Nguyên tắc hệ thống Lí luận phong thuỷ coi môi trường là một hệ thống hoàn chỉnh. Hệ thống này lấy con người làm trung tâm và bao gồm cả đất trời vạn vật. Các yếu tố bên trong môi trường bao giờ cũng có quan hệ mật thiết với nhau, điều tiết cho nhau, tồn tại độc lập với nhau, đối lập nhau nhưng lại có thể chuyển hoá cho nhau. Chức năng của phong thuỷ là điều tiết các mối quan hệ, ưu việt hoá kết cấu, tìm ra phương pháp kết hợp tốt nhất trên góc độ vĩ mô. Nguyên tắc ứng dụng Căn cứ vào tính khách quan của môi trường xung quanh, tìm ra những phương pháp thích hợp với phương thức sinh sống hài hoà với thiên nhiên. Trung Quốc có diện tích đất đai rộng lớn, khí hậu các vùng rất khác biệt, thổ chất cũng không giống nhau, do đó kiểu cách kiến trúc đương nhiên không thể trùng lặp. Nhà vùng Tây Bắc thì thấp, nhà phương Nam thì nhiều tầng…đây đều là ví dụ cho sự thích ứng với môi trường tự nhiên. Nguyên tắc bảo vệ môi trường Thân thiện với thiên nhiên, dựa vào núi, kề vào sông là một trong những nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ học. Sơn là xương cốt của đất, thuỷ là khởi nguyên sự sống của vạn vật. Người xưa coi địa thế được bọc trong thuỷ, có sơn bao quanh là một địa thế lí tưởng. Điều này tất nhiên có liên quan đến khí hậu, môi trường sinh sống tồn tại của thời cổ. Sống ở nơi này nhận được thức ăn, cây cỏ một cách tự nhiên rất có ýý nghĩa với việc bảo vệ sinh thái môi trường. Những căn phòng hướng Nam cũng là một ví dụ cho nguyên tắc bảo vệ môi trường. Phòng hướng Nam nhận được ánh sáng mặt trời, tránh gió và thuận ứng với thiên đạo, có linh khí của núi, là chỗ địa linh sinh nhân kiệt. Phong thuỷ học coi trọng hướng núi thế đất, đặt cái nhỏ trong cái lớn để suy xét. Nguyên tắc phòng tránh Trong phong thuỷ có hai yếu tố tạo nên hung là yếu tố con người và ngoại cảnh. Trong đó, có rất nhiều trường hợp chỉ có thể dùng nguyên tắc phòng tránh để chuyển hoá. Ví dụ nếu căn nhà nằm vào dòng chảy của sông, trạch cơ không ổn định, dễ bị thuỷ tai thì chỉ có cách duy nhất là chuyển nhà ra nơi khác hoặc không dựng nhà ở những chỗ như vậy. Nguyên tắc âm dương Theo phong thuỷ thì vật gì cũng có hai thuộc tính âm và dương, có chính sẽ có phụ, có đen sẽ có trắng, có lạnh sẽ có nóng, có sơn sẽ có thuỷ… Làm việc gì mà đạt được cân bằng âm dương sẽ được gọi là trung dung chi đạo. Trung dung là phối hợp hoàn hảo, không thiên không lệch, không to không nhỏ, không cao không thấp. Phương hướng phải phù hợp với thế đất, diện tích nhà to hay nhỏ cũng phải phù hợp với nhau. Nhà to mà người ít hay nhà nhỏ người nhiều thì đều không cát. Nhà nhỏ cửa to, nhà to cửa nhỏ cũng không tốt do mất sự cân đối về mỹ quan thẩm mỹ. Việc điều tiết, thay đổi trong phong thuỷ cũng phải lấy trung dung làm trọng. Phải chú ýý đến sự hài hoà, thân thiện trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, phải dựa vào thiên nhiên, có sự thích hợp khi điều hoà thiên nhiên. Vì nếu có sự can thiệp vào thiên nhiên một cách thái quá thì sẽ phản tác dụng, tất yếu sẽ nhận lại sự phản ứng của tự nhiên.
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
Ngày Dương Công Kỵ Nhật - Chọn Ngày Giờ
Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/