Vì muốn được nghiên cứu tường tận, cần có những trạch đồ giả dụ sau đây để luận giải cho thấy rõ ràng:
TỊNH TRẠCH MẪU ĐỒ SỐ
a, Những vị trí:
Hình trên là một Tịnh trạch đồ, những vị trí của 6 chỗ có ảnh hưởng với nhà như sau:
– Cửa cái mở tại Kiền (Tây bắc) ở vào khoảng chính giữa mặt tiền.
– Chủ phòng đặt tại Khôn (Tây nam) thừa Diên niên đắc vị, có ghi vòng 00.
– Bếp đặt tại Cấn (Đông bắc) thừa Thiên y đăng diện, có ghi 3 vòng 000.
– Hướng bếp tức là miệng lò ngó về Kiền (Tây bắc)
– Cửa bếp mở tại Kiền (Tây bắc)
– Cửa phòng tức là Cửa của Chủ phòng mở tại Cấn (Đông bắc).
Chú ý: Theo như trên thì Cửa cái mở tại Kiền ở khoảng giữa mặt tiền nhà. Giả như Cửa cái mở suốt hết mặt tiền nhà gồm cả 3 cung … Kiền Khảm cũng vẫn qui định là Kiền, vì tuy mở suốt hết mà điểm trung tâm là điểm chính giữa cửa vẫn còn y tại Kiền. Việc phân cung điểm hướng luôn luôn dụng lấy cung điểm chính giữa là trung tâm Cửa cái hay các chỗ khác cũng vậy.
Chú ý: Cửa cái tại Kiền, Chủ phòng tại Khôn và Bếp tại Cấn, ba điểm này đều do đặt đúng la bàn tại trung tâm của chu vi ngôi nhà mà phân cung điểm hướng cho mọi chỗ. Cửa phòng là cửa của Chủ phòng ở tại là do đặt đúng la bàn tại chữ Trung Quoc mà phân cung điểm hướng cho nó. Vậy tất Cấn đây là Cấn của Chủ phòng chớ không phải Cấn của ngôi nhà.
Cửa bếp ở tại Kiền là do đặt đúng la bàn tại chữ X là trung tâm cái buồng bếp mà phân cung điẩm hướng cho nó; như vậy Kiền đây là của cái buồng bếp chớ không phải là Kiền của ngôi nhà. Hướng bếp hướng mặt bếp tức miệng bếp ngó về Kiền là do đặt đúng la bàn tại lò, bếp (có 5 khoang tròn 00000) mà điểm cung hướng cho nó. Như vậy Kiền đây là Kiền của lò bếp chớ không phải Kiền của Buồng bếp, nhưng vì trường hợp này Kiền của hai chỗ gặp nhau.
Nhưng vì sao, như trên đã chỉ dẫn, phải đặt đúng la bàn ở khác nơi nhau như vậy? Vì theo lý đương nhiên: cái nào gọi là của cái nhà thì đặt la bàn tại trung tâm ngôi nhà, như Cửa cái, Chủ phòng và Bếp, hạ cái này đều gọi là của cái nhà. Cái nào gọi là của cái phòng thì phải đặt la bàn tại trung tâm cái phòng, như Cửa phòng chẳng hạn. Cái nào gọi là của buồng Bếp thì phải đặt la bàn tại trung tâm buồng bếp, như Cửa bếp chẳng hạn. Cái nào gọi là của lò bếp thì phải đặt la bàn tại trung tâm lò bếp hay khuông bếp, …v ..v..
b, An 8 cung và Du niên
Đây là việc làm thứ nhất mà mình đã thấy sự an bài 8 cung và 8 du niên nơi trạch đồ, khỏi phài dẫn giải mất thì giờ.
c, Phân cung điểm hướng cho 6 chỗ
Đây là việc làm thứ nhì đã an bài nơi trạch đồ và như đã nói rõ ở những vị trí, khỏi phải dẫn giải mất thì giờ.
d, Chọn cung tốt để đặt chủ phòng và đặt bếp
Quan sát trong 8 cung, thấy có cung Cấn thừa Thiên y là kiết du niên đăng diện (có ghi 3 vòng khuyên 000) tốt bậc nhất, cung Khôn thừa Diên niên là kiết du niên đắc vị (có ghi 2 vòng khuyên 00) tốt bậc nhì và cung Đoài thừa Sinh khí thất vị (có ghi một vòng khuyên 0) tốt bậc ba. Vậy nên phải đặt Chủ phòng và Bếp tại hai cung Cấn và Khôn túng chỗ lắm thì dùng cung Đoài cũng được. Còn 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn đều thừa hung du niên chẳng nên dùng tới.
Chú ý: Kiết du niên nào cũng có điểm vòng khuyên.
e, Luận đoán 3 chỗ chính yếu
Luận đoán là nói ra những sự ứng nghiệm tốt xấu. Ba chỗ chính yếu là: Cửa cái, Chủ phòng và Bếp.
Ba chỗ chính của Tịnh trạch này ở tại 3 cung Kiền Khôn Cấn trọn thuộc về Tây tứ trạch. Kiền với Khôn tương sanh, Kiền với Cấn cũng tương sanh, Khôn với Cấn tỷ hòa. Đó là 3 cung so đối với nhau đều tương sanh cùng tỷ hòa, không có tương khắc, thật là tốt. Lưỡng thổ thành sơn là tượng đắp nên thành lũy, hai thổ sanh một kim là tượng có vàng ẩn trong đất, toàn là những cách tốt. Kiền với Khôn hỗ biến được Sinh khí. Phàm 3 chỗ chính yếu hỗ biến với nhau có đủ Sinh khí, Diên niên và Thiên y là 3 kiết du niên thì gọi là Nhà ba tốt (tam kiết trạch), là một ngôi nhà qui tụ đủ mọi sự phước hạnh.
Cửa cái Kiến phối với Chủ phòng Khôn thừa Diên niên cho nên gọi là Diên niên trạch. Kiền dương kim hợp với Khôn âm thổ là âm dương phối hợp mà tương sanh lại được Diên niên là kim tinh đắc vị, thật là một ngôi nhà phú quí vinh hoa đúng bực, vợ chồng chánh phối, sanh 4 con, một nhà hòa mỹ, con cháu hiền, trường thọ… Bếp Cấn đối với Chủ phòng Khôn là tỷ hòa, đối với Cửa cái Kiền là tương sanh: nhà đã thịnh vượng mà nam nữ trong nhà ưa làm việc lành (Xem nhà số 7 trong thiên VII).
Bếp Cấn là một cái bếp rất tốt vì thừa Thiên y là kiết du niên đăng diện. Bếp Cấn phối với Cửa cái Kiền là Thổ với Kim tương sanh lại là tượng con xu phụ theo cha (Cấn là con trai, Kiền là cha), cha hiền lương con hiếu thảo, môn đình sáng lạng, hưng vượng, phát đạt hay đi chùa lễ Phật và làm các việc lành. Nhưng vì Cấn và Kiền là hai cung đều thuộc dương (thuần dương) không có âm cho nên dòng họ con trưởng bất lợi, lâu năm rồi cũng có khắc vợ hại con. Lại có thêm lời đoán rằng: Cấn phối Kiền, ở Dịch kinh gọi là quẻ Sơn thiên đại súc, phước đức cho nên con cháu đại phát. Duy phụ nữ và trẻ con bệnh tật là bởi Cấn phối Kiền, dương nhiều nên dương thắng ắt âm phải suy, ám chỉ phụ nữ và trẻ con (Xem Bếp số 23 trong thiên VII).
g, Luận đoán 3 chỗ phụ thuộc
Ba chỗ phụ thuộc là Cửa phòng tại Cấn, Cửa bếp tại Kiền và Hướng bếp cũng tại Kiền. Ba cung Cấn Kiền Kiền đều hợp với Tây tứ trạch tất phải có thêm phần tốt. Lại đại khái luận về cách Bát biến du niên như sau: Từ Cửa cái Kiền biến tới Cửa phòng Cấn thừa Thiên y đăng diện rất tốt. Từ Cửa cái Kiền biến tới Cửa phòng Cấn thừa Thiên y đăng diện rất tốt. Từ Cửa cái Kiền biến tới Cửa bếp Kiền và tới Hướng bếp Kiền đồng đều thừa Phục vị thất vị. Phục vị du niên tốt ít oi lại thất vị thì kể như không thêm được phần tốt nào nhưng cũng không gây tai hai. Nếu đổi Cửa bếp và Hướng bếp qua Khôn (Khôn của cái buồng bếp) thì được Diên niên đắc vị ắt thêm tốt gần bằng Cửa phòng Cấn.
h, Luận về mệnh cung của chủ nhà
Ngôi nhà này thuộc Tây tứ trạch. Nếu chủ nhà thuộc Tây mệnh (Kiền Khôn Cấn Đoài) là nhà với chủ hiệp nhau, thêm tốt nói chẳng hết. Rủi như chủ nhà Đông mệnh (Khảm Ly Chấn Tốn) là nhà với chủ không hiệp nhau tuy nhà không bớt phần tốt, nhưng chủ nhà mất 30% tốt. ở trường hợp này phải đổi Hướng bếp, tức là đổi mặt bếp ngó về một trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn (Đông tứ cung) CHO HIệP VớI Đông mệnh của chủ nhà để hóa giải sự tương khắc Đông với Tây. Chiếu theo trạch đồ này thuận tiện nhất là đổi hướng bếp ngó về cung Tốn, thay vì đừng ở trước chụm vào, nay đứng ở sau chụm tới. Ngoài ra, còn nên đặt giường ngủ và đầu giường chủ nhà ở Đông tứ cung (xem lại thiên I bài 23 để hiểu biết rõ ràng hơn).
TỊNH TRẠCH MẪU ĐỒ SỐ 2
a, Những vị trí
Trên đây là một Tịnh trạch đồ. Cửa cái tại Khảm (chánh Bắc), bên tả mặt tiền. Chủ phòng tại Tốn (Đông nam), bên hông phía hữu mặt tiền. Bếp tại LY (chánh Nam) bên hữu mặt hậu.
b, An 8 cung và 8 du niên
Đây là việc làm thứ nhì mà mình đã thấy sự an bài đủ 8 cung và 8 du niên nơi trạch đồ trên, khỏi phải dẫn giải.
c, Phân cung điểm hướng 3 chỗ chính yếu
Đây là việc làm thứ nhì mà mình đã thấy rõ Cửa cái tại Khảm, Chủ phòng tại Tốn và Bếp tại Ly, khỏi phải dẫn giải.
d, Chọn cung tốt để đặt chủ phòng và bếp
Ba chỗ chính yếu trong ngôi Tịnh trạch này ở tại 3 cung Khảm Tốn Ly trọn thuộc về Đông tứ trạch, đó là một cách tốt. Khảm với Tốn là tương sanh và Ly với Tốn cũng tương sanh đều là hai chỗ tốt. Duy Khảm với Ly tương khắc là một chỗ khuyết điểm nhưng vẫn hỗ biến được Diên niên là kiết du niên, tốt. Cửa Khảm khắc Bếp Ly là ngoài khắc vào trong: sự bất lợi thường từ bên ngoài đem đến. Cửa Khảm sanh Chủ phòng Tốn là ngoài sanh vào trong cho nên phát đạt mau lắm. Đây cũng gọi là một cái Nhà ba tốt qui tụ đủ mọi điều phước hạnh vì 3 hỗ biến với nhau có đủ 3 kiết du niên là Sinh khí, Diên niên và Thiên y. Bởi Khảm với Tốn hỗ biến được Sinh khí, Khảm với Ly hỗ biến được Diên niên, và Tốn với Ly hỗ biến được Thiên y.
Cửa cái Khảm phối với Chủ phòng Tốn thừa Sinh khí cho nên gọi nhà này là Sinh khí trạch. Khảm dương thủy với Tốn âm Mộc là âm dương phối hợp tương sanh lại được Sinh khí tức Tham lang mộc tinh đăng diện… thật là một ngôi nhà tuyệt hảo: sanh 5 con đỗ đạt, nam thông minh, nữ thuần tú, con hiếu cháu hiền, điền sản gia tăng, lục súc hưng vượng, công danh hiển hách, nhân khẩu càng rất đông, đại khái mà nói là phú quí song toàn. Đặc điểm có Khảm sanh Tốn là ngoài sanh vào trong, nhà này đã phát đạt mà phát rất mau và bền lâu. (Mếu ngôi nhà này là Động trạch (xem thiên III) mà tạo tác cho ngăn thứ 2 hay thứ 3 cho rộnglớnnhất thì càng đại phát phú quí, dù ở bao nhiêu người, người nào cũng khá lên được). Trong nhà này có Bếp đặt tại Ly thừa Diên niên cũng là một cái bếp thịnh vượng, sanh được 4 hay 5 con (xem nhà số 36 trong thiên III).
Luận riêng về Bếp Ly phối với Cửa Khảm: Cửa Khảm phối với Bếp Ly thừa Diên niên cho nên gọi là Diên niên táo và ở Dịch kinh gọi là quẻ Hỏa thủy vị tế. Khảm dương Thủy thuộc trung nam gặp Ly âm Hỏa thuộc trung nữ là được cái dạo âm dương giao hiệp, cho nên vợ chồng chánh phối, tiền của cùng vải lụa đầy rương, công danh sáng lạng, con cháu đầy nhà… Nhưng rồi ở nhiều năm sẽ khắc vợ, tim đau mắt tật, hay bệnh hoạn. Đó là bởi Khảm Thủy khắc Ly Hỏa vậy. (Xem Bếp số 45 trong thiên VII).
Lê Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
Ngày Dương Công Kỵ Nhật - Chọn Ngày Giờ
Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/