Đạo Học
29/11/2020 - 5:02 PMLê Công 799 Lượt xem

XEM LẠI PHẦN TRÊN >>>

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUÁT ĐỂ TIẾN TỚI TRUNG DUNG, TIẾN TỚI THIÊN ĐẠO

Sau khi đã vạch rõ cho người thấy rằng mình có một căn cơ hết sức là sang cả, đó là Thiên tính, sau khi đã cho con người thấy rằng Trời, Đạo, và định luật Trời đã sẵn có trong tâm linh con người, Trung Dung đề ra 3 phương pháp chính yếu để giúp con người tiến tới hoàn thiện:

– Mở mang trí tuệ để đi đến chỗ đại trí, đại giác. Đó là TRÍ.

– Luôn luôn thực thi những điều hay, điều phải để tiến tới nhân đức thực sự. Đó là NHÂN.

– Cố gắng không ngừng để phát triển năng lực tinh thần để tiến mãi cho tới chỗ tinh vi, cao đại. Đó là DŨNG.

Trung Dung viết:

Muốn thông thái không ngoài học vấn,

Muốn tu nhân phải gắng công lao,

Muốn nên hùng dũng anh hào,

Hai câu liêm sỉ ghi vào thâm tâm.

Trí, nhân, dũng tu thân ấy lý,

Biết tu thân ắt trị nổi người.

Trị người hiểu biết khúc nhôi,

Con thuyền thiên hạ âu tài đẩy đưa… (Trung Dung, 20)

Muốn phát huy những năng lực nội tại, những đức tính nội tại, con người không cần phải đi vào thâm sơn cùng cốc, bè bạn cùng hùm beo, khỉ vượn, mà chỉ việc vui sống trong mọi hoàn cảnh mình gặp trên bước đường đời. Trung Dung viết:

Người quân tử sống theo địa vị,

Không mơ ước suy nghĩ viễn vông.

Sang giàu sống lối giàu sang,

Nghèo nàn sống lối nghèo nàn ngại chi.

Tới man di sống y man mọi,

Gặp gian lao vui nỗi gian lao,

Bất kỳ sống ở cảnh nào,

Lòng người quân tử ra vào thỏa thuê. (Trung Dung, 14)

Gần đây, Edgar Cayce, trong giấc thôi miên, cũng đã nói: «Bạn hãy sống cho xứng đáng trong nơi chốn bạn ở. Khi bạn đã chứng minh được điều đó, Thượng đế sẽ tìm cho bạn những con đường tốt hơn.» [22]

Trung Dung cho rằng, theo đạo trời không phải là để mong làm được những điều quái dị, cho hậu thế ngợi khen, mà chính là bền vững theo con đường đạo đức, công chính cho đến cùng. Trung Dung viết:

«Tìm bí ẩn làm điều quái dị,

Cốt mong cho hậu thế ngợi khen,

(Xá chi chuyện ấy nhỏ nhen,

Đã là quân tử chẳng thèm quan tâm.

Làm trai quyết chí tu thân,)

Đường đường quân tử ta tuân đạo trời.

Giữa đường dứt gánh trở lui,

«Bán đồ nhi phế» có đời nào đâu.

Trung Dung quân tử trước sau,

Dẫu không tăm tiếng không rầu lòng ai,

Thánh nhân, ấy thánh nhân rồi.» (Trung Dung, 11)

Về công cuộc tu thân, sách Bhagavad Gita của Ấn Độ giáo, cũng đả kích những cách hành hạ xác thân phi lý, và chỉ khuyên những lời ý vị như sau: «Thanh tịnh, khiết trinh, từ bi, chính trực, đó là luyện thân. Nói lời cho lành, cho đúng, cho khéo, cho hay, đó là luyện khẩu. Giữ cho tinh thần được thanh tịnh, tĩnh lãng, thái hòa, tự chủ được mình, đó là luyện thần.» [23]

Tóm lại đối với Trung Dung, bí quyết để tiến tới tinh hoa cao đại chính là học hỏi cho tinh tế, biện luận cho rạch ròi, tìm hiểu cho rốt ráo; khi đã nắm vững được chân lý rồi, nhất quyết đem thi hành cho tới kết quả thành toàn. Trung Dung viết:

«Hoàn toàn là đạo của Trời,

Trở nên hoàn thiện đạo người xưa nay.

Người hoàn thiện cất tay là trúng,

Chẳng cần suy cũng đúng chẳng sai.

Thung dung Trung đạo tháng ngày.

Ấy là vị thánh từ ngay lọt lòng,

Còn những kẻ cố công nên thánh,

Gặp điều lành phải mạnh tay co,

Ra công học hỏi thăm dò,

Học cho uyên bác, hỏi cho tận tường.

Đắn đo suy nghĩ kỹ càng,

Biện minh thấu triệt, quyết mang thi hành.

Đã định học, chưa thành chưa bỏ,

Đã hỏi han, chưa tỏ chưa thôi.

Đã suy, suy hết khúc nhôi,

Chưa ra manh mối chưa rời xét suy.

Biện luận mãi tới khi vỡ lẽ,

Chưa rõ ràng, không thể bỏ qua.

Đã làm làm tới tinh hoa,

Tinh hoa chưa đạt, việc ta còn làm.

Người một chuyến thâu toàn thắng lợi,

Ta tốn công dở dói trăm khoanh,

Người làm mười bận đã thành,

Ta làm nghìn thứ ta ganh với người.

Đường lối ấy nếu ai theo được,

Dẫu u mê, sau trước sẽ thông.

Dẫu rằng mềm yếu như không,

Sớm chày cũng sẽ ra lòng sắt son.» (Trung Dung, 20)

ĐẠT ĐẠO TRUNG DUNG TỨC LÀ THÀNH THẦN THÁNH

Sau khi đã dùi mài học hỏi, suy tư đến mức khai thông được trí huệ, sau khi đã tha thiết đem thực thi những điều hay điều phải đến mức nhân đức vẹn toàn; sau khi đã phát huy được năng lực tinh thần, để có thể tiến tới chỗ quảng đại tinh vi, đến chỗ chí cao, chí mỹ, chí thành, chí thiện, lúc ấy con người sẽ đạt tới Trung cung, Trung điểm, Trung đạo. Người xưa gọi thế là thung dung Trung đạo, là «phối Thiên», là «sống hợp nhất với Thượng đế». Đó là đạt đích của chân đạo. Bất kỳ một hiền thánh nào trên hoàn vũ, lúc đạt đạo, cũng chỉ tới lằn mức đó mà thôi.

Đại học gọi thế là: Chỉ ư chí thiện.

Phật giáo gọi thế là Chính kiến, chính giác.

Pháp sư Đạo Sinh, thời Nam Bắc triều, đã nhận định về sự đắc đạo của đức Phật như sau: «Thưa Phật tổ, Ngài được chính kiến, chính giác, thực ra là tại vì Ngài đã khế hợp được với Thiên Tâm. Thế nhưng tất cả những đệ tử Ngài chỉ biết giữ những qui luật thấp kém chẳng cần thiết, những tập tục chẳng ra gì, rút cuộc là họ đã đem những chính hạnh, chính niệm của Ngài, đem những điều quan trọng, hết cả thiết yếu của giáo lý Ngài tung hê lên chín tầng mây biếc.» [24]

Trung Dung bình về đấng thánh nhân đạt đạo Trung Dung như sau:

«Chỉ có đấng chí thánh trong trần thế,

Mới có đầy đủ thông minh trí huệ,

Y như thể có Trời ẩn áo giáng lâm.

Mới khoan dung hòa nhã ôn thuần,

Y như thể có dung nhan trời phất phưởng.

Phấn phát tự cường, kiên cương hùng dũng,

Y như là đã cầm giữ được sức thiêng.

Trang trọng, khiết tinh, trang chính, triền miên,

Y như thừa hưởng được đôi phần kính cẩn.

Nói năng văn vẻ rỡ ràng cẩn thận,

Y như là đã chia được phần thông suốt, tinh vi,

Mênh mang sâu thẳm ứng dụng phải thì,

Mênh mang như khung trời bao la vô hạn,

Sâu thẳm như vực muôn trùng sâu thăm thẳm

Thấy bóng Ngài dân một dạ kính tôn,

Nghe lời Ngài dân tin tưởng trọn niềm,

Ngài hành động muôn dân đều hoan lạc.

Nên thanh danh Ngài vang lừng Trung Quốc,

Vượt biên cương lan tới các nước ngoài.

Đâu xe có thể đi, người có thể tới lui,

Đâu có được trời che, và đất chở,

Đâu còn có nhật nguyệt hai vừng tở mở,

Đâu có móc đọng, đâu có sương rơi,

Đâu còn có dòng máu nóng con người,

Ở nơi đó, Ngài vẫn được tôn sùng quí báu,

Thế nên gọi là «Cùng Trời phối ngẫu».

Trung Dung cho rằng đạt điểm của Thiên đạo là phối Thiên, là Sống hợp nhất với Thượng đế. Khảo sách Mật giáo của bà Blavatsky và giáo lý Thông Thiên, ta sẽ nhận thấy rằng niềm tin then chốt của Thông Thiên là con người, khi đã đạt tới chỗ toàn chân toàn thiện cũng sẽ thông phần toàn trí, toàn năng của Thượng đế.[25]

KẾT LUẬN

Trên đây, tôi đã cố gắng chứng minh rằng Trung Dung có mục đích dạy chúng ta Thiên đạo. Tôi cũng đã cố gắng chứng minh rằng Thiên đạo không phải là sản phẩm riêng tư của đạo này đạo nọ, mà chính là của chung của mọi người. Cái kho tàng vô giá ấy Trời dành cho bất kỳ ai có lòng thành khẩn tìm cầu. thiên đạo chẳng qua là những chặng đường tiến hóa của tâm linh con người, từ lúc còn là một mầm mộng thần linh, cho đến khi đạt đạo, tiến tới cùng cực tinh hoa cao đại, trở thành Chí thánh, Chí thiện.

Tôi cũng đã lấy những quan điểm của Trung Dung, đem so sánh với quan niệm của các bậc thánh triết cổ kim để cho thấy rằng con người chúng ta ai cũng đã có một bản chất hết sức là sang cả, một định mệnh hết sức là sang cả.

Nếu vậy thì chúng ta sinh ra ở cõi đời này, sau trước cũng phải thực hiện một cuộc hành trình không phải là một cuộc hành trình thiên sơn, vạn thủy nơi ngoại cảnh, mà chính là một cuộc hành trình nội tâm để tìm Đạo, tìm Trời.

Chúng ta chính là những vị thần minh, những vị thiên tử đã lạc xuống hồng trần, rồi vì va chạm với những cảnh đời éo le, gian khổ, nên đã quên lãng mất cả dòng dõi cao sang của mình, lạc lõng lao lung trên muôn nẻo đường trần ai ngoại cảnh, và quên mất hẳn con đường trở về thiên quốc.

Như vậy, đôi lúc, chúng ta cũng nên cắm sào lại trên dòng sông thời gian, dành để ít phút suy tư về thân thế và định mệnh của mình, và cũng là để hồi tưởng lại con đường trở về Thiên quốc. Tôi xin nhắc nhở rằng con đường trở về Thiên quốc của chúng ta không thể nào tìm kiếm thấy được trên muôn vạn nẻo đường của trần ai ngoại cảnh, mà chính là đã có sẵn ở trong tâm thần chúng ta.

Con đường ấy, vì lâu ngày ta chẳng ngó ngàng tới nên đã để cho lau lách dục tình che khuất mất, để cho mây mù vọng niệm bao phủ mất, chúng ta hãy dùng ánh sáng mặt trời tuệ giác, hãy dùng lưỡi kiếm bén của sự hùng dũng tinh thần, để trông cho tỏ hướng đi, để phạt cho quang con lộ, nhiên hậu ta sẽ thảnh thơi rong ruổi trên con đường tìm đạo, tìm trời, và một ngày nào đó, ta sẽ được diễm phúc trực diện với thiên nhan.

Và để kết thúc bài này cũng như toàn khóa học về Khổng giáo, tôi xin mượn lời kinh Vệ Đà, mà tôi đã mạo muội dịch thành mấy câu thơ lục bát sau đây:

 Đường trời cao vút tầng mây,

Ai ơi đừng có một ngày lui chân,

 Đức Trời lồng với kinh luân,

Ta đem ta sẻ, ta phần cho ai,

 Hãy lên rong ruổi xe trời,

Băng miền cực lạc muôn đời trường sinh.

 Răng long đầu bạc mặc tình,

Đừng bao giờ nói rằng mình già nua.

 Thần thông Trời đã phú cho,

Bạc đầu, lòng vẫn phởn phơ nhẹ nhàng.

 Vén mây, vượt núi băng ngàn,

Đường Trời chót vót chớ màng lui chân. [26]

CHÚ THÍCH

[1] Bài thuyết trình tại CQPTGL.

[2] Cf. Lâm Ngữ Đường (Lin Yu Tang) L’Importance de vivre, p. 123-124.

[3] «O moines, il y a un état non-né, non-devenu, non-conditionné, non-composé. S’il n’y avait pas un tel état qui soit non-né, non-devenu, non-conditionné, non-composé, il n’y aurait aucune évasion possible pour ce qui est né, ce qui est devenu, ce qui est conditionné. Puisqu’il y a un tel état, il y a une évasion de ce qui est né, de ce qui est devenu, de ce qui est conditionné, et de ce qui est composée.» (Présence du Bouddhisme, p. 268. – Udanâ, p.129, Colombo, 1929.)

[4] Nous devons donc d’abord trouver quelque part un centre d’où partent pour ainsi dire tous les autres plans de l’existence une fois là, nous devons esayer de trouver une solution. Voilà la programme.

Où est ce centre? Il est au dedans de nous. Les anciens sages ont cherché de plus en plus profondément jusqu’à ce qu’ils aient trouvé qu’au coeur le plus intime de l’âme humaine est le centre de l’univers tout entier. Tous les plans gravitent vers seul point; il est leur terrain commun et c’est seulement en … là que nous pourrons trouver une solution commune.

[5] Xem Văn Đạo Tử giảng đạo tinh hoa lục (chữ Hán), tr. 36b.

[6] «La découverte du centre du Soi qui coincide avec Brahman, et qui correspond au centre de l’espace et au centre du temps, ces deux centres qui permettent au sacrificiant d’échapper à l’espace et au temps, est la grande découverte des Bramanes, celle qui mène à l’orée de l’Upanishad.» Lilian Silburn, Instant et Cause, p. 103.

[7] Cette grandeur que l’homme a acquise par lui-même, en se dégageant de ses entraves pour entrer dans la vie de l’infini, c’est cela le Religion. – Robert Tucker, Philosophie et Mythe chez Karl Marx, Paris, Payot, p. 32.

[8] La Réligion consiste à s’élever au niveau de la vie divine. Ib. 32.

[9] Sở vị Phật tính, tựu thị Thiên tính. Dã tựu thị Nhu gia chi sở vị Thiên mệnh, sở vị Đạo liễu. Nan quái Khổng phu tử thuyết: Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ. Lịch đại cao tăng cố sự, quyển 7, tr. 30.

[10] Dieu, dit l’Ecriture est la vie de l’homme: Ipse est vita tua (Deutéronome XXX, 20. Texte de la Vulgate cité par Saint Thomas d’Aquin, Summa Theologica, Ia-IIae, q.110 a.I, obj.2.) et Saint Augustin a souvent affirmé au Dieu est la vie de l’âme, comme l’âme elle-même est la vie du corps. Il est donc la vie de notre vie. (Saint Augustin, Confessions, VII, 1,2 et X,6,10). Cf. Etienne Gilson, Théologie et histoire de la spiritualité, Paris, Librairie philosophique, J. vrin, 1943, p.10.

[11] Il y a un infini en nous. (Florilège de la pensée théosophique moderne, Lotus Bleu, 71 Année, No 11, Novembre 1967, p. 293.)

[12] L’Illumination spirituelle rélève l’élément unique qui est dans l’esprit et le coeur de tout être humain. (Florilège de la pensée théosophique, in Lotus Bleu, 72 è Année, Aout Septembre 1967, p. 235.)

[13] Notre temps a besoin de reconnaitre en tout homme une étincelle divine et de possibilités infinites. (Ib. 235).

[14] Pour la religion, Dieu et l’homme, la qualité et la forme étaient séparées, elle enseigne maintenant qu’ils sont un. (Lotus Bleu, 72 è Année, Decembre 1967, p. 326).

[15] Trần Trọng Kim, Vương Dương Minh, Tân Việt xuất bản, tr. 43.

[16] Madame Blavatsky, dans la Doctrine Secrète, fait allusion à cette mystérieuse voix intérieure, dans ce beau passage (I, 277 édition, I, 270, 7e édition): «Seul, l’inconnaissable et incognoscible Kârana, la Cause sans Cause de toutes les causes, devrait avoir son sanctuaire et son autel sur le terrain sacré et solitaire de notre coeur – invisible, insaisissable, indistinct, sauf par la «petite voix silencieuse» de notre conscience spirituelle. Ceux qui l’adorent devraient le faire dans le silence et la solitude sanctifiée de leurs âmes …» Lotus Bleu, 75e Année, Janvier, 1968, p. 17.

[17] «L’Atman, Le Soi… montrait toute sa puissance à celui qui était capable de reconnaitre la «petite voix silencieuse». Depuis les jours de l’homme primitif… jusqu’à notre âge moderne il n’y a pas eu un philosophe digne de ce nom qui n’ait pas porté dans le sanctuaire silencieux de son coeur la grande et mystérieuse vérité. Si c’était un initié, il l’apprenait comme une science sacrée …» (Doctrine Secrète, Volume 5, p. 67. – Lotus Bleu, 73e Année No 1, p. 18).

[18] Xem Trung Dung chương 1.

[19] Kinh Thi, Đại Nhã, ức thiên.

[20] «Il est une Lumière qui brille au-delà de toutes, su terre au-delà de nous tous, au delà des cieux vraiment les plus hauts. C’est une lumière qui brille dans nos coeurs. Il y an un pont entre le temps et l’éternité, et ce pont est l’Esprit dans l’homme. Ni le jour, ni la nuit ne traversent ce pont, ni la vieillesse, ni la mort, ni le chagrin… Quand on a trouvé ce pont, les yeux de l’avenir peuvent voir, les blessures du blessé guérissent, et le malade guérit de sa maladie. Pour celui qui franchit ce pont, la nuit devient comme le jour, parce que, dans le monde de l’Esprit, il y a une Lumière qui est éternelle.»

Lotus Bleu, 72e Année, No 4, Avril, 1967, p.115.

[21] On trouve Dieu dans sa création… Dans le coeur même de l’homme on peut trouver la vie Divine. En religion, cette découverte est aussi révolutionnaire que la découverte atomique. Elle place dans la main de l’homme un pouvoir spirituel sans limite, comme l’énergie atomique lui a donné un prodigieux pouvoir physique. Lotus Bleu, 72e Année No 12, Décembre 1967, p. 327.

[22] Soyez ce que vous devriez être à l’endroit où vous vous trouvez! Et quand vous aurez fait vos preuves, Il vous trouvera des voies meilleures. (Cina Cerminara, De nombreuses demeures, Adya Paris, 1966, p. 287).

[23] La pureté, la droiture, la chasteté, la mansuétude sont appelées austérités du corps. Un langage dépourvu de malveillance qui est vérédique, agréable, bienfaisant… est appelé l’austérité de la parole. Le calme de l’esprit, l’équilibre, le silence la maýtrise de soi-même, la pureté de l’être, telle est l’austérité de l’esprit. (Bhagavad. XVII, 14-16) (Leadbeater, l’Occultis dans la Nature, p. 164).

[24] Xem Lịch đại Cao tăng cố sự, Đạo Sinh, tr. I, tr. 2.

[25] Et ainsi, nous sommes installés dans notre schéma planétai et réalisons qu’il est une partie de la Doctrine Secrète que l’attributs de Dieu «Omniprésence, Omnisoience et Omnipotence» peuvent être réalisés par l’homme dans sa plénitude comme homme et humanité, les réalisant et les libérant en lui-même (E. L. Gardner, Le Jeu de la Connaissance, p.10). C’est ce que nous voulons dire quand nous parlons de la Divinité de l’homme. (Wallace V. Slater, in Lotus Bleu, Décembre 1967, p. 318).

[26] Steep and high is your path of pilgrimage, o mana never descending low. I have equipped thee with the divine wisdom and power to live a full and vigorous life. Come and enter in the divine chariot of immortal bliss. Never say you are old o my traveller, with the advancing age, blessed with the weal of wisdom, you shall ever remain young and vigorous. Up and high goes your path never descending low. Atharvaveda.

st:  Lê Công 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/