LA KINH 36 TẦNG KÈM CHÚ GIẢI TIẾNG VIỆT MỘT CÔNG CỤ HỮU ÍCH CHO BẠN VÀ NGƯỜI THÂN, ĐÔI KHI MỘT THAY ĐỔI NHỎ CŨNG GIÚP CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN
Phong thuỷ là một “thuyết” được hình thành từ kinh nghiệm thực tế đúc rút lâu đời của cổ nhân qua các hiện tượng thiên nhiên, môi trường và hoàn cảnh sống. Đã từ lâu, con người nhận thấy rằng trong tự nhiên vốn đã tồn tại những quy luật nhất định nào đó, đôi khi mang tính thần bí khó hiểu, khó có thể giải thích căn kẽ bằng lời hay bằng một công cụ khoa học hiện tại nào đó. Vì những lý do trên mà phong thuỷ được xét vào là một trong những môn khoa học thực nghiệm. Nó là khoa học thực nghiệm bởi nó rất chính xác, có quy luật rất rõ ràng và được kiểm chứng qua thời gian. Các quy luật của tự nhiên vốn rất mạnh mẽ, rất ảo diệu. Với sức vóc nhỏ nhoi của con người chắc chắn không thể chế phục nó, kể cả cho đến ngày nay, khi mà nền khoa học hiện đại đã phát triển vượt bậc thì việc chế ngự cũng có thể nói là khó khả thi. Nên con người đã biết dựa vào các quy luật này để tìm lành, tránh dữ hay nói theo cổ nhân là xu cát tị hung.
Cổ thư về phong thuỷ truyền lại đến ngày nay có thể nói là rất nhiều, phần đa là có giá trị khoa học rất lớn và tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó cũng có nhiều man thư song song tồn tại. Man thư này có thể nói là do các giang hồ thuật sỹ bịa ra làm mê hoặc lòng người, làm cho phong thuỷ nhuốm màu sắc dị đoan, hoặc là họ đã sáng tạo trên sự hiểu biết riêng của mình rồi cho rằng cổ nhân sai. Tất nhiên, không thể khẳng định chắc chắn rằng cổ nhân tất cả đều đúng. Vấn đề chính ở đây là người học cần phải nghiên cứu kỹ lý thuyết và kết hợp với thực tế để kiểm chứng. Thực tế ở đây không phải là đem gia tộc, họ hàng, gia chủ ra mà làm chuột bạch. Phong thuỷ dương trạch nếu làm sai còn có cơ mà sửa chữa lại hoặc giả bỏ đi nơi khác mà sống. Âm phần thì sao? Mấy ai đã có can đảm và đủ kiến thức để biết rõ sai mà đào lên đặt lại.
Người học địa lý, không thể không biết đến la kinh và cách sử dụng. La kinh là một sáng tạo tuyệt vời của cổ nhân, nó chứa đựng những kiến thức rất tinh tuý được chắt lọc từ những kiến thức phong thuỷ thâm sâu. Đúng với câu “Ngôn ngôn vạn chữ, tóm lại chỉ ở một câu”. La kinh thật là lợi hại. Hiện nay, la kinh cũng có nhiều loại khác nhau, như Tưởng bàn, Huy bàn, … Mỗi loại tuy có khác nhau theo kiến thức từng nhà, nhưng tựu chung vẫn trên cơ sở lý thuyết chung về phong thuỷ đã được chấp nhận và ứng dụng qua thực tiễn.
Phong thủy về cơ bản là một môn làm hài hòa cuộc sống, giảm tai ương tăng thêm phần ổn định. Ứng dụng đơn giản nhất đó là bát trạch với việc sắp xếp đồ vật trong nhà. La kinh có từ xưa giúp bạn rất dễ dàng xác định các hướng theo 8 cung( sâu hơn nữa thì dành cho các chuyên gia phong thủy, đối với người thường thì những điều này cũng có khá nhiều lợi ích rồi).
Về cơ bản thì một người sẽ thuộc đông tứ trạch hoăc tây tứ trạch. Đơn giản việc đặt sai bếp vào vị trí hại với chủ nhà sẽ có thể mang đến những tác hại vô cùng to lớn đối với sức khỏe và tiền tài. La kinh sẽ giúp bạn xác định các cung trong nhà một cách chính xác, và từ đó bạn có thể:
– Đặt chính xác bếp ở đâu có lợi
– Đặt bàn thờ đúng chỗ
– Kê giường vào vị trí có lợi cho sức khỏe tinh thần. Kê bàn làm việc học tập ở một cung thuận lợi hơn.
– Khi đi xem nhà bạn có thể xác định lợi hại đối với mình…
Đây là một công cụ ko chỉ hữu ích cho bạn mà còn cho cả người thân và người xung quanh. Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ cũng giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Về cơ bản phong thủy không phải là vạn năng nhưng ở mức độ thấp đến cao thì đều có tác dụng về mặt tích cực, bạn có thể thử để thấy điều này.
GIỚI THIỆU VỀ LA KINH 36 TẦNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG
1. Sơ lược về La kinh 36 tầng kèm chú giải.
La kinh 36 tầng có kích thước là 36 x 36 cm. Mặt La kinh được làm bằng hợp kim chống rỉ và chống được ăn mòn khi bị tác động bởi ngoại cảnh, đặc biệt là không bị phai mờ khi sử dụng. Công nghệ in chuẩn, sắc nét. Kim thiên trì là kim chỉ nam (mũi tên chỉ về phương nam – 180 độ). Kim La kinh có độ nhạy rất cao, nên khi đo cần chú ý tránh xa nơi có những đồ vật bằng kim loại, điện từ, tốt nhất là đặt trên chiếc ghế gỗ. Thân và bàn xoay được chế tác từ gỗ quý rất bền chắc và quay dễ dàng.
2. Cách đo hướng Nhà, hướng cửa và vị cửa.
Khi đo hướng cho một ngôi nhà, ta cần quan tâm đến hướng nhà, hướng cửa và vị cửa. Có ngôi nhà hướng Nhà trùng với hướng cửa, có ngôi nhà hướng cửa và hướng nhà khác nhau. Để đo hướng ngôi nhà, ta cần phải xác định được đâu là hướng nhà và đâu là tâm nhà. Việc xác định hướng và tâm nhà là điều không dễ, nếu xác định không đúng sẽ dẫn đến việc phân cung điểm hướng nhà sai, mà trong phong thuỷ sai một lý đi ngàn dặm, người nghiên cứu nên chú ý điểm này. Trở lại vấn đề đo hướng nhà, ta phải đặt La kinh tại điểm tâm nhà, căn sao cho đường chỉ đỏ dọc của La kinh hướng thẳng ra trước nhà. Đường chỉ đỏ ngang song song với vách ngang sau nhà và vuông góc với vách dọc nhà hay hướng nhà (đây là cách xác định hướng cho nhà hình chữ nhật, hoặc hình đơn giản, hình phức tạp thì cần phải có cách xác định riêng). Tiếp đó, xoay mặt la kinh sao cho kim thiên trì chỉ đúng vào 180 độ (độ số trong ao trì). Đến đây ta đã có thể biết được nhà cần đo có hướng bao nhiêu độ rồi. Cách xác định hướng cửa của ngôi nhà cũng tương tự như vậy, nhưng khi đặt La kinh ta phải căn cứ vào hướng của Ngạch cửa, cạnh khuôn cửa để đặt đường chỉ đỏ hướng theo. Khi xác định được tâm nhà và hướng nhà rồi, ta tiếp tục phân cung cho ngôi nhà theo hai tư sơn hướng và đối chiếu xem cửa mở thuộc sơn nào trong hai tư sơn, đây chính là vị của cửa mà ta cần tìm.
3. Mục lục các tầng của La Kinh
Tầng 1: Tiên Thiên bát Quái biến thành Hậu Thiên Bát Quái. Tiên Thiên làm cái bản thể, Hậu Thiên làm cái sử dụng. Dùng Hậu Thiên không được phá Tiên Thiên,chỉ dùng Hậu Thiên chứ không dùng Tiên Thiên, nhưng vẫn có Tiên Thiên ở bên trong.
Tầng 2: Lạc Thư biến thành Tứ Tượng. Hóa Hậu Thiên thành Cửu Tinh (9 sao), chia Lục Giáp thành 120 phân kim, ngang dọc 16 cái và 5 số.
Tầng 3: Bát Quái Hoàng Tuyền, tức là Quan và Quỹ của Tiên Thiên Bát Quái, hòa hợp với Ngũ hành để sử dụng trong việc: Long thời kỵ Thủy lai, Lập Hướng thì kỵ khắc Long.
Tầng 4: Tứ lộ và Bát lộ Hoàng Tuyền bạch Hổ ( tức sao sát ) của Địa Chi, quay đi trở lại. Hướng về Bát can thì kỵ Tứ duy Thủy lai, Hướng Tứ duy thì kỵ bát can Thủy lai; nghĩa là 4 phương Hoàng Tuyền, 8 phương Khắc Sát, nước chảy đi thì tốt , nước chảy lại thì xấu. Nếu phạm thì hao người tốn của.
Tầng 5: Cửu tinh ứng vào cục đất để phân biệt Long tốt xấu , coi sắc đất biến đổi mà tìm Huyệt , tương ứng với thứ vị của 24 vì Thiên tinh mà lấy dùng.
Tầng 6: Kim chính thức của Địa bàn dùng để xem Long lai, định hướng, thừa khí nhập Huyệt; Lập Trạch, An Phần chọn âm dương. Tóm lại, cả 36 tầng đều căn cứ ở tầng này vận chuyển mà sử dụng.
Tầng 7: Âm và Dương Long của Tiên Thiên Bát Quái, Kiền Nam, Khôn Bắc, Ly Đông, Khảm Tây, ở 4 phương chính là Dương; Chấn, Tốn , Cấn, Đoài ở 4 phương góc tức là Tứ Duy của Tiên Thiên là Âm. Mỗi quái Nạp Âm đều có Can và Chi là nửa Âm, nửa Dương. Phép biến Thủy không được sai lầm về Âm Dương.
Tầng 8: Chính Ngũ Hành, tóm hết thảy cả trong địa bàn, nguồn gốc là do Hà Đồ mà ra, phân Đông Tây Nam Bắc, 24 sơn và sự tương khắc của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ để sử dụng.
Tầng 9: Là Kiếp sát , lấy Tọa Sơn làm chủ, chỉ kỵ 1 sơn xấu, hoặc nghiêng ngã, vỡ lỡ thôi, còn tốt thì không kỵ.
Tầng 10: Là 72 Long Xuyên Sơn, ở trong Địa Bàn ghi 60 Giáp Tý, trong 5 cung Tý có 12 chữ chính màu đỏ là để chỉ 4 phương tứ duy và 8 phương bát can, thấu thành 72 Long, lấy lẽ Long Nhập Thủ thừa tiếp với thấu địa khí 1 mạch rót suốt vào Huyệt, và để phù hợp với 72 thời tiết mỗi năm.
Tầng 11: Xuyên Sơn làm quẽ gốc, sách Chu Dịch gọi là Thiên Thông. Trong Kinh Dịch lấy quẽ Kiền làm đầu, nói : Thiên Địa biến hóa ra quái, hào để bổ trợ cho Lai Long; Tọa Huyệt là chủ của Thể, Dụng.
Tầng 12: Là Trung Châm thuộc về Nhân Bàn, tham hợp với Thiên – Địa 2 bàn, là Thiên – Địa – Nhân tam tài. Ông Lại Công lấy để Tiêu Sa và tham hợp với Ai Thiên Tinh và Nhị Thập Bát Tú, để làm biểu lý, bàn về Thái Dương đáo Sơn, và 12 vị Tiến Xá Tinh; và đến 12 cung phân ranh giới 24 vị Thiên Tinh, Thấu Địa Kỳ Môn, tất cả đều do tầng Trung bàn này thông dụng.
Tầng 13: Là 60 Long Thấu Địa. gọi là Thiên Kỷ , ở phía sau ngôi mộ hay là ngôi nhà khoảng 8 thước chỗ Loan Đầu phân khí dẫn suốt tới. Có các chữ Vượng, Tướng, Châu Bảo, sát Diệu, Hỏa Khanh, Cô Hư, Sai Thác và Không Vong, để phân biệt lấy quẽ xung hòa 9×6= 54 là Vượng Tướng, không xung hòa là Không Vong.
Tầng 14: Là Thấu Địa Kỳ Môn, người ta lấy 2 quẽ độn Tử Phụ, Tài Quan, Lộc Mã Quý Nhân, Âm Dương làm gốc để khởi lệ.
Tầng 15: Là Thấu Địa Quái, lấy Thấu Địa làm nội quái , gọi là quẽ Liên Sơn. Nhà Hạ dùng Nhân Thông, nên Kinh Dịch lấy quẽ Cấn làm đầu, quẽ phối thì lấy Hỗn Thiên Ngũ Hành, phối hợp với quẽ Tử Phụ, Tài Quan, Lộc Mã Quý Nhân là Tứ Cát ( 4 cái tốt ) của Sa, Thuỷ làm đắc dụng.
Tầng 16: là Thấu Địa 60 Long phối hợp với 28 ngôi sao, ngũ thân ( 5 cái gần ) Sa, Thủy, Cầm Tinh, để quản cục trì thế , một cách tự nhiên mà dùng.
Tầng 17: Định phương vị của Tứ Cát là : Ngũ Thân , Tam Kỳ , Bát Môn , Cửu Tinh đáo Sơn.
Tầng 18 : Là Phùng Châm Thiên Bàn để biến Thủy Lai và Khứ. Đây là quẽ phiên của Dương Công, gồm có có 9 sao là Thiên Phụ Quái, phiên: Bật, Phụ, Vũ , Phá , Liêm , Tham, Cự, Lộc, Văn làm Cát, Hung thần, để đoán phúc họa do ở luật Tịnh Âm, Tịnh Dương mà ra.
Tầng 19 : Là 240 phân số , do Lạc Thư chia ra 16 cái , 15 số dọc , ngang thành 240 phân số , chia cho 24 sơn , mỗi sơn 10 số. Đây là nguồn gốc của phân kim.
Tầng 20 : tầng Địa bàn phân kim , gia giảm 2 phân , 8 phân ( 2/8 ) : giảm Sa , Thủy , Minh Đường không ngay , Khắc Mệnh , Khắc Long , vì vậy mới có sự gia giảm bên 3 phân , bên 7 phân ( 3/7 ).
Tầng 21: là tầng Thiên bàn phân kim , gia , giảm tam , thất ( 3/7 ). Mỗi Sơn có 5 chữ phân kim , như Tý Sơn thì có : Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý, thì Giáp Ất là Cô; Nhâm Quý là Hư; Mậu Kỷ là Sát; Bính Đinh là Vượng; Canh Tân là Tướng; để tránh sự gác giây, sai lầm vào Không Vong…vv..thì tai hại lắm!
Tầng 22: là phân biệt khoảng Vượng, Tướng, Cô, Hư. Lấy Bính, Đinh, Canh, Tân, chỉ vào khuyên chữ đỏ là Vượng Tướng. Mậu Kỷ chỉ chữ Thoa ( X ) là Sát Diệu. Giáp, Ất, Nhâm, Quý chỉ điểm đen là Cô, Hư, Không, Vong.
Tầng 23 : là phân kim phối với Địa Nguyên, thuộc quẽ Ly tàng, là quẽ ở ngoài. Nhà Ân dùng Địa thống, nên Kinh Dịch lấy quẽ Khôn làm đầu. 60 quẽ phối với 60 phân kim, lấy quẽ Kim lưỡng toàn làm Vượng, Tướng, gọi là Đắc Kim. Ngoại trừ 4 quẽ Khảm, Ly, Chấn, Đoài, là quẽ Tiên Thiên chính thức ứng với 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, mỗi mùa giữ 1 quẽ, mỗi quẽ 6 hào, mỗi hào gồm 15 ngày (4×6=24), 24 hào gồm 24 tiết khí, ngoài 60 quẽ, mỗi tháng 5 quẽ, mỗi quẽ 6 ngày (6×60=360), nên mỗi năm có 360 ngày.
Tầng 24: là Nạp Âm Ngũ Hành, 60 Giáp Tý, Thiên Can, Địa Chi phối hợp, do Tiên Thiên Bát Quái lấy Nạp Giáp phối. Ngoại trừ quẽ Kiền và quẽ Khôn là Đại Phụ Mẫu không kể, nếu Thiên Can gặp Tý, Ngọ, Sửu, Mùi tại Chấn, Tốn, sẽ do 2 quẽ suy luận; Thiên Can gặp Dần, Mẹo, Thân, Dậu tại Khảm, Ly sẽ do 2 quẽ suy luận; Thiên Can gặp Tuất, Hợi, Thìn, Tị tại Cấn, Đoài sẽ do 2 quẽ suy luận; Theo phương pháp Dụng, lấy 9 Mộc, 7 Kim, 5 Thủy, 3 Hỏa, 1 Thổ. Đặt tại cửa đầu kim, phải biết ý nghĩa sâu xa.
Tầng 25: là phương vị của 12 cung, nếu được Tinh phong đẹp đẽ , Sa -Thủy trong sáng, được chứng ứng ở phương nào, thì cung ấy phát quý , hưởng lộc.
Tầng 26: là vị trí của 28 ngôi sao, ngôi nào đóng ở độ số nào, thì ứng với tỉnh, châu, thành, huyện ở cung ấy (ở dưới đất).
Tầng 27: là 24 khí tiết của hàng tháng đón Thái Dương đến cung, tránh Hung sát, tìm Tốt lành: tức là cung Trục Nguyệt, lấy 4 cái Đại Cát Thời làm Thần Tàng sát để Tạo, Táng, thì được Thượng Cát (tốt trên hết).
Tầng 28: là vị trí của 12 Tướng Đăng Minh, đón Thái Dương đến cung, nửa tháng tới 1 Sơn mỗi tháng qua 1 cung, đi ngược lại 24 sơn, tức là cung Đăng Minh.
Tầng 29: là 12 vị tinh thể Nghinh Thái Dương đáo cung triều xá, mỗi tháng giửa kỳ khí tiết, để rước Quý Nhân lên Thiên môn.
Tầng 30: là cung xá quán dịc , tức Thần Thái Dương. Đem văn, võ bá quan đến chỗ chân thủ, mỗi tháng cùng Thái Dương qua 1 cung, Tạo Táng gặp ở cung này rất tốt, mọi cái sát tiềm tàng hết.
Tầng 31: là 24 ngôi Thiên Tinh chiếu vào cục đất, chia ra Tam Cát, Lục Tú, Cửu Tinh; Sa, Thủy Thôi Quan, phát phúc. Nếu được Sơn quý tất xuất Đại Cát Quý. Tiên Thánh nói: Long lấy xung hòa làm đẹp ; Tinh lấy được phối làm tốt, chính chỗ này vậy.
Tầng 32: là Hỗn Thiên Ngũ Hành tinh độ, tại 28 vì sao, chia làm Thất Chính (7 vị Chủ tinh) đều có định, sở, thuộc 1 sao; cũng có ngũ hành ở trên: Kim 12, Mộc 13, Thủy 12, Hỏa 12, Thổ 12, cộng có 61 vị. Duy có cung Cấn là nhiều thêm chữ Mộc. Đây là Ngũ Tinh Đăng Viên (5 sao đến cục), Ngũ hành cùng với Xuyên sơn, Thấu địa, Phân kim, sự Cát, Hung cùng là cái ở trong, cái ở ngoài, lại hợp với 72 khí tiết , 365 độ trong 1 năm.
Tầng 33: là chia đều 60 Long , tham hợp với 61 Hỗn Thiên ( tức Hỗn Thiên Ngũ Hành ) , mỗi chữ 1 Long, mỗi chữ quản 6 ngày , thành ra 365 ngày 3 giờ , để ứng với 72 thời tiết của độ số trong 1 năm. Địa bàn căn cứ vào đó căng giây , Phân kim , Thấu địa , Toa huyệt mà dùng. Trong sách Ngỏa Vương hợp tượng cát thư , còn có 24 sơn Thấu Địa Long , thừa khí nhập huyệt.
Tầng 34: là ngang , dọc độ số của 28 sao , hợp với Nhân bàn có 365 vạch. Trong giới hạn độ số của mỗi sao, chia ra Thượng quan, Trung quan, Hạ quan (quan là cửa) để dùng làm cung vị Tiêu sa , là phép của Ai tinh.
Tầng 35: là định sự Sai thác và Không vong, có điểm đỏ, chấm đen để gát dây Phân kim, cùng với Xuyên sơn, Thấu địa làm cái ở trong, cái ở ngoài liên quan nhau. Khi giăng dây Phân kim phải đặt trên điểm đỏ, không được đặt vào điểm đen, nếu lọt vào khoảng của chấm đen một nửa sợi tơ tóc là hỏng.
Tầng 36: là 28 sao phối hợp với 24 sơn, và Trung châm Tiêu sa của Nhân bàn, gọi là phép Ai tinh. Lấy sao của sơn Tọa Huyệt làm chủ; lấy sao ở đằng trước làm Hướng ; và tả , hữu làm Khách. Huyệt trường là Ngôi Bắc Thần (sao Chính chủ), Sa, Thủy là Nhị Thập Bát Tú (sao phụ tá). Cũng như sao Bắc Đẩu có các sao khác chầu vào. Vậy sách nho có câu “Thí như Bắc Thần cư kỳ sở, nhi chúng Tinh củng chi” chính là bảo về nghĩa thế.
La Kinh 36 tầng được dùng trong Phong thủy, hướng của các công trình kiến trúc, chọn hướng xây nhà cửa, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng cửa, … và rất cần thiết với người hoạt động trong lĩnh vực Bất Động sản, các Kiến trúc sư, các Pháp sư Phong Thủy, các nhà nghiên cứu Phong thủy cao cấp. Mỗi gia đình cũng nên có một chiếc La Kinh ngoài việc để trưng bày còn giúp ích cho việc xác định phương hướng mỗi khi có việc cần ví dụ mua nhà, mua đất nên chọn mua hướng nào theo tuổi của chủ nhà hoặc khi cần sửa chữa, bố trí trong nhà như (hướng cửa, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng giường ngủ…) thậm chí cả việc xác định hướng mồ mả sao cho tốt nhất…
st: Minh Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
Ngày Dương Công Kỵ Nhật - Chọn Ngày Giờ
Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/