Kinh Dịch
23/10/2023 - 4:39 PMLê Công 266 Lượt xem

Cách gieo quẻ, Luận quẻ khái quát

Cùng quý bạn: Thực tế mỗ tôi không có ý định viết về bói dịch, phần vì chiêm bói chỉ là góc nhỏ của dịch mà thôi. Như đã nói ở phần đầu, bói dịch chỉ như cái “tai” trong “con voi” Dịch. Thêm nữa, các dự kiện trong chiêm bói quá rộng; cuối cùng là kiến thức của bản thân tôi chưa “nhuyễn” và cũng không tham vọng. Tuy vậy nhưng cũng giới thiệu đại cương, mang tính “mở” để có ai đó thích “đào sâu”.

1. Cách gieo quẻ.
Có nhiều cách gieo quẻ khác nhau, gieo đồng tiền, bói cỏ thi, gieo quẻ theo nét chữ, theo tiếng động, theo phương đến, theo năm tháng ngày giờ... Ở đây chỉ giới thiệu cách gieo quẻ theo năm thàng ngày giờ.
- Lấy năm, tháng, ngày của người cần bói: Cộng lại, chia cho 8, số dư là quái thượng, không dư, chẵn là quẻ Khôn.
- Lấy năm, tháng, ngày, giờ của người cần bói: Cộng lại, chia cho 8, số dư là quái hạ.
- Lấy năm, tháng, ngày, giờ của người cần bói: Cộng lại, chia cho 6, số dư là hào động. Không dư, chẵn hào động là hào 6
Ví dụ khi tôi đang gõ đây, có ai đến mách bảo chuyện quan trọng, tôi bấm quẻ. Theo giờ là 16 giờ 30, thứ 6, ngày 2, tháng ba, năm 2012.
Nhằm giờ Thân, ngày 10 tháng 2, Năm Nhâm Thìn (ngày Tuất, tháng Mão).
Như vậy, con số theo năm, tháng, ngày, giờ là:
Năm Thìn: là số 5 (Tý-1, Sửu-2,...)
Tháng Mão: là số 4
Ngày Tuất: là số 11
Giờ Thân: là số 9.
Chú thích thêm: Về con số này, một số sách như Bát Tự Hà Lạc thì lấy theo ngày dương lịch, theo Thiệu Vĩ Hoa thì lấy theo âm lịch nhưng ngày và tháng lấy theo số đêm, năm và giờ lấy theo số thập nhị chi (Tý, Sửu, Dần...).
Theo kinh nghiệm chúng tôi thì lấy theo thập nhị chi âm lịch.
Như vậy, quái thượng là: (năm+ tháng+ ngày)/8 = (5+4+11)/8= 2 dư 4 được quẻ Chấn (Càn-1, Đoài-2, Ly-3, Chấn-, Tốn-5, Khảm-6, Cấn-7, Khôn-8).
Như vậy, quái hạ là: (năm+ tháng+ ngày+giờ)/8 = (5+4+11+ 9)/8= 3 dư 5 được quẻ Tốn. Như vậy được quẻ cần bói là: Lôi Phong Hằng
Hào động là: (năm+ tháng+ ngày+giờ)/6 = (5+4+11+ 9)/6= 4 dư 5
Hào năm động, động tắc biến, quẻ Hằng hào năm âm, động biến thành dương ta được quẻ biến là: Trạch Phong Đại Quá
2. Luận quẻ khái quát:
Sau khi có được quẻ, có thể xem “Mai hoa dịch tân biên” (MHDTB) để đọc được bức tranh tổng thể, trong đó hình và tượng chung là bức tranh tổng thể, đúng hơn là bối cảnh, còn hào động là cụ thể của sự việc cần đoán (tuy nhiên cũng là khái quát).
Tỷ mỷ hơn có thể đọc “soán từ, soán truyện và đại tượng truyện” trong sách của cụ Phan Bội Châu để hình dung bối cảnh, còn cụ thể thì xem tiểu tượng truyện (của hào động) để biết.
Cũng cần nói thêm rằng khi gieo quẻ ta có quẻ chủ và quẻ biến. Quẻ chủ là nửa đầu của sự việc cần bói, quẻ biến là nửa sau.
Tôi (QHYD), thường dùng bói theo thời gian và dùng MHDTB để khái đoán mỗi khi cần và thấy rất hay. Sau đây là vài ví dụ:
a) Năm 1997, tôi và vài người nữa đi công tác ở X48 Hải Phòng. Đây là việc khó, khi đi tôi bấm được quẻ Lữ; theo MHDTB nói “Lữ này không còn là du lịch, nhưng chưa đến nỗi như Lữ đào vàng ở Alaska, ban đầu được tiếp đón nồng hậu nhưng về sau khó khăn”. Quả đúng như vậy, rất vất vả và gần năm năm sau mới kết thúc được dự án”.
b) Đầu năm 1998 tôi đi với sếp xuống nhà máy xi măng Hoàng Thạch để giải quyết một sự cố quan hệ, chẳng là giám đốc là bạn cùng lớp với tôi. Khi đi tôi gieo một quẻ, tôi không còn nhớ là quẻ gì, chỉ nhớ là sách nói “ngày tốt, giờ rất xấu, nếu mất bình tĩnh rất nguy”. Tôi nói với sếp. Khi đến nhà máy đang đại hội công đoàn, ba chúng tôi vật vờ ở trực ban cho đến nghỉ trưa. Sếp tôi bình thường luôn nóng vội mà hôm ấy rất “vô tư”. Đến trưa nhà máy đã bố trí ba chúng tôi ngồi với hai sếp nhà máy một mâm để tranh thủ vừa ăn cơm, vừa trao đổi công chuyện, vậy mà vừa ngồi vào mâm thì sếp tổng đã gọi hai sếp nhà máy đi, vậy là chúng tôi lại ngồi ăn một mình và lại vật vã chờ đến gần bốn giờ chiều giám đốc mới ra. Sau khi tôi trình bày, giám đôc cười và ký vào công văn, chúng tôi đóng dấu rồi về, bấy giờ mới thanh thản.
c) Một ví dụ nữa. Cũng năm 1998, bố tôi ốm ở quê, O tôi điện “mày về đón bố mày ra đi, bố mày ốm nặng”. Tôi gieo quẻ “Phong Trạch Trung Phu”. Năm 2000, bố tôi đang ở Hà Nội, bạn cũ từ thời Đại Học đến thăm, một lúc ông xúc động quá, xốc, quỵ luôn; tôi gieo quẻ, vẫn là Trung Phu. Cuối năm 2001, tôi về đám ma dượng tôi ở quê, vợ tôi điện “Ông bị nặng từ đêm qua, anh ở nhà em thuê xe ô tô và đưa ông về luôn”. Tôi gieo quẻ vẫn là Trung Phu và trả lời “chưa việc gì, cứ để ông vậy, mai anh ra”.
Sách MHDTB viết “Trung Phu rất xấu với người bệnh”, nhưng sau một loạt phân tích dẫn giải, sách lại viết “mây đen vần vũ nhưng không mưa”.
3. Tóm tắt cách luận quẻ tỉ mỉ:
a) Nạp chi và ngũ hành cho quẻ. Chi thì có: Tý,-Sửu,- Dần....Tuất.
Ngũ hành có Kim,- Mộc,- Thuỷ,- Hoả,- Thổ
b) Nạp lục thân cho quẻ: Phụ Mẫu, Quan Quỷ, Thê Tài, Tử Tôn, Huynh Đệ (chính là ta – Kỷ). Lưu ý, theo ngũ hành, cái sinh ra ta là Phụ Mẫu, cái khắc chế ta là Quan Quỷ, cái ta sinh ra là Tử Tôn, cái ta khắc chế là Thê Tài.
Hai “vụ” này thì sách đã có sẵn, chỉ việc tra.
c) Nạp lục thần cho quẻ: Lục thần gồm Huyền Vũ, Bạch Hổ, Phi Xà, Câu Trần, Chu Tước, Thanh Long. Lục thần sắp xếp đồng bộ với sáu hào căn cứ vào can của ngày gieo quẻ, như sau:

Nạp chi và ngũ hành cho quẻ. Chi thì có: Tý,-Sửu,- Dần....Tuất.

d) Sau nữa cần phải xem lệnh năm, lệnh tháng (theo ngũ hành) khi gieo quẻ. Trong đó lệnh năm là bao quát, lệnh tháng của hàng tháng tính từ ngày tiết đầu của tháng (mỗi tháng có hai ngày tiết), ví dụ tháng hai (kinh trập, xuân phân), tháng ba (thanh minh, cốc vũ). Năm nay kinh trập: 11 giờ 21 phút ngày 13 tháng ba dương lịch, thanh minh 16 giờ 06 phút ngày 14 tháng tư. Như vậy tháng hai âm lịch tính từ 11 giờ 21 phút ngày 13 tháng ba dương lịch, tháng ba âm lịch tính từ 16 giờ 06 phút ngày 14 tháng tư dương lịch. Như vậy, ngày chúng ta đang xem (16 giờ 30, thứ 6, ngày 2, tháng ba, năm 2012) vẫn nằm trong lệnh tháng giêng.
e) Cuối cùng là “soi xét” các thông số trên trên nguyên tắc tương sinh, tương khắc, mạnh, yếu, thuận, nghịch... để luận đoán.
4. Ví dụ nạp cho hai quẻ trên như sau:

lloi-phong-hang

Phụ lục: (theo yêu cầu)

Nạp chi và ngũ hành cho quẻ. Chi thì có: Tý,-Sửu,- Dần....Tuất.

 công


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kinh Dịch
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/