Đạo Học
08/09/2021 - 11:11 AMLê Công 660 Lượt xem

TÀI VÀ BẤT TÀI

Trang Tử cùng các đệ tử, một hôm, đi chơi trên núi. Thấy một cây to, cành lá rƣờm rà.
Một ngƣời thợ rừng, đốn cây chung quanh, mà không động đến cây ấy. Trang Tử hỏi: “Vì
sao không đốn cây nầy?” Ngƣời đốn cây nói: “Cây nầy thịt nó vô dụng”…Trang Tử nói:
“Cây nầy nhờ vô dụng mà khỏi chết”(ám chỉ kẻ để ngƣời lợi dụng đƣợc, nên gọi là hữu
tài…)
Qua khỏi núi, Trang Tử ghé thăm ngƣời quen. Chủ nhà mừng rỡ, bảo đứa ở đem chim
nhạn làm thịt. Đứa ở hỏi: “Một con biết kêu, một con không biết kêu. Giết con nào?” Chủ
nhà nói: “Con không biết kêu”(ám chỉ để ngƣời lợi dụng đƣợc, nên mới có kẻ đời không lợi
dụng đƣợc phải bị hại: mà ngƣời đời cho là bất tài…Đây Trang Tử muốn chỉ hai hạng ngƣời,
chỉ vì bị hạn định trong hành vi mà bị luỵ…)
Hôm sau, đệ tử hỏi Trang Tử: “Cái cây trên núi vì bất tài mà sống, con nhạn, vì bất tài
mf chết. Vậy thời, hữu tài hay bất tài cũng đều luỵ cả. Giả nhƣ Thầy phải xử trí thế nào?”
Trang Tử cƣời và đáp: “Cái đó cũng tuỳ theo cảnh…Chỉ có kẻ vƣợt thoát ra khoảng Tài
và bất Tài mới yên thân đặng. Chỉ có kẻ đạt đƣợc cái Lý của Đạo và thông đƣợc cái Chuyển
của Đạo rồi, giữ lấy mực vô vi mà xử sự, mới đặng toàn thân thôi. Những kẻ ấy, đứng ngoài
chỗ khen chê (nên đời không lợi dụng đƣợc. Bởi nô lệ lấy tiếng khen chê, mới làm đƣợc con
vật sai sử cho kẻ khác lợi dụng), lúc lên nhƣ rồng, lúc sà nhƣ rắn, biến thông theo thời cảnh,
không cố chấp trong chỗ thành kiến chi chi. Địa vị có cao, hèn cũng tuỳ thời mà thuận cảnh,
cứ để vạn vật yên trong chỗ tự nhiên…rồi thì, tới đâu hay đó, không còn phải lo sợ gì nữa
(Chỉ có kẻ đứng trên chỗ Tài và Bất Tài; kẻ hiểu và thông lẽ biến chuyển của Đạo, linh hoạt
trong Chân tính đồng lý với Đạo, là không luỵ thân mà thôi. Hễ liệt vào chỗ Tài hay bất Tài,
chỗ tài và bất tài đây, không phải là cái Tài thật của mình, mà là cái tài của kẻ khác ban cho,
vì họ dùng đƣợc mình, là còn để cho Đời đả động đến đƣợc, chỉ bực siêu nhân, đời không
còn gọi là tài hay bất tài cho đặng nƣa…thì mới mong đặng toàn thân thôi). Đó là cái hành
động của Thần nông và Huỳnh đế. Đến những bực tự xƣng là Thánh trí ngày nay (ám chỉ
Đức Khổng Tử và các đệ tử) thời làm trái lại. Thế nên thiên hạ thì loạn, còn việc làm mình
thì hƣ hỏng…Vì hễ có tụ có tan, đặng rồi kế mất. Làm đặng thì con ngƣời chê, giỏi thì có kẻ
ghét…(Thần Nông Huỳnh Đế không lợi dụng thiên hạ, nên thiên hạ thái bình. Đến Nghiêu
Thuấn về sau, dụng tƣ tâm bày Nhân Nghĩa…để làm con ngƣời không đƣợc toại sinh trong
cái Bản tính mình nữa, nên đời loạn…Bởi dụng kẻ hiền nhân quan tử(con nhạn biết kêu) mà
kẻ tiểu nhân hèn hạ (con nhạn không biết kêu) mới bị thừa thãi khinh miệt…Lúc bấy giờ kẻ
hữu tài hay bất tài đều phải luỵ cả, vì không còn là mình nữa. Luỵ đây là luỵ cái Chân tính
mình vậy. Bây giờ cũng nhƣ trƣớc kia, chỉ có kẻ Siêu Nhân, vƣợt thoát ra khỏi khoảng tài và
bất tài, là toàn thân. Kẻ giải thoát đặng là cái tiếng khen chê của dƣ luận, là kẻ không để
ngƣời lợi dụng đƣợc mà thôi. Bởi nô lệ lấy tiếng khen chê, mà đời lợi dụng cái tính hiếu
danh của ta đƣợc vậy)
Đệ tử hãy ghi nhớ lời nầy: chỉ có bực đạt đƣợc cái Lý và thông đƣợc cái Chuyển của
Đạo là trƣờng cửu mà thôi (Lỗi này, cũng chỉ tại Kẻ để cho ngƣời lợi dụng, kẻ nô lệ lấy tiếng
khen chê, không đủ sức tự cƣờng, tự kiện…mới tạo ra hạng ngƣời lợi dụng. Trách kẻ lợi
dụng ta, đúng lý hơn, phải trách ta, là kẻ để cho ngƣời lợi dụng. Thật vậy, nếu không có hạng
ngƣời bị lợi dụng, thì làm sao có sanh ra hạng ngƣời lợi dụng. Chỉ nhƣ kẻ đứng ngoài vòng
dƣ luận, đứng trên chỗ Tài và Bất Tài (của kẻ khác bày ra để lợi dụng theo tƣ ý họ) thì làm
sao đòi lợi dụng họ đƣợc mà bị luỵ…? Xử trí đƣợc nhƣ thế, chỉ có ngƣời am hiểu đƣợc cái
Lý và cái Chuyển của Đạo mà thôi. Bởi Chân Nhân làm mà không bao giờ mắc trong cái
làm, ở trong sự mà không bao giờ mắc trọng sự nên đƣợc giữ toàn chân lạc phúc. Vì sao? Vì
Chân Nhân sống trong cái chuyển, tức là trong một trạng thái của Đạo, mà tấm lòng vẫn yên
trong cái Lý, nên không bận, không mắc trong những trạng thái tạm thời…thì làm sao phải
luỵ đến Thiên Chân.
~o~o~o~o~o~o~o~
THU THUỶ
Lúc nƣớc thu dƣng, trăm rạch đổ vào Huỳnh hà. Lòng sông rộng cho đến đứng bờ nọ,
ngó qua bờ kia không phân biệt bò với ngựa. Thấy vậy, Hà thần đắc ý cho trong thiên hạ
không còn ai hơn mình. Thuận dòng đi tới biển bắc, ngó qua hƣớng đông, không thấy mé,
mới than với Hải thần: “Lời tục nói: kẻ biết ít cho không ai hơn mình. Lời ấy để nói tôi thì
phải. Tôi thƣờng nghe chê chỗ thiếu học của Trọng Ni, nghe khinh lòng nghĩa sĩ của Bá di,
mà tôi không tin. Nay tôi mới thấy chỗ nan cùng của ngài. Nếu tôi không đến thọ giáo với
Ngài, thì hại cho tôi lắm, vì các nhà đại phƣơng sẽ chê cƣời tôi”
Hải thần nói: “Cùng ếch giếng không thể nói biển đặng; nó biết có cái hang mà thôi.
Cùng con trùng mùa hạ, không thể nói giá tuyết đặng; nó biết có một thời mà thôi. Cùng kẻ
sĩ hẹp hòi, không thể nói Đạo đặng; nó bị ràng buộc trong giáo thuyết nó mà thôi. Nay ngƣơi
ra khỏi lòng sông, thấy biển cả mà biết tự hổ. Vậy thì nói đại lý với ngƣơi đặng. Dƣới trời,
nƣớc không đâu nhiều hơn biển. Đó là nơi muôn sông chảy về, không bao giờ ngƣng, mà
không bao giờ vơi. Rồi nƣớc biển lại chảy qua ngả đông, không bao giờ thôi, mà không hề
lƣng. Xuân, thu, mƣa, nắng không đổi nó, mà nó cũng không hay. Hơn rạch sông không biết
lƣợng số nào, mà ta chƣa thƣờng cậy đó là nhiều, khi ta tự sánh với Trời Đất Âm Dƣơng. Ta,
trong trời đất, chẳng khác đá nhỏ, cây nhỏ trong núi lớn. Đã rằng là ít, sao gọi mình nhiều?
Bốn biển ở trong trời đất, chẳng phải cái hang nhỏ ở trong chầm lớn hay sao? Vạn vật, lấy số
muôn mà nói, thì ngƣời đƣợc có số một mà thôi. Lấy chín châu, là nơi lúa thóc sanh sản,
thoàn xe thông hành mà sánh, thì ngƣời cũng không qua số một. Ngƣời đối với Vạn vật, khác
nào một cái lông trong mình ngựa. Chỗ liên hiệp cửa ngũ đế, chỗ tranh giành của tam hoàng;
chỗ lo lắng của ngƣời nhân, chỗ nhọc nhằn của quan sĩ, rốt lại có chi; Bá di từ ngôi, lấy đó
làm danh, Trọng Ni nói ra, gọi vậy là rộng. Mấy hạng đó tự cho mình là nhiều, khác nào
ngƣơi trƣớc khi thấy biển”
Hà thần hỏi: “Vậy thì tôi cho trời đất là cực đại, cái lông là cực tiểu, có đƣợc không?
Hải thần nói: “Không đƣợc. Muôn vật biến chuyển không cùng, thời giờ thi mãi không
dừng, số phận dời đổi không thƣờng, trƣớc sau liên tiếp không thôi. Ấy nên, đứng chỗ biết
rộng đây mà xem việc xa gần, thì thấy nhỏ ta không cho là ít, thấy lớn không gọi là nhiều; đó
là biết đƣợc chỗ biến không cùng. Luận qua kim cổ thì việc đã qua, không vì đó mà ƣu tƣ,
việc đƣơng thời không lấy đó làm bận lòng. Đó là biết đƣợc chỗ không dừng của thì giờ. Xét
việc lƣng vơi, thì đặng không vui, mất không buồn; đó là biết đƣợc chỗ không thƣờng của sổ
phận. Thấy đặng nhƣ vậy, thì sống không mừng, chết không lo. Đó là biết đƣợc chỗ trƣớc
sau liên tiếp vậy.
Chỗ biết của ngƣời, ít hơn chỗ không biết. Thủa sanh ra không bằng thủa chƣa sanh.
Muốn lấy chỗ cực tiểu của mình mà cầu hiểu tận cái cảnh của cực đại, thì là mê loạn và là
một đều ngu xuẩn đó. Thế thì, làm sao biết cái lông đủ để làm cái mẫu của cái cực tiểu, làm
sao biết trời đất đủ để làm cái mẫu của cái cực đại?”
Hà thần hỏi: “Luận giả trong đời đều nói: “Một vật tán ra rất nhỏ thì thành ra vô hình;
một vật tăng cho thật lớn, thì là vô cùng, có thật vậy không?”
Hải thần nói: “Tự nhỏ xem lớn, làm sao thấy trọn; tự lớn xem nhỏ, làm sao thấy rõ.
Tinh, là mọn mạy của nhỏ; thô, là to tát của lớn. Tinh với thô đồng có trong mỗi vật. Vật vô
hình không phân chia đặng; vật vô cùng không hạn định đặng. Cái mà luận, nói đặng, là cái
thô của vật, cái mà y xét đặng là cái tinh của vật. Còn cái mà lời không thể luận, ý không thể
xét là bởi nó không phải tinh, không phải thô, cái đó là cái trực giác, phải dụng tâm hiểu nó
mà thôi.
Nhờ trực giác mà đại nhơn làm nhiều việc khác hơn tiểu nhơn, nhƣng không khinh bỉ
tiểu nhơn là hạng không trực giác. Đại nhơn nầy, tƣớc lộc của không đủ khuyến, hình phạt
không đủ nhục, bởi họ biết phải quấy không phân đặng, lớn nhỏ không hạn đặng. Bởi vậy
mới có lời nầy: “Bậc đại nhơn, không ai nghe danh, ngƣời chí đức không tìm chi hết, đấng
đại nhơn không còn cái Ta (bản ngã), vì họ đã nhập làm Một cùng Vũ Trụ.”
Hà thần hỏi: “Nhờ đâu mà phân chỗ trong ngoài của vật, chỗ quý, chỗ tiện, chỗ nhỏ,
chỗ lớn?
Hải thần nói: “Lấy con mắt Đạo mà xem, thì vật không có quý tiện. Lấy con mắt vạn
vật mà xem, thì vật có quý có tiện, là bởi vật nào cũng tự quý, nên khi sánh lại với ngƣời,
thƣờng cho vật khác là tiện. (Đứng trong phạm vi bản ngã). Trong con mắt ngƣời tục, sự
phân quý tiện thƣờng lại không tại nơi mình. (Bị nhốt trong phạm vi tập quán). Lấy con mắt
khách quan và tƣơng đối mà xem, thì vạn vật là lớn khi đối với cái nhỏ, là nhỏ khi đối với cái
lớn. Biết trời đất nhỏ nhƣ hột lúa, biết cái lông lớn nhƣ hòn núi, cũng nhờ con mắt ấy. Đứng
phƣơng diện công ích mà xem, thì vạn vật, nhơn chỗ sở trƣờng của nó mà đặng gọi là hữu
ích; nhơn chỗ sở đoản của nó mà gọi là vô ích. Biết đông, tây là hai lẽ phản đối nhau không
thể không vậy cho đặng, cũng nhờ con mắt đó. Tuỳ theo chỗ thích hợp của mỗi ngƣời, thì
trong vạn vật, cái chỗ của ngƣời nầy, tức là không còn cái chỗ thích của ngƣời kia. Nghiêu
với Kiệt có chỗ hạp, có chỗ không hạp. Xƣa Nghiêu, Thuấn nhƣờng ngôi mà làm vua; còn
Khoái cũng nhƣơng ngôi mà phải mất. Thanh Võ tranh mà đặng ngôi; Bạch Công tranh mà
phải chết. Do đó mà coi, trong lẽ tranh, nhƣợng, trong hạnh của Nghiêu, Kiệt, quý tiện tuỳ
thời chƣa lấy đó làm mực thƣờng đƣợc. Cái tƣơng lê dùng phá thành, không dùng lấp hang
đặng; phƣơng pháp khau. Ngựa kỳ kỳ một ngày lƣớt ngàn dặm, mà không bắt chuột đặng,
nhƣ mèo; tài năng khác nhau. Chim ụt ban đêm, mắt tỏ đến bắt rận, đếm lông nó đặng, mà
ban ngày, hòn núi sờ sờ không thấy đặng; tánh khác nhau. Nên, muốn có phải mà không có
quấy, muốn có trị mà không có loạn là chƣa rõ cái Lý của Trời Đất, cái Tình của Vạn vật. Ấy
là mơ tƣởng Trời mà không Đất, Âm mà không Dƣơng đó. Muốn phân hai lẽ tƣơng phản đó
ra làm hai vật có thật, thì là Ngu. Đế vƣơng tranh nhƣợng nhau, hễ sái thì nghịch tục, gọi là
soán, còn nhằm thì thuận tục, gọi là Nghĩa.
Hà thần nầy, ngƣơi hãy lẳng lặng mà xét lại, ngƣơi sẽ rõ cái gốc của Quý, Tiện, của
Đại, Tiểu.”
Hà thần: “Vậy thì bây giờ tôi phải làm đều gì? phải không làm đều gì? nhận cái chi?
Tôi phải sao đây?”
Hải thần nói: “Đứng bên phƣơng diện Đạo, có chi gọi là Quý, có chi gọi là Tiện, có chi
gọi là ít, có chi gọi là Nhiều, có Một mà thôi. Để cái chi ra ngoài Đạo, là lầm đó. Phải theo
thời theo thuở. Phải nghiêm nghị nhƣ một vị quốc quân không tƣ đức; tự nhiên nhƣ một vị
địa thần không tƣ phúc. Muôn vật một hạng, không vắn không dài. Đạo không chung thỉ, Vật
có tử sanh, không thƣờng. Dinh hƣ chung thỉ nối nhau. Đó là nói cái phƣơng của đại nghĩa,
luận cái lý của vạn vật. Mạng sống của vạn vật qua nhƣ ngựa chạy, không động biến, không
đổi dời. Hỏi: “Phải làm đều gì? phải không làm đều gì?...” có chi lạ, phải đo đƣờng biến
chuyển của tạo hoá, phải theo thời theo buổi; có bao nhiêu đó mà thôi.”
Hà thần hỏi: “Vậy chớ chỗ quý của Đạo là chỗ nào?”
Hải thần nói: “Ngƣời biết Đạo thì thông lý. Thông lý thì rõ quyền. Rõ quyền thì không
vật nào hại đƣợc. Ngƣời chí đức vô lửa không nóng, xuống nƣớc không ngột. Lạnh, nóng
không hại đặng; cầm thú không phạm đặng. Nói vậy, chẳng phải là nói ngƣời chí đức không
sợ mấy chố nguy hiểm đó, ấy là muốn nói, ngƣời chí đức xét kỹ lúc tới lui nên lánh nguy,
cẩn thận cử chỉ nên khỏi hoạ. Nên nói: “Trời ở trong, ngƣời ở ngoài. Đức ở nơi Trời” Phải
cho trời đặng siêu xuất, hầu cho hành vi hạn với bổn nguyên.
Hà thần hỏi: “Sao gọi là Trời, sao gọi là Ngƣời. Hải thần nói: “Ngựa bò bốn cẳng đó là
Trời, (bản tánh của nó). Ngựa ngậm hàm thiết, bò đeo khuyên nơi mũi, đó là ngƣời, (nhơn
Đạo, trái với bản tánh). Ngƣời không đặng ém Trời, nhơn tạo không đặng hại thiên nhiên, hƣ
nguỵ không đặng phá chơn thật. Phục hồi cái bản tánh mình lại, đó là trở về Chân Lý”
- Trang Tử -
~o~o~o~o~o~o~o~
BỆNH QUÊN
Nƣớc Tống, có ngƣời tới tuổi trƣởng thành, khi không mắc phải bệnh Quên. Buổi sớm
ai cho cái gì, buổi chiều đã quên. Ngày nay làm cái gì, ngày mai đã quên. Ra đƣờng quên tới
đi, ở nhà quên tới ngồi. Những đều làm trƣớc kia, bây giờ quên hết, bây giờ làm chi, sau nầy
cũng quên mất.
Có ông thầy nƣớc Lỗ (ám chỉ Đức Khổng Tử) đến xem trị giúp, ngƣời nhà hứa sẽ chia
hai gia sản, nếu chữa hết…
Ông thấy nói: “Bệnh quên nầy, dầu cùng kiến, thuốc men, cũng không sao chữa đƣợc.
Vậy thì ta, thử hoá cả tâm tính, may ra có thể cứu đƣợc chăng? Bằng không đƣợc, thì ta phải
chịu phép.
Nói xong ông Thầy, thấy ngƣời bệnh biết xin áo khi trần mình, xin cơm cháo lúc bụng
đói, xin đem ra sáng lúc ở trong tối…Ông nói: “Bệnh này cứu đƣợc, nhƣng phƣơng pháp ta
rất mật nhiệm, không truyền cho ai đƣợc…”
Ông bèn đóng cửa kín lại, để ngƣời bệnh và ông trong một phòng mà thôi. Không biết
ông làm gì, mà bảy ngày sau, cái bệnh lâu ngày kia, lại tức khắc khỏi ngay. Lạ thay! Khi
ngƣời bệnh tỉnh trí nhƣ thƣờng, thì nổi cơn giận dữ, rầy mắng ngƣời nha, lại cầm dáo đuổi
theo ông Thầy…Ngƣời ta bắt lại, hỏi vì sao giận dữ nhƣ thế, thì ngƣời bệnh kia nói: “Hỡi ôi!
Lúc trƣớc ta khoan khoái vui sƣớng là thế nào! Trời Đất có, hay không, ta cũng không cần
biết. Bây giờ ta phải ký chú trong trí nhớ nào những đều đã qua vài mƣơi năm về trƣớc, nào
những việc đặng, việc thất; việc buồn, việc vui; việc thƣơng, việc ghét…lại còn phải lo lắng
sự sẽ đến sau nầy. Ta chỉn e từ đây, có muốn đƣợc một phút vô tâm lạc thú ấy thì liệu phải
làm thế nào cho đƣợc nữa. Tử Cống nghe câu chuyện ấy, hỏi nghĩa nơi Đức Phu Tử. Ngài
nói: “Ngƣơi hiểu sao nổi; Hồi, nó có thể hiểu mà thôi”. (Liệt Tử)
Lời bàn: Ngƣời mắc bệnh quên đây, là ám chỉ bực Chân nhân đã diệt Bản ngã siêu hình
rồi, nghĩa là đã đến chỗ cùng tột của sự Giải thoát. (Xem bài Bản Ngã siêu hình)
Đây cũng là cái nghĩa của câu: “Thỉ hồ thích nhi vị thƣờng bất thích giả, vong thích chi
thích giả, của Trang Châu. Ngài cho rằng làm mà còn hay mình làm, cái làm ấy chƣa toàn.
Hữu đức mà không dè mình hữu đức mới thật là hữu đức. Cái Toàn Thiện chỉ ở trong chỗ
Vô Tâm vậy.”
Thật vậy, bực Chân Nhân, là kẻ đã sống thuận với Đạo, nên làm mà vô tâm, nhƣ ngũ
tạng ta lúc mạnh, nó vẫn linh hoạt mà ta không dè nó có. Đến khi có một tạng nào sống
không thuận, nghĩa là sống không đồng nhịp với cái sống chung của Toàn thể: bấy giờ ta
mới hay nó là Có. Tạng phủ nào không sống thuận với cái sống chung của toàn thể châu
thân, ta mới hay nó là Có. Sự đau đớn, tức là cái khổ hạo cho ta biết rằng, ta đã làm trái với
lẽ tự nhiên (thiên nhiên) rồi vậy. Về sự ta đối với Đạo cũng thế. Nếu ta sống đặng trong Chân
tính nghĩa là sống đặng thuận với Đạo, thì ta không hay rằng mình là Có. Đến khi thấy mình
là Có, đó là cái triệu chứng rằng ta đã sống nghịch với Đạo, đó là ta khởi đầu có cái đau khổ
vậy.
Bây giờ ta muốn trở lại sống trong chỗ Vô Tâm, thì phải sống hoà làm một lại với Đạo,
thuận theo lẽ Trời. (Xem chƣơng Lẽ Trời). Đƣợc vậy, muốn biết có mình, cũng không thể
muốn đƣợc. Tuy rằng cái Ta đây Có đó thật, nhƣng ta bây giờ cũng không cần biết đến nó
Có hay không có mà làm gì…
Trời đất có cùng không ta cũng chẳng quản…

Nếu đặng sống trong cái Thƣờng tại của bản tánh thì những trạng thái biến đổi tạm thời
kia có gì phải quan tâm…Đã là tạm thời mà nói Thị nói Phi, thì cảnh qua, Thị, Phi, cũng vì
đó mà mất nghĩa, có gì phải kỳ chú vào trí nhớ. Cho nên Chân Nhân sống trong cảnh, làm
mà không mắc trong cái làm. Đến khi, bắt buộc phải kêu cái nầy là phải, gọi cái kia là quấy,
ép mình phải nhận những trạng thái tạm thời kia là thật, phân biệt trắng đen, đem mình nắn
theo hoàn cảnh…thời mới có khổ sanh ra vậy.
~o~o~o~o~o~o~o~
TRÍCH DỊCH MỘT ĐOẠN TRONG QUYỂN “INITIATIONS LAMAIQUES”
Đắc đến bực vô vi, rồi, chân nhân bây giờ mới biết ta có đây, chẳng phải Có để hành
động (theo môt mục đích chi chi) mà Có là vì Có (không thể không vậy cho đặng)
Cắt nghĩa bao nhiêu cũng không rõ bằng lấy cái chỗ tƣơng tự sau này mà nói, ta sẽ hiểu
đặng cái ý tƣởng của các bực chân nhân ấy.
Một vị Chân nhân nói với tôi rằng: “Thái dƣơng có làm việc hay chăng?” Thái dƣơng
nào có nghĩ rằng: “Ta sẽ phóng xạ điền quang ta cho ngƣời nầy, cho nó ấm, cho đồng ruộng
kia cho lúa nở, cho xứ nọ cho nhân dân đó hƣởng đặng Yến sáng đâu?” Mà bởi vì nó là Thái
dƣơng, bản tánh nó là Nóng và Sáng, nên nó phải soi, nó phải truyền sự sống ấm áp cho cả
loài vật”.
Nói về bực Tchangtchou Semspa, một nhân vật rất cao trọng, toàn trí, toàn đức, toàn
nhan, cũng một thế. Bởi cái tự tánh của ngƣời rất mẫn nhụê, cái thần năng của ngƣời rất nhân
ái, nên tự nhiên phải phát lộ ra để bao bọc, soi sáng hết mọi vật, từ những bực Tiên Thánh ở
tột cõi trên, đến những hạng cùng dân khốn nạn bị doạ lạc dƣới cõi diêm phù…
Cái điều kiện tối yếu để lên tới bực cao siêu ấy, là phải tận diệt Bản ngã trong cả
phƣơng diện…Bởi thế mới có nói rằng: “Niết bàn tức là chỗ tuyệt diệt của ý muốn”(ý muốn
đây là muốn nói về cái hành vi còn mong kết quả, cái hành vi còn chủ động tức là cái hành vi
hữu ý trái nghịch với hành động vô vi. Bởi thế mới dịch là Ý Muốn, không dịch theo nghĩa
thƣờng là Tình dục đặng. Độc giả phải để ý rằng chữ hữu ý dụng trên đây không giống chữ
hữu vi của phần nhiều hay dùng chút nào cả. Ngƣời ta thƣờng đem chữ hữu vi để dụng vào
một nghĩa rất thô. Không đúng với cái nghĩa muốn dùng ở đây.)
Con đƣờng đi tới đây chƣa phải là cùng. Nhƣng mà bực naldiorpa, bấy giờ có thể lên
tận trên chót vót những lẽ huyền bí siêu hình của cái Tâm. Kỷ luật, quy tắc, nghi lễ…không
còn nghĩa lý gì đối với họ nữa. Chỉ còn có một sự Thiền định, mà họ thƣờng sánh với một sự
lƣu linh thả rong rất phóng khoáng tự do trên những đảnh núi tuyệt vời, đƣợm nhuần một
màu không khí rất êm đềm, mát mẻ và thanh trong…
Trên những cõi mênh mông cao địa của Tinh thần, mà ta vẫn thấy đặng có cái bóng rất
thô trong những cảnh tịch mịch thanh phong của dãy Tuyết Sơn, bấy giờ cái lối đƣờng mòn
đã bặt dấu…Ta không còn thể theo hỏi, trông đặng các bực chân nhân đã hoàn toàn giải
thoát, đã thấy đặng chỗ tự do tuyệt đích của cảnh Niết Bàn rồi…
Có khác nào cái dấu con chim bay giữa trời xanh mây bạc, con đường của họ bây giờ
thật rất khó lòng mà tìm trông cho thấy vết bóng nữa.
~o~o~o~o~o~o~o~
CHÂN NHÂN
Chân nhân, theo quan niệm Toàn chân, không phải là một bực phi thƣờng, một bực siêu
nhân. Chân nhân là ngƣời có sống đặng trong cái sống tự nhiên, trong cái sống của chân thể
mình vậy. Khác chân nhân, là những ngƣời chƣa có sống. Bởi thế Toàn chân không phân
biệt nhiều ngƣời…giai cấp, cao thấp gì cả…chỉ thấy có Ngƣời mà thôi. Nhƣng ngƣời có hai
lúc, lúc chƣa sống và lúc sống, mà chân nhân là ngƣời có sống. Thế thì phần đông con ngƣời
chƣa có ai sống cả hay sao? Và ta phải làm cách nào để phân biệt chân nhân với ngƣời? Tự
Động là có sống, Bị Động là chƣa có sống.
Phần đông con ngƣời nói thƣơng, nhƣng có ai thƣơng thật chăng? Ta thƣơng ngƣời
nầy, là bởi họ đồng ý với ta, hoặc bởi họ thƣơng ta. Nếu họ không thƣơng ta nữa, hoặc không
đồng ý với ta nữa, liệu ta có còn thƣơng họ đƣợc nữa chăng? Cái gì làm cho ta thoạt thƣơng,
thoạt ghét đó? Cái thƣơng của ta là bị động, chớ không phải tự động mà có, ta có thể gọi nó
là có thật chăng? Có thật đây, là có một cách tự bản tự căn. Một lẽ bất thƣờng do nơi ngoại
cảnh biến đổi, còn đƣợc kêu là một lẽ thật chăng? Thế thì sao lại còn đƣợc gọi là thƣơng?
Ngƣời chƣa có thƣơng chƣa có ghét, thời chƣa gọi là có sống. Vậy ngƣời chƣa có sống, làm
sao biết có sƣớng khổ mà bàn mãi về sự sƣớng khổ? Chỉ có ngƣời có sống mới biết có sự
sƣớng khổ, hay không mà thôi. Nhƣng ngƣời có sống, lại không bao giờ thấy có sƣớng khổ,
cho nên không nhận cho đời là có sƣớng khổ vậy, cái sƣớng do nơi khổ mà có đó. Nó chỉ có
là đối với những ai chƣa có sống, họ nhận lầm mà thôi.

Có kẻ sẽ nói rằng, nếu không có hoàn cảnh hiện ra trƣớc mắt thì lấy gì có ý tƣởng
thƣơng, ghét? Vậy gọi tự động thì không trúng, vì xƣa nay có ai thƣơng mà không có một
chủ quan một khách quan chăng? Nới thế đúng lắm, nhƣng đúng với kẻ còn sống trong cái
quan niệm tƣơng quan, hiểu nghĩa chữ thƣơng ấy theo sự thƣơng ghét của lẽ thƣờng, thƣơng
là vì có chỗ vừa ý, tất nhiên chỗ không vừa ý nữa là ghét ngay. Cái thƣơng ấy, sở dĩ có cái
ghét liền bên, bất thƣờng nhƣ thế làm cho ngƣời phải vì cái thƣơng mà khổ, là tại nó do nơi
một chủ động nào để làm cốt cho sự thƣơng ấy. Lẽ cố nhiên là cái cốt ấy không còn, thì sự
thƣơng ấy không thể tồn tại nữa đặng. Lấy một cái chủ động nào để làm cốt cho sự thƣơng,
Toàn chân goi đó là Bị Động vậy. Hễ lấy một cái chủ động chi chi làm cốt cho tình cảm, thì
đó tức là mong cho hành vi mình có kết quả. Mà hễ mong có kết quả thì đó là ta tạo ra cái
khổ rồi vậy. Thế là nghĩa gì? Trong lúc ta làm, để mong một kết quả chi chi, thì ta không thể
yên vui đặng, vì cái kết quả đó chƣa tới. Đó đã dành. Nhƣng đến khi đạt đƣợc mục đích ấy
rồi, thì lại sẽ lo sợ cho nó mất đi chăng, thế thì sự yên vui cũng là tạm thời chớ chƣa phải là
chắc chắn, đừng nói chi không đạt đƣợc mục đích, cái khổ về sự thất vọng lại càng giết
ngƣời ta mau chóng nữa kia. Có phải đó là hành vi tạo Khổ chăng? Cái sự Thƣơng của chân
nhân rất khác xa…Cái thƣơng ấy nó vô tâm mà bao trùm, phảng phất nhƣ mùi hƣơng của
hoa nở bay ra, không riêng gì cho ai,..ai biết thì biết, ai không biết cũng không bận gì đến
lòng đặng. Cho nên ta không thể hiểu chữ thƣơng ấy theo cái nghĩa chữ thƣơng theo phần
nhiều ngƣời ta đã hiểu xƣa nay.
Chân nhân của Toàn chân quan niệm là thế, không gì là khó khăn, không gì là huyền bí
cả…(Xem Toàn Chân pháp luận chƣơng Chân nhân và Xã hội)
~o~o~o~o~o~o~o~
Toàn chân không phải bảo ta chớ lo đời…Đã là một phần tử trong một toàn thể thì làm
sao mỗi hành động ta lại không có ảnh hƣởng ít nhiều đối với đời? Dầu ta có muốn tách
riêng với đời cũng không thể đặng…Cách Toàn chân hiểu sự lo đời rất khác xƣa nay con
ngƣời phần nhiều đã hiểu. Xã hội hiện thời sở dĩ rối loạn là do nơi chúng ta lầm lạc về sự
đem cá nhân chủ nghĩa xen vào chỗ không nên xen vào. Về mặt tƣ tƣởng thì con ngƣời thích
làm con chiên con rất dễ ăn dễ dạy. Về mặt mƣu đồ vấn đề, vật chất, ăn mặc, thì con ngƣời
trái lại, đem chủ nghĩa cá nhân vào đó mà thi hành. Ta phải hiệp đoàn để làm việc, trái lại ta
phải đứng riêng một mình để tầm chân lý. Nếu ta biết đem quan niệm nầy mà thực hành
trong những hành động ta hằng ngày, thì mới trông dứt đặng cái nguồn lợi dụng, tức là sự ích
kỷ và tham lam. Bấy giờ ta mới mong diệt đặng những nỗi mây mù, làm cho ta lạc lầm
không phân biệt đặng sự TỰ TU TỰ NGỘ trong đƣờng tƣ tƣởng và sự HIỆP ĐOÀN trong
con đƣờng hành động.
Bởi con ngƣời hiểu lầm, không phân biệt hai lẽ nói trên đây, mà bên tƣ tƣởng giới…con
ngƣời cam chịu làm con nộm, mặc tình ai sai sủ thế nào cũng đặng, cam chịu làm một đoàn
chiên con rất dễ dạy, rất phục tùng…các bực tự xƣng là hƣớng đạo, tự xƣng là giữ độc quyền
chân lý. Trái lại, về phần mƣu đồ sự yên ổn vật chất, về những vấn đề ăn mặc…thì con ngƣời
lại đem cái chủ nghĩa cá nhân ra mà thờ, khiến cho con ngƣời về phƣơng diện nầy lại hoá ra
nhƣ sói, nhƣ hùm,...chỉ cứ lo thâu trữ riêng cho mình, không quan thiết gì đến ai cả. Thế nên
về mặt tƣ tƣởng, ta thấy biến sanh ra biết bao nhiêu TÔN GIÁO TỔ CHỨC rất có trật tự, rất
có quy tắc, trong đấy tạo ra một hạng ngƣời mẫu, rất buồn chán…còn về mặt vật chất thì lại
sanh biết bao nhiêu cá nhân rất khác biệt nhau, không một ai cũng chịu hƣởng chung quyền
lợi với nhau, tạo ra biết bao nhiêu đều thống khổ về sự tham lam lợi dụng tàn bạo…Sự hiểu
biết của Toàn chân (Toàn Chân, là Bảo Toàn Thiên Chân hay là Chân thể. Các độc giả chớ
lầm lộn nó với cái nghĩa của các đạo sĩ xƣa đã lạm dụng…nhƣ họ đã lạm dụng chữ Đạo, Đức
của Lão Tử vậy. Nghĩ rằng chữ dùng bên Đạo, thƣởng bị ngƣời sau không hiểu đến cái nghĩa
chánh của nó, hoặc lấy theo ý riêng mà hiểu nên chỉ càng lâu đời chừng nào, nó lại càng biến
thiên cái nguyên ý của nó chừng ấy. Bất đắc dĩ mới mƣợn chữ ấy để miêu tả ý riêng của
mình, vậy muốn khỏi sự hiểu lầm cho độc giả, mỗi chữ tác giả đều có giải thích cả. Độc giả
nên hiểu chữ ấy theo định nghĩa của tác giả. Dầu cái chánh nghĩa của nó không thật phải nhƣ
thế, độc giả cũng nên biết cho sự hiểu của tác giả chỉ ở trong chỗ định nghĩa ấy…mà thôi.
Xin các độc giả biết cho.) về sự lo đời có chỗ phân biệt nhƣ thế…Bởi vậy, Toàn chân rất cực
lực phản đối kẻ mong nhồi sọ con ngƣời về đƣờng tƣ tƣởng, đem những lý thuyết tự mình đã
gọi là hay, là phải mà ép buộc, rủ quên kẻ khác phải nghe theo, làm cho mai một cái sống tự
nhiên của tinh thần con ngƣời đi…
Toàn chân sở dĩ nói, chớ lo đời, là bảo chớ vội vàng đem nhân loạ bỏ vào cái khuôn tƣ
tƣởng sẵn của một cá nhân nào, (xem chƣơng Tế Độ Quần Sinh). Một cái Xã hội Tổ chức về
vấn đề nhu cầu vật chất, với một cái Xã hội Tổ chức về Tƣ tƣởng…rất khác nhau xa, học gỉ
nên biệt phân hai lẽ ấy…không vậy thì thật khó lòng mà hiểu đặng cái nguyên ý của tác giả.
Tuy nhiên, con ngƣời có quyền tự do của cá nhân, đem tƣ tƣởng mình ra trình bày với
đời, song phải biết cho đó là để giúp làm tài liệu cho ngƣời, ai thuận thì nghe, ai không thuận
thì thôi, chớ ta không quyền bảo tƣ tƣởng của ta là đúng, một cách tuyệt đối, nghĩa là phải
chung cho cả loài ngƣời, và mong đem nó nhồi sọ công chúng, tự lập ra một tôn giáo để đàn
áp tƣ tƣởng kẻ khác..( Xem quyển TOÀN CHÂN PHÁP LUẬN đang in).

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/