Thước lỗ Ban
16/11/2023 - 5:06 PMLê Công 612 Lượt xem

THƯỚC LỖ BAN VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Cổ nhân thường có câu “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Việc thiết kế nhà ở có kích thước phù hợp với phong thủy luôn được ông cha ta đặc biệt quan tâm và truyền lại cho đời sau

qua nhiều cách. Chính vì vậy mà Thước Lỗ Ban được ra đời để nhằm phục vụ cho việc đo đạc trong phong thủy. Đây là công cụ rất phổ biến trong đời sống văn hóa Đông phương mà người tha thường dựa vào ý nghĩa các cung trong Thước Lỗ Ban để xây dựng nhà cừa. Thước Lỗ Ban trong phong thủy là gì? Thước Lỗ Ban là cây thước được sử dụng để đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) cũng như Âm Trạch (mộ phần). Trên thước Lỗ Ban có chia các kích thước địa lý thông thường, các cung giúp phân định khoảng tốt hay xấu, giúp cho người sử dụng biết được kích thước thế nào là đẹp, nên sử dụng và kích thước nào xấu nên tránh. Thước Lỗ Ban được sử dụng phổ biến trong thiết kế nhà ở, có vai trò vô cùng quan trọng trong khâu xây dựng và mua sắm đồ đạc theo phong thủy. Ý nghĩa cốt lõi của Thước Lỗ Ban chính là mong muốn mang lại nhiều phúc lộc, gia đình được ấm êm và sung túc. Ngày nay, loại Thước Lỗ Ban phong thủy được sử dụng chủ yếu là thước dây và được phân chia làm 4 hàng, từ dưới lên trên bao gồm: Kích thước theo centimet, độ số của Lỗ Ban (hàng thứ 2) ghi bằng chữ chỉ các cung tốt và xấu khác nhau ví dụ như Tiến tài, Lục hợp, Thoái tài, Bệnh, Bảo khố, Cô quả, Tài chí…

Hàng thứ 3 cũng ghi chú tương tự như hàng thứ 2. Hàng thứ 4 (trên cùng) chính là số đo theo thước riêng của từ ười ở kh ự Phú Kiế Hồ

từng người ở khu vực Phúc Kiến, Hồng Kông và Đài Loan. Trên mặt thước, ở hàng thứ 2 và thứ 3 người ta thường sử dụng hai màu đỏ, đen để đánh dấu các cung tốt (đỏ), xấu (đen), giúp cho người không biết chữ Hán hay hiểu không rõ ý nghĩa của từ Hán được ghi trên các cung của thước. Thực tế, việc sử dụng thước Lỗ Ban khá đơn giản. Chỉ cần lấy kích thước đồ vật hay kết cấu xây dựng (thông thủy) trong phạm vi của các cung tốt đã được tính toán tương ứng ra đơn vị đo hiện đại ngày nay (số mét hoặc centimet). Tuy nhiên, sẽ có một số vấn đề phát sinh bởi nhiều người đang muốn hiểu rõ sự lựa chọn thiết kế nhà của mình mang lại lợi ích về phương diện nào (như Tiến tài, Đăng khoa, Thiêm đinh hay Phúc đức) trong các cung “đỏ” trên thước. Kích thước của đồ dùng thường không thể lọt vào cung “đỏ” của cả hai thước và cung số ở hàng thứ 2 đỏ nhưng ở hàng thứ 3 lại đen, hoặc ngược lại… Có một vài người cho rằng khi lựa chọn kích thước (thông thủy) cho bất kỳ công trình xây dựng hay đồ vật nào, cung tốt (đỏ) thường áp dụng cho các kiến trúc và đồ vật sẽ là tốt nhất như phòng ngủ, cửa, cổng, bàn thờ, bàn ghế, giường tủ… còn những cung số “đen” sẽ là sự lựa chọn cho những công trình như vệ sinh, bể phốt, hố ga…

Đối với các nhà nghiên cứu, bên cạnh việc quy độ số Lỗ Ban dựa theo công thức tính toán hiện đại để có thể vận dụng vào thực tế, họ sẽ dịch các hi hú từ tiế Há tiế Việt

ghi chú từ tiếng Hán sang tiếng Việt, vì vậy mà điều này cũng phạm một số sai lầm. Chẳng hạn, dịch nghĩa cung “Lục hợp” chính là “Sáu hướng đều tốt (gồm đông, tây, nam, bắc, trời và đất)”. Nhưng thực tế, “Lục hợp” là thuật ngữ dùng để chỉ địa chi hợp với nhau theo từng cặp mà người Việt gọi là “Nhị hợp”. Do địa chi bao gồm 12 vị, chia làm 6 cặp nên người phương Bắc gọi là “Lục hợp”. Thước Lỗ Ban là cây thước được sử dụng để đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) cũng như Âm Trạch (mộ phần) Trên thước Lỗ Ban, “Lục hợp” miêu tả sự hóa hợp âm – dương ngũ hành dựa theo 12 địa chi, gồm có Tý hợp Sửu, Dần hợp với Hợi, Mão hợp Tuất, Thân – Tý , Thìn – Dậu và Ngọ – Mùi. Chúng ta cần hiểu rằng, sự tương hợp được định vị dựa theo nguyên lí của âm dương ngũ hành, chính vì vậy mà Thước Lỗ Ban cũng được sáng tạo dựa trên nguyên lí này. Không thể có một độ số phù hợp về 4 hướng Đông – Tây, Nam – Bắc và trời – đất, bởi lẽ trời – đất chính là biểu tượng tương ứng của dương, âm; Đông – Tây chính là Mộc – Kim; Nam – Bắc chính là Hỏa – Thủy. Hiện nay, trên Thước Lỗ Ban phần lớn từ Hán – Việt phiên âm đều đã được Việt hóa, khá dễ hiểu, không nên dịch. Chúng ta chỉ cần dịch những từ cá biệt như là “Lục hợp” chẳng hạn. Theo đó, thước Lỗ Ban sẽ tích hợp 4 độ số đo lường, trong đó có hai loại độ số được ghi bằng chữ và gồm á “ ố” h

các “cung số” như sau: Trên hàng thứ 3 tính từ dưới lên (thước 42.9cm) gồm 8 cung (4 cung tốt, 4 cung xấu), từ trái sang lần lượt dó là: Cung Tài – tốt (gồm các cung nhỏ như Tài đức, Bảo khố, Lục hợp và Nghênh phúc). Tiếp theo là cung Bệnh – xấu (gồm có Thoái tài, Công sự, Lao chấp và Cô quả). Cung thứ 3 là cung Ly – xấu (gồm có Trường khố, Kiếp tài, Quan quỷ và Thất thoát). Cung thứ 4 là cung Nghĩa (gồm cung Thiêm đinh, Ích lợi, Quý tử và Đại cát). Cung thứ 5 là cung Quan – tốt (gồm các cung nhỏ như Thuận khoa, Tài lộc, Tiến ích và Phú quý). Cung thứ 6 là cung Kiếp – xấu (gồm có Tử biệt, Thoái khẩu, Ly hương và Thất tài). Cung số 7 là cung Hại (gồm cung Họa chí, Tử tuyệt, Lâm bệnh và Khẩu thiệt). Cung số 8 là cung Bản – tốt (gồm cung Tài chí, Đăng khoa, Tiến bảo và Hưng vượng).

Các loại Thước Lỗ Ban phổ biến hiện nay Xét về kích thước, người ta thường chia Thước Lỗ Ban gồm 3 loại, mỗi loại đều sẽ có các cung riêng. Loại thước này đòi hỏi người dùng phải hết sức cẩn thận, không được sử dụng lẫn lộn các loại thước với nhau. Có 3 loại Thước Lỗ Ban phổ biến trên thị trường hiện nay như sau: Thước lỗ ban 52,2 cm: Chuyên được sử dụng trong việc xây dựng nhà ở. Để đo các khoảng thông thủy trong căn nhà như: Ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa đi, cửa sổ… Thước lỗ ban 42,9 cm: Dùng để đo các chi tiết trong nhà đo đồ đạc nội thất và đo các kích thước Dương Trạch. Thước lỗ ban 38,8 cm: Thường được sử dụng để đo kích thước Âm Trạch. Ý nghĩa các cung trong Thước Lỗ Ban và cách sử dụng Để giúp cho các gia chủ hiểu rõ hơn về tác dụng của Thước Lỗ Ban cũng như cách sử dụng chính xác nhất. Sau đây chính là hướng dẫn cách đo đạc bằng Thước Lỗ Ban. Trên một thước sẽ bao gồm vạch đỏ, mỗi vạch thuộc một cung và sẽ mang ý nghĩa tốt xấu khác nhau. Ví dụ như cung Đăng Khoa, cung Nạp Phúc,… là cung tốt, ngược lại Tự Tuyệt, Thất Thoát sẽ là các cung xấu. Khi xây dựng nhà cửa hay chế tác nội thất, thợ thi công sẽ dựa vào thước để có thể biết được cung nào xấu để tránh đi. Tuy vậy, dù là cung tốt nhưng cũng cần được sử dụng hợp lý chứ không nên dùng tràn lan. Ví dụ như xây nhà ở thì bạn nên dùng các cung như: cung Hỉ Sự (ý nghĩa vui mừng), cung Hút Tinh (phúc đến), cung Lục Hạp (hòa thuận),… Xây công ty thì có thể dùng các cung như cung Đăng Khoa (lên chức), cung Đại Cát (tốt lành), cung Thuận Khoa (thuận lợi),…

Thiết kế cửa hàng ăn uống thì bạn có thể sử dụng cung Đại Cát, cung Thêm Đinh (thêm người),… Những gia đình neo con, ít người thì có thể dùng phòng ngủ có các cung như Hút Tinh

(phúc đến), cung Thêm Đinh (thêm người), cung Thiên Đức (đức trời), cung Nạp Phúc (được phúc),… Khi xây dựng nhà cửa hay chế tác nội thất, thợ thi công sẽ dựa vào ý nghĩa các cung trong thước Lỗ Ban để có thể biết được cung nào xấu để tránh đi Ngoài ra, trên Thước Lỗ Ban gồm có nhiều cung tốt khác nữa, chỉ cần dùng đúng cách thì gia chủ sẽ có được cuộc sống sung túc và thuận lợi. Có thể kết hợp thêm một vài vật phẩm phong thủy thể gia tăng tính hiệu quả cho toàn bộ không gian sống. Ngược lại nếu gia chủ đang gặp vấn đề trong cuộc sống thì cũng nên xem lại các phần mộ, dương trạch, âm trạch và kích thước thông thủy xem đã phù hợp hay chưa. Khi đo đạc kích thước, người ta thường dùng hai loại thước: Thước Lỗ Ban có chiều dài mỗi cung 53,62 mm áp dụng để đo nhà còn thước có chiều dài 48,75 mm dùng để đo kích thước các món đồ đồ nội thất. Cụ thể cách sử dụng của các loại Thước Lỗ Ban như sau:

Thước lỗ ban 38.8: Đo đồ vật trong âm trạch, đồ nội thất Ý nghĩa các cung trong thước Lỗ Ban 38,8 cm gồm có 10 cung, trong đó sẽ có 6 cung tốt và 4 cung xấu. Cung tốt được ký hiệu màu đỏ và màu đen là cung xấu. Cung Đinh (nghĩa con trai): gồm các cung nhỏ như Phúc Tinh (sao hú ) Đă Kh (thi đỗ)

phúc), cung Đăng Khoa (thi đỗ), cung Tài Vượng (tiền của đến) và cung Đỗ Đạt (thi cử thành công). Hàm nghĩa mang đến nhiều phú lộc, tiên của, gia chủ đỗ đạt trong con đường học hành và thi cử. Cung Hại: gồm các cung Họa Chí (tai họa bất ngờ), cung Khẩu Thiệt (mang họa vì lời nói), cung Tử Tuyệt (đoạn tuyệt con cháu) và cung Lâm Bệnh (bị mắc bệnh). Gia chủ xây dựng âm trạch theo hướng này dễ gặp phải những hiểm họa không đáng có, vận khí ít ỏi, dễ bệnh tật và dễ rước họa vào thân bởi lời ăn tiếng nói. Cung Vượng: gồm các cung Hỷ Sự (chuyện vui đến), cung Tiến Bảo (tiền của đến), cung Thiên Đức (đức của trời) và cung Thêm phúc (phúc lộc dồi dào). Âm trạch được thiết kế theo cung này sẽ hút nhiều vận khí, mang đến nhiều niềm vui và tài lộc cho gia chủ. Cung Khổ: gồm các cung Thất Thoát (mất của), cung Kiếp Tài (bị cướp của), cung Quan Quỷ (tranh chấp, kiện tụng), cung Vô Tự (không có con nối dõi). Chủ nhà không nên thiết kế âm trạch theo cung Khổ vì dễ bị hao tài tốn của bởi trộm cướp, dễ dính vào kiện tụng và lâm vào cảnh neo người. Cung Nghĩa: gồm các cung Đại Cát (tốt lành), cung Lợi Ích (có lợi ích), cung Thiên Khố (kho báu trời cho) và cung Tài Vượng (tiền của nhiều). Nếu xây dựng âm trạch theo hướng này sẽ đem lại những điều tốt lành và nhiều tiền tài cho chủ nhân. Cung Quan: gồm các cung như Phú Quý (giàu có), cung Tài Lộc (nhiều tiề ủ ) Th ậ Kh (thi đỗ đ t)

tiền của), cung Thuận Khoa (thi đỗ đạt) và cung Tiến Bảo. Đây là một trong những cung Tốt mà gia chủ nên tham khảo, thiết kế âm trạch theo cung Quan sẽ giúp cho chủ nhà được sống trong sự giàu sang, phú quý và luôn thuận lợi trên con đường sự nghiệp. Cung Tử: gồm các cung như cung Ly Hương (xa quê hương), cùn Tử Biệt (có người mất), cung Thất Tài (mất tiền) và cung Thoát Đinh (con trai mất). Đây là cung đại hung mà các bạn cần tránh, Âm trạch thiết kế theo cung này khiến cho gia chủ dễ gặp cảnh xa quê, hao tốn tiền của, thậm chí còn lâm vào cảnh ly biệt người thân, đặc biệt là con trai. Cung Hưng: gồm các cung Đăng Khoa (thi đỗ), cung Quý Tử (con ngoan), cung Hưng Vượng (giàu có) và cung Thêm Đinh (thêm con cái). Đối với những người ít con cái thì có thể thiết kế âm trạch theo hướng này, nó giúp cho gia chủ đông con nhiều cháu, được sống trong sung sướng và giàu có. Cung Thất: gồm các cung Cô Quả (cô đơn), cung Công Sự (lên cửa quan), cung Thoát Tài (mất tiền) và cung Lao Chấp (tù đày). Khi xây dựng phần mộ cho gia tiên, bạn không nên thiết kế theo cung này vì dễ đến cảnh cô đơn, hao hụt tài lộc và dính vào lao lý, thậm chí là tù đày. Cung Tài: gồm các cung như cung Nghinh Phúc (phúc đến), cung Lục Hợp (6 hướng tốt), cung Tiến Bảo và Tài Đức (có tiền đức). Đây cũng là một trong những gợi ý cho các gia chủ chuẩn bị xây dựng Âm trạch vì nó sẽ mang nhiều phúc lộc, tiền tài và sự thà h ô t hiệ h hủ

thành công trong sự nghiệp cho chủ nhà. Thước Lỗ Ban 38,8 cm gồm có 10 cung, trong đó sẽ có 6 cung tốt và 4 cung xấu. Cung tốt được ký hiệu màu đỏ và màu đen là cung xấu. Dưới đây sẽ là cách tính các cung thước lỗ ban loại 38.8cm: Cung Tài: n x L + (0,010 cho đến 0,048) Cung Bệnh: n x L + (0,050 vđến 0,097) Cung Ly: n x L + (0,100 cho đến 0,146) Cung Nghĩa: n x L + (từ 0,150 cho đến 0,195) Cung Quan: n x L + (0,200 cho đến 0,240) Cung Kiếp: n x L + (0,245 cho đến 0,290) Cung Hại: n x L + (0,295 vđến 0,340) Cung Bản: n x L + (0,345 cho đến 0,390) Lưu ý: n = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; … và L = 0,388 m Dựa trên lý luận phong thủy, gia chủ nên xây dựng Âm trạch theo các cung Đinh, cung Vượng, cung Nghĩa, cung Quan, cung Hưng và cung Tài. Thiết kế theo cung này sẽ mang lại nhiều tài lộc, vận khí tốt lành và sự may mắn trong đường công danh, thi cử cho gia chủ. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên thiết kế âm trạch theo các cung Hại, cung Khổ, cung Từ và cung Cô Quả bởi vì nó sẽ đem những điều không may mắn, chủ nhà dễ vướng vào lao lý, nhẹ thì gặp cảnh xa vắng quê h ặ thì dẫ đế l biệt à  hương, nặng thì dẫn đến sự ly biệt và thất thoát tài sản. Thước lỗ ban 42.9: Đo kích thước đặc (Dương trạch) Thước Lỗ Ban 42,9cm dùng để đo kích thước phủ bì trên một vật thể nhất định. Ví dụ như tường nhà, nội thất,… Thước gồm có 8 cung bao gồm: Tài – Bệnh – Quan – Kiếp – Ly – Nghĩa – Hại – Bản Cung Tài: hàm nghĩa là Tài Đức (có tài có đức) gồm cung Báo Khố (có kho quý), cung Nghênh Phúc (đón được những điều phúc) và đạt 6 điều ưng ý. Thiết kế nội thất nhà cửa theo cung này sẽ mang lại nhiều vận khí, của cải và phúc đức cho gia chủ. Cung Bệnh: nghĩa là cát bệnh tật bao gồm cung Thoát Tài (mất tiền), cung Cô Quả (cô đơn lẻ bóng), cung Công Sự (bị đưa đến cửa quan) và cung Lao Chấp (gặp phải tù đày). Khi xây dựng nhà ở, gia chủ nên tránh thiết kế theo hướng này vì nó sẽ làm cho sức khỏe của chủ nhà bị suy giảm và dễ lâm vào cảnh tiền mất tật mang. Cung Ly: nghĩa là xa cách gồm các cung như Thất Thoát (mất mát), cung Trưởng Khố (phải cầm cố đồ đạc), cung Quan Quỷ (công việc kém cỏi) và cung Kiếp Tài (của cải mắc tài). Nếu chủ nhân căn nhà không muốn gia đình lâm vào cảnh ly biệt, hao tốn tài của thì không nên thiết kế đồ nội thất trong nhà theo hướng này. Cung Nghĩa: mang hàm nghĩa đạt được nhiều điều hay lẽ phải gồm các cung Thêm Đinh (thêm người), cung Quý Tử (sinh con quý tử), CUNG Đại Cát (gặp nhiều điều hay) và cung Ích Lợi (có lợi ích). Đây là cung đại cát dành cho những gia chủ đang có ý định thiết kế nhà ở, nhất là với những đôi vợ chồng mới cưới. Nội thất hoặc tường căn nhà thiết kế theo cung Nghĩa sẽ mang lại nhiều phúc khí, con đàn cháu đống và giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Cung Quan: bao gồm các cung như Thuận Khoa (công danh thăng tiến), cung Hoành Tài (nhiều tiền), cung Tiến Ích (ích lợi tăng lên) và cung Phú Quý (giàu sang). Nếu gia chủ là người làm ăn kinh doanh thì nên thiết kế nội thất nhà ở theo cung này, nó sẽ hút thêm nhiều vận khí, mang lại nhiều may mắn và cơ hội, giúp chủ nhân căn nhà dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp. Cung Kiếp: làm nghĩa dễ gặp tai nạn như cung Tử Biệt (chết chóc), cung Ly Hương (bỏ quê bỏ nhà đi xa), cung Thoái Khẩu (mất người) và cung Tài Thất (mất tiền). Đây là một trong những cung xấu mà gia chủ cần tránh để không gặp họa sát thân, nhẹ thì phải sống xa quê hương, nặng thì gặp cảnh ly biệt người thân. Cung Hại: hàm nghĩa gặp phải những việc xấu như cung Tai Chi (tai nạn), cung Tử Tuyệt (chết chóc), cung Khẩu Thiệt (cãi nhau) và cung Bệnh Lâm (mặc bệnh). Cung này sẽ mang lại những điều xui rủi cho gia chủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình, thậm chí dẫn đến cái chết. Cung Bản: gồm có các cung Tài Chí (tiền tài đến), cung Hưng Vượng ( làm ăn phát đạt), cung Đăng Khoa (đỗ đạt) và cung Tiến Bảo (được dâng của quý). Đây là một trong những cung đại cát, giúp cho gia chủ tiền tài dư giả, công việc làm ăn được thuận lợi, con cái thông minh, thành đạt và được quý nhân phụ trợ trong cuộc sống. Thước Lỗ Ban 42,9cm dùng để đo kích thước phủ bì trên một vật thể nhất định Đối với tính kích thước căn nhà, thì các cung Thước Lỗ Ban 42,9cm được tính như sau: Tài: n x L + (0,010 cho đến 0,053) Bệnh: n x L + (0,055 cho đến 0,107) Ly: n x L + (0,110 cho đến 0,160) Nghĩa: n x L + (0,162 cho đến 0,214) Quan: n x L + (0,216 cho đến 0,268) Kiếp: n x L + (0,270 cho đến 0,321) Hại: n x L + (0,323 cho đến 0,375) Bản: n x L + (0,377 cho đến 0,429) Lưu ý: n = 1; 2; 3; 4; 5; 6; … L = 0,429 m và bốn cung tốt nhất của Thước lỗ ban 42.9 đó là Tài – Nghĩa – Quan – Bản Việc áp dụng Thước Lỗ Ban 42,9 cm vào việc đo đạc kích thước và thiết kế nội thất cho gia đình phù hợp với phong thủy sẽ đem nhiều tài vận, phúc khí dồi dào, may mắn kéo vào, tiền của dư giả cho gia chủ căn nhà. Một ngôi nhà thiết kế nội thất đúng phong thủy và phù hợp với bản  đúng phong thủy và phù hợp với bản mệnh cũng giúp cho gia chủ gặp được nhiều cơ hội và dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp. Chính vì vậy mà các bạn nên lưu ý và nắm rõ cách tính các cung thước Lỗ Ban 42,9 sao cho đúng với phong thủy để mang lại nhiều điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình. Thước lỗ ban 52.2: Đo kích thước rỗng (Thông Thủy) Thước lỗ ban 52.2 (cm) thường được dùng để đo Thông Thủy của các loại cửa, lỗ thoáng và không gian thông thủy các tầng. Các kích thước này được tạo ra từ giới hạn trong một không gian vật chất. Chính vì vậy mà nó cũng sẽ có sự ảnh hưởng nhất định tới những kích thước của không gian đối với con người thông qua sự thay này. Thước đo lỗ rỗng có chiều dài quy đổi ra hệ mét là L = 0.52 (mỗi cung sẽ có kích thước 0,065m). Thước lỗ ban 52.2 (cm) bao gồm có 8 cung như Quý nhân, Thiên tài, Phúc lộc, Cô độc, Thiên tặc, Hiểm họa, Thiên tai, Tể tướng. Trong đó có 4 cung tốt và 4 cung còn lại là cung xấu. Cung Quý Nhân (cung Tốt): Hay còn gọi với cái tên khác là Nhất Tài Mộc Cuộc, cung này bao gồm có năm cung nhỏ đó là: Quyền lộ, Trung tín, Tác quan, Phát đạt và Thông minh. Đo cửa (lọt lòng) mà gặp đúng cung này gia cảnh sẽ được khả quan, công việc làm ăn phát đạt, bạn bè trung thành và con cái thông minh hiếu thảo. Cách tính cung quý nhân đó là: n x L + (0,15 cho đến 0,065). Cung Hiểm Hoạ (cung Xấu): Còn gọi với cái tên khác là Nhị Bình Thổ Cuộc, bao gồm có năm cung nhỏ đó là Tán thành (Án Thành), cung Thời nhơn(Hỗn nhân), cung Thất hiếu, cung Tai họa và Trường bệnh. Cửa nhà đo phải cung hiểm hoạ, khiến cho gia chủ bị tán tài lộc, trôi dạt tha phương, cuộc sống luôn túng thiếu, gia đạo thường xuyên có người đau ốm, con cái thì dâm ô hư thân mất nết và bất trung bất hiếu. Cách tính cung hiểm họa đó là n x L + (0,07 đến 0,13). Cung Thiên Tai (Xấu): Còn được gọi với cái tên là Tam Ly Thổ Cuộc. Gồm có năm cung nhỏ như cung Hoàn tử, cung Quan tài, cung Thân bệnh cung Thất tài và cung Cô quả (Hệ quả). Gặp cung này coi chừng bị ốm đau nặng, chết chóc, tiền tài tiêu tán , vợ chồng sống bất hoà và con cái gặp nạn. Cách tính cung thiên tai đó chính là n x L + (0,135 đến 0,195). Cung Thiên Tài (cung Tốt): Hay còn có tên khác là Tứ Nghĩa Thủy Cuộc. Gồm có năm cung nhỏ như cung Thi thơ, cung Văn học, cung Thanh quý (Thiên quý), cung Tác lộc và cung Thiên lộc. Cửa nẻo gặp cung thiên tài, gia chủ luôn may mắn về tài lộc, năng tài được đắc lợi, con cái được nhờ vả, luôn hiếu thảo, gia đạo chí thọ và an vui. Cách tính cung thiên tài đó là n x L + (0,20 đến 0,26) Cung Phúc Lộc (cung Tốt): Cung này còn có tên là Nhơn Lộc, Nhân Lộc hoặc Ngũ Quan Kim Lộc. Gồm có năm cung nhỏ như cung Tử tôn (Trí tồn), cung Phú quý, cung Tấn bửu (Tiến cung Thập thiện và cung Văn chương. Cửa nhà gặp cung này thì gia chủ luôn sung túc, phúc lộc tràn đầy, nghề nghiệp phát triển, năng tài đắc lợi, con cái được thông minh, hiếu học và gia đạo yên vui. Cách tính cung phúc lộc đó là n x L + (0,265 đến 0,325) Cung Cô Độc (cung Xấu): Hay còn có tên khác là Lục Cước Hỏa Cuộc. Gồm có năm cung nhỏ như cung Bạc nghịch, cung Vô vọng, cung Ly tán, cung Tửu thực (Tửu thục) và cung Dâm dục. Cửa nhà gặp cung này, gia chủ sẽ bị hao người, bệnh tật triền miên, hao tài tốn của, lâm cảnh biệt ly, con cái ngỗ nghịch và tửu sắc vô độ đến chết. Cách tính cung cô độc đó là n x L + (0,33 đến 0,39) Cung Thiên Tặc (cung Xấu): Cung này còn có tên khác là Thất Tai Hỏa Cuộc. Gồm có năm cung nhỏ như cung Phòng bệnh, cung

Chiêu ôn, cung Ôn tai, cung Ngục tù và cung Quan tài. Cửa gặp cung thiên tặc, gia chủ coi chừng bệnh đến bất ngờ, dễ bị tai bay vạ gió, dính vào kiện tụng, tù ngục và chết chóc. Cách tính cung thiên tặc đó là n x L + (0,395 đến 0,455). Cung Tể Tướng (cung Tốt): Hay còn có tên khác là Bác Bời Thổ Cuộc. Gồm có năm cung nhỏ như Đại tài, cung Thi thơ, cung Hoạnh tài, cung Hiếu tử và cung Quý nhân. Cửa nhà gặp cung tể tướng sẽ tạo cho gia chủ sự hanh thông mọi mặt, con cái được tấn tài danh, luôn may mắn bất ngờ và sinh con quý tử. Cách tính cung tể tướng đó là n x L + (0,46 đến 0,52) Thước lỗ ban 52.2 (cm) thường được dùng để đo Thông Thủy của các loại cửa, lỗ thoáng và không gian thông thủy các tầng. Lưu ý: các chỉ số: n = 0; 1; 2; 3; 4; … L = 0,52 mét và có 4 cung tốt bao gồm cung Quý nhân, cung Thiên tài, cung Phúc lộc và cung Tể tướng Khoảng cách thông thủy chính là khoảng cách mà dòng nước chảy qua được, không bị cản trở hoặc bị thay đổi dòng. Ví dụ muốn tính được khoảng thông thủy của cửa chính, người ta thường căn cứ vào khoảng trống nằm giữa hai bên của khuôn cửa và khung trên của cửa đến sàn nhà để tính chiều rộng cũng như chiều dài. Hay để xây dựng nhà và xác định được chiều cao thông thủy của một căn phòng thì người ta sẽ căn cứ theo chiều cao từ mặt sàn đến dầm nhà hoặc trần nhà (nếu không có dầm), chỉ số của số chiều rộng thông thủy căn cứ theo khoảng cách giữa các mép tường nằm đối hiện hoặc khoảng giữa hai cây cột. Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm thước Lỗ Ban phong thủy lại được đa số người dùng tin cậy trong việc phân định ra các khoảng tốt – xấu để tránh kích thước không tốt và có được kích thước đẹp như ý muốn khi xây nhà và dựng cửa. Được sáng tạo, sử dụng và đúc kết hàng nghìn năm nay, thước Lỗ Ban dù không thể giúp gia chủ cải tạo được vận mệnh nhưng nó vẫn là huyền thoại trong việc giúp mọi người giảm trừ đi vận rủi và nhân đôi tài lộc. Như vậy là các bạn đã biết được đặc điểm, nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng Thước Lỗ Ban chính xác nhất theo phong thủy. Trong xây dựng và trong nội thất, việc đo đạc đúng cách giúp cho sản phẩm có kích thước chuẩn, được phù hợp với không gian

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Thước lỗ Ban
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/