Kinh Dịch
15/08/2020 - 3:01 PMLê Công 857 Lượt xem

PHƯƠNG PHÁP GIEO QUẺ DỊCH TRUYỀN THỐNG

Trong bài này tôi giới thiệu đến các bạn phương pháp gieo quẻ truyền thống bằng 3 đồng xu cổ, làm tiêu chuẩn để các bạn áp dụng khi đoán định tương lai. ở đây tôi dùng 3 đồng “Càn Long thông bảo”, đồng xu phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất.

Trước tiên ta làm quen với hình dáng và đặc điểm nhận dạng của đồng Càn Long thông bảo. đồng Càn Long thông bảo được đúc bằng đồng, hình tròn và có lỗ vuông ở chính giữa. 1 mặt ghi bốn chữ “Càn Long thông bảo” bằng chữ Hán, mặt còn lại có họa tiết ký hiệu riêng của đồng tiền. trong phương pháp gieo quẻ dịch, người xưa đã quy định mặt có chữ “Càn Long thông bảo” là mặt ngửa, mặt còn lại là mặt sấp (xem hình)

phương pháp gieo quẻ dịch cổ ngày xưa

 

PHƯƠNG PHÁP GIEO QUẺ DỊCH TRUYỀN THỐNG

GIEO QUẺ DỊCH TRUYỀN THỐNG

trước khi bắt đầu gieo quẻ ta cần chuẩn bị sẵn giấy bút và ghi rõ năm tháng ngày giờ gieo quẻ, 1 cái đĩa hoặc 1 tờ giấy sạch để ta gieo 3 đồng xu đó xuống. khi gieo quẻ thì lấy 3 đồng tiền đặt trong lòng bàn tay, úp 2 tay lại, để im và suy nghĩ đến việc cần hỏi trong vòng 1 phút để cho từ trường của đồng tiền và từ trường của cơ thể ta liên thông với nhau. hoặc cũng có thể khấn 1 câu đơn giản như sau: vd: “con là……….ở tại…………..hôm nay con thành tâm gieo quẻ, cúi xin các vị thần linh chỉ cho con biết bao giờ thì khu vực con đang sinh sống có mưa” mục đích của việc này giúp cho tinh thần ta được tập trung, càng tập trung thì quẻ hiện càng rõ và càng ứng. hơn nữa có câu “trên đầu 3 tấc có quỷ thần”. kính thần thì thần tại là vì vậy . khi đã tập trung ý niệm xong ta lắc đều 3 đồng xu lên, vừa lắc vừa tập trung ý niệm về việc hỏi, sau đó gieo cả 3 đồng xu xuống đĩa. nếu 1 đồng sấp là hào dương 2 đồng sấp là hào âm 3 đồng đều sấp là dương động 3 đồng đều ngửa là âm động gieo 6 lần như vậy thì thành quẻ để thuận tiện cho các bạn chưa biết dịch lý, khi gieo các bạn ghi rõ mặt của từng đồng xu ra.

Ví dụ

lần thứ nhất gieo được 2 đồng ngửa 1 đồng sấp thì các bạn ghi là 

lần 1 N N S” trong đó chữ “N” là ngửa là mặt có chữ  ( càn long thông bảo ) ,

chữ “S” là sấp ( là mặt trơn không có chữ ). cứ như vậy gieo thành 6 lần. 

lần 1. N N N ( x ) ( -- )

lần 2. N S S  ( -- )

lần 3. S N N  ( _ )

lần 4. S S S  ( 0 ) ( _ )

lần 5. N S N  ( _ )

lần 6. S N N  ( _ )

Gieo xong là có căn cứ để luận giải. bài viết này tôi viết để hướng dẫn những bạn không biết dịch lý nhưng có nhu cầu xem quẻ, không dám viết để làm khuôn mẫu cho những “cây đa cây đề” trong làng dịch lý.

Kính !

Công Thành 

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • KINH DỊCH
  • ,
  • ,

  • Bình luận:

    Hỗ trợ trực tuyến

    Lê Công

    0369.168.366

    Nhà đất bán theo tỉnh thành
    Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
    Kinh Dịch
    Tử vi
    Huyền không Phi Tinh
    Văn Hóa_Tín Ngưỡng
    Thước lỗ Ban
    Xen ngày tốt
    Kinh Dịch
    TIN NỔI BẬT

    LÊ LƯƠNG CÔNG

    Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

    Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

    Copyright © 2019 https://leluongcong.com/