THỨ TỰ BÁI LẠY KHI VÀO ĐỀN MIẾU
1-. Bái Thổ công táo vương
2-. bái Thần
3-. Tổ tiên bàn vong
4-. Ngũ quỷ quỷ mị, hung thần ác sát .
PHẨM VẬT DÂNG CÚNG
1-. Cúng Thổ công táo vương, Thổ công táo vương:
-. Hoa tươi
-. Trái cây
-. Bánh chay
-. Cơm, mì chay
-. Thức ăn chay
2-. Cúng Thần:
-. Các loại thịt: bò, lợn, dê, gà, vịt, ngỗng, cá, trái cây, mì, cơm, bánh khô, rượu, hoa tươi.
3-. Cúng Tổ Tiên:
-. Các loại thịt: bò, lợn, dê, gà, vịt, ngỗng, cá, trái cây, mì, cơm, bánh khô, rượu, hoa tươi, nhang đèn.
4-. Cúng Ngũ quỷ:
-. Các loại thịt: bò, lợn, dê, gà, vịt, ngỗng, cá, trái cây, mì, cơm, bánh khô, rượu, hoa tươi, nhang đèn.
CÁC LOẠI PHẨM VẬT CÚNG VÀ SỐ LƯỢNG
1-. Tiểu tam sinh sênh: dùng cúng cho Quỷ mị, Ông Hổ, Thiên binh Thần tướng.
Gồm có: trứng gà vịt, cá, khổ thịt lợn .
Cúng Ông Hổ thì để sống.
Cúng Thiên binh Thần tướng thì luộc chín.
2-. Tam Sinh Sênh : dùng cúng Thổ Địa Công, Táo Quân,
Tổ Tiên, Các Thần minh trong nhà.
Gồm có: con gà, cá lớn, khổ lớn thịt lợn.
-. Nửa chín nửa sống luộc sơ dùng cúng Thần Minh
-. Luộc chín hoàn toàn: cúng Tổ Tiên
*. Đặt khổ thịt ở giữa, gà bên phải, cá bên trái trong nhìn ra
3-. Tứ Sinh: cúng Thần, Tổ Tiên, Ngày Vía Thần
Gồm có:một khổ lớn thịt lợn luộc chín, gà luộc, vịt luộc, cá luộc.
Dùng trong các lễ cúng thông thường, nhưng vì bốn là số chẵn, không dùng cho tang sự dùng số lẻ. Cách bày biện không có nghi thức nào cố định.
4-. Ngũ sinh: cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam Quan Đại Đế, Thành Hoàng Gia. Thuộc về lễ “Đại Tế”.
-. cũng dùng để cúng Thần, Tổ Tiên, quan, hôn, tang, tế.
*. Gồm có:khổ lớn thịt lợn, gà, vịt, ngỗng, mỗi thứ một con, một con cá lớn. Tất cả đều luộc chín.
*. Đặt khổ thịt lợn ở chính giữa, gọi là “Trung sinh”.
-. gà và vịt đặt ở hai bên, gọi là “Lưỡng Biên sinh”.
-. ngỗng phía trước là “Tiền sinh”, cá phía sau gọi là “Hậu sinh”.
5-. Nguyên con trâu bò:dùng để cúng tế ngày đản sinh của Khổng Tử.
Cúng nguyên con trâu sống, chỉ bỏ lông và huyết.
6-. Nguyên con lợn hoặc dê:dùng để cúng lễ “đại hình” hình thức lớn, cúng trả lễ hoàn nguyện, quan, hôn, tang, tế.
-. cúng sống không luộc nấu
7-. Ngũ Tề: dùng để cúng Cây hương trời, lễ cúng đại hình.
*. Gồm có:đông phấn thuộc thủy, mộc nhĩ mộc, nấm hương cô hỏa, duẫn càn thổ, kim châm kim, tất cả đều là đồ chay.
-. Đủ cả ngũ hành:kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ý nói ngũ phương đều đến dự cúng tế.
8-. Lục Tề:cúng Cây hương.
*. Gồm có:đông phấn, mộc nhĩ, hương cô, duẫn càn, kim châm, quế viên, gừng, đường, rau, đậu uyển, rau tâm, đậu tàm, đậu miêu, rong biển, mì chay. Chọn ra sáu thứ trong số những thứ đó.
9-. Sơn Trân:dùng để cúng bái Thần, Cây hương, Thổ công táo vương.
*. Gồm có:hương cô, kim châm, mộc nhĩ, quế viên, gừng, đường, thức ăn chay. Có thể hòa hợp với “Hải Vị” để cúng.
10-. Hải Vị:dùng để cúng bái Thần, Cây hương, Thổ công táo vương.
*. Gồm có:muối ăn, rau biển, rong biển, thức ăn chay cùng sơn trân hợp cúng
11-. Ngũ Vị Uyển:dùng để cúng Thổ địa Chủ đất đai, cô hồn, quỷ hoang dã.
Dùng năm món ăn nấu chín khác loại với nhau để cúng, đựng trong năm chén.
12-. Thất Vị Uyển: chỉ dùng để cúng Thất Nương Mụ Má.
-. Dùng bảy món ăn khác nhau đựng trong bảy chén để cúng. Thí dụ như: cơm chiên, rượu thịt lợn, gà chiên dầu mè, canh, bánh bột gạo, canh đậu phọng, quế viên, lòng đỏ trứng gà, hạt sen, lạc nấu…Không hạn chế thức loại.
13-. Tam quả: dùng để cúng Thần, lễ tế.
Dùng ba loại trái cây khác nhau như: phượng lê, thủy quả, quít.
14-. Tứ quả:cũng dùng để cúng Thần, lễ tế.
-. Nguyên nghĩa là dùng bốn loại trái cây của bốn mùa, nhưng việc này khó thực hiện, nay chỉ có thể dùng bốn loại trái cây khác nhau là được.
15-. Cây mía: cam giá hàm ý chỉ “từng nấc leo lên cao, ngọt ngào tốt đẹp”.
-. Khi kết hôn, người con gái đem theo cây mía về nhà chồng, ngụ ý mang theo điều tốt đẹp ngọt ngào, cũng nói lên ý sinh sôi nảy nở nhiều.
-. Cúng Cây hương thì đặt hai cây mía hai bên, ý cầu cho tiền tài từng bậc thăng tiến thêm lên.
-. Đêm “Trừ Tịch”, róc vỏ mía rồi cắt thành từng khoanh nhỏ để cúng thần minh và tổ tiên, biểu đạt mong cầu vạn sự như ý, những ngày năm mới sẽ ăn được nhiều ngọt ngào hơn là cay đắng.
16-. Ngũ quả:dùng cúng Cây hương, bái Thần, lễ tế.
-. Dùng năm thứ trái cây khác nhau như: phượng lê, tần quả, quít, thủy quả, mía.
-. Hoặc: chuối tiêu, trái lý, trái lê, mễ cao, sinh nhân.
Ý nói “chiêu nễ lai cao thăng” đưa anh lên cao thêm
17-. Ngũ tử:dùng để cúng Chức Nữ.
*. Gồm có: xôi nước, táo hồng, tần tử, đậu phọng, dưa; gọi là ngũ tử.
18-. Bánh in:dùng để cúng Thần, lễ tế, năm mới.
-. Biểu hiện ý cầu cho “niên niên bộ bộ cao thăng” mỗi năm mỗi bước được cao thăng.
19-. Bánh gạo:dùng cúng Thần, lễ tế.
-. Ý cầu cho thời vận hanh thông cải đổi tốt lành, bổ sung chỗ thiếu, cúng xong có thể ăn. Thông thường, người ta đặt thêm vào ở giữa nhân bánh một hột long nhãn, biểu hiện ý cầu mong vận thế hóa rồng.
20-. Xôi nước: để cúng Thần, lễ tế, qua năm mới, Đông Chí.
-. Biểu hiện ý “tròn đầy”, ngọt ngào, vui mừng, dời chỗ mới, vị trí mới.
21-. Bánh cải La bặc cao:dùng để cúng Thần, tế lễ, đưa tiễn năm cũ.
-. mang ý nghĩa tốt lành. Người Thương Gia buôn bán gọi rau cải là “Thái đầu”, mang ý nghĩa là việc tốt lành đứng đầu.
22-. Phát khỏa: dùng để cúng Thần, tế lễ, đưa năm cũ, lễ an vị mới .
-. mang ý nghĩa phát tài, cho nên hầu hết các lễ cúng tế đều không thể thiếu món này.
23-. Hồng qui khỏa Bánh qui: cúng ngày Thái Ất Chân
Nhân đản sinh, cúng Thần, tế lễ,giỗ, mừng thọ,đấy tháng, thôi nôi, tiệc mừng, lễ tang.
-. Mang các ý nghĩa:tốt lành, tròn đầy, phát tài,trường thọ, con cháu đông đúc.
-. Có thể làm theo hình dạng con rùa, hình tròn, hình trái đào, hình vành khăn…
24-. Điềm khỏa Bánh ngọt: dùng cúng Thần, tế lễ, các ngày Tết.
-. Mang ý nghĩa: mỗi năm mỗi thăng tiến, không bị trở ngại, không bị bao vây thắt ngặt.
25-. Viên hình khỏa bánh ngọt tròn: dùng để cúng Thần, tế Cây hương, Tam Quan Đại Đế, tế lễ.
-. có hình dạng như xâu chuỗi đồng tiền, hàm ý con cháu đông đúc, sum họp, đoàn kết gắn bó.
26-. Bánh ngọt hình quả đào Đào hình khỏa: dùng để cúng mừng đứa trẻ tròn bốn tháng, hoặc trong lễ “phản bái” cô dâu trở về thăm cha mẹ ruột sau ngày cưới.
27-. Thử xác khỏa:dùng để cúng tế phần mộ, cúng tổ tiên.
28-. Mì sợi:dùng để mừng thọ, cúng ngày vía Thổ công táo vương, Thần .
-. Mang ý nghĩa trường thọ, thường có đặt thêm trên tô mì sợi chỉ dây đỏ.
29-. Cơm, rau: dùng cúng tổ tiên, cúng cô hồn.
-. Sắp xếp theo sáu kiểu, mười kiểu hoặc 12 kiểu.
30-. Thái Uyển:dùng để cúng Thổ công táo vương Quan
Thế Âm .
-. Cũng sắp xếp theo sáu kiểu, mười kiểu hoặc 12 kiểu.
31-. Các loại rau: dùng để cúng Văn Xương Đế Quân.
-. Người đi học cần cúng những loại rau như:
Rau cần siêng năng, cải la bặc bồ: tốt đứng đầu, tỏi toán: thu đạt kết quả, hành thông: thông minh.
Khi cúng thường có đặt thêm sợi chỉ dây đỏ, tượng trưng cho sự may mắn.
-. Rau cần thì dùng cả rễ cả thân, biểu hiện sự chu toàn siêng năng, hành thì cũng dùng cả củ, ý nói có thủy có chung.
32-. Lợn, dê bằng bột mì: tượng trưng cho toàn thể con lợn hoặc con dê.
-. Trong việc cúng quải của dân gian, có lúc phải cúng chay, người ta dùng những thứ làm bằng bột này để cúng thế, khỏi phạm trai giới mình đang thọ giữ.
33-. Cơm chiên:dùng cúng Thần chúa mụ của trẻ nhỏ, hoặc Chú Sinh Nương Nương, …
-. Dùng cúng trong những lễ liên quan đến việc nuôi nấng con trẻ.
34-. Nước trà:cúng Thổ công táo vương, Thần, Tổ Tiên…
-. Mỗi khay có ba chén nhỏ, hoặc có thể cúng trà khô nhưng cuối năm phải thay hộp mới.
-. Trà biểu hiện cho sự thanh khiết, chân thành, cúng thần bày tỏ sự thành tâm.
35-. Rượu:dùng cúng thần, tế lễ, tổ tiên, quan hôn tang tế,
năm mới.
-. Cúng thần thì dùng ba chén nhỏ, cúng tổ tiên thì dùng năm, bảy, chín, mười một chén nhỏ số lẻ. Tục ngữ nói “Cúng thần không có rượu, Xin keo chẳng được đâu”. Ý nói, khi cúng mà không dâng rượu thì thần không chứng minh cho.
36-. Trái cây ngọt:ý nói ngọt ngào, khắn khít.
-. Như các loại:dưa hấu, quít, băng đường, sinh nhân quả…
37-. Xôi nước đỏ:cúng đầy tháng trẻ con, đám mừng việc gì thành tựu.
38-. Các loại đậu:mang ý nghĩa sự truyền thừa tiếp nối lâu dài.
-. Dùng cúng trong các lễ ăn mừng, tế lễ.
-. Thường dùng: đậu đỏ, đậu xanh, lạc hoa sinh, uyển đậu.
-. Lễ tang thì dùng đậu đen, đậu trắng.
39. Hoa tươi:ý nghĩa “phồn hoa tráng lệ” phát đạt, càng cúng nhiều càng phát đạt.
-. Hay dùng:hoa thủy tiê, lan, mẫu đơn, mai, quế, sen, kiếm lan, lài, dạ lan…
-. Không dùng hoa có tên xấu.
40-. Nước phấn hoa đồ trang sức: dùng cúng nữ thần như: Thất Tinh Má, Nguyệt Nương, Chức Nữ …
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
-. Không dùng các loại trái cây sau:phiền gia, ba lạc, chuối già, trái lý.
-. Thứ tự cúng:Thổ công táo vương, Thổ công táo vương,
Thần, rồi mới cúng tổ tiên sau, cô hồn sau chót.
-. Cúng gà phải luộc chín rồi tréo cánh lại cho đầu ra phía trước.
-. Những lễ mừng vui thì chọn cúng có số chén, dĩa tổng cộng mang số chẵn: 4, 6, 8, 10 …
Lễ tang dùng số lẻ:3,5,7,9…
NHỮNG PHẨM VẬT KHÔNG DÙNG ĐỂ CÚNG
-. Thịt trâu, thịt chó, cá đuối.
-. Phiền gia, ba lạc, khổ qua, chuối già, trái lý.
-. dùng bột để nặn thành hình con vật để cúng thay gọi là vật chay như: gà chay, vịt chay, bồ câu chay…
Trong lễ cúng phổ độ ngày rằm tháng bảy cũng dùng thức chay như: nhang đèn, mì chay, gạo, bánh khô, trái cây, thức ăn chay khác, thức uống …
CÁC LOẠI GIẤY VÀNG BẠC
Vàng, bạc tượng trưng cho sự giàu có lợi lộc, giá trị của nó rất lớn, nên cúng Thần không thể thiếu nó được.
Có các loại như sau:
1-. Đỉnh Cực Kim Vàng khối: dùng cúng ngày Thổ công táo vương đản của Cây hương Ngọc Hoàng Đại Đế mùng chín tháng giêng. Gồm hai loại: tiểu cực và đại cực, là loại giấy vàng bạc cao cấp nhất.
2-. Thiên kim: dùng để cúng Tam Giới Công, các Thần trên trời, các thiên tướng của Ngọc Hoàng Đại Đế.
Còn gọi là Thiên Xích Kim hoặc Xích Kim, vì loại Thiên kim này được đóng dấu bằng Mộc Xích thước mộc nên thành ra tên quen gọi.
Cũng có loại thiên kim không đóng ấn mộc xích mà đóng hai chữ “Thiên kim” nằm trong một vòng tròn, lên trên đó.
3-. Thái Cực Kim: dùng để cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Quan Đại Đế.
-. Còn gọi là “Tài Tử Thọ Kim”, giá trị đứng sau loại Đỉnh Cực Kim, trên có đóng ấn cầu bình an.
4-. Thọ Kim:dùng cúng ngày Thổ công táo vương đản của Thổ công táo vương, Thần, khi vái nguyện điều gì, hoặc khi cúng trả lễ.
-. Trên có đóng ấn đủ bộ ba tượng:Tài, Tử, Thọ.
-. Chia ra làm hai loại:đại hoa thọ kim và nhị hoa thọ kim.
5-. Ngãi Kim Vàng lá: dùng để cúng tế thần minh, tổ tiên, Thổ Địa.
-. Còn gọi là “Tứ Phương Kim”, chia thành hai loại: đại bạc ngãi kim và trung bạc ngãi kim lá mỏng, lá dày
6-. Trung Kim: dùng để cúng tế thần minh sông núi hay cúng tế ngoài trời.
7-. Phúc Kim: dùng để cúng Thần Tài, Thổ Địa.
-. còn gọi là “Thổ Địa Công Kim”, chia thành hai loại: đại bạc và tiểu bạc phúc kim.
8-. Ngũ Lộ Tài Thần Kim: dùng cho lễ cúng khai trương công ty, xí nghiệp.
Trên có đóng dấu ấn hình tượng của “Ngũ Lộ Tài Thần”, để cầu cho tài nguyên quảng tiến nguồn tiền mở rộng
9-. Bồn Kim: dùng để cúng tạ thần.
-. có hình dạng khối vàng tròn, bên trong có sợi chỉ luồn qua một khối vàng tròn nhỏ hơn nằm bên trong.
-. vòng tròn ngoài biểu trưng cho một lòng thành kính, cầu được bình an.
-. Trên có đóng ấn ba chữ: Phúc, Lộc, Thọ.
10-. Cửu Kim: dùng cúng tạ thần, khao quân.
Trên có đóng hai ấn hình tượng Tài,Tử, Thọ và Phúc,
Lộc, Thọ màu đỏ.
11-. Ngân Chỉ giấy bạc: dùng cúng Tổ Tiên hay cô hồn ngạ quỷ.
-. Mang ý nghĩa trừ tà ma, tiêu trừ tai nạn, thành tựu công việc.
Có các loại:
a/-. Đại ngân: dùng để cúng tổ tiên hay đưa đám táng đi chôn, cúng tế quỷ âm.
-. dài bốn tấc 12 cm, rộng ba tấc 9 cm, trên có phết lớp bạc mỏng dài hai tấc 6 cm.
-. chia thành:đại bạc ngân, nhị bạc ngân và trung bạc ngân. bạc 箔:dát mỏng
b/-. Tiểu ngân: dùng cúng tế vong hồn, cúng trong các lễ cầu siêu tổ tiên hay cô hổn ngạ quỷ.
-. chia thành ba loại: đại thấu ngân thấu 透:trong suốt, nhị thấu ngân, tập trung thấu ngân.
*. Thứ tự đốt giấy vàng:trước khi cúng thì đốt để “thỉnh thần chứng”, sau khi cúng xong thì đốt để “tiễn thần”.
Giấy đốt lần đầu đó gọi là đại trương, giấy đốt sau gọi là tiểu trương.
-. Khi cúng có hai loại: vàng và bạc, khi đốt phải phân riêng ra từng loại.
GIẤY TIỀN
Mang ý nghĩa khác với giấy vàng bạc, trên đó không có ấn cũng không phết lớp bạc mỏng, mà làm thành như một xâu tiền xu, có lỗ xỏ dây xuyên qua.
Có các loại là: kim bạch tiền, khố tiền, cao tiền, bản mệnh tiền, tượng trưng cho đồng tiền hiện đang sử dụng ở dưới âm cung.
-. Còn có loại tiền dành cho thần, quỷ sử dụng gọi là “Chuẩn Chỉ Tiền”, trên có họa vẽ hình những vật dụng hay y phục .
-. Lại còn có loại giá trị hơn tiền giấy, đó là loại “giấy áo” cắt theo hình y phục bằng giấy ngũ sắc.
*. Phân loại và công dụng:
1-. Huỳnh cao tiền:dùng cúng tạ trời đất, cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Quan Đại Đế.
-. Trước khi cúng thì mang vác tiền đến, cũng cúng thỉnh thần và tiễn thần. trước và sau khi cúng
2-. Kim bạch tiền:dùng để cúng thần binh và tùy tướng của Thần Minh, cúng cho Thần chúa mụ của đền, miếu.
-. Cũng dùng cúng tế tại phần mộ, lấy đá hay cục đất dằn ép sát vào mộ gọi là Áp Mộ Tiền.
-. Có hai loại sắc vàng và sắc xám tro.
3-. Bạch cao tiền:dùng cúng tế quỷ thần, làm công đức trong trai đàn pháp sự
4-. Khố tiền:đặt vào trong quan tài người chết khi tẩn liệm, ý là để cho vong linh sử dụng đi đường xuống âm phủ.
5-. Ngoại khố tiền:rải trước quan tài khi đi chôn, cho các tiểu quỷ sử dụng.
6-. Thái Tuế tiền:chỉ dùng cho lễ an vị Thái Tuế hàng năm, loại này ngày nay hiếm thấy, đa số dùng kim bạch tiền thay thế.
7-. Diêm Vương Tiền:đốt để dâng cúng cho Diêm Vương.
8-. Hoa Công Hoa Bà tiền: đốt để cúng Thần chúa mụ trẻ con là Hoa Công Hoa Bà.
9-. Hỏa Thần tiền:dùng trong dịp cúng thỉnh thần Chung Quỳ trấn gia trạch, đề phòng tai nạn lửa củi cho gia đình.
10. Sơn Thần Thổ Địa tiền:dùng cúng Sơn Thần trong dịp chôn cất người chết ở những nơi gần núi rừng.
11-. Tam Quan Đại Đế tiền:dùng cúng cầu phúc, trừ tà. Gồm ba thứ là Thiên Quan tiền, Địa Quan tiền, Thủy Quan tiền, trên có đóng dấu ấn hình tượng Tam Quan Đại Đế.
12-. Âm Dương tiền: dùng trong lễ cầu phúc cho bản mệnh.
Thường dùng hình tượng nhật, nguyệt để biểu thị.
13-. Bản Mệnh tiền:dùng cúng khi thời vận không tốt, gặp xui xẻo. Đốt cúng giải trừ vận xấu, nghênh đón vận tốt, sửa đổi vận mệnh.
14-. Chuyển luân tiền:dùng cúng cho vong linh khi đi đầu thai trong lục đạo, được sinh vào thiên đạo hay nhân đạo, không rơi vào ba đường ác:địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
15-. Vãng sinh tiền: dùng trong lễ tang, cầu cho vong linh được vãng sinh Tiên Cảnh.
Khi sử dụng, bó lại thành một bó để đốt một lần. Hoặc tạo thành hình hoa sen rồi đốt, ý mong cầu người chết đi rên hoa sen sớm về Cùng Tiên Tổ.
16-. Tiền thế Phụ Mẫu tiền: đốt cung cấp cho cha mẹ nhiều đời trước, để cha mẹ trả nợ nần cũ, mới được đi đầu thai.
CÁC LOẠI CHUẨN CHỈ TIỀN
1-. Kinh Y giấy áo: cũng gọi là chuẩn chỉ tiền, dùng cúng trong dịp cầu siêu rằm tháng bảy, dành cho cô hồn dã quỷ.
Bề dài một thước 40 cm, ngang ba tấc rưỡi 10 cm, trên có đóng ấn y phục.
2-. Sàng Mẫu Y: còn gọi là Điểu Mẫu Y, trên có vẽ mây tía, hoa cỏ hoặc hình tượng của Sàng Công, Sàng Mẫu ông giường bà giường, hoặc Chú Sinh Nương Nương, là Thần chúa mụ của trẻ con. Loại này tuy không phải là tiền, nhưng là y phục cúng cho thần minh.
3-. Ngựa giấy:còn gọi Giáp Mã Tiền. Dùng trong những lễ cúng khao thưởng thiên binh thiên tướng, hay nghênh thần, tống thần. Phải cúng kèm với bộ khôi giáp thì thần mã mới dùng được.
4-. Giấy ngũ sắc:còn gọi là Áp Mộ Chỉ, dùng khi làm lễ tảo mộ. Loại này không đốt mà dùng đá hay đất dằn sát vào phần mộ áp mộ.
-. Ngũ sắc là: đỏ, vàng, xanh lam, xanh đậm, trắng.
-. Người ở Tuyền Châu dùng loại Bạch Mộ, người Đồng An dùng loại Huỳnh Mộ, các nơi khác đa số dùng Hồng Mộ.
CÁC LOẠI CHUẨN CHỈ TIỀN KHÁC
1-. Ngũ Quỷ tiền:đốt cấp cho ngũ quỷ dùng, trê có vẽ hình ngũ quỷ và ghi chữ.
2-. Thiên Cẩu tiền:dùng để cầu phúc, thay đổi vận mệnh, dùng khi tuổi mình phạm vào Thiên Cẩu. Đốt ở đền, miếu vào đầu năm khi đến viếng những nơi này, biết tuổi mình năm đó bị phạm Thiên Cẩu. Trên tiền này có in hình Thiên Cẩu.
3-. Cải liên chân kinh: tiêu trừ tai nạn, sửa đổi vận thế cho mình.
-. Cũng gọi là “Cải niên kinh”, hai bên có in những bài chú tiêu tai kiết tường. Dùng khi thời vận không tốt, đến cầu nguyện nơi nào thì đốt nơi đó. Cũng gọi là “Bổ Vận Tiền” bồi bổ vận mệnh cho mình, thường đốt chung với loại Bản Mệnh tiền.
4-. Người giấy cải vận:dùng để cầu phúc, bồi bổ vận thế cho mình.
Khi thấy thời vận không thông đạt, thỉnh cầu thần minh phù trợ, đốt loại hình nhân này để cải đổi cho tốt.
-. Có hai loại: đàn ông đốt hình nam và đàn bà đốt hình nữ.
-. Đốt chung với loại “Cải niên kinh”.
5-. Hiện sao:là loại tiền giấy kiểu mới do Thương Gia buôn bán sản xuất, dùng cúng cho tổ tiên sử dụng.
VIỆC CÚNG BÁI
Từ ngàn xưa, loài người đã sớm thực hành cúng bái, có hay không tôn giáo cũng vậy.
Cúng bái là loại thần dược giúp cho con người bình tỉnh, an tâm. Niềm hy vọng sinh ra hết sức mạnh mẽ, to lớn. Nên có người nói:“Hữu bái hữu bảo hựu” có cúng bái mới có phù hộ .
Đó là lý do chính, nhưng ít ai phân tích ra thành các kiểu cúng bái. Đây xin tạm chia ra các kiểu cúng bái như sau:
1-. Biểu kính bái: -. Biểu hiện sự cung kính Thần Minh.
Đến trước Thần, Thổ công táo vương dâng cúng trà, trái cây, bánh khô, thắp hương, lạy, đốt giấy tiền vàng bạc.
Nếu không có phẩm vật để cúng, thì chỉ hết sức thành tâm vái lạy là đủ.
2-. Tạ ân bái: -. để đáp tạ ơn thần minh đã phù trợ.
Thực hiện đầy đủ phẩm vật cúng như trước đây đã vái nguyện, không được thay đổi hay thiếu sót.
Có thể nhờ Thầy đạo sĩ hướng dẫn cúng.
3-. Tiêu tai mô bái: cầu xin tiêu trừ tai nạn, được may mắn phúc thọ.
Cúng trong những dịp:động thổ xây nhà, khai trương, sơn lắp nền, xây mồ mã, vay tiền của Thần Thổ công táo vương. Thổ công táo vương để làm ăn tốt, dời chỗ ở, về nhà mới…
Việc cúng này có tên là “Bái Thần” .
NGHI THỨC DỜI CHỖ Ở, VỀ NHÀ MỚI
Mọi người khi dời nhà,dời chỗ ở về nhà mới… đều có hy vọng mong mỏi là sẽ được an cư lạc nghiệp, công việc làm ăn thuận lợi. Cho nên, phải lưu ý đến những điều cấm kỵ mà tránh, chọn việc tốt mà làm.
Thực hành những điều sau đây:
1-. Chọn ngày giờ tốt theo Lịch Thông Thắng coi ngày.
2-. Lúc mới về nhà mới, đàn bà có thai không nên cùng theo về nên để sau vài giờ.
3-. Chủ nhà không được kêu la quát tháo người nhà khi chuyển đồ đạc vào trong .
4-. Ngày về nhà mới, mọi người không được giận dỗi, rầy
rà nhau, nên vui vẻ hòa thuận, nói năng nhỏ nhẹ với nhau.
5-. Những đồ vật ở nhà cũ, tốt nhất mượn người bên ngoài mang giùm đến.
6-. Khi bước vào nhà mới, mọi người từ chủ hộ đến thành viên, mỗi người đều có cầm một vật dụng gì trên
tay, tuyệt đối không đi tay không vào nhà.
7-. Nếu phải nhờ người ngoài, cố gắng mượn cho được hai người có tuổi Thìn và tuổi Dậu mang đồ đạc vào giùm, biểu trưng cho hai ý “Khởi gia” bắt đầu gầy dựng gia đình và “Long phụng trình tường” rồng phụng tốt lành.
8-. Có thể đặt ở giữa nhà một bồn “Vạn niên thanh”, dùng chỉ đỏ vắt ngang trên bồn này.
9-. Giờ vào nhà mới nên chọn buổi sáng trước 12 giờ, tránh chọn buổi chiều, tối kỵ là về ban đêm.
10-. Trước ngày về nhà mới, nên chọn một ngày tốt để đặt sẵn một hỏa lò và đủ dụng cụ củi lửa, để khi về nhà mới là bắt đầu nổi lửa, nấu “Xôi nước đỏ” hay “Trà ngọt” mà cúng.
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI DỜI CHỖ Ở
-. Trước khi dời đến chỗ ở mới, phải quét dọn phòng ốc sạch sẽ, mở các cửa ra hai ba ngày cho thoáng khí, làm cho khí tốt lưu thông khắp nhà.
-. Trước khi dời đến chỗ ở mới, phải làm lễ cúng Thần minh Thổ Địa nơi nhà mới, gọi là hành lễ “Bái Tứ Giác”. lạy bốn góc
-. Nhà mà trước đây đã có người ở, hoặc nhà ở nông thôn, bốn góc nhà thường tụ tập mùi xú uế do ẩm thấp tạo ra. Nhờ làm động tác “Bái tứ giác” mà có thể tẩy bớt mùi vị hôi hám, xua đuổi ruồi bọ côn trùng…ra khỏi nhà, cùng là hóa giải những tà khí xâm nhập vào nhà, vào đồ dùng trong nhà v.v…
PHẨM VẬT CÚNG LỄ “BÁI TỨ GIÁC”
-. Trái cây tươi, một tô lạc nấu, năm miếng đường, một miếng thịt lợn còn dính da lông. năm phần như thế
-. Bày phẩm vật ở bốn góc và giữa trung tâm căn nhà
thành ra năm chỗ, đặc biệt ở giữa phải có thêm ba chén rượu hâm nóng.
-. Mua một bộ giấy áo tứ giác, hoặc nếu nơi đó quá ẩm thấp lâu ngày, nên mua thêm các loại giấy tiền vàng bạc, giấy áo Thiên thần y, Thổ Địa y … để đốt, mới trừ khử hết mùi hôi khí độc tích tụ lâu ngày.
NHỮNG ĐỒ VẬT CẦN CHUẨN BỊ MANG
VÀO NHÀ MỚI
Ngày về nhà mới cần phải chuẩn bị trước một số đồ vật, đặt sẵn trước cửa nhà. Đúng giờ tốt mới đem vào.
Trước tiên mang số vật dụng dùng để nấu ăn, đem vào đặt ở nhà bếp, kế tiếp mới mang những thứ khác:
*. Đặt một cái thùng lu, khạp … trong đựng đầy gạo ít nhất tám phần mười. Đặt một gói “lì-. xì” đỏ bên trên thùng gạo, tượng trưng cho sau khi về nhà mới được ấm no sung túc.
*. Chén đũa đã dùng ở nhà cũ, mỗi người một bộ, trên có đặt sợi chỉ đỏ, tượng trưng cho mọi người khi về ở chỗ mới, việc ăn uống đầy đủ, sức khỏe tốt, không bệnh hoạn đau ốm.
*. Một cái bếp lò mới, cầu cho gia đình hưng vượng.
*. Trước khi về nhà mới một ngày, đặt một thùng nước đầy tại giữa nhà, mở quạt trần cho gió thổi vào thùng, tượng trưng cho “phong sinh thủy khởi” gió sinh ra, nước dấy lên, ý nói có việc làm tốt, tiền bạc vào nhiều
*. Nên đem theo một bếp lò cũ để vào nhà bếp, phòng khi thủy thổ chỗ ở mới không hợp. Đặt lò cũ kế lò mới, bên trên hai lò phủ một tấm vải đỏ. Làm xong lễ “Bái tứ giác” ngày trước, hôm sau mới bắt đầu sử dụng.
còn tiếp >>>>>
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
Ngày Dương Công Kỵ Nhật - Chọn Ngày Giờ
Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/