Đạo Học
08/09/2021 - 11:01 AMLê Công 454 Lượt xem

BẢN NGÃ BIỆN CHỨNG

(Biện chứng đây, không phải muốn nói về Biện chứng luận của nhà Siêu hình học
Hegel, mà là lối Biện chứng của Lão- Trang và Krishnamurti, nó tƣơng tự với cái lối Biện
chứng của Hegel.)
Trƣớc khi đƣợc Giải thoát, ta phải trải qua một thời kỳ hữu tâm, trong cái bản ngã cho
đến cực điểm, nghĩa là thật hữu tâm rằng Ta là khác với Vạn Vật.
Trƣớc hết con ngƣời sống trong cái Vô tâm cùng Vạn Vật mà không hữu tâm cái cách
sống toàn thiện của mình đó, nên phải trải qua một buổi đời hữu tâm trong Bản ngã cho đến
cực điểm, nghĩa là phá cái Vô Tâm rồi ta mới giải thoát đặng cái Bản ngã (cái Hữu Tâm) đó
mà trở về chỗ Vô Vi của Đạo (phá cái phá). Mới nghe, thật là khó hiểu, nhƣng hãy xem bản
đồ sau đây sẽ rõ hơn.
Bản đồ số 1

A
Lúc sơ khai: Ta sống trong cái
Sống Chung của Vũ trụ Vạn Vật
mà Vô tâm = Vô Vi
Vô Tâm
(Lập)

C
Giải thoát: Trở lại sống
trong cái Vô Vi của Vũ
trụ, nhƣng hữu tâm
= Hữu tâm mà Vô tâm
(Phi Hữu Phi Không
Diệc Hữu Diệc Không)
(Phá “cái phá”)

B
Tách ra làm một cái Bản
Ngã riêng biệt Sống trong
cái Tƣ Tâm = Hữu tâm
trong cái Bản ngã của mình
(Phá)


Bản đồ số 2
Bản ngã giúp cho ta hữu tâm trong cái Toàn thiện của mình, cũng nhƣ nó đã giúp cho ta hữu
tâm trong cái Bất toàn thiện của mình trong lúc chƣa giải thoát vậy (xem bản đồ số 1 và số 2)
(Luật Luân chuyển biến hoá của Vạn vật trong Vũ trụ có thể chia làm bao hồi rất phân biệt:
Trƣớc hết, thuộc về lúc cả thảy Vạn vật hoạt động vì bị một cái năng lực xô đẩy tới mãi, mà
tự mình không làm chủ đặng. Kế đó, thuộc về lúc con ngƣời, ngƣời bực thƣờng nhƣ ta bây
giờ đây. Lúc nầy con ngƣời biết mình có một cái hùng lực, tự tạo ra một nhân vật riêng, tức
là cái Bản ngã phân biệt mình và Vạn vật chung quanh. Con ngƣời lúc bấy giờ, phải bị
những luật tự nhiên chi phối, và những động lực ngoại thể đè nén. Lúc này con ngƣời có đủ
sức, tự gƣợng chõi lại với Đạo, nên mới tạo ra cái nghĩ có mình tức là cái Ta đây là Có. Xƣa
kia, chƣa đủ sức, nên thuận với Tạo Hoá, mới vô tâm, không hay mình có. Rồi đến lúc, thật
hữu tâm rằng Ta là có, mới biết Ta đây là giả, mới đem tán cái tƣ tâm ta trong Vũ trụ, thuận
lại với Đạo tức là trở lại sống một cách Vô tâm, không hay rằng mình là có nữa… Sau rốt,
con ngƣời đến lúc giải thoát, không còn Bản ngã nữa, vì biết mình cùng Vũ trụ tƣơng liên,
tƣơng ứng với nhau rất mật thiết. Bây giờ, không còn sống trong cái Sống tƣ của Bản ngã
nữa, mà lại sống trong Cái Sống Chung của Toàn thể… Ta bây giờ đƣợc sống trong cái Sống
hữu tâm trong cái Vô tâm siêu việt)
Thế thì, Bản ngã là một điều rất cần yếu (Chân Tính nhƣ con gà con vừa đủ lông, cánh, bản
ngã nhƣ cái vỏ bao ngoài. Lúc, gà con chƣa đủ sức… thì cái vỏ là có ích… đến lúc gà con đủ

A
Giỡn chơi với bóng mình
mà Vô tâm
(Lập)

C
Hiểu rằng Ta và Bóng ta là Một. Trở lại,
chơi với Bóng nhƣ xƣa (A) nhƣng hữu
tâm trong cái Vô tâm ấy
(Phá “cái Phá”)

B
Hữu tâm rằng Mình là khác với
Bóng nên Lo, Ngại, Sợ…
(Phá)


sức…cái vở bây giờ trở nên một đều hại lớn. Nếu gà con không tự mình đập bể cái vở ngoài
thì tức phải chịu hƣ hỏng chết mất. Phải đập bể vỏ để giải thoát lấy mình… đặng tiếp cùng
tạo vật mà sống cái Sống linh hoạt tự do vậy) vì con ngƣời muốn Toàn thiện trƣớc phải trải
qua chỗ cực điểm của nó, nhƣng nếu tới lúc quá độ rồi, thì nó sẽ thành ra đều trở ngại cho sự
giải thoát của ta (Ta nói rằng: “Trƣớc có một cái Toàn thiện mà vô tâm kế đó có một cái
Toàn thiện mà hữu tâm của kẻ đã nhận chân đặng cái Bản ngã và…tự nhận đặng cái đều hạn
định của mình, rồi mới tới cái sự giải thoát lấy tƣ tâm (Bản ngã), chừng ấy mới thật gọi là
Toàn Thiện vậy - Krishnamurti)
Đây chẳng phải là một lý thuyết trừu tƣợng mơ màng của trí não bày ra…và không
căn cứ vào sự thật nào cả. Ta hãy xem trong Vạn Vật chung quanh ta… thì sẽ rõ đó là cái lối
tự nhiên và thực tế của Vũ trụ… phải biến chuyển theo.
Ta phải nhớ rằng: Bản ngã và Chân tính là một, nhƣ Tƣơng đối và Tuyệt đối vậy. Tỉ
nhƣ trong cái Tịnh có cái Động, trong cái Động có cái Tịnh, ấy là luật mâu thuẫn quán thông
của các luật tự nhiên trong Vũ trụ. Đạo vừa là Tƣơng đối, vừa là Tuyệt đối, tuỳ theo ta đứng
vào mặt hình thể hay là tính lý. Vì phân tích ra để mà học, rồi quên đem ráp lại để hoàn
thành cái Đạo, mà con ngƣời lầm tƣởng rằng lẽ Tuyệt đối và lẽ Tƣơng đối khác nhau
xa…Bản tính và Bản ngã cũng thế: trong Bản ngã có Chân tính, trong Chân tính có Bản ngã;
chớ lầm tƣởng rằng Bản ngã là một món vật thật có nhƣ đá, sỏi, cây…mà diệt nó nhƣ ta giết
một con mãnh thú vậy. Bản ngã, tức là cái tâm lý kẻ tƣởng mình là riêng với Vạn Vật Vũ trụ.
Chân tính là cái tâm lý thấy mình là Một cùng Vạn Vật, Vũ trụ. Cho nên, Bản ngã tức là Ta
trong lúc mê, Chân Tính cũng là Ta, lúc ngộ. Diệt bản ngã, chỉ là diệt cái Ảo vọng, rằng ta là
riêng với Vạn Vật Vũ trụ và trở lại sống trong cái Sống của Bản tính…mà thôi.
~ ∞~∞~∞~∞~∞~
Biện chứng là gì? Ấy là cái lối tự nhiên của sự biến chuyển của Vạn vật trong Vũ trụ.
Hiểu đặng cái lối biện chứng và đem nó làm cái phƣơng pháp để truy tầm cái lý của mọi vật,
thì ta mới có thể thấu ngay đặng một cách rất chắc chắn.
Biện chứng, hằng ngày ta thấy xảy ra trƣớc mắt, chỉ vì ta không chịu để ý suy nghĩ mà
thôi. Kìa, một hột lúa, nếu ta phá nó ra, nghĩa là đem nó gieo xuống đất, thời một ít lâu nó
nứt mộng mọc thành cây lúa… Hột lúa bị phá, đã dƣờng nhƣ mất cái toàn mãn của nó rồi, vì
hột lúa, tự nó đã có sẵn cái mầm cây, lá, bông… sau này. Nếu ta không phá nó thì hột lúa
vẫn là một hột lúa mà thôi. Nếu không phá nó thì hột lúa vẫn là một hột lúa mà thôi. Nếu phá


nó ra, thì lúc nó bị phá, cây lúa mọc lên… cây lúa ây, chƣa gọi là đã hoàn toàn hoàn hiện cái
sự toàn mãn của cây lúa. Nhƣng, nhờ cái phá đó, cây lúa sanh ra trăm ngàn hột lúa khác.
Muốn đặng có trăm ngàn hột lúa ây, cây lúa phải bị phá lại, mới thành gié lúa… Nên phải có
hai lần chuyển… Hột lúa sau này, sánh với hột lúa trƣớc, vẫn đồng là hột lúa nhƣng, đặng
nhiều hơn và tốt hơn. Nếu hột lúa trƣớc kia không có bị phá thì sau nầy không có trăm ngàn
hột lúa khác. Cuộc sanh sanh hoá hoá vô cùng của Vạn vật, vẫn nhờ cách phá, và Phá cái phá
đó. Đó là lối sơ của biện chứng vậy.
Mùa xuân này, với mùa Xuân tới, vẫn là mùa Xuân, nhƣng nếu lấy biện chứng mà
xem, thì mùa Xuân tới không còn giống mùa Xuân này chút nào cả, nhƣ gíe lúa bây giờ
không còn giống hột lúa trƣớc kia.
Có kẻ lại hỏi: Nếu bảo phải diệt mất Bản ngã, không còn chi là Ta nữa, thì khác nào
trở lại cái Hông Chung của cây cỏ, thú vật sao ?(theo Thông Thiên học). Hỏi thế là không
hiểu lối biện chứng.
Trƣớc hết, con ngƣời trong cái thiên tính tự nhiên rất đơn sơ một mạc, kế đó thiên tính
ấy bị phái thành ra trí luận. Trí luận ấy muốn đến chỗ hoàn toàn thì phải bị phá lại, trở lại
thành trực giác, tức là cái thiên tính xƣa. Nhƣng cái thiên tính bây giờ không còn phải là cái
thiên tính xƣa kia, mà gọi là trở lại hồi đầu bằng một cách thoái bộ.
Lẽ Trời là thế, Vạn vật đều biến thiên theo lối ấy. Con đƣờng ấy là con đƣờng khu ốc,
chớ không phải con đƣờng thẳng.
Lấy một lẽ ấy mà suy ra muôn lẽ khác, cũng một thế. Hiểu đặng một cách rạch ròi
tinh tế lối biện chứng, là hiểu đặng cái lý thật của mọi sự mọi vật.
Biện chứng làm cho ta thấy rõ đặng cái Thiên ý: Vì sao con ngƣời, trƣớc kia là một
điểm Linh quang của Đạo, lẽ thì phải Toàn thiện Toàn mỹ, cớ sao lại phải bị đoạ lạc, hạn chế
trong cảnh sắc tƣớng đến truỵ lạc Thiên Chân, rồi phải chịu lắm nỗi khó khăn vất vả để giải
thoát lấy chỗ hạn định ấy, hầu một ngày kia phản bổn hoàn nguyên, trở lại sống trong cái
Sống của Chân Thể mà trƣớc kia ta đã sẵn một cách đầy đủ.
Cái tự tánh viên mãn của ta, ví nhƣ hột lúa. Cõi sắc tƣớng ví nhƣ cục đất (cát, bùn…)
Nếu không đem hột lúa gieo xuống đất, thì làm sao hột ấy, sau nầy trổ đặng trăm ngàn hột
lúa khác tốt hơn. Cái Linh quang của ta trƣớc kia, tuy đầy đủ, nhƣng nếu không bị phải cõi
sắc tƣớng phá ra, đến dƣờng bị truỵ lạc, thổi hoà vào một cõi hạn định, bất túc…thì điểm


linh quang ấy bất quá giống nhƣ hột lúa kia, vô dụng (Đây, là một cái ví dụ rất thô kệch,
không sao gọi có giống chút nào với sự thật…Chẳng qua là để cho ta hội ý mà độ hiểu một
điều không thể ta, nữa chỉ là ví dụ. Ví dụ ra đặng, là đã mất cái thật nghĩa của nó rổi. Trang
Tử nói: “Tề dữ ngôn bất tề, ngôn dữ tề bất tề…Cố viết: Vô Ngôn, Ngôn vô Ngôn”). Cái chỗ
Tận Mỹ là chỗ dung hiệp Đạo và Đức, Tuyệt đối và Tƣơng đối, ẩn và hiện một cách hoàn
toàn. Bởi thế, ta chớ lầm cho rằng: cõi sắc tƣớng là cái hoạ của con ngƣời, cái đều trở ngại
của sự Toàn phúc mà phải xem đó là một điều kiện tối trọng cho sự hoàn toàn viên giác.
Những câu:

“ Hồng trần là chốn lửa than
Thương con bể khổ đắm chìm”

Cũng những câu tƣơng tự cái ý nghĩa đó, cho đời là khổ, đều là của những ngƣời còn
mê lầm, chƣa hiểu đặng cái lối biện chứng của Vạn vật trong Vũ trụ.
Bởi cái lầm nầy, mới có những cơ quan giải thoát do nơi sự phản động, nhƣ duy tâm
phái, cho đời là Khổ nên bầy ra cái thuyết phiếm thê thoát tục, duy vật phái, cho đời là Khổ
nên bầy ra cái thuyết đồng sản…lấy đó làm cái phƣơng pháp tuyệt đích cho sự toàn phúc.
~o~o~o~o~o~o~o~

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/