sắt, các thứ đồ dùng làm quái. Nếu không được Kỳ môn cách cát, gặp cách hung thì có thể chết chóc, tang cha mẹ, các hung kiện cáo quan tư. Nếu tới cung gặp Không vong thì không ngại.
8.Xem tránh nạn.
Chuyên dùng cửa Đỗ mà quyết. Xe mcửa Đỗ bay tới phương nào thì nên lánh về phương ấy. Lại xem phương ấy là Can gì. Thấy Mậu là người quý lẩn tránh..
Nếu cửa Đỗ có 3 Kỳ thì đi mới không có cách trở gì, cát lắm. Nếu thấy Canh thì nên ôm gỗ mà đi mới khỏi hung tai. Thấy Tân là Ngục trời, Nhâm là lao đất thì không thể thoát. Nếu cửa Đỗ tới địa bàn là Quý, là cách Thiên cương (lưới trời) ở 2 cung chấn tốn có thể dùng khúc gỗ 3-4 thước mà yểm để trốn. Ở 2 cung Kiền Đoài có thể ngồi xổm xuống mà qua. Phương trốn ở 2 cung Cấn Ly, lưới cao 8-9 thước thì kiễng chân lên mà đi.
Nếu cửa Đỗ ở 2 cung Chấn Tốn là lưới trời thấp cửa thì không thể trốn thoát.
Ví cửa Đỗ tới 2 cung Kiền Đoài, Mộc bị Kim khắc tuy có trốn được mà sau cũng bị bắt được. Nếu có 3 Kỳ, cách cát tới cung Can ngày thì có cứu.
9.Xem vào núi hỏi đạo.
Lấy Thiên Nhuế là người đi hỏi đạo. Thiên Phụ là người truyền đạo.
Nếu Thiên phụ được Kỳ môn, cách cát đến sinh Thiên nhuế thì được bậc cao minh truyền dạy. Tỷ hòa mà Không vong thì gặp người không truyền đạo. Khắc nhau thì không gặp người.
Suy ra ngày Dương thì gặp các bậc tăng đạo truyền đạo. Ngày Âm là vũ sĩ truyền đạo.
10.Xem nên sai khiến người nào đi.
Chuyên dùng cửa Khai, sao Thiên Xung và Can Mệnh của bọn chúng là Can năm gì, Can ngày gì. Năm mạng bị cửa Khai xung thì sai đi được. Không xung thì không nên sai.
11.Xem thôi việc.
Lấy cửa Khai là quan trưởng. Lấy Can ngày là người xin thôi việc.
Nếu cửa Khai sinh Can ngày thì quan trưởng có tình luyến tiếc mà không chuẩn cho thôi. Cửa Khai mà khắc Can ngày thì đồng ý cho lui nhưng giận trách. Tỷ hòa cũng chuẩn cho lui. (Mọi việc đếu lấy lý ở ngoài đời mà suy).
Lại thấy Can ngày có cách Thanh long đào tẩu (Rồng xanh chạy trốn), Huỳnh nhập Bạch thì tất lui.
Nếu gặp cách Bạch nhập huỳnh, Hổ xương cuồng thì không thể lui. Gặp cách Đằng xà yêu kiều thì chủ về sợ hãi, muốn lui không thể được.
Nếu gặp Hỏa cách và Chu tước đầu giang thì không những cho lui mà còn bị trách phạt.
12.Xem xin việc.
Lấy cửa Khai làm quan đang nhậm chức. Lấy Can ngày làm người xin việc.
Nếu thấy cung Can ngày được khí vượng tướng, lại được Kỳ Môn cách cát, mà cửa Khai được được Kỳ Nghi cách cát đến sinh Can ngày thì tất được quan trưởng trọng dụng phát đạt. Nếu Can ngày không được vượng tướng, Kỳ nghi cách cát (chứng tỏ người xin việc cũng không có năng lực) nhưng được cửa Khai sinh Can ngày thì người đi xin việc cũng được nhận, cũng khá tốt.
Nếu Can ngày cửa Khai hai bên xung khắc nhau chứng tỏ hai bên gặp mặt đều không thích nhau mà không làm.
13.Xem mua người.
Lấy Trực phù làm người mua đầy tớ. Lấy cung Thiên nhuế tới làm kẻ đầy tớ.
Thấy cung Thiên nhuế sinh Trực phù thì người tớ ấy ích cho chủ. Nếu tỷ hòa nhau thì không kính thuận nghe lời. Khắc Trực phù thì hay cãi lại, phản chủ.
Có Huyễn vũ, Thiên Bồng thì có tính trộm cắp. Cách Thanh long đào tẩu thì hay trốn mất, bỏ việc. Cách Đằng xà yêu kiều thì hay ốm đau bệnh tật, chết.
Gặp cách Bạch nhập Huỳnh, Hổ xương cuồng mà khắc cung Trực phù thì giết chủ, rất hung.
Gặp cách Ngọc nữ thủ môn thì dâm loạn, làm ô uế chủ.
Gặp cách Huỳnh nhập Bạch thì lười biếng, ngu dốt
Ngoài ra phỏng thế mà suy.
14.Xem mở quán.
Lấy Thiên Phụ làm người cần mở quán. Lấy Giáp Tý Mậu, cửa Khai làm quan trưởng.
Nếu cửa khai mà có 3 Kỳ, cách cát đến sinh cung Thiên Phụ thì chủ các quan có tiếng đến thăm. Vì cung Giáp Tý Mậu, cửa Khai chủ về người quý, học tiến. Ví cửa Khai không được vượng tướng, 3 Kỳ thì chủ các quan nhỏ đến thăm. Cùng tỷ hòa thì chủ và tân khách hợp ý. Khắc chế nhau, phản nhau thì chủ khách không hòa. Ví tThiên phụ vào Mộ thì chủ quán gặp hung. Cửa Khai vào Mộ thì khách gặp hung hoặc khách hay giận dữ, vào Không vong thì sau không thành quán.
15.Xem quán sách.
Lấy Thiên phụ là sư trưởng. Thiên nhuế là đệ tử.
Nếu cung có Thiên nhuế sinh cung có Thiên phụ thì chư đệ tử đến thăm sư trưởng. Cung có Thiên phụ sinh cung có Thiên nhuế thì sư trưởng đến với đệ tử hoặc đồ đệ cũ.
Thiên phụ khắc cung thiên nhuế thì sư trưởng hiềm đệ tử. Thiên nhuế khắc Thiên phụ thì đệ tử hiềm sư trưởng. Nếu thiên nhuế có khí vượng tướng lại được Kỳ môn cách cát tất là quán đông. Nếu Thiên nhuế không được Kỳ môn cách cát, không được vượng tướng tất ít người. Phụ Nhuế gặp Phản ngâm, chủ nửa đường phải bỏ. Thiên nhuế vào Không vong, Mộ khố thì không thành quán. Ngoài ra phỏng thế.
16.Xem hỏi người.
Lấy thiên bàn phương đi tới là ta. Cung địa bàn là Người. Thiên Địa 2 bàn tỷ hòa nhau thì tất gặp. Lại được Kỳ môn cách cát, với Can ở 2 bàn trên dưới hợp nhau, đều có rượu thịt. Nếu khắc nhau thì 2 bên không tương đắc mà không gặp. Như tới sao và Can vào Mộ thì người có nhà mà không cho gặp. Như cung địa bàn mà Không vong thì đúng là người không có nhà.
17.Xem người đến hỏi.
Lấy Tinh thiên bàn ở phương người tới là người đến hỏi, là Khách. Cung Địa bàn là Chủ, là ta.
Thiên bàn được Kỳ môn đến sinh cung Địa bàn là khách quý,có ích cho ta nên có thể gặp. Nếu Tinh thiên bàn khắc cung địa bàn, lại gặp cửa hung, cách hung thì người hại cho ta, không nên gặp.
18.Xem tin tức hư thực.
Lấy cửa Cảnh, Chu tước làm tin tức mà quyết. Nếu cửa Cảnh được vượng tướng khí, lại có 3 Kỳ là tin thật. Cửa Cảnh hưu tù, không được 3 Kỳ, lại có Chu tước là tin không thật, không nên nghe. Cửa Cảnh gặp Không vong, Mộ khố lại có Chu tước là lời nói trên đường hoặc lời đơm đặt không tin được.
19.Xem ra đi đường thủy hay bộ cát hung.
Lấy cung của 2 cửa Hưu Cảnh tới mà chia 2 lối thủy bộ. Cửa Hưu rơi vào Không, hợp 2 bàn trời đất có 3 kỳ thì đường thủy cát. Cửa Cảnh có 3 Kỳ thì đường bộ cát.
Đi thuyền thì kỵ cách Thanh long đào tẩu, Bạch hổ xương cuồng là cách hung, chủ có gió bão, cách Đằng xà yêu kiều chủ có hung tai. Cách Chu tước đầu giang chủ đắm thuyền, lại lấy cửa Thương làm thuyền. Cửa thương trên cửa Hưu là nổi, là thuận. Cửa Hưu trên cửa Thương là thuyền trôi đầy nước, chủ đắm thuyền.
Cửa Cảnh là đường bộ, cũng lấy cửa Thương là ngựa, là xe. Kỵ cách Thái bạch nhập huỳnh chủ về mất trộm. Cách Huỳnh nhập Thái Bạch chủ lửa cháy. Huyền vũ, Thiên Bồng chủ mất trộm.
Đường thủy kỵ cửa Kinh đến khắc, sợ thuyền bị thương, cửa Cấn thì không lợi có nước, mắc cạn.
Đường Bộ mà cửa Hưu trên Ly thì bùn lầy khó đi. Nếu 1 cửa vào Mộ thì chủ cầu quán cách trở, đường đi khó khăn.
20.Xem ra đi.
Lấy cung Can ngày tới là người ra đi để mưu làm việc. Đi lên phương nào, thấy phương ấy có cửa cát, cách cát đến sinh cung Can ngày thì ra đi được lợi lớn.
Hoặc không được Kỳ môn, cách cát đến sinh mà cùng Can ngày tỷ hòa nhau cũng có lợi. Trái thế thì không lợi.
Lại bị cửa hung, cách hung đến xung khắc Can ngày thì rất hung. Nếu tới phương Không vong, vào Mộ hoặc Can ngày, Niên Mệnh gặp phương Hình, Mộ, Không vong cũng không lợi.
21.Xem tội nặng nhẹ
Lấy Giáp Ngọ Tân là người có tội, Cửa Khai là quan hỏi. Nếu cung của cửa Khai sinh cung của Giáp Ngọ Tân thì quan hỏi tội thương mà không thêm tội. Cùng tỷ hòa thì tội nhẹ. Cùng xung khắc mà gặp cách hung thì tất là tội nặng.
Nếu Giáp Ngọ Tân mà gặp Không vong, được Kỳ môn cách cát cùng cứu thì tội được tha.
22.Xem tù cầm.
Lấy Giáp Ngọ là người có tội, Tân là Ngục trời. Nhâm là Lao đất. Quý là lưới trời (Thiên cương).
Xem cung có Can ngày mà dưới là Giáp Ngọ chủ bị cầm hung. Cung Giáp Ngọ Tân, dưới địa bàn là Nhâm Quý là lâm vào lao trời, đợi đến ngày xung phá thì ra. Nếu Can Nhâm Quý trên Thiên bàn mà dưới địa bàn là Giáp Ngọ Tân là vó lưới trùm đầu, chủ bị cầm hung.
Lại như Sao Nghi trên trời tới cung địa bàn là Mộ khố và Nhâm Quý thì suốt đời không thoát tù ngục, đợi làm quỷ trong tù vậy. Nếu tới cung Không vong thì là không ngục, không bị cầm tù.
23.Xem việc quan.
Lấy Giáp Nhâm Đằng xà mà suy.
Cung Trực phù dưới thấy Giáp Thìn Nhâm, Đằng xà chủ bên nguyên dây dưa nhiều người. Cung có Ất kỳ, dưới là Giáp Thìn Nhâm và có Đằng xà chủ bên bị dây dưa nhiều người. Cung cửa Khai, dưới là Giáp Thìn Nhâm Đằng xa thì chủ quan hỏi tội chuyên nhiều người. Giáp thìn Nhâm Đằng xà vào cung Không vong thì không dây dưa nhiều người. Nếu thấy Đại cách (Canh gia Quý) thì buông tha, không ngại.
24.Xem có bị trách phạt không.
Lấy cách Canh mà quyết.
Cung Canh Kim đến khắc cung Trực phù thì nguyên cáo bị trách. Khắc cung kỳ Ất thì bị cáo bị trách. Khắc cung Lục hợp thì người làm chứng bị trách.
Nếu Canh Kim vào Mộ và tới Không vong thì quan giận không quở trách.
25.Xem tờ trạng.
Lấy cửa Cảnh, Chu tước là tờ trạng. Cửa Khai là quan trưởng. Như 2 cửa Cảnh, Kinh có khí vượng tướng lại có 3 Kỳ cách cát chủ lời lẽ khẩn thiết, không bị cửa Khai xung khắc thì được chuẩn. Hai cửa Kinh, Cảnh không được Kỳ Nghi cách cát, lại cùng cửa Khai xung khắc thì chủ quan giận mà không chuẩn, trái lại là chịu tội phạt.
Nếu 2 cửa Kinh Cảnh vào Mộ thì chủ lời lẽ trong đơn không rõ nên không chuẩn. Hai cửa Kinh Cảnh tới Không vong thì ném đơn không chuẩn.
Cửa Khai vào Mộ và tới Không vong thì quan không động tình mà không chuẩn.
26.Xem quan phó thác.
Lấy cửa Khai là quan hỏi cung. Trực phù là nguyên cáo. Kỳ Ất là bị cáo.
Cung Trực phù sinh cung cửa Khai chủ nguyên cáo có gửi. Kỳ Ất cũng vậy. Hai cung mà bị cửa Khai xung khắc thì bỏ giao phó, quan không chuẩn.
27.Xem việc quan có cứng lý không.
Lấy cung cửa Khai tới là quan hỏi cung. Cung Trực phù tới là nguyên cáo. Cung kỳ Ất tới là bị cáo. Cung Lục hợp tới là người làm chứng.
Cung cửa Khai sinh cung Trực phù thì quan hướng về nguyên cáo. Sinh Ất cũng cùng lẽ. Sinh cung Lục hợp thì chủ nghe lời chứng. Tóm lại thì sinh nhau là cứng lý, khắc nhau là đuối lý.
Cửa Khai vào Mộ thì quan hỏi cung hồ đồ, xét hỏi không rõ ràng. Cửa Khai vào Không vong thì không hỏi. Phản ngâm thì đổi quan khác hỏi.
28.Xem đơn kiện
Lấy Trực phù là nguyên cáo. Sao địa bàn ở cung mà Trực phù tới là bị cáo. Sao Thiên bàn khắc sao Địa bàn thì nguyên cáo thắng. Sao Địa bàn khắc sao Thiên bàn thì bị cáo thắng.
29.Xem bệnh khỏi.
Lấy cung Thiên nhuế là bệnh chứng, thấy khắc Can chi. Ở cung tới là kỳ khỏi. Như Giáp Ất mộc khắc Mậu Kỷ thổ vậy.
30.Xem mời thầy thuốc.
Lấy sao Thiên tâm là thầy thuốc. Lại lấy Kỳ Ất là thầy thuốc.
Cung mà 2 thần tới có Kỳ môn, cách cát là lương y. Hai thần tới cung vượng tướng, không gặp Kỳ môn cách cát là thầy bình thường, không được khí vượng tướng và Kỳ môn cách cát là thầy tồi. Không luận thầy hay hoặc thầy tồi nhưng có thể khắc cung Thiên nhuế thần bệnh thì chữa chạy có công hiệu. Nếu cung thần bệnh tới khắc 2 cung 2 thần tới thì tuy thầy hay cũng không thể chữa khỏi.
31.Xem là chứng bệnh gì.
Lấy cung Thiên Nhuế tới mà quyết. Lại lấy phép đội 9 dẫm 1 xem là bệnh gì.
Tới cung Ly là bệnh ở đầu, mắt, ở bên trong là bệnh ở tâm. Ở bệnh là bệnh hỏa.
Tới Khôn là bệnh ở bụng, ở trong là bệnh tại Vị (dạ dày), ở bệnh là cổ trướng, ở ngoài là bệnh ngoài da, lại là vai phải, tai phải, ở bệnh là sang nhọt.
Tới Đoài là Yết hầu, hung cách, phế. Ở trong là ho hắng, não, suyễn thở, ngọng ngịu. Ở ngoài là miệng răng, trán, góc sườn bên hữu. Ở bệnh là bí.
Tới Kiền là đùi chân, cũng là đầu. Ở trong là Đại tràng, ở bệnh thì trong là bàng quang, đái khó, ủng kết. Ngoài thì là đùi, chân, gân cốt đau nhức, lại là sang nhọt.
Tới Khảm ở trong là tiểu trường, thận khí, đan điền. Ở bệnh là hàn, là di tinh, là đi tả, đi đái đầm đìa, tiện bế, hoặc rượu chè năm lâu mà bụng đau. Ở ngoài là thận. Ở bệnh là âm hư, nhọt ngún, sán khí (tức là bệnh ở bộ máy sinh dục)
Tới Cấn là bệnh ở Tỳ, bệnh trong là hư trướng. Ở ngoài là đùi chân, cước khí (bệnh nhức trong ống chân). Ở bệnh là phong thấp, tê liệt, cũng là nhọt.
Tới Chấn, ở trong là Can Đởm. Ở ngoài là sườn bên tả. Bệnh ở trong là huyết hư, là chứng lao, thổ huyết, ngủ mệt, kinh sợ nói cuồng. Bệnh ngoài mắt mù, tai điếc và da dẻ hủi cùi, nhọt đau, các tật về bong gân, xương sống.
Tới Tốn, ở trong là Dạ dày, miệng, cao hoang, lại là bệnh đởm. Ở trong thì trúng phong không nói được, can phế cũng thương, tam tiêu hư viêm, cảm thương phong nhiệt, suyễn thở. Ở ngoài là tai trái, vai trái, sườn trái, lại là gân. Bệnh ngoài thì chân tay phù nóng, bốn chi không sức, là tật hỏa, là tật cân tê (gân nhẹ xốp).
Lại lấy cung Thiên nhuế tới xem là can gì mà nghiệm, hàn nhiệt, hư thực xét rõ tiết khí, mùa lệnh làm nghiệm đích, đừng để sơ sót làm cười cho người. Kẻ học giả nên cẩn thận. (Phần này cần tham khảo thêm tượng tám quẻ dịch cơ bản và tham khảo thêm đông y).
32.Xem bệnh cát hung.
Lấy cung Thiên nhuế tới là bệnh. Lấy 2 cửa Sinh Tử mà suy. Thiên nhuế được cửa Sinh thì sống, được cửa Tử thì chết.
Lại xem sao Thiên nhuế. Thấy tới 2 cung Kiền Đoài là vượng, không trị được. Tới cung Ly, cung 5 giữa thì bệnh giằng dai. Tới 2 cung Chấn tốn thì thần bệnh bị khắc chủ về không thuốc cũng khỏi. Tới cung Khảm là hưu tù, bệnh tuy có mê man còn có thuốc trị.
Bệnh mới mà tới Không vong thì khỏi, sống. Bệnh lâu ngày mà rơi vào Không vong thì chết.
Lại xét Can ngày, có khí tù tử, có thần hung, cách hung, hoặc không được Kỳ môn thì cũng chết.
Ví cung mà Thiên nhuế tới, có thần hung, cách hung, cung Can ngày tuy được khí vượng tướng mà bị Thiên nhuế đến xung khắc Niên mệnh thì cũng chết.
Lại xét Niên mệnh người bệnh, xem Can ngày là gì, nếu thấy nhập Mộ cũng chết.
Cù tiên nói rằng: cửa Tử trên cửa Sinh, xem bệnh là chết rồi lại sống.
Mậu 4 Tân 7 Ất 3
Kỷ 5 Nhâm 8 Bính 2
Canh 6 Quý 9 Đinh 1
Xung-Ất Phụ-Mậu Anh-Quý
Đỗ-Thiên Cảnh-Phù Tử-Xà
Mậu Quý Bính
Nhậm-Nhâm Nhuế-Bính
Thương-Địa Kỷ Kinh-Âm
Ất Tân
Bồng-Đinh Tâm-Canh Trụ-Tân
Sinh-Vũ Hưu-Hổ Khai-Hợp
Nhâm Đinh Canh
VD: Có người hỏi Cha bị bệnh đã lâu, người cha Tuổi Tân Mùi (1931). Ngày hỏi: Ngày Kỷ Mùi (20/03/2008 DL, 15h40), giờ Nhâm Thân, tháng Ất Mão, Kinh chập, hạ nguyên dương độn 4 cục. Người cha mất vào ngày 8/06/2008DL lúc 5 h 20, tức ngày Kỷ Mão, tháng Mậu Ngọ, năm Mậu Tý, giờ Đinh Mão. (VD: lấy ở trang thế giới vô hình).
Đầu tiên xét Can ngày Kỷ Mùi tháng Mão gặp Tử khí là hung. Thần bệnh Thiên nhuế gia Can năm người cha là bệnh hợp chặt vào người bệnh, mặt khác Thiên nhuế gia vào cung Đoài là Thiên nhuế vượng cho nên bệnh nặng không trị được. Tại Đoài cũng có Kinh môn và sao Thái âm gia vào, nếu hỏi về bệnh đều là cách hung, tại Đoài cũng có Bính gia Tân, Bính Tân hợp Chủ về bệnh hợp chặt với người bệnh.
Tại Chi Mùi có Can Quý, Thiên Anh, và Tử môn cũng chủ về thể trạng người này cũng không còn chịu được nữa .
Vậy phải xét xem tới khi nào thì chết.
Tháng này thì Trực phù Thiên phụ được vượng khí, chờ đến khi gặp Tuần thủ có sao Trực ban (Trụ, Tâm) bị Tử khí nào khắc Thiên phụ thì sẽ chết, tháng 4, tháng 5 là tháng hỏa vượng tất Thiên tâm và Thiên Trụ gặp tử khí, tìm đến ngày Thiên Tâm và Thiên trụ trực ban sẽ biết ngày chết, giờ chết.
Khi xem cần xét cả hai phía: Tinh thần và thân thể để định kỳ sống chết.
XEM TIẾP >>>


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kỳ Môn Độn Gíap
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/