Thước lỗ Ban
20/11/2020 - 5:55 PMLê Công 1883 Lượt xem

LỊCH SỬ THƯỚC LỖ BAN

Cây thước Lỗ Ban 51 cm được chia thành 8 cung bằng nhau. Mỗi cung lại chia thành 5 cung nhỏ. 8 cũng có thể là con số của Bát Quái và cũng là thứ tự của hàng đơn vị từ 1 đến 8 thuộc hệ thống Bát Phân . 5 cũng có thể là Ngũ hành Kim, Mộc,Thủy, Hoả , Thổ. – Cung đầu tiên là Quý Nhơn Cung hành Mộc là cung Tốt . – Cung thứ 2 là Hiểm Họa Cung hành Thổ là cung Xấu. – Cung thứ 3 là Thiên Tai Cung hành Thổ là cung Xấu. – Cung thứ 4 là Thiên Tài Cung hành Thủy là cung Tốt. – Cung thứ 5 là Nhơn Lộc Cung hành Kim là cung Tốt. – Cung thứ 6 là Cô Độc Cung hành Hỏa là cung Xấu. – Cung thứ 7 là Thiên Tặc Cung hành Hỏa ( Kim ?) là cung Xấu. – Cung thứ 8 là Tể Tướng Cung hành Thổ là cung Tốt

LỊCH SỬ THƯỚC LỖ BAN

THƯỚC LỖ BAN ỨNG DỤNG.

Thước đo Lỗ Ban là gì? Có thể nói đây là những con số từ cây thước đo (có khi bằng thước dây), trên đó có biểu lộ những con số theo thứ tự và những vạch có sơn bằng màu đỏ (ý nghĩa tốt đẹp). Nguyên nhân của tín ngưỡng này có từ truyền thuyết về Lỗ Ban, nhân vật được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu. Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.

Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật. Lại có người nói Lỗ Ban là người Đôn Hoàng, Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống…

Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. […] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.

Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v… Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch.

Dù truyền thuyết có sự khác biệt nhất định nhưng đều nói về thướt đo Lỗ Ban cũng như những kinh nghiệm trong xây dựng, phong thủy mà ông truyền đạt lại cho đời sau.

Trong thước đo có nhiều vạch đỏ mang nhiều ý nghĩa các cung tốt đẹp khác nhau. Một vài các cung ví dụ như nạp phúc, đăng khoa… (là tốt), thất thoát, tự tuyệt (là xấu). Do đó các nhà xây dựng, nhất là thợ mộc đều coi trọng thước đo Lỗ ban này để làm nhà cửa cho tốt đẹp và mọi việc đều hanh thông. Ngoài những vạch xấu không nên dùng thì những vạch có chỉ số tốt đẹp cũng phải được dùng hợp lý. Ví dụ nếu nhà gia chủ xây để ở thì nên dùng chỉ số màu đỏ thước Lỗ ban có ý nghĩa như hút tinh (phúc đến), hỉ sự (vui mừng), lục hạp (hòa thuận),… đối với cửa hàng ăn uống thì dùng chỉ số thước đo Lỗ ban như thêm đinh (thêm người), đại cát (tốt lành). 

Đối với các công ty thì dùng: thuận khoa (thuận lợi), đăng khoa (lên chức), đại cát (tốt lành)… đối với chùa chiền thì: thiên đức (đức trời), thêm đinh (thêm người)… đối với nhà kho (đặc biệt là những nhà kho mang tính chất dự trữ quốc gia cho cả nước) thì dùng: thiên khố (kho của), tiến bảo (dâng báu), thuận khoa (thuận lợi), hỉ sự (vui mừng)… Những cặp vợ chồng nào chung sống với nhau nhiều năm mà chưa có quý tử nối dõi thì gia chủ nên coi lại nhà cửa. Tốt nhất nên dùng số đỏ Lỗ ban này ví dụ như hút tinh (phúc đến), thiên đức (đức trời), nạp phúc (được phúc), đặc biệt là: thêm đinh (thêm người). Ngoài ra trong phòng ngủ gia chủ phải cần thêm một số vật khí phong thủy để tượng trưng cho sự tốt đẹp về đường con cái. Tuy không hẳn là 100% nhưng có thành tâm thì thiết nghĩ sẽ đạt được mong muốn. Ngoài ra, gia chủ nên nhớ một điều phải làm việc thiện cho chúng sanh. Vì sao? Đức Năng Thắng Số là chuyện có thật, vì vậy cần phối hợp đủ thứ để đạt được nguyện vọng tốt nhất!

Lịch sách Xuân Ât Mẹo 1975, Chiêm tinh gia Huỳnh Liên có viết về cây thước Lỗ Ban và dạy cách sử dụng. Theo thầy thì cây thước có độ dài nhất định là 5 tấc 3 chia cho 8 cung lớn. Mỗi cung lớn 6,5 cm lại chia thành 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài đúng 1 phân. Thầy dặn dò kỹ là nếu quý bạn đọc đã có nhà cửa xây cất xong, lấy thước đo thấy xấu thì sửa lại. Nếu như chưa cất nhà muốn đo cửa tốt thì nên lựa cung tốt để làm khuôn cửa đúng ni tấc được mỷ mãn hơn. 

Khi đo, đặt cây thước vào mí của mép cửa bên trái rồi đo lần sang mép cửa bên mặt. Luôn luôn phải đặt cung số 1 tức cung Quý Nhân nằm phía tay trái, đo qua tới chỗnào thì coi lời giải để biết tốt hay xấu, đó là cách đo cửa nhà đã xây rồi. Nếu chưa xây cửa, thì đo tới cung tốt và hợp nhất thì dừng lại và ấn định cửa tới nơi đó sẽ xây. 
Ngay từ đời nhà Chu ( 257 năm trước Tây lịch) cùng thời với triều đại Thục An Dương Vương nước Việt, con người đã biết dùng Chỉ và Phân theo hệ thống Bát Phân để làm đơn vị đo chiều dài. Một Chỉ dài 0,408 mét, có 8 Phân thì một Phân là 0,051 mét. Về sau từ con số đơn vị của Phân là 0,051 nhân cho 10 theo hệ thống Thập Phân thành con số 0,51. 

Cái thước dài 0,51m hay 51 cm lâu ngày trờ thành cái thước Lỗ Ban đồng hóa với tà thuật của các thầy Bùa, thầy Pháp. Mãi cho đến hơn 2000 năm sau, các nhà Sinh Cơ Lý Học mới tìm ra được Tần số của ngoại âm là 4,9 từ đó suy ra đơn vị thời gian là 1 sec / 4,9 = 0,20408. Biết được đơn vị thời gian, họ đã tính ra được gia tốc trọng lực ở mặt địa cầu là 40,8 bằng cách lấy 980 nhân với bình phương của đơn vị thời gian: 0,20408. Con số 0,408 chính là đơn vị Chỉ của nền Văn minh thái cổ cũng chính là gia tốc trọng lực ở mặt địa cầu tương đương với 2 lần trị số của đơn vị thời gian. 

Như vậy, cái thước mà người đời nay cho rằng đó là cái thước Lỗ Ban huyền diệu, mang nhiều sắc thái bùa phép, người đời xưa sử dụng để đo đạt có độ dài là 51 cm, phát xuất từ cơ sở tính toán khoa học của các nhà khoa học thái cổ. Mê tín dị đoan hay bác học thì lại tùy vào thái độ và trình độ của người sử dụng. Người mê tín thì cho rằng cái thước chính là chiếc gậy thần linh hiễn. là vì ít ra, sau khi đo đạt sửa chữa theo đúng hướng dẫn thì gia chủ có nhiều an tâm, hy vọng nhiều hơn, bớt được căng thẳng, gỉam ưu tư thì có thể né tránh được nhiều tai biến hậu quả xấu. Người bác học thì cho rằng cái thước chỉ là phương tiện để đo đạt chính xác mà thôi. Theo lý thuyết về năng lực bá động thì các loài sinh vật luôn luôn chịu ảnh hưỡng của các làn sóng từ cấp thấp nhất là ngoại âm đến cấp cao nhất là siêu âm đặc biệt là làn sóng ngoại âm phát ra từ lòng đất là nguồn năng lực chi phối đời sống con người qua cơ sở vật chất là nhà cửa của họ. Theo tác giả tập Thái cổ choa học toàn thư – Phần Dương Cơ Lý Học thì nhà cửa luôn luôn được xây dựng trên một nền cứng chắc và đủ rộng để chịu được toàn bộ trọng lượng của cái nhà. Sự liên kết của các nền nhà thành một khối chung sẽ tạo thành một tảng. Hỉnh thức thông thường của tảng là một lớp nền mỏng trải dài trên một vùng đất xốp, mềm, có thể so sánh với một thanh gổ trên mặt nước. 

Lòng đất luôn luôn phát ra làn sóng ngoại âm là hình thức nhỏ của địa chấn, cho nên tảng phải chịu ảnh hưởng và trở nên một tảng rung động. Trong sự rung động này có sự cộng hưỡng. Sự truyền làn sóng và sự phản hồi làn sóng tạo nên một hệ thống sóng đứng mà hai đầu tảng là hai đầu tự do tạo thành hai bụng của thoi sóng đứng. Ở chính giữa gọi là Nút không rung động giống y như hình ảnh của thanh gỗ dài nhấp nhô hai đầu. Ngoại âm của đất có nhiều làn sóng tần số khác nhau và mức độ cộng hưởng tùy sẽ thuộc vào độ dài, độ dày và độ rắn chắc của tảng, nhưng thường thì độ dài quan trọng hơn. Tảng dài thì có nhiều Nút và nhiều Bụng là vì một tảng dài rung động thì sẽ tạo xen kẻ thành nhiều Bụng và Nút . Mỗi vị trí này được gọi là Tọa Vị. Theo như tác giả tập Thái cổ khoa học toàn thư , nếu tọa vị là Bụng thì gọi là Tọa Vị Dương là nơi có sự rung chuyển cao độ. Nếu Tọa Vị là một Nút thì gọi là Tọa Vị âm là nơi sự rung động hầu như không có.
Cây thước Lỗ Ban 51 cm được chia thành 8 cung bằng nhau. Mỗi cung lại chia thành 5 cung nhỏ. 8 cũng có thể là con số của Bát Quái và cũng là thứ tự của hàng đơn vị từ 1 đến 8 thuộc hệ thống Bát Phân . 5 cũng có thể là Ngũ hành Kim, Mộc,Thủy, Hoả , Thổ.
– Cung đầu tiên là Quý Nhơn Cung hành Mộc là cung Tốt .
– Cung thứ 2 là Hiểm Họa Cung hành Thổ là cung Xấu.
– Cung thứ 3 là Thiên Tai Cung hành Thổ là cung Xấu.
– Cung thứ 4 là Thiên Tài Cung hành Thủy là cung Tốt.
– Cung thứ 5 là Nhơn Lộc Cung hành Kim là cung Tốt.
– Cung thứ 6 là Cô Độc Cung hành Hỏa là cung Xấu.
– Cung thứ 7 là Thiên Tặc Cung hành Hỏa ( Kim ?) là cung Xấu.
– Cung thứ 8 là Tể Tướng Cung hành Thổ là cung Tốt.
Riêng cung Thứ 7 có sách cho rằng hành Hỏa (Thất tai Hỏa cục ), nhưng cũng có sách thì cho rằng hành Kim ( Thất tai Kim cục ). Xem kỹ lại thì cung này cũng là cung cư ngụ của sao Phá Quân. Trong Tử Vi sao Phá Quân là Bắc Đẩu Tinh hành Thủy là Hung và Hao tinh chủ tán, nhưng trong Bát Biến Du Niên của phép địa lý Dương Trạch thì khẳng định Phá Quân hành Kim là chốn cư của Tuyệt Mạng cũng vốn hành Kim. Khoa địa lý cho rằng sao Phá Quân nguyên là hành Kim mà cái thước Lỗ Ban chỉ dùng cho khoa địa lý cho nên có thể khẳng định được Thất tai Kim cục có lý hơn là Thất tai Hỏa cục. Theo hệ thống Bát phân từ 1 cho đến 8 là số cuối của hàng đơn vị thì cung thứ nhất và cung thứ 8 chắc chắn phải là 2 Bụng tức là 2 tọa vị Dương. Hai cung ở giữa là cung thứ 4 và thứ 5 là hai cung Tốt cho nên cung 4 và 5 cũng phải là 2 Bụng tức cũng là 2 tọa vị Dương. Còn lại là Hai Nút sẽ ở tại giữa cung 2 – 3 và giữa cung 6 – 7 vị chi tất cả là 4 tọa vị Âm. Sự phân chia 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành 8 chắc chắn bắt nguồn từ lý thuyết Âm Dương ngũ hành mấu chốt của Thái cực sinh Lưỡng nghi – Lưỡng nghi sinh Tứ tượng – Tứ tượng sinh Bát quái.
(ST) Công Minh 

Lê Công

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

NHÀ ĐẤT LÊ CÔNG

0919.168.366

BÓI QUẺ & PHONG THỦY

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Thước lỗ Ban
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/