1. Trước hết bạn phải có Lịch Vạn Niên trong tay hoặc trình Âm Lịch mà hiện nay thường dùng là của Hồ Ngọc Đức.
2. Ngày sinh lấy theo dương lịch, không xem ngày âm lịch và chỉ tính theo tiết khí, không lấy tháng ta. Thí dụ một cháu trai sinh ngày dương lịch ghi là 1.10.2006 lúc 7 giờ sáng. Trên lịch cho thấy ngày này nằm trong tiết Bạch Lộ (còn 6 ngày nữa mới tới Hàn Lộ), vậy tháng sinh quy ra là Dậu. Trong lịch có ghi sẵn là tháng Đinh Dậu.
3. Viết bát tự ra trên giấy đầy đủ Can Chi và Can tàng trong tháng:
|Năm|Tháng|Ngày|Giờ
Can:|Bính|Đinh|Quí|Bính
Chi:|Tuất|Dậu|Hợi|Thìn
Can tàng:|mậu, đinh, tân|tân|nhâm, giáp|mậu, quí, ất
4. Đánh dấu ngày sinh là Quí và nhớ đây không nói gì đến “mạng Thủy” cả, mà can ngày Quí chỉ gọi Âm Thủy.
5. Nhận định về Quí Thủy là tiền đề quan trọng trước nhất, chưa cần tính các điều khác. Nhật chủ Quí âm thủy là người luôn linh động, không ngồi một chỗ vì tính chất của thủy đầu tiên là “chảy”, “lưu hành” mới hợp tự nhiên. Vì thế có thể đoán người này sẽ không thích hợp với những sự việc bắt buộc anh ta ngồi lâu sau bàn giấy hoặc trói buộc một chỗ. Ngược lại cũng có thể hiểu là những nghề có liên can đến di chuyển, đi nhiều, du lịch… Về cá tính của Thủy thì cũng đã có bài ghi rồi. Các Can khác cũng tương tự mà định tính cách cơ bản của nhật chủ. Xong phần này là bạn đã có một cái nhìn nhất định về bản thân.
6. Xác định thân vượng hay nhược. Vấn đề này là hơi khó, nhưng phải trải qua, không thì không đi tiếp các nhận định sau được. Chú ý cần thiết cơ bản là:
Nhật chủ sinh trong mùa của nó:
– Mộc sinh mùa Xuân (Giáp Ất sinh tháng Dần Mão Thìn)
– Hỏa sinh mùa Hạ (Bính Đinh sinh Tị Ngọ Mùi)
– Kim sinh mùa Thu (Canh Tân sinh Thân Dậu Tuất) và – Thủy sinh mùa Đông (Nhâm Quí sinh Hợi Tí Sửu)
thì gọi là Vượng.
Nhưng nếu không sinh đúng mùa như vậy thì sao? Lúc đó ta tìm xem Kiêu Ấn của Nhật chủ ở đâu.
Thí dụ trên là QUÍ âm thủy sinh trong tháng Dậu Kim. Dậu Bạch Lộ là mùa Thu. Tân Kim là Kiêu thần của Quí. Bạn biết Kim sinh Thủy, nên nói rằng QUÍ không vượng nhưng cường bởi vì được lệnh tháng sinh cho.
(Các thuật ngữ cần chú ý:
– VƯỢNG là sáng sủa, thịnh vượng, chính danh,
– CƯỜNG là có lực, có sức, mạnh mẽ,
– NHƯỢC là suy, yếu, tuổi nhỏ cũng gọi là Nhược vì chưa lớn mạnh,
– THIỂU là ít, kém cỏi.
Có người thường hay “đếm” các can, chi, tỉ như 3 con Giáp, 2 con Dậu…v..v.. và cộng lại thành bao nhiêu Mộc, bao nhiêu Kim đấy…Không phải như vậy. Đấy là lầm Thể và Chất. Trong Dịch học, Lý số chỉ nói đến Chất (tính chất) chứ không nói đến số lượng. Vậy người có nhiều Quí, nhiều Tí Hợi chẳng hạn phải gọi là Thủy cường. Cứ tưởng tượng như ngày bão tố, sóng cao ta chỉ nói là mưa to gió lớn, chứ không ai đếm có bao nhiêu giọt nước cả.)
Trở lại thí dụ Quí nhật chủ trên. Cháu trai sinh vào mùa Thu, Kim sinh Thủy nên thể chất mạnh. Đó là điều kiện đầu tiên để xác định thân vượng hay cường, mà ta cứ gọi chung chung là Thân Vượng do có Ấn thụ trong lệnh tháng là như vậy. Tuy nhiên cũng có thể nói chung như thế được cho thêm phần đơn giản, nhưng chỉ cần nắm vững về Cường hay Vượng là được rồi.
7. Vậy nếu là thân Cường thì ta xem tiếp các quan hệ chung quanh nó với đặc điểm của Nhật Chủ Vượng. Nhắc lại:
Thuận lợi|Bất lợi
kiểm soát được hành nó khắc chế (Tài)|hành cùng loại (Tỉ, Kiếp)
có hành chế bớt (Quan, Sát)|hành sinh trợ cho mình quá nhiều (Kiêu, Ấn)
sinh trợ cho hành theo chiều tương sinh (Thực, Thương)|
Nếu Nhật Chủ Nhược thì đảo lại vị trí Thuận lợi và Bất lợi.
Bất lợi|Thuận lợi
không kiểm soát được hành nó khắc chế (Tài)|có hành cùng loại (Tỉ, Kiếp)
hành khắc chế (Quan, Sát)|hành sinh trợ cho mình (Kiêu, Ấn)
không thể sinh trợ cho hành theo chiều tương sinh (Thực, Thương)|
Mức độ khắc, sinh… còn tùy theo trường hợp. Tới đây chỉ nên hiểu rằng: Căn bản là tất cả các hành đều có mặt thì tứ trụ cân đối.
Trở lại trụ của cháu trai ở trên, xác định được Quí nhật chủ là mạnh rồi, vậy Quí không nên có thêm nhiều Kim nhiều Thủy nữa, mà Quí rất thích có Thổ, Hỏa và Mộc để dung hòa tứ trụ.
8. Sau đó là tính đại vận. Thí dụ trên cho phép tính từ tháng Đinh Dậu, nam nhật chủ theo năm dương (Bính Tuất) thì tính thuận, tức là ghi từ sau Đinh Dậu là đến Mậu Tuất:
2|12|22|32|42|52|62
Mậu Tuất|Kỉ Hợi|Canh Tí|Tân Sửu|Nhâm Dần|Quí Mão|Giáp Thìn
Kim|Thủy|Thủy|Thủy|Mộc|Mộc|Mộc
Có nghĩa là vận Mậu Tuất cháu còn được Kim trợ sinh (vì Thân Dậu Tuất là tháng mùa Thu), sang 3 vận Hợi Tí Sửu ta gọi là vận Thủy, 3 vận Dần Mão Thìn là vận Mộc.
Có thể nói sơ để nhận định căn bản rằng cháu trai này phải vượt qua 3 vận Thủy để đạt được thành công ở vận Mộc, vì bản thân Quí Thủy của cháu cần có Thổ Hỏa Mộc như bước số 7 đã xác định.
Đấy là nhận xét có thể nói là “Thiên Khí”, là những thuận lợi hay nghịch đảo do Trời định đoạt. Phần thứ nhì ta mới xét đến Địa Chi và Nhân Nguyên là xem Trời Đất giao hòa như thế nào.
ST: Minh Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/