Huyền không Phi Tinh
08/10/2021 - 4:12 PMLê Công 778 Lượt xem

THÁI TUẾ PHI TINH

Thái Tuế Phi tinh: Cửu cung Phi tinh lưu niên, mỗi năm có 1 tinh tú nhập trung cung, còn lại 8 tinh tú bay đến 8 hướng (ngọai trừ Ngũ Hoàng) đều có thể luân phiên nhau làm Thái Tuế Phi tinh theo từng năm, 9 năm là kết thúc 1 vòng tuần hoàn.

Năm Ngũ Hoàng nhập cung trung thì Thái Tuế Địa bàn và Thái Tuế Phi tinh trùng nhau.
Thái Tuế Phi tinh sẽ gây ảnh hưởng mạnh hơn những phi tinh khác trong năm ngoại trừ Ngũ Hoàng.

6.3 NGUYỆT PHI THÁI TUẾ

Ngoài Thái Tuế ra còn có Nguyệt Phi Thái Tuế (Ám kiến sát). Cách tìm Ám Kiến sát như sau: Lập nguyệt tinh bàn tìm xem Nhị Khôn đáo cung nào thì cung đó chính là Ám Kiến sát. Phàm phương Ám Kiến đến, trong tháng đó tránh sửa chữa tu tạo.

6.4 TUẾ PHÁ

Tuế Phá là cung đối diện với Thái Tuế. Thái Tuế xuất hiện sẽ thu hút hết các dương khí, nhiều trường khí và từ lực trong không gian về phương vị của nó như vậy cung đối diện với nó (Tuế Phá) chỉ còn lại toàn là âm khí, hoặc trống rỗng. Như vậy có thể xem như phương vị Tuế Phá sẽ không còn sinh khí.

Không nên xung động (ngủ, làm việc, tu sửa nhà, đi lại…) với phương vị Tuế Phá thậm chí phương vị đó có Sinh – Vượng tinh bay đến.

6.5 NGŨ HOÀNG

Ngoài vận 5 ra, ở các vận khác đều có Ngũ Hoàng đáo Sơn hoặc đáo Hướng. Nếu Ngũ Hoàng là hướng tinh bay thuận thì tạo ra cách cục toàn bàn là hướng tinh Phục ngâm. Nếu Ngũ Hoàng là hướng tinh bay nghịch thì tạo ra cách cục toàn bàn là hướng tinh Phản ngâm.

Ngũ Hoàng (5) nếu là khách tinh lưu niên, các nơi nó đến đều mang hung họa.
Ngũ Hoàng (5) đáo cung ắt mang họa tới.
Ngũ Hoàng (5) nếu gặp Thái Tuế ắt sinh đại họa.
Ngũ Hoàng (5) gặp Tam (3), Thất (7) (Quan sát gặp phải Xuyên tâm sát) nếu không trở thành thổ phỉ thì cũng là trộm cắp hoặc tứ chi thọ thương
Ngũ Hoàng (5) gặp Tam (3), Nhị (2) (Quan sát gặp phải Đấu ngưu sát) nếu không phải trong nhà tranh giành của cải thì người mẹ ắt cũng chết đột ngột.
Ngũ Hoàng (5) gặp Lục (6), Thất (7) (Quan sát gặp phải Giao kiếm sát) không tranh giành đoạt lợi thì cũng bị kiện cáo.
Ngũ Hoàng (5) gặp Nhị (2), Ngũ (5) là ốm đau đến chết
Ngũ Hoàng (5) gặp Thất (7), Cửu (9) là mắc bệnh đột ngột.

6.6 TAM SÁT

Tam Sát là một trong những tai họa lớn nhất của năm. Nguyên tắc cơ bản là không được động thổ hoặc quấy rầy phương vị của nó trong suốt cả năm. Tam Sát là tổ hợp của ba Sát: Tuế Sát, Kiếp Sát và Tai Sát.

Tuế Sát gây trở ngại cho các mối quan hệ, ngăn cản bước tiến tới thành công.

Kiếp Sát gây mất mát tiền của.

Tai Sát gây rủi ro, tai nạn.

Phạm Tam Sát có thể khiến cho thanh danh, tiền bạc và các mối quan hệ bị hủy hoại.

Câu quyết đã nói:

Dần, Ngọ, Tuất: Sát Bắc.

Thân, Tý, Thìn: Sát Nam.

Hợi, Mẹo,Mùi: Sát Tây.

Tỵ, Dậu, Sửu: Sát Đông.

Có nghĩa là năm Dần, Ngọ, Tuất tam sát tại hướng Bắc, các năm khác tương tự.

6.7 BÁT SÁT: LẤY TỌA SƠN (MẶT SAU NHÀ) ĐỂ TÍNH.

Phương vị sát này kiêng kỵ trổ Cửa , đào Giếng, kỵ thấy nước.

Khảm Long, Khôn Thố, Chấn sơn Hầu.

Tốn Kê, Kiền Mã. Đoài Xà đầu.

Cấn Hổ, Ly Trư vi SÁT diệu.

Phạm chi MỘ-TRẠCH nhất tề hưu.

Dịch nghĩa là:

Nhà TỌA KHÔN thì ở phương MẸO (MÃO) là kỵ.

Nhà TỌA CHẤN thì ở phương THÂN là kỵ.

Nhà TỌA TỐN thì ở phương DẬU là kỵ.

Nhà TỌA KIỀN (CÀN) thì ở phương NGỌ là kỵ.

Nhà TỌA ĐOÀI thì ở phương TỊ là kỵ.

Nhà TỌA CẤN thì ở phương DẦN là kỵ.

Nhà TỌA LY thì ở phương HỢI là kỵ.

Và ngược lại cũng vậy.

Nhà TỌA (mặt sau nhà) THÌN, Tuất thì ở phương KHẢM là kỵ.

Nhà TỌA MẸO thì ở phương KHÔN là kỵ.

Nhà TỌA THÂN thì ở phương CHẤN là kỵ.

Nhà TỌA DẬU thì ở phương TỐN là kỵ.

Nhà TỌA NGỌ thì ở phương Càn là kỵ.

Nhà TỌA TỊ thì ở phương ĐOÀI là kỵ.

Nhà TỌA DẦN thì ở phương CẤN là kỵ.

Nhà TỌA HỢI thì ở phương LY là kỵ.

* Chọn ngày khởi công, động thổ: – Phải TUYỆT ĐỐI TRÁNH nhằm ngày phạm phải BÁT SÁT.

CÀN sơn : kỵ ngày Bính ngọ, Nhâm ngọ.

KHẢM sơn : kỵ ngày Mậu Thìn , Mậu Tuất.

CẤN sơn : kỵ ngày Giáp Dần, Bính Dần.

CHẤN sơn: kỵ ngày Canh Thân

TỐN sơn: kỵ ngày Tân Dậu.

LY sơn: kỵ ngày Quý Hợi, Kỷ Hợi.

KHÔN sơn: kỵ ngày Ất mẹo.

ĐOÀI sơn: kỵ ngày Đinh Tị.

Ví dụ: Ta định chọn ngày Tân tỵ động thổ cho nhà có tọa càn hướng Tốn. Nhà tọa càn thì bát sát là Bính ngọ, và Nhâm ngọ.

Ta cho Tân tỵ vào trung cung và an thuận theo vòng lường thiên xích hết 60 hoa giáp, thấy Bính ngọ, hoặc Nhâm ngọ rơi đúng vào cung Càn, thì năm tháng ngày giờ Tân tỵ này phạm không thể dùng.

6.8 HOÀNG TUYỀN: LẤY HƯỚNG (MẶT TRƯỚC NHÀ) ĐỂ TÍNH.

Nói đến HOÀNG TUYỀN là nói đến 1 phương vị gần như bất khả xâm phạm trong Phong Thủy. Bởi các Hung Phương như THÁI TUẾ , NGŨ HOÀNG SÁT , TAM SÁT thì chỉ theo năm mà di chuyển đi , còn HOÀNG TUYỀN là phương vị cố định. Khi Nhà, Mộ mà xác định hướng nào đó là đã có 1 vài phương hướng không thể phạm. Chữ ” Phạm” ở đây ý nói ở những nơi ấy có thể kiêng kỵ như: Phóng thủy ( thải nước ra ), đường đi, nước chầu lại , lạch nước…vv…thậm chí ngay cả trổ cửa , chọn ngày giờ khởi công cũng phải tránh.

6.8.1 TỨ LỘ HOÀNG TUYỀN

Canh , Đinh KHÔN thượng thị HOÀNG TUYỀN

Ất , Bính tu phòng TỐN thủy tiên

Giáp , Quý hướng trung ưu kiến CẤN

Tân , Nhâm thủy lộ phạ đương KIỀN.

Nghĩa là:

CANH hướng mà thấy ở phương KHÔN có nước nên chảy đến ,chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.

ĐINH hướng mà làm nhà thì nước phương KHÔN nên chảy đi ,chảy đến là phạm HOÀNG TUYỀN.

ẤT hướng thì phương TỐN nước nên chảy đi, chảy lại là phạm HOÀNG TUYỀN.

BÍNH hướng thì nước phương TỐN nên chảy lại, chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.

GIÁP hướng thì nước phương CẤN nên chảy lại , nếu chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.

QUÝ hướng thì nước phương CẤN nên chảy đi, nếu chảy lại là phạm HOÀNG TUYỀN.

TÂN hướng thì nước ở KIỀN ( CÀN ) nên chảy đi , nếu chảy đến là phạm HOÀNG TUYỀN.

NHÂM hướng thì nước ở KIỀN nên chảy đến , chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.

Địa chi gồm:

Nhà hướng Mão Thìn Tị Ngọ HOÀNG TUYỀN ở Tốn;

Nhà hướng Ngọ Mùi Thân Dậu HOÀNG TUYỀN ở Khôn;

Nhà hướng Dậu Tuất hợp Tý HOÀNG TUYỀN ở Kiền;

Nhà hướng Tý Sửu Dần Mão HOÀNG TUYỀN ở Cấn.

6.8.2 BẠCH HỔ HOÀNG TUYỀN: LẤY HƯỚNG ĐỂ TÍNH

Kiền, Giáp, Khảm, Quý, Thân, Thìn sơn

Bạch Hổ chuyển tại Đinh-Mùi gian

Cánh hữu Ly, Nhâm, Dần kiêm Tuất

Hợi sơn lưu thủy chủ ưu phiền.

Chấn, Canh, Hợi, Mùi tứ sơn kỳ

thủy nhược lưu Thân khước bất nghi.

Cánh hữu Đoài, Đinh, Tị kiêm Sửu

phạm trước Ất-Thìn Bạch Hổ khi.

Khôn,Ất nhị cung Sửu mạc phạm

thủy lai tất nam định vô nghì.

Cấn,Bính sầu phùng Ly thượng ,hạ.

Tốn,Tân ngộ Khảm họa nan di.

Thử thị Hoàng Tuyền chuyên Hướng luận

Khai môn-Phóng thủy ắt sầu bi

Giải Nghĩa :

Kiền Giáp Khảm Quý Thân Thìn thì Bạch hổ ở Đinh Mùi

Ly Nhâm Dần Tuất thì Bạch hổ ở Hợi

Chấn Canh Hợi Mùi thì Bạch hổ ở Thân

Đoài Đinh Tị Sửu thì Bạch hổ ở Ất Thìn

Khôn Ất thì Bạch hổ ở Sửu

Cấn Bính thì Bạch hổ ở (ngọ) Ly

Tốn Tân thì Bạch hổ ở (tý) Khảm

6.9 KIẾP SÁT: (LẤY TỌA SƠN ĐỂ TÍNH)

Tốn, Mùi, Thân sơn Quý Kiền tàng

Tân, Tuất cư Sửu, Canh mã hương

Chấn, Cấn phùng Đinh, Giáp Kiền Bính

Nhâm hầu kiến thỏ, Bính Tân phương

Khảm Quý phùng xà, Tị Ngọ kê

Đinh Dậu phùng Dần, Khôn Hợi ất

Long Hổ ngộ dương, ất hầu kiếp

Tê ngưu long vị vĩnh bột lập

Giải nghĩa:

Các Sơn Tốn, Mùi, Thân có Kiếp sát tại Quý.

Tân Tuất Sơn Kiếp sát tại Sửu.

Canh Sơn Kiếp sát tại Ngọ.

Chấn, Cấn Sơn Kiếp sát tại Đinh.

Giáp Sơn Kiếp sát tại Bính.

Nhâm Sơn Kiếp sát tại Thân.

Kiền Sơn Kiếp sát tại Mão.

Bính Sơn Kiếp sát tại Tân.

Quý, Tý Sơn Kiếp sát tại Tị.

Tị, Ngọ Sơn Kiếp sát tại Dậu.

Đinh, Dậu Sơn Kiếp sát tại Dần.

Khôn, Hợi Sơn Kiếp sát tại Ất.

Thìn,Dần Sơn Kiếp sát tại Mùi.

Ất Sơn Kiếp sát tại Thân.

Sửu Sơn Kiếp sát Thìn.

7. HƯỚNG DẪN LUẬN GIẢI TINH BÀN HUYỀN KHÔNG PHI TINH

7.1 LƯU Ý KHI LUẬN GIẢI

Trong tinh bàn cần luận chủ yếu sự hung sát của hai cung sơn và hướng, đó là hai cung rất quan trọng đặc biệt là trong môi trường dương trạch ở đô thị bây giờ. Cách cuộc vượng sơn vượng hướng thường là cát vì đảm bảo đượng yêu cầu nay vì hai cung sơn hướng đều có vượng tinh chiếu, nếu phối hợp với loan đầu nữa thì thật tốt. Có điều so với cách hợp thập (toàn ban có sao sơn – vận hơp 10, hoặc hướng – vận hơp 10) thì cón kém xa bởi cách hợp thập toàn ban đều vượng, khí các quẻ thông nhau, ví dụ 4, 6 là hai cung Càn, Tốn tức Thiên Môn và Địa Hộ , Càn vượng thì Tốn vượng nên chỉ cần một cung vượng toàn ban đều vượng, địa vận lại kéo dài chứ không như cách vượng sơn vượng hướng, nếu sang vận mới mà hướng tinh chuyển vào trung cung thì gọi là nhập tù như vậy phúc đã hết chuyển thành hoạ ngay.

Về lý khí, Huyền Không đặc biệt coi trọng sự vượng suy của khí, đôi khi ngũ hành chỉ là thứ yếu, đừng quá xét quan hệ của ngũ hành sinh khắc giữa các ai tinh, các phi tinh mà quên đi tính chất vượng suy tử của các sao. Sự vượng suy phân ra chi tiết, sao chính vận ví dụ vận 8 là Bát Bạch gọi là sao đương vận, khí nó mạnh nhất và có sức chi phối lớn, tiếp theo là sao vượng khí và sinh khí Cửu Tử, Nhất Bạch. Các sao sinh khí có sức chi phối yếu hơn nhưng cũng là cát tinh, đặc biệt trong đương vận các sao này có thể yếu nhưng sang những vận sau nó lại trở thành hữu dụng đó là trường hợp tính toán cho tương lai nhất là vận dụng trong âm phần mồ mả. Trong một cùng cặp sơn tinh và hướng tinh bước đầu phải xét xem quan hệ của sơn tinh hay hướng tinh thì cái nào là chủ cái nào là khách, sau đó xem chủ vượng hay khách vượng, nếu khách vượng khắc chủ thì là cát mà sinh nhập chủ cũng là cát. Nếu sao khách là suy tử thì luận là hung, kế tiếp mới dùng ngũ hành luận mức độ nặng nhẹ và biến tướng cụ thể của học phúc.

Lưu ý: phương kiếp sát, chỉ lấy tọa sơn (là phương ở sau lưng nhà, đầu mộ) mà bàn về tiêu, nạp chứ hướng sơn không liên quan gì đến. Chỉ kỵ có một sơn thôi như ngồi ở Tốn sơn hay Mùi sơn, Thân sơn mà phương quý có sơn sa cao, mà nghiêng ngả, lệch vẹo, hoặc vỡ lở, hoặc núi đá gồ ghề, lởm chởm là rất kỵ. Nếu ngay ngắn, tròn đẹp thì không sợ kỵ, các sơn khác cũng vậy.

Khi động thổ phải xem có phạm năm Thái Tuế hay không ? Ví dụ năm Tí không nên toạ hướng Tí cùng lắm là Toạ không thể hướng. Nếu xét tinh bàn là cách vượng thì không sợ thái tuế, chỉ sợ hung thì thái tuế làm họa đến mau hơn. Xem thêm cả tam Sát. VD tháng, năm Thân Tí Thìn sát ở 3 phương Tỵ Ngọ Mùi nên tránh động chạm đến 3 phương này. Ngoài ra Huyền Không còn dùng cả Phi Thái Tuế, Ám Kiến (chỉ dùng cho tháng)

Xem xét địa hình xung quanh đặc biệt sơn thuỷ phối ứng với tinh bàn. Trong đô thị thì là ngã 3 ngã tư, ao hồ, sông ngòi, gò đống, mái nhọn, nghĩa trang, các toà nhà xung quanh phối với những cung xấu trong tinh bàn xem có phạm gì không ? VD một cung càn có sao 5, 9, phương ấy lại có nghĩa trang là rất xấu bởi Ngũ Cửu là cặp sao gây hoạ lớn, gặp nghĩa trang âm khí nhiều tổn hại cho người cha già, nữ trong nhà. Nếu mở cửa phụ, cửa sổ thì càng độc hơn, từ đó có cách trấn yểm ngay kịp thời thì sẽ tránh được điều xấu.Một thí dụ về Lý khí và hình thế trong huyền không học.

8. MỞ CỬA, MỞ CỔNG TRONG HUYỀN KHÔNG PHI TINH

8.1 MỞ CỬA, MỞ CÔNG

Nhà được vượng khí tới hướng thì mở cửa trước ngay cung của hướng đó. Nên nắm trọn trong cung đó, nếu là nhân nguyên long hoặc thiên nguyên long thì có thể lấn qua nhau được. Như cung ngọ thì có thể lấn qua đinh và ngược lại. Nếu là địa nguyên long thì chỉ nằm trọn trong cung này mà thôi. 

Nhà không được vượng khí tới hướng thì mở cửa qua cung có vượng khí. Thí dụ nhà tọa dậu hướng mão vận 8. tử khí tứ lục tới hướng nếu mở cửa tại mão hoặc canh thì tứ lục tới cửa. Nhưng nếu mở cửa tại giáp thì vẫn tốt như thường, vì áp dụng bí quyết thành môn thì vượng tinh 8 tới cửa. Đây là cách làm vượng những nhà mà hướng không đắc vượng khí.

Muốn mở cổng, cửa chính hay cửa phụ đều phải dùng đến bí quyết của thành môn, TUỲ THEO TỪNG VẬN, để xác định vị trí của nó, có như thế mới có thể nhận được vượng khí.

Ví dụ:

Nhà nhập trạch trong vận 7, lấy 7 nhập trung cung xoay thuận thì vận tinh 4 tới phía TÂY NAM. Nếu muốn mở cửa ở phương này thì lại phải lấy 4 nhập trung cung. Nếu chọn phương MÙI làm vị trí cửa thì MÙI tương ứng với quẻ THÌN của 4, tức là quẻ ÂM nên đi nghịch, nên vượng khí Thất xích sẽ đến phía TÂY NAM. Ngược lại, nếu chọn phương KHÔN hoặc THÂN để mở cửa sau thì KHÔN và THÂN sẽ tương ứng với TỐN và TỴ của số 4 tức là thuộc quẻ DƯƠNG nên đi thuận, sao Nhất bạch sẽ đến cửa này thì chỉ bình thường mà thôi. Còn bây giờ đã qua vận 8, tuy nhà không sửa đổi để thay đổi trạch vận, nhưng vẫn lấy vận tinh Bát bạch nhập trung cung xoay thuận thì vận tinh Ngũ Hoàng sẽ đến phía TÂY NAM. Vì Ngũ Hoàng không có phương hướng, nên khi bay đến cung nào thì theo phương hướng của cung đó. Cho nên nếu chọn cửa phương MÙI thì lại lấy Ngũ Hoàng nhập trung cung bay nghịch thì sao Bát bạch sẽ tới cửa sau. Bát bạch là vượng khí của vận này nên tài lộc sẽ phát. Đó chính là dùng bí quyết của thành môn khi chọn phương vị cửa cho từng vận mà không cần cải tạo trạch vận vậy. Còn nếu chọn hướng KHÔN hay THÂN thì Ngũ Hoàng sẽ nhập trung cung bay thuận, sao Nhị Hắc tới cửa sau chủ đem lại bệnh tật mà thôi. Muốn ứng dụng Thành Môn thì cần phải có địa thế bên ngoài (tức Loan đầu) ứng hợp, tức khu vực có Thành Môn phải có sông, biển, hồ tắm hoặc ngã ba, ngã tư… thì mới dùng được, còn nếu không thì ít nhất cũng phải có cổng hay lối vào nhà tại đó. chứ nếu không thì dù có để nước hay mở cửa tại khu vực đó cũng không hữu hiệu lắm. Nhất là vấn đề mở cửa thì nếu cửa trước đã có vượng khí thì cần gì phải mở thêm cửa ngay bên cạnh, vừa mất thẩm mỹ, vừa chẳng được lợi lộc gì thêm. Cho nên không phải nhà nào cũng có thể ứng dụng được Thành Môn.

Còn phương toạ trên lý thuyết cũng có thể kiếm Thành Môn để làm vượng cho nhân đinh, và cách tìm thì cũng tương tự như tìm Thành Môn ở hướng. Chỉ có điều là nơi đó cần có núi, gò dất cao hay nhà cao, cây cao… Tuy nhiên trên thực tế thì ít ai dùng tới cách này. Vì nhà nếu đã “Đáo sơn, đáo hướng” thì phía sau đều đã có vượng tinh của sơn tới, nên chỉ cần có núi hay nhà cao tại khu vực phía sau nhà là cũng đủ vượng đinh rồi. Chưa kể tới cuộc “Thu Sơn, Xuất Sát” nữa, cho nên như thế cũng quá đủ cho cuộc vượng đinh. Riêng đối với những nhà có song tinh tới hướng thì chỉ cần ở hướng đắc thuỷ lớn cũng đủ bảo đảm vượng cả đinh lẫn tài rồi.


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Huyền không Phi Tinh
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/