Huyền không Phi Tinh
09/11/2024 - 9:29 AMLê Công 46 Lượt xem

CÁC ĐIỀU SAI LẦM DỄ MẮC PHẢI KHI CHƯA BIẾT HUYỀN KHÔNG PHI TIΝΗ

   Mọi người thoạt nghe qua hai từ Huyền Không đã thấy có sự thần bí trong đó rồi. Phần đông, những người nghiên cứu trước nay đã cố dò dẫm bước vào nhưng vì không có Thầy nên họ xem đây là việc khó chẳng khác gì như bắc thang lên trời. Học thuật này đến đời Càn Long, Gia Khánh của triều Thanh tuy cũng có lưu hành nhưng đó chỉ là nhánh phụ của Huyền Không, còn nhánh chính của Huyền Không thì ít ai gặp được. Thời ấy những nhà nghiên cứu Huyền Không chính tông đều mắc một bịnh chung: Đó là những gì bí mật, huyền diệu trong tông môn họ đều cất giữ làm của riêng, không muốn để lộ ra cho người ngoài biết. Do đó học thuật Huyền Không Phi Tinh không biết đến khi nào mới thoát khỏi quan niệm bảo thủ - Luôn luôn muốn giữ những bí kíp cho riêng mình.

   Phải đợi đến bộ THẨM THỊ HUYỀN KHÔNG HỌC ra đời, chúng ta mới thấy được công lao to lớn của Thẩm Trúc Nhưng tiên sinh. Người đã có công mở ra những cánh cửa bí mật của Huyền Không, đã cất giữ hàng mấy thế kỷ qua. Đời sau những người nghiên cứu đến học thuật Huyền Không đều xem ông là người có công lớn.

   Thuở nhỏ Thẩm Trúc Nhưng tiên sinh đã ham thích tột độ bộ môn Phong Thủy. Càng di sâu vào nghiên cứu ông càng cảm thấy hứng thú. Do đó ông đã bỏ công đi khắp nơi, đến đâu gặp những người am tường về Phong Thủy, ông đều thân cận học hỏi và đồng thời kết giao với một số thân hữu cũng đang nghiên cứu như mình. Lúc nhỏ ông cũng được một thấy Địa lý truyền dạy một số học thuyết Phong Thủy. Nhờ thiên tư thông minh nên đến năm 20 tuổi, ông đã tự đọc được một số thư tịch về Phong Thủy. Trước kia, thầy dạy ông từng nhắc nhở rằng Huyền Không Phái là ngụy phái, không phải là học thuật Phong Thủy chân chính nên không cần phải bỏ công nghiên cứu làm gì. Khi ấy vì bị thẩy tác động, nên ông đã xem những người trong Huyền Không phái đáng sợ như thú dữ, như rắn độc. Lúc ấy đại sư Tưởng Đại Hồng đang được mọi người trong Huyền Không phái ngưỡng mộ thì ông lại xem vị này là đối địch của mình.

   Năm 24 tuổi (năm 1871-Tân Mùi), ông có ý tìm một cuộc đất để cải táng song thân. Ông tìm thấy một nơi có hình thế sơn thủy hữu tình, địa cuộc tọa NHÂM hướng BÍNH. Quả thật đó là một nơi toàn mỹ chưa từng gặp. Quá mừng rỡ, ông đã mời hơn 80 Địa lý sư của phái Tam Hợp, tập trung lại để giúp ông xem cuộc đất. Chỉ riêng phái Huyền Không của Tưởng Đại Hồng là ông không mời. Quả nhiên 80 vị thẩy này không ai bảo ai, cùng tán dương huyệt địa này đúng là cát địa. Sau đó không biết thế nào mà tin tức về ngôi cát địa đã đến tai một vị quan đương triều. Ông ta liền bỏ tiến ra tìm cách mua cuộc đất quý. Thẩm Trúc Nhưng tiên sinh thấy vậy đành bỏ ý định cải táng song thân.

   Cuối năm Tân Mùi (1871), vị quan nọ đem hài cốt song thân đến tảng chỗ cát địa kia. Táng xong thì không lâu sau đó đã phát sanh biến cố, khiến hai cha con vị quan vì phạm trọng tội mà bị cách chức rồi lưu đày. Trên đường lưu đày vì không chịu nổi cực nhọc nên cả hai cha con đều bỏ mạng. Dòng họ rốt cuộc không còn ai nối dõi.

   Việc này xảy ra đã khiến Thẩm Trúc Nhưng suy nghĩ mãi không thôi. Nếu vị quan nọ không đoạt đất với mình thì có xảy ra tai họa này không? hay là cuộc đất còn ẩn tàng điều gì xấu mà chưa tìm ra?. Nếu vị quan nọ không táng mà mình táng thì có xảy ra tai họa tương tự như vậy không?. Một lần nữa ông lại tập hợp các thấy địa lý của Tam Hợp phái và yêu cầu họ xem xét kỹ lưỡng. Lần này ý kiến mọi người cũng đều như trước, vẫn khẳng định đây là cát địa, không hề phạm Thần sát nào cả.

   Mãi sau đó có dịp đến Hàng Châu du ngoạn cùng người em rể là Hổ Bá An. Ông tình cờ phát hiện trong túi xách của người em rể có cuốn Bí Bồn của Khương Nghiêu (Khương Nghiêu là học trò của Tưởng Đại Hồng). Trong Bí Bổn thì rằng "Trong Vận 1, cuộc đất tọa NHÂM hướng BÍNH hoặc tọa BÍNH hướng NHÂM đều phạm phản ngâm, phục ngâm. Táng vào thì họa đến lập tức". Xem đến Vận 2 và các Vận sau thì ông không thấy đề cập đến phản ngâm, phục ngâm nữa. Ông nhớ lại vị quan nọ lúc tráng cho song thân đúng trong thời kỳ Vận 1, lại ngay vào tuyến độ tọa Nhâm hướng Bính, nên đúng là phạm vào phản-phục ngâm. Đứng trước việc này ông không còn dám xem thường học phái Huyền Không nữa. Những trước tác và chú giải của Tưởng Đại Hồng trước đây, ông không hề để mắt đến thì nay đem ra xem lại, nhưng tiếc rằng sự hiểu biết của ông vẫn mờ mịt, chưa tìm ra đầu mối.

   Đến năm Qúi Dậu (1873), triều vua Đồng Trị nhà Thanh, Thẩm Trúc Nhưng tiên sinh đã 26 tuổi. Ông nghe đồn ở huyện Vô Tích có một vị Phong Thủy sư rất nổi tiếng, thuộc Huyền Không chánh phái tên Chương Trọng Sơn. Trình độ học thuật của vị này rất cao minh. Một khi ông đã nhận lời xem đất cho ai thì nhất lịnh vận hạn của dòng họ, con cháu nhà đó phải được chuyển đối. Thế rồi Thẩm tiên sinh cùng Hồ Bá An khăn gói lên đường đến Vô Tích. Nhưng tiếc rằng khi đến nơi thì Chương Trọng Sơn đã từ trần. Ông chỉ còn gặp được hậu duệ của họ Chương. Hai anh em lưu trú ở Vô Tích đã vài tháng nhưng trước sau con cháu họ Chương vẫn không tiết lộ mảy may nào về Học lý Huyền Không. Cuối cùng Thẩm Trúc Nhưng mới nghĩ ra một cách là đem ngàn lượng vàng dâng lên để xin mượn đọc cuốn Trạch Đoán do Chương Trọng Sơn viết trong vòng một ngày một đêm. Con cháu họ Chương nghĩ rằng “Bí mật của Huyền Không rất sâu xa thì làm sao trong một ngày một đêm họ có thể trộm học được”. Vả lại những ghi chép trong Trạch Đoán đều là những Tình Bàn ví dụ, không có một yếu quyết nào hướng dẫn cách sắp đặt Tinh Bàn cả, do đó không lo gì họ có thể học được. Nghĩ đến đây hậu duệ họ Chương mới yên tâm lấy sách ra cho mượn rồi nhận lấy vàng Nhưng con cháu họ Chương không ngờ rằng hai anh em Thẩm Trúc Nhưng suốt ngày đêm hôm đó đã không ngủ, dành tất cả thời gian để ghi chép cuốn Trạch Đoán, không để sót một câu một chữ.

   Từ Vô Tích trở về, Thẩm Trúc Nhưng đã giành nhiều thời gian để nghiên cứu học lý Huyền Không. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, trước sau ông vẫn cảm thấy mù mịt. Tuy vậy ông vẫn không chán nản, vẫn đặt hết nỗ lực vào việc nghiên cứu. Cuối

cùng trời cũng không phụ lòng người cầu học. Một ngày nọ đang đọc cuốn Kinh Dịch, đến đoạn nói về nguyên lý ngũ nhập trung trong Lạc Thư, ông chợt bừng tỉnh “Thì ra nguyên lý vận hành của Tinh Bàn Huyền Không Phi Tình là do từ Lạc Thư mà ra”. Cuối cùng những lý lẽ mà Chương Trọng Sơn viết trong cuốn Trạch Đoán ông đều thấu hiểu. Về sau ông đã đem cuốn này ra chú giải.

   Thẩm tiên sinh trước nay vẫn không thích Tưởng Đại Hồng của Huyền Không phải ở chỗ ông này tuy được Vô Cực tiên nhân truyền thụ những điều tâm đắc về Huyền Không, nhưng lúc nào cũng vẫn khư khư cho rằng THIÊN CƠ BẤT KHẢ LỘ nên không chịu đem truyền bá rộng rãi cho học trò. Vì lý do đó mà Thẩm tiên sinh muốn tự mình nghiên cứu Huyền Không, rồi những gì tâm đắc ông đều đưa vào bộ sách Thẩm Thị Huyền Không Học do ông viết gồm 4 cuốn. Sau khi ông mất, đến năm 1932 học trò là Vương Tắc và con trai ông là Thẩm Trất Dân đã đem các bản chép tay của ông tập hợp lại rồi bổ sung thêm thành Tân bản Thẩm Thị Huyền Không Học gồm 6 cuốn, xuất bản vào năm 1933.

   Tuy ông không phải là người được chân truyền trong Huyền Không phái, do đó có một số kỹ thuật chính thống ông đã hiểu sai hoặc vận dụng không đúng. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận công lao cũng như tấm lòng của ông, mới giúp cho học thuật Huyền Không Phi Tinh được truyền bá rộng rãi, giúp cho những người sau nuôi chí cầu học như ông, có điều kiện nghiên cứu một học thuật cao thâm đã tồn tại mấy ngàn năm nay.

 Công


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Huyền không Phi Tinh
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/