Dương Quân Tùng sinh vào năm Đường Thái Hòa thứ 8 ( Tây Lịch 834 ) ngày 8 tháng 3 giờ Tuất, năm thứ 3 Đường Thiên Hữu ( Tây Lịch 906 ), gặp người hại ngầm, trúng độc mà chết, hưởng thọ 72 tuổi. Ông được an táng tại Dương Công thôn, làng Khoan Điền huyện Đô tỉnh Giang Tây bên bờ Mai Giang. Sau này do lũ từ trên núi đổ xuống, bờ sông lở vỡ mộ Dương Công dịch chuyển vào dáy sông, không còn thấy dấu nữa.
Có thể nói Dương Quân Tùng là người tập đại thành cho Phong Thủy Học của Trung Hoa. Đối với người đi trước như Xích Tùng tử, Quách Phác…ông không bỏ sót ai. Đối với thế hệ đi sau các Lý Luận của ông đã được phát huy tối đa để trở thành các học phái lớn như Huyền Không Phi Tinh Phái, Tam Hợp Phái, Giang Tây Phái (Diêu Giang Phái), Quảng Đông Phái (Mân Phái), Phúc Kiến….
Các trước tác của ông hoặc được cho là của ông gồm: “Hám Long Kinh”, “Nghi Long Kinh”, “Thanh Nang Áo Ngữ”, “Thiên Ngọc Kinh”, “Ngọc Xích Kinh”…
Các thế hệ sau kế tiếp ông có rất nhiều nhân vật xuất sắc như Tằng Văn Địch, Liêu Vũ, Lưu Giang Đông , Lại Bố Y …thậm chí đã làm một vùng Văn Hóa Phong Thủy đặc sắc tại Cám Nam mà trung tâm là huyện Hưng Quốc – Trung Quốc.
Có một nhân vật mà chắc chắn ít người học Phong Thủy biết đến nhưng lại có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của Phong Thủy Học, đó là Hoàng Thạch Công, ông tên thật là gì không ai biết, người ta chỉ biết đến ông thông qua một nhân vật vĩ đại khác, là người khai quốc mở ra lịch sử nhà Hán 400 năm, đến khi công thành đã nhanh chóng thoái ẩn Tu Đạo – Trương Lương. Tương truyền sau khi được thử thách lòng kiên trì nhặt giày cho một Lão Ông, Trương Lương khi đó còn rất trẻ đã được truyền thụ cho cuốn sách “Tam Lược” sau này dùng các học thuật phò giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang dựng nghiệp từ tay trắng…Và cũng vì lời hẹn ước “13 năm sau ngươi sẽ gặp ta. Hòn đá màu vàng ở chân núi Cốc thành phía Bắc sông Tế là ta đó!” mà người ta gọi vị Trưởng Bối đó là Hoàng Thạch Công (Ông Đá Vàng) chứ tên thật và hình tích chân thực ra sao thì không ai biết …
Trong Phong Thủy học có lưu truyền một câu “Đệ Nhất Tiên Sinh khán Tinh Đẩu; Đệ Nhị Tiên Sinh tầm Thủy Khẩu; Đệ Tam Tiên Sinh mãn sơn tẩu” ý nói các vị Thầy Phong Thủy ở vào hàng thứ nhất muốn Điểm Huyệt thì xem Tinh Đẩu mà bày Quái Hào; Các vị ở tầng thứ hai thì căn cứ vào Thủy Khẩu để phán đoán chỗ kết Huyệt; Còn như hàng cuối cùng thì vác La Kinh lặn lội khắp nơi để tầm long tróc mạch…đây chính là chỗ người học Phong Thủy có nắm được hay không Hoàng Thạch Công Phiên Quái để từ đó theo Long Mạch phán đoán nơi có thể kết Huyệt Trường…Ôi vẫn là Tham – Cự – Lộc – Văn – Liêm – Vũ – Phá mà diệu dụng khôn lường …Đó là cái công lớn lao của Hoàng Thạch Công vị Tôn Sư ẩn nhẫn và Trương Tử Phòng người học trò kiên nhẫn vậy !
Cuối đời nhà Minh tiếp đầu đời nhà Thanh. Trong giới Phong Thủy học bỗng xuất hiện một nhân vật gây sóng gió trong Phong Thủy Học. Đó là Tưởng Đại Hồng ( 1616 – 1714) ) Ông tên thật là Kha, tự là Bình Giai, còn có tên là Chư Sinh, Văn Giai, hiệu là Tống Dương Tử – Đạo Hiệu là Vân Gian Đạo Nhân, môn nhân học trò xưng ông là Đỗ Lăng Phu Tử. Tưởng Tiên Sinh xuất thân là một Văn Sĩ lúc đầu theo học Phong Thủy Học của Tam Hợp Phái. Sau này cảm thấy không thỏa mãn, Ông bèn khắn gói lên đường Tầm Sư Học Đạo. Bước chân của họ Tưởng trải qua bao đường đất không ai biết, chỉ biết một thời gian dài sau ông bắt đầu viết sách công khai quảng bá cho một bộ môn Phong Thủy Học mới lạ. Đó là Huyền Không Phi Tinh. Theo một số truyền thuyết ghi lại, ông được Vô Cực Tử Đạo Nhân truyền thụ Huyền Không, được Ngô Thiên Trụ truyền dạy Thủy Long Pháp, được Vũ Di Đạo Nhân truyền Dương Trạch Pháp. Sự công bố và quảng bá này đã gây lên một cuộc tranh cãi sôi nổi, một cuộc “Bút Chiến” kéo dài gần 100 năm. Đặc biệt mặc dù công bố và quảng bá cho Huyền Không Phi Tinh nhưng tất cả các kỹ thuật của Huyền Không Phi Tinh cũng như nguồn gốc học thuật của mình Tưởng Tiên Sinh đều tỏ ra rất huyền bí.
Ông thường nói ông được Vô Cực Tử Đạo Nhân chân truyền học thuật Huyền Không. Nhưng cái tên Vô Cực Tử không thể tìm đâu ra hình tích. Nhưng thật sự các lý luận của Tưởng Đại Hồng đã cho thấy ông nắm rất vững học thuật Huyền Không này. Các chứng tích về Phong Thủy do Ông tạo tác còn đến ngày nay cũng đã chứng tỏ điều đó.
Các kỹ thuật của Tưởng Đại Hồng được bảo mật rất kỹ. Nó chỉ được truyền thụ cho một số ít học trò tâm đắc, mặc dù ông có nhiều học trò.
Các tác phẩm của Ông gồm: “Địa Lý Biện Chính”, “Địa Lý Biện Ngụy”, “Quy Hậu Lục”…Theo truyền nhân đời 83 của Phong Thủy Tưởng Thị hiện nay là Pháp Hinh Cư Sĩ đang sống tại Đài Nam – Đài Loan thì học thuật của Huyền Không Phong Thủy Tưởng Thị đặc sắc gồm bốn cột trụ lớn của Lý Khí Phong Thủy của Tưởng Công là: Ai Tinh ( Chia làm 24 Sơn Ai Tinh Đại Quái và 64 Quái tiểu quái Ai Tinh ), Thiên Tinh ( Vận dụng thất chính tứ dư chọn ngày, cách Cục bố Cục), Quan Thần ( Bát Quan Quan Thần và 12 Quan Quan Thần), Quái Khí ( 14 Quái Khí), thiếu một không thành.
Lê Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
Ngày Dương Công Kỵ Nhật - Chọn Ngày Giờ
Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/