Trước hết đem lửa của Nam Phương Ly Cung để luyện nước của Bắc phương Khảm Cung, Đem Hồng gieo vào trong Hắc. Rồi ngưng thần nhập Rốn (Khôn Cung) mà sinh Dược. Rồi nay lại Dùng nước của Bắc Phương Kim mà chế lưả của Nam Phương Mộc. Thế là cho Hắc gặp Hồng. Thế là ngưng Thần nhập Đỉnh Đầu (Kiền Đỉnh) để thành Đan.
Nên Tử Dương (Ngộ Chân Thiên) nói:
Y tha Khôn vị sinh thành thể,
依他坤位生成體,
Chủng tại Kiền Gia giao cảm cung.
種在乾家交感宮.
Dựa vào Khôn Vị, sinh thành thể,
Trồng tại Kiền gia, Giao Cảm Cung.
Thôi Công (Nhập Dược Kính) viết: Sản tại Khôn, chủng tại Kiền. 產在坤種在乾 (Sinh ở Khôn, trồng ở Kiền).
Kiền ở trên gọi là Đỉnh, Khôn ở dưới là Lô.
Nếu không nấu nung mãnh Liệt, thì Thuốc không thể ra lò. Nếu không Đảo hành, nghịch triền, thì thuốc không thể lên Đỉnh. Diên là cái gì trầm trọng; nếu Diên không gặp Lửa, thì làm sao mà bay được? Hống là cái gì nhẹ bay, nếu không gặp Diên thỉ làm sao mà ngưng kết? Vì thế nên Phương Pháp Tụ Hỏa là rất cần yếu vậy.
Phương Pháp Tụ Hỏa như thế nào?
Phép này do nhị vị Tổ Sư là Đạt Ma và Bạch Hải Thiềm lập ra, lấy bốn chữ Hấp, Để, Toát, Bế làm khẩu quyết.
Hấp 吸laøhít khívào đểtiếp dẫn Tiên Thiên Khí; Để舐làđưa lưỡi lên cuáđểhứng nước Cam Lồ. Toát
撮làkhép kín Hậu Môn, đem Thần Khílên đỉnh đầu; Bế閉làngậm miệng, Lim dim đôi mắt, nghe ngược bên trong. Lâu ngày Thần Thủy sẽ rơi xuống Huỳnh Đình.
Chính vì thế mà Thúy Hồ nói: Dưới mà không Bế, thì Hỏa không tụ, mà Kim không thăng. Trên mà không Bế thì Dương sẽ không thăng mà đan cũng không kết. Cho nên phép Tụ Hỏa, là công việc trước tiên của công phu Thái Thủ và Phanh Luyện.
Hoảng hoảng, hốt hốt là lúc phải Thái Thủ; Mãnh phanh, cực luyện là công phu Thái Thủ; Hấp, Để, Toát, Bế là yếu chỉ phanh luyện.
Vả phép Thái Thủ hay nhất là phải biết Thời Cơ. Không được quá sớm. Quá sớm thuốc sẽ non và dễ bay mất; quá muộn, thuốc sẽ già và thành chất. Tất phải chờ khi nào Chân Diên hoa nhả bạch, Huyền Châu thành Tượng, khi ấy mới là lúc Thái Thủ.
Trương Tử Dương nói:
Diên ngộ Quí sinh, tu cấp thái,
鉛遇癸生須急采,
Kim phùng Vọng viễn bất kham đang.
金逢望遠不堪當.
Diên cần Thái Thủ giờ Hoạt Tí,
Kim gặp hôm rằm ắt chẳng nên.
Trương Tam Phong viết:
Điện quang thước xứ tầm Chân chủng,
電光爍處尋真種,
Phong tín lai thời mịch bản tông.
風信來時覓本宗.
Điện quang rực sáng tìm Chân Chủng,
Gío động là khi kiếm Bản Tông.
Chỗ Điện quang rực sáng là sau thời kỳ Yểu Yểu, Minh Minh. Hoảng Hốt là lúc Một Dương Hào phát động, là lúc châu rơi xuống Hoa Trì.
Lúc này nên dùng khẩu quyết: Câu Thúc Cấm Môn của Tham Đồng Khế. Khần bế Thái Huyền (Chính Âm), Bế Nhâm, Khai Đốc. Tức phải dùng cơ Thác Thược để cổ vũ suy vận. Dùng mãnh Hỏa mà đốt, thì nước sẽ bốc thành Hơi. Nước bốc thành hơi, sẽ giá động Hà Xa, sẽ chở Kim lên Nê Hoàn, cùng Chân Diên phối hợp. Hống gặp Diên thì sẽ giáng xuống, sẽ không còn thượng đằng. Cứ vậy mà sưu thiêm (thêm bớt), cứ thế mà ngưng kết, tự nhiên Diên (Hồn, Âm) sẽ dần tiêu, Hống (Thần, Dương) sẽ dần tăng.
Lâu ngày, Diên sẽ tận mà Hống sẽ khô. Thế là Kim Đơn Đại Dược thành vậy.
Luyện Đại Dược, vốn không thuật khác, chỉ lấy một điểm Tiên Thiên Tổ Khí, làm mẹ Kim Đan. Thầy tôi dạy rằng:
Luyện Đại Phạn chi Tổ Khí,
煉大梵之祖氣,
Phi trửu hậu chi Kim Tinh,
飛肘後之金晶.
Tồn Đế Nhất chi diệu tướng,
存帝一之妙相,
Phản Tam Tố vu Huỳnh Đình.
返三素于黃庭.
Luyện Thiên Thần tổ khí,
Phi trửu hậu chi Kim Tinh.[1]
Tồn Đế Nhất chi diệu tướng.[2]
Phản Tam Tố (Tinh, Khỉ, Thần) về Huỳnh Đình.
Học giả chỉ biết là Diên Hống kết thành Đan, mà không biết rằng Thái Thủ, Sưu Thiêm, Phanh Luyện, Hỏa Hầu đều có thứ tự, pháp độ. Thái thủ là động tác đầu tiên, Sưu Thiêm là công trình về sau, ở giữa là công phu điều đình, hỏa hầu. Cho nên Tử Dương nói:
Túng nhận Chu Sa cập Hắc Duyên,
縱認朱砂及黑鉛,
Bất tri Hỏa Hậu dã như nhàn.
不知火候也如閑.
Chỉ biết Chu Sa với Hắc Diên,
Hoả hầu không biết cũng vô duyên.
Chu Hối Ông nói:
Thần Tiên bất tác Tham Đồng Khế,
神仙不作參同契,
Hỏa hậu công phu, na đắc tri?
火候工夫那得知.
Thần tiên không soạn Tham Đồng Khế?
Ai làm sao biết Hỏa Hầu Công?
Tiết Đạo Quang viết:
Thánh Nhân truyền Dược bất truyền Hỏa,
聖人傳藥不傳火,
Tòng lai Hoả Hậu thiểu nhân tri.
從來火候少人知.
Mạc tương Đại Đạo vi nhi hí,
莫將大道為兒戲,
Tu cộng Thần Tiên tử tế suy.
須共神仙仔細推.
Thánh Nhân truyền Dược, không truyền Hỏa,
Vì thế Hoả Hầu ít ai hay.
Đừng đem Đại Đạo làm trò trẻ,
Phải với Thần Tiên tử tế suy.
Hỏa Hầu có Văn, có Võ, không thể Nhất Tề Đồng Nhau.
Tĩnh trung Dương Động, Kim Ly khoáng,
靜中陽動金離礦,
Địa hạ Lôi oanh, Hỏa bức Kim.
地下雷轟火逼金.
Trong Tĩnh Động Dương, Kim lìa khoáng,
Đất vang sấm chớp, Hỏa bức kim
Đó là tiết thứ tư của hỏa hầu.
Mạn thủ dược lô khan hỏa hậu,
謾守藥爐看火候,
Đãn an thần tức nhiệm thiên nhiên.
但ㄢ神息任天然.
Hãy giữ Đan Điền xem Hỏa Hậu,
Hô hấp điều hòa, pháp Tự Nhiên,
Đó là tiết thứ sáu của Hỏa Hầu.
Dương văn, Âm vũ, vô lệnh thất,
陽文陰武無令失,
Tiến Thoái, sưu thiêm, hữu ngự thời.
進退抽添有馭時.
Dương văn, Âm vũ không sai thác,
Tiến thoái, sưu thiêm phải có thời.
Đó là tiết thứ năm của Hỏa Hầu.
Thành tính tồn tồn 成性存存.
Tính Trời cố giữ Chính Trung.
Mở đường Đạo Nghĩa, dặm chừng vân du.[3]
Đó là Hoả Hầu của Nho Gia.
Miên miên nhược tồn 綿綿若存.[4]
Miên man muôn kiếp vẫn còn,
Muôn nghìn biến ảo, mà tuồng trơ trơ.
Đó là Hoả hầu của Đạo Gia.
Bất đắc cần, bất đắc đãi 不得勤不得怠 (Không quásiêng, không quálười). ĐólàHỏa Hầu của Thích Gia.
Tam nguyệt bất vi Nhân 三月不違仁(Trong ba tháng lòng chẳng lìa điều Nhân.)[5] Đó là khẩu quyết của Nhan Uyên.
Ngô nhật tam tỉnh 吾日三省 [6] (Ta một ngày xét mình 3 lần) Đó là Hỏa Hầu của Tăng Tử
Nhật tri kỳ sở vong; Nguyệt vô vong kỳ sở năng 日知其所亡, 月無忘其所能 [7] (Mỗi ngày biết đã làm gì sai sót; mỗi tháng không quên đã làm được những gì). Đó là khẩu quyết của Tử Hạ.
Giới thận hồ kỳ sở bất đổ. Khủng cụ hồ kỳ sở bấtvăn.[8] 戒慎乎其所不睹. 恐懼乎其所不聞 .
E dè cái mắt không nhìn,
Tai nghe không nổi cho nên hãi hùng.
Đó là Hỏa Hầu của Tử Tư.
Tất hữu sự yên nhi vật chính, tâm vật vong vật trợ trưởng.[9] 必有事焉而勿正心勿忘勿助長 (Muốn bồi dưỡng khí hạo nhiên, đối vối việc phải, mình đừng hốp tốp mà cầu cho mau xong; đừng có xao lãng, và đừng có nong sức trưởng thành của công việc).[10] Đó là khẩu quyết của Mạnh Tử.
Phát phẫn vong thực[11] 發憤忘食(thích học đến quên ăn). ĐólàVõhỏa khẩu quyết của Khổng Tử.
Lạc dĩ vong ưu[12] 樂以忘憂(Khi biết thêm được điều gìhay, thìvui đến quên lo). ĐólàVăn Hỏa khẩu quyết của Khổng Tử.
Bất tri lão chi tương chí [13] 不知老之將至 (Không biết tuổi giàđãđến). ĐólàChíThành, không ngừng nghỉ, vàHỏa Hầu thuần vậy.
Hỏa Hầu thuần, là Đan thành vậy. Thế là Công phu làm thánh hoàn tất vậy.
[1] Đem Thận gian động Khí.
[2] Về cất giữ tại Đan Điền.
[3] Hệ Từ thượng, chương VII, tiết 2.
[4] Đạo Đức Kinh, ch. 6.
[5] Luận Ngữ, Ung Dã, 5.
[6] Luận Ngữ, I, 4.
[7] Luận Ngữ, XIX, 5.
[8] Trung Dung, ch. I.
[9] Mạnh Tử, Công Tôn Sửu thượng câu 2. Xem James Legge, The Four Book, p. 190.
[10] Mạnh Tử, Đoàn trung Còn dịch, tr. 90.
[11] Luận Ngữ, Thuật Nhi, câu 18.
[12] Luận Ngữ, Thuật Nhi câu 18.
[13] Luận Ngữ, Thuật Nhi câu 18.
st: Lê Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
Ngày Dương Công Kỵ Nhật - Chọn Ngày Giờ
Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/