Văn Hóa_Tín Ngưỡng
22/11/2020 - 3:08 PMLê Công 930 Lượt xem

Thờ cúng trong nhà như thế nào cho đúng?

Nay nhân dịp thư nhàn đầu xuân, tôi xin đăng đàn để tiếp tục nội dung. Từ chỗ nhận định được vai trò, vị trí ảnh hưởng của thần thần linh, tôi sẽ giới thiệu với bà con một bài tổng thể về cách tự viết bài vị, tự lập bát hương, ai thì được thờ ai, cấp bậc nào? bài trí và khấn vái như thế nào đối với các gia đình không theo đạo Phật giáo.

chỗ nhận định được vai trò, vị trí ảnh hưởng của thần thần linh, tôi sẽ giới thiệu với bà con một bài tổng thể về cách tự viết bài vị, tự lập bát hương, ai thì được thờ ai, cấp bậc nào? bài trí và khấn vái như thế nào đối với các gia đình không theo đạo Phật giáo.

***
Tôi đã có bài đăng “Đạo Phật giáo và Đạo Gia phong thuần Việt nên hiểu thế nào cho đúng?” nhằm phân tích rạch ròi các quan niệm duy tâm, giúp cho bà con có thể phân minh rạch ròi về vai trò của Trời đất – Phật – Thần – Thánh – Gia tiên. Nay nhân dịp thư nhàn đầu xuân, tôi xin đăng đàn để tiếp tục nội dung. Từ chỗ nhận định được vai trò, vị trí ảnh hưởng của thần thần linh, tôi sẽ giới thiệu với bà con một bài tổng thể về cách tự viết bài vị, tự lập bát hương, ai thì được thờ ai, cấp bậc nào? bài trí và khấn vái như thế nào đối với các gia đình không theo đạo Phật giáo. Tôi nhấn mạnh bài này dành cho các gia đình không là đệ tử chay tịnh của Phật. Năm ngoái khi ba tôi hiển linh, đã có nhắc nhở con cháu rằng: “Các con đã không là đệ tử cửa Phật thực thụ (nghĩa là không phải người tu hành), thì khi cúng khấn, câu đầu tiên các con phải kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ nước Việt; sau đó kinh lạy các vị Việt Nam Thánh Quốc mới là phải đạo, còn việc nam mô…hãy để khi đi lễ chùa”. Đó là ba tôi nói vậy bởi ông có chí khí của một vị tướng lĩnh, nhưng trong lịch sử Việt Nam, từng có những vị trước và sau khi đăng ngôi, từng là đệ tử của chay tịnh, vậy thì việc “Nam mô a di đà…” cũng không có gì lỗi đạo cho lắm. Tuy nhiên, việc khấn vái phải theo trật tự trên dưới rõ ràng. Phật có nguồn gốc từ con người, cho nên dù có phép thần thông quảng đại đi chăng nữa, thì cũng không ngoài vòng cương tỏa của Trời – Đất. Vậy thì khi khấn vái phải lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ trước, rồi mới đến Phật. Tham khảo các bài sớ cúng của các dòng họ, tôi thấy các cụ xưa cũng thường theo trật tự: Chư Thiên – Chư Địa – chư Thần – Chư Phật – Chư thánh – Thành hoàng làng – Gia Tiên, không phải như con cháu bây giờ để Phật lên trước trời đất? Ví dụ:Con sám hối lạy chín phương trời, năm phương đất, chư Phật mười phương chẳng hạn…

Quay lại vấn đề chính đã nêu ra ở trên, để thờ cúng trong nhà bà con cần chuẩn bị những gì? – Xin thưa chúng ta cần:

1.      Rường thờ

2.      Hương án

3.      Bài vị

4.      Bát hương

5.      Hoành phi

6.      Đối liễn

7.      Lễ vật (hương, đăng, hoa, quả, nước)

8.      Sớ cúng

Và tôi sẽ giải thích ý nghĩa, phương cách thực hiện từng mục trên như sau:

1.      Rường thờ: có nơi gọi là giường thờ, gọi là giường thờ vì giường thờ vốn có mành hoặc rèm che, là nơi nghỉ ngơi của linh hồn tiên tổ. Nhưng vì giường là thứ dành cho người phàm tục, sợ phạm húy với tổ tiên, nên nhân dân gọi chệch thành “rường” chỉ khi cần thắp hương mới vén rèm lên. Khi xong rồi thì phải kéo rèm che kín lại không cho khách khứa nhìn thấy hương án, ngoại trừ ba ngày tết.

Phía trước cửa rường thờ, hai bên là hai câu đối, bên trên cùng là hoành phi, bên trong là hương án (bàn thờ), rường thờ được chia làm hai bậc cao thấp, trái phải, bên trái cao hơn một chút thờ ngũ vị tài thần, bên phải thấp hơn một chút thờ gia tiên; Hoặc phía sau cao hơn thờ tài thần, phía trước thấp hơn thờ gia tiên.

2.      Hương án(香案) : “Án” là cái bàn, “hương án” là cái bàn để bày lễ vật thắp hương, nhân dân gọi nôm na là bàn thờ. Hiện nay các nhà ít khi có mành che nên có thể nói là không còn rường thờ mà chỉ có bàn thờ (hương án).

3.      Bài vị (簰位)

“Bài” là cái thẻ bằng gỗ mỏng hay bằng giấy cứng có viết chữ trên đó. “Vị” là chỗ đứng. “Bài vị” còn được gọi là “Thần chủ”, là một tấm thẻ, trên đó có ghi đầy đủ tên họ người chết, năm sinh, ngày chết, chức tước, quê quán, dùng để tế lễ và thờ phụng.

Cách viết chữ lên bài vị:

–   Chức danh của vị gia tiên được thờ phụng, ví dụ: Cao tổ khảo (kị), hoặc Tằng tổ khảo (cụ), Tổ khảo (ông); Hiền khảo (cha)

–    Chức tước và công danh (nếu có) của vị gia tiên được thờ phụng;

–    Tuổi thọ: nếu từ 60 tuổi đổ lại thì ghi hưởng dương, từ 61 trở lên mới ghi hưởng thọ

–   Vai vế trong dòng họ: Con trưởng thì ghi họ rồi thêm “mạnh công”, nếu là con thứ thì ghi họ rồi thêm”trọng công“, con út thì thêm “quý công”, sau đó mới tên huý của vị gia tiên. 

Ví dụ:

–    Hiền khảo / tiền đảng viên ĐCSVN-Đại tá quân đội nhân dân VN – Liệt sĩ chống Mỹ – Huân chương chiến công hạng nhất / hưởng dương ngụ tứ tuần Trần Mạnh Công tự Văn An phủ quân 1915 – 1968);

Xem thêm ở bài: “Cấu trúc thờ cúng trong nhà thờ họ và tổ chức tề lễ 

4.      Bát hương: Phương pháp làm bát hương hiện nay trong nhân dân thường phụ thuộc vào thầy cúng, hoặc thầy chùa. Có người nói sau khi làm bát hương phải được thầy chùa đem “Mật tông kinh” cầu nguyện làm phép mới linh, tôi e là không phải đối với những gia đình không là đệ tử cửa Phật?

Còn thầy cúng thì chẳng ai có thể kiểm nghiệm nổi thần thông quảng đại của thầy ở mức nào, mà chỉ thấy bát hương đắt đỏ thôi rồi, cho nên nhiều gia đình cũng than vãn “tiền mất tật mang”. Bởi vậy tôi mạnh dạn đưa lên đây phương pháp sắm sanh bát hương, ai tin tôi cứ theo mà làm. Thiết nghĩ, đạo nghĩa đã dạy việc thờ cúng phải làm theo tiếng gọi từ lương tâm, linh hồn có thể xâm nhập được vào trong trí não của mình để lắng nghe hư thực, nên có thờ ắt có thiêng mà không nhất thiết phải có “Mật tông kinh”. Chỉ cần ấn định danh phận cho vị gia tiên muốn thờ trong bát hương là đủ, cách làm bát hương như sau:

Chọn mua bát hương: Tuỳ theo khả năng tài chính có thể chọn đồ gốm hoặc đồ đồng. chữ khắc trên bát hương nên chọn chữ “Phước”. Hình con vật nên chọn một cặp rồng – phượng cùng châu vào biểu tượng của thái cực (vòng tròn âm dương). Chọn như vậy thì âm dương mới hài hoà, mới hỗ trợ cho sự sinh tồn vững bền của dòng tộc. Nếu bát hương chưa có biểu tượng âm dương thì vẽ nó lên giấy rồi dán bên dưới bát hương. Bát hương mua về phải rửa sạch bằng nước thơm ngũ vị hương (có bán tại tiệm bán bát hương), lau khô; 

Bỏ gì vào trong bát hương?

–    Thần sa, chu sa : theo quan niệm của người xưa, thần sa, chu sa có khả năng từ tà khí, nghĩa là bát hương thỉnh cho vị gia tiên nào thì vị gia tiên đó hiển nhiên là chính khí hiển linh, tà khí không vào phá bát hương được. Thần sa, chu sa bà con có thể tìm đến tiệm thuốc đông y để mua, tuy nhiên tuyệt đối không được bỏ nhiều, mỗi bát hương chỉ khoảng 1 – 2gr

–   Tro: Dùng rơm sạch để đốt lấy tro, ở thành phố không có rơm thì mua thật nhiều hương về đốt lấy tro.

–    Một chùm tua rua ngũ sắc nhỏ kết bằng 5 sợi chỉ năm màu;

–    Một tờ giấy mộc nhuộm đỏ viết nội dung giống như trên bài vị, nếu vị gia tiên được thờ phụng có mộ thì tốt nhất xin một chút đất mộ và rút ba chân hương ở mộ rước về càng linh; Nếu là bát hương chung thì lập danh sách tất cả những người muốn thờ cũng theo nội dung bài vị, hoặc ghi chung “Gia tộc hoặc chi tộc…(họ: Nguyễn Văn, Lê Huy…) bài vị linh thần”, rồi ghi thêm “Phúc lộc thọ toàn”;

–   Đối với “thất bảo”, tôi chỉ thấy ở miền Nam ảnh hưởng của đạo Cao Đài, còn như Xứ Nghệ An đổ ra thì không có món này. 

Gấp bài vị cho vuông vắn lại, rồi dùng một mảnh giấy trang kim (giấy kẽm tráng kim tuyến vàng mục đích là nhỡ có bị cháy cội hương, lớp giấy kẽm sẽ bảo vệ để bài vị không bị cháy lẫn vào cốt tro bên ngoài) gói tất cả các thứ: đất mộ, tiền, chỉ ngũ sắc, giấy bài vị, thần sa, chu sa tán bột mịn để vào, gói tờ giấy trang kim lại cho vuông vắn, để xuống dưới đáy bát hương, sau đó mới đổ tro lên cho đầy. Cắm 3 cội hương rước tứ ngoài mộ về, lau sạch bên ngoài và để trang nghiêm lên hương án, phía trước bài vị.

Chú ý: bát hương mỗi khi được định vị trên hương án rồi thì kiêng kỵ bị xê dịch vị trí, gia đạo sẽ gặp chuyện chẳng hay. Do đó, nếu cẩn thận thì nên dùng keo hai mặt dính chặt xuống. mỗi năm chỉ được sửa sang bát hương từ sau 23 – 30 tháng chạp mà thôi. 

Bát hương thờ ngũ vị tài thần theo phong tục thuần Việt hoàn toàn không giống với Trung Quốc, ngũ vị tài thần của Việt Nam là Hoàng thiên, Hậu thổ, là vua trời vua đất của nước Việt và ba vị tam tài Đông trù tư mệnh Táo chủ thần quânchủ về cơm no áo ấm, sức khoẻ; Thổ địa long mạch tôn thần chủ về đất đai long mạch và sự tiềm ẩn của cải sinh sôi;Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần chủ về tiền tài, thóc gạo đã thu hoạch, gặt hái về (tôi đã có nói trong bài thờ cúng táo quân).

Đối với bát hương thờ ngũ vị tài thần, đứng trong khuôn viên nhà mình mà nhìn ra cổng thì bên trái là long mạch, đào sâu xuống đến khi đụng phải nước, lấy một chút đất lẫn nước ở đó, cùng với một chút tro giữa lòng bếp hợp lại trộn với thần sa, chu sa rồi cũng gói vào tờ giấy trang kim với tiền âm dương, tua rua ngũ sắc mà để xuống đáy bát hương trước khi đổ tro lên cho đầy.

Lập bát hương cho người mới mất: Thủ tập lập bát hương như đã hướng dẫn trên. Sau đó giờ Tý nửa đêm, đem bát hương ra để trên nóc nhà để gọi nhập hồn. Cách khấn như sau: 

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ

– Kính lạy Đông trù tư mệnh Táo chủ thần quân Thổ địa long mạch tôn thần Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần

– Kính lạy Thành hoàng bản xứ… (tên địa phương cư ngụ)…

– Kính lạy Gia tiên nhà….. (Nguyễn Trọng, Lê Huy….chẳng hạn)…

Cho phép hồn về nhập nơi cư ngụ! 

Tiếp đến, cầm năm hương lạy bốn phương tám hương xong thì bắt đầu gọi hồn:

– Hú ba hồn bảy (chín) vía …(họ tên người chết)… về nơi cư ngụ! (một lần gọi xong thì tách một cây hương huơ một vòng tròn lên trời rồi cắm vào bát hương. Nếu người chết là nam thì gọi 7 lần; nếu người chết là nữ thì gọi 9 lần. Gọi đủ số lần thì đem bát hương để trên vào vị trí bàn thờ lập cho người mới chết phía trước quan tài. Khi đưa tang phải rước di ảnh, bài vị và bát hương đi theo. Sau khi chôn cất thì thắp một nắm hương trên mộ, chờ cho cháy hết, rút ba chân hương cắm vào bát hương và rước  cùng với bài vị và di ảnh trờ về lại nhà đặt lên bàn thờ riêng dành cho linh hồn mới mất. Bát hương của người mới chết phải chờ hết khó mới được nhập vào bàn thờ gia tiên.

Thủ tục nhập bát hương của người hết khó vào bàn thờ gia tiên:

Bước 1: Làm lễ cẩn cáo với gia tiên để xin phép

Bước 2: Hoặc là đem nguyên bát hương của người hết khó để lên vị trí được quy định cấp bậc trên bàn thờ gia tiên; hoặc là chỉ rút phần cốt hương và ba cội hương từ bát hương của người mới chết nhập vào bát hương thơ chung của gia tiên. Bát hương cũ đem thả xuống sông, hoặc chôn xuống đất. Coi như hoàn tất thủ tục nhập.

Mỗi nhà chỉ nên có 3-5 bát hương trên một rường thờ mà thôi: Một bát thờ ngũ vị tài thần để ở vị trí cao nhất (ngũ vị tài thần của người Việt Nam tôi đã nói ở trên) ; Một bát hương thờ gia tiên, Một bát hương thờ bà cô ông mãnh; gia đình nào mà dân chủ thì lập thêm một bát thờ đàng ngoại, bát hương này để ở vị trí thấp hơn một chút so với bên nội. Tuy nhiên tôi cũng nói rõ, nếu gia đình cư ngụ trên đất hương hoả của nhà nội, thì không thờ ngoại được, mà chỉ có những cặp vợ chồng tự mua đất tạo dựng cơ nghiệp thì mới có thể thờ ngoại.

Thủ tục thay mới bát hương

Nếu sau khi đọc xong bài này, bạn những muốn tự tay làm lại bát hương thờ phụng trong nhà mình, thì thủ tục thay mới như sau:

– Việc lập bát hương thờ phụng phải chọn ngày lành tháng tốt. Có nhiều cách để chọn ngày, nhưng kinh nghiệm của tôi thì lấy ngũ hành tương khắc tương sinh làm trọng. Trước hết bà con căn cứ vào ngũ hành để chọn ngày sinh nhập cho gia chủ. Ví dụ gia chủ mạng kim thì chọn ngày thổ, gia chủ mạng thổ thì chọn ngày hoả, gia chủ mạng hoả thì chọn ngày mộc. Chọn ngũ hành thôi chưa đủ, ngày ngũ hành đó còn phải là ngày có ngôi sao hoàng đạo, riêng đối với việc lập bát hương thờ phụng này ta nên chọn ngày / giờ có ngôi sao Tư mệnh chủ về sự phúc đức để khởi sự sẽ được phúc đức lâu bền. Đặc biệt việc khởi tạo thờ phụng mà vòng định sinh của gia chủ rơi vào cung phúc đức hay thiên y thì sự linh thiêng sẽ tăng gấp bội.

– Nếu muốn giữ lại bát hương cũ vì xét thấy còn tốt, thì đổ cốt cũ ra ngoài, đem bát hương rửa sạch bằng nước thơm làm bằng rượu ngâm với quế chi, hồi hương,  (hoặc các vị thuốc nam có mùi hương trầm khác). phơi khô thì có thể đổ cốt tro mới vào;

– Nếu muốn thay bát hương mới, thì đem chôn bát hương cũ xuống đất vườn, hoặc đem thả xuống sông suối có dòng nước chảy.

Chú ý : hai trường hợp trên đây chỉ dùng cho những gia đình mà chủ nhân tự lập bát hương nhưng chưa có cốt hương cụ thể; hoặc đã nhờ thầy lập bát hương, nhưng thờ phụng không thấy linh nghiệm, không chắc chắn cốt hương thời cái gì?

Riêng trường hợp, nếu là cốt hương là của gia tiên, do ông bà cha mẹ mình lập trước đây, thì không được bỏ đi, vì theo thời gian, tàn hương rơi xuống, khói hương ám vào, cũng thành linh thiêng rồi. Trường hợp này, khi thay thế, phải lấy một ít cốt tro và ba chân hương ở bát cũ đem sang bát mới. cốt tro còn lại đổ vào gốc cây trong vườn. Bát cũ đem chôn xuống đất, vườn

5.      Hoành phi:  là vật trang trí bên ngoài cho thêm phần trang trọng, cho nên có thì đẹp đẽ hơn lên, còn như chưa có điều kiện thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc thờ cúng cả, đối liễn cũng vậy. Hoành phi còn gọi là “biển”.

st: Lê Công

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/