Tứ trụ _ Bát tự hà lạc
15/10/2020 - 10:32 PMLê Công 4212 Lượt xem

ĐỊA CHI KHÔNG VONG – HÌNH – HẠI – PHÁ TRONG TỨ TRỤ BÁT TỰ

1. Địa chi không vong a. Khái luận về Địa Chi Không vong Người ta còn gọi là Lục Giáp Không vong (vòng Giáp 60 năm, có 12 ngày không vong là: Tuất Hợi, Thân Dậu, Ngọ Mùi, Thìn Tỵ, Dần Mão, Tý Sửu). Xác định Chi không vong căn cứ theo dòng chảy thời gian được chia thành 12 ngày chạy theo vòng tròn lặp lại của 60 ngày gọi là Tuần không vong. Có tất cả 6 tuần Không vong là:

* Tuần Giáp Tý: có 2 ngày cuối Không vong là Tuất, Hợi.

* Tuần Giáp Tuất: có 2 ngày Không vong là Thân, Dậu.

* Tuần Giáp Thân: có 2 ngày cuối Không vong là Ngọ, Mùi.

* Tuần Giáp Ngọ: có 2 ngày cuối Không vong là Thìn, Tỵ.

* Tuần Giáp Thìn có 2 ngày cuối Không vong là Dần, Mão.

* Tuần Giáp Dần có 2 ngày cuối Không vong là Tý, Sửu..

Bảng xác định vị trí thời gian Không vong:

Năm

sinh

Năm Tháng

Ngày Giờ

Ngũ hành

Vị trí không vong năm, ngày; tháng, giờ

Năm

sinh

Năm Tháng

Ngày Giờ

Ngũ hành

Vị trí không vong năm, ngày; tháng, giờ

1924

Giáp Tý

Hảitrung kim

Không vong

1954

Giáp Ngọ

Sa trung kim

Không vong

1925

Ất Sửu

»

Không vong

1955

Ất Mùi

»

Không vong

1926

Bính Dần

Lộ trung hỏa

 

1856

Bính Thân

Sơn hạ hỏa

 

1927

Đinh Mão

»

 

1957

Đinh Dậu

»

 

1928

Mậu Thìn

Đại lầm mộc

 

1958

Mậu Tuất

Bình địamộc

 

1929

Kỷ Tỵ

»

 

1959

Kỷ Hợi

»

 

1930

Canh Ngọ

Lộ băng thổ

 

1960

Canh Tý

Bích thượng thổ

 

1931

Tân Mùi

»

 

1961

Tân Sửu

»

 

1932

Nhâm Thân

Kiếm phong

 

1962

Nhâm Dần

Kim bạch kim

 

1933

Quý Dậu

kim

 

1963

Quý Mão

»

 

1934

Giáp Tuất

»

Không vong

1964

Giáp Thìn

Phủ đăng hỏa

Không vong

1935

Ất Hợi

Sơn đầu hỏa

Không vong

1965

Ất Tỵ

»

Không vong

1936

Bính Tý

»

 

1966

Bính Ngọ

Thiên hà thủy

 

1937

Đinh Sửu

Giang hạ thủy

 

1967

Đinh Mùi

»

 

1938

Mậu Dần

»

 

1968

Mậu Thân

Đại dịch thổ

 

1939

Kỷ Mão

Thành đầu thổ

 

1969

Kỷ Dậu

»

 

1940

Canh Thìn

»

 

1970

Canh Tuất

Thoa xuyến kim

 

1941

Tân Tỵ

Bạch lạp kim

 

1971

Tân Hợi

»

 

1942

Nhâm Ngọ

»

 

1972

Nhâm Tý

Tang bá mộc

 

1943

Quý Mùi

Dương liễumộc

 

1973

Quý Sửu

»

 

1944

Giáp Thân

»

Không vong

1974

Giáp Dần

Đại khê thủy

Không vong

1945

Ất Dậu

Tuyền trungthủy

Không vong

1975

Ất Mão

»

Không vong

1946

Bính Tuất

»

 

1976

Bính Thìn

Sa trung thổ

 

1947

1948

1949

1950

Đinh Hợi Mậu Tý

Kỷ Sửu Canh Dần

Ốc thượng thổ »

Tích lịch hỏa

»

 

1977

1978

1979

1980

Đinh Tỵ Mậu Ngọ

Kỷ Mùi Canh Thân

»

Thiên thượng hỏa

»

Thạch lựu mộc

 

1951

Tân Mão

Tùng bá mộc

 

1981

Tân

»

 

1952

Nhâm Thìn

»

Không vong

1982

Nhâm Tuất

Đại hải thủy

 

1953

Quý Tỵ

Trường lưu thủy

»

Không vong

1983

Quý Hợi

»

 
 

Sở dĩ có những Chi gọi là Không vong, vì bắt đầu vòng Giáp (60 năm) có 10 Can từ Giáp, Ất, Bính…đến Nhâm Quý phối với 12 Chi bắt đầu từ Tý, Sửu… đến Tuất, Hợi. Đương nhiên từ Giáp Tý, Ât Sửu… đến Nhâm Thân, Quý Dậu là hết 1 vòng 10 Can. Như vậy, 2 chi Tuất Hợi không có Can nào để ghép, nôn gọi là không vong trong tuần thời gian của Giáp Tý. Từ tuần thứ 2 của vòng giáp từ Giáp Tuất đến Nhâm Ngọ, Quý Mùi thì cũng vừa hết 10 Can, do đó 2 chi Thân Dậu không còn hàng can nào để ghép, nên Thân Dậu là không vong trong tuần Giáp Tuất. Từ vòng Giáp thứ 3, 4, 5, 6, việc xác định chi Không vong tương tự.

Việc xác định cột năm (hoặc tháng, ngày, giờ) Không vong, điều chú ý phải xem Can Chi ngày sinh (hoặc tháng, giờ, năm) rơi vào tuần Giáp nào mà chi Không vong đứng cuối.

Ví dụ: sinh ngày Mậu Thìn năm Ất Hợi (hay Giáp Tuất). Thì cột năm Ất Hợi (hay Giáp Tý) là bị không vong, vì Mậu Thìn nằm trong Giáp Tý tuần. Tương tự, sinh ngày Đinh Sửu năm Giáp Tuất (hay Ất Dậu), thì cột năm Giáp Tuất (hay Ất Hợi) bị Không vong, vì Đinh Sửu nằm trong tuần Giáp Tuất.

b. Khi năm tháng ngày giờ Không vong

* Cột năm không vong: lao khổ, buồn phiền, làm ăn khó phát đạt.

* Cột Tháng bị không vong: hiếm anh em, có nhưng không hoà thuận với nhau, việc làm của bản thân không toại ý và thành công ít thất bại nhiều, hay gặp tai hoạ.

* Cột giờ không vong: hiếm con, tính hung bạo, có con cũng không toại ý.

* Cột năm và tháng đều Không vong: dễ xa lìa vợ con.

* Ba cột năm tháng ngày giờ đều Không vong: là số quý, luôn gặp may mắn. Đây là trường hợp đặc biệt.

Ví dụ: người sau đây có ngày và giờ gặp Không vong, ở đây chỉ xét giờ: thì người này tính hung bạo, hiếm con.

giờ gặp không vong

* Trong các cột nếu có sao xấu gặp Không vong thì xấu thành tốt, sao tốt gặp Không vong thì tốt trở thành xấu.

* Trong tứ trụ có Chi không vong, nhưng lại có Chi khác hợp với Chi đó nên không vong bị áp chế, có Không vong nhưng không đáng ngại.

* Chi bị không vong, tứ trụ có Chi xung, hoặc hình với Chi đó, thì chi Không vong làm triệt tiêu cái xấu của Chi xung hay hình.

* Trong tứ trụ có Tài Quan là đẹp, nhưng gặp Không vong dù đút lót chạy chọt thì vẫn không được chức tước, làm quan. Nửa đời vợ con bị thương hại.

* Thực thần gặp Không vong báo khó thọ ngay tuổi thiếu thời, nhưng trong tứ trụ có Chi hợp xung với Chi Không vong sẽ giải cứu cho, nhưng sống không cao tuổi. Thương quan gặp Không vong sẽ hiếm con, nói năng không gãy gọn và có suy nghĩ, nên hay bị khẩu thiệt.

* Năm và ngày hỗ hoán (tương hỗ và hoán vị vị trí tuần Không vong) Không vong: đều rất không hay. Ví dụ: sinh năm Giáp Tý, ngày Nhâm Tuất. Trong tuần Giáp Tý, Tuất (hay Hợi) là Không vong. Trong tuần thứ 6 Giáp Dần, Nhâm Tuất ở tuần không vong này mà Không vong là Tý (Giáp Tý) và Sửu (Ất Sửu). Người có vị trí thời gian sinh như vậy báo: suốt đời bị phá bại cho dù con nhà đại phú hào, tài sản rôi cũng khánh kiệt, xa rời quê hương, buồn khổ…

* Giò ngày hỗ hoán Không vong báo hay gặp tai hoạ nên thường xuyên đề phòng.

2. Xung

Trong tứ trụ có những vị trí thời gian sinh có các Chi xung nhau. Sự xung này có những ảnh hưởng tới tính cách và số phận con người như sau:

a. Tý xung Ngọ: bản thân lúc nào cũng lo lắng buồn phiền, bất an.

b. Sửu xung Mùi: bê trễ trong mọi việc, không được hanh thông như ý muốn.

c. Dần xung Thân: người đa tình đa cảm.

d. Mão xung Dậu: lúc nào cũng lo buồn, hay quay mặt với người thân.

e. Thìn xung Tuất: ham sắc dục, gia đình tan nát, nữ hại chồng khắc con, đau ôm, không thọ.

f. Tỵ xung Hợi: không có quyền hành, nhưng công việc nhàn nhã.

g. Chi năm chi tháng xung: sống tha hương.

tỵ hợi xung

h. Chi năm Chi ngày xung: bất hoà với họ hàng anh em.

i. Chi tháng và Chi giờ, Chi năm và chi giờ xung: tính hung bạo, vong ân bội nghĩa, gặp chuyện không hay suốt đời hoặc mắc bệnh hoạn.

tỵ ngọ xung

j. Chi ngày giờ xung: khắc vợ con.

thìn xung tuất  1

k. Bất cứ Chi của cột thời gian nào xung với cột ngày hoặc tháng: không ở chung với cha mẹ.

n. Hai cột thời gian có cùng Thiên Can nhưng Địa Chi xung nhau thì lao khổ, phá tổ nghiệp.

thìn xung tuất

m. Nữ giới cột ngày là Thìn, cột giờ là Tuất hay ngược lại: thường sống cô quả.

l.  Nữ giới trong tứ trụ có Chính quan hay Thực thần hoặc Thất sát, nếu Chi cột có chứa 3 thần này bị Chi khác trong tứ trụ xung hoặc hình: sẽ khắc hại chồng con.

o. Nữ giới tứ trụ có nhiều Ân thụ, Các chi hình xung lẫn nhau, nếu không có Thực thần: thường hay sống trong cảnh bần cùng.

p. Thực thần bị xung: lúc sơ sinh cha mẹ nghèo túng, xung khắc con.

q. Chính quan bị xung: tinh thần không yên, hay bị sợ hãi.

r. Chính tài bị xung: tâm trí bị phiền não.

s. Bị xung nhưng có Không vong: xấu hoá thành tốt, hoạ biến thành phúc.

3. Hình

Các Chi trong tứ trụ phối hợp với nhau có thể hình nhau. Sự hình như sau

hình

a. Trì thế hình: cho biết tính tình tự đắc, hay làm những việc quá khả năng của bản thân nên công việc không thành. Nếu các cột có Chi hình nhau, lại có Trường sinh hay Quan đới hoặc Kiến Lộc, hay Lâm Quan hoặc Đế vượng, cho biết tính tình cương nghị, khí sắc người quang nhuận sáng sủa. Nếu các Chi có Tử, Tuyệt cho biết tính giảo hoạt, thấp hèn, trong cuộc sống hay gặp tai ương; nếu là nữ giới phải sống cô đơn. Các Chi trong tứ trụ thời gian sinh của một người phối hợp với nhau có thể xảy ra tình huống như sau:
tri thế hình

b. Vô chi hình: cho biết tính tình hiểm ác, vong ân bội nghĩa. Nếu có Tử hoặc Tuyệt cùng cột thòi gian lại càng hiểm độc, lấy oán trả ân.

vo chi hình

c. Vô lễ hình: cho biết tính tình hung bạo, thiếu lễ nghĩa, hay bất hoà với mọi người, bạn bè ghét bỏ. Nếu có Tử hoặc Tuyệt cùng cột thì cho biết bất hiếu với cha mẹ và bất hoà với anh em, khắc hại bà con họ hàng. Nếu là nữ giới như vậy thì khắc hại chồng con.

vo le hinh

d. Hình chi hình: cho biết tính tự tôn tự đại nhưng lại là người bất nhất nói trước quên sau, không tự mình quyết đoán, hay sửa đổi trong công việc, dung mạo xấu, hay cố chấp, bụng dạ hiểm độc, coi thường mọi người, hay lâm vào cảnh khổ. Nếu có Tử hoặc Tuyệt cùng một cột, là người hiểu biết nông cạn, hồ đồ, hoặc người có tật. Chi cột giờ với bất cứ chi cột nào khác hình nhau thì báo con cái sẽ hay mắc bệnh và ốm yếu. Chi cột ngày với bất cứ chi cột nào khác mà hình nhau thì vợ sẽ ôm đau luôn.

hình chi hình

4. Hại: Nếu trong tứ trụ cả 4 cột thời gian có cả 4 chi hình nhau thì cái xấu càng tăng lên.

Các chi trong 4 cột thời gian có thể có tình huống hại nhau. Sự hại nhau theo các cách sau:

hại

Sự hại nhau trong tứ trụ có thể là:

a. Tý Mùi hại nhau: cho biết anh em bất hoà, không giúp đỡ nhau.

tý mùi hại nhau

b. Sửu Ngọ hại nhau, Mão Thìn hại nhau: nếu lại gặp Trường sinh hay Đế vượng, Lâm quan: cho biết người hay giận dỗi, không nhẫn nại kiên trì trong công việc, cả thèm chóng chán. Nếu gặp Suy hoặc Bệnh, hoặc Tử, hoặc Tuyệt thì có thể bị thương đến tàn tật.

sửu ngọ hại nhau

c. Dần Tỵ hại nhau: về già bị yếu, khó làm việc được.

d. Dậu Tuất hại nhau, Thân Hợi hại: dễ bị dị tật, xung khắc họ hàng.

e. Ngày Dậu giờ Tuất: về già dễ lẫn.

f. Chi cột tháng hại với các chi khác: khắc hại vợ con và anh em, sống cô độc.

g. Ngày giờ hại nhau: về già yếu kém.

5. Phá

Các Chi trong tứ trụ có thể phá nhau. Sự tương phá như sau: Mão Ngọ tương phá, Dậu Tý tương phá, Tỵ Thân tương phá, Hợi Dần tương phá, Sửu Thìn tương phá, Mùi Tuất tương phá.

Trong tứ trụ nếu:

tương phá

a. Chi cột tháng và cột ngày phá nhau: khắc vợ, vợ chông sớm chia lìa.

chi cột tháng ngày hại nhau

b. Chi cột năm tương phá với các chi cột khác: sớm khắc cha mẹ.

năm tháng phá nhau

c. Chi cột tháng tương phá với các chi cột khác: có thăng trầm trong cuộc đòi, có nhiều biến chuyển bất ngờ.

chi tháng tương ứng phá

e. Chi cột ngày tương phá các chi cột khác: sống cô độc, khó có vợ con bên cạnh.

chi ngày tương ứng phá

f. Chi cột giờ tương phá với các chi cột khác: lo buồn đến tận già.

chi giờ tương ứng phá

6. Chú ý

Tứ trụ có đủ cả xung hình hại phá thì:

a. Nếu kế cận nhau thì ảnh hưởng mạnh, xa nhau ảnh hưởng yếu.

b. Gặp Không vong thì xấu hoá tốt.

c. Trong tứ trụ có sao tốt, cái tốt của sao tốt sẽ bị giảm.

d. Tứ trụ có Chi hợp: gặp sao tốt tăng sự tốt, gặp sao xấu tăng sự xấu.

Nguồn: Quang Tuệ

Lê Công

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Tứ trụ _ Bát tự hà lạc
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/