Khi nói đến Cách An vòng trường sinh - tức là phải có Vòng Trường Sinh" thì mới "An" - thì trước nhất, vòng trường sinh là gì? Là một chu kỳ tuần hoàn trong tiến trình của sự Sinh và Thành của Vạn Vật - mà, Vạn Vật từ đâu mà có? Từ Trời Đất mà thành - Thiên Địa định vị, vạn vật khởi sinh - thì sự Sinh Thành mà Trời tượng Trưng cho Dương và Đất tượng trưng cho Âm, vì thế, tức là từ cái gốc âm dương giao thoa, kết hợp mà sinh thành vạn vật - Vậy thì, nói về Vạn Vật tức là nói về sự sống của vạn vật - Mà, đã có sự sống tất nhiên phải có 5 yếu tố (elements of life) căn bản của sự sống, gọi là ngũ hành - Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ !
Cũng vì vậy khi nói đến chu kỳ tuần hoàn trong tiến trình Sinh và Thành của vạn vật, mà gọi là vòng trường sinh, mà Ngũ Hành là 5 yếu tố căn bản của vạn vật, tức 5 phần tử này cũng phải theo vòng trường sinh, tất phải có sự Sinh và Thành - Sinh có nghĩa là được sinh ra - Thành có nghĩa là sự hoàn tất trong việc sinh trưởng và huỷ diệt đê có sự tái tạo - có như thế mới có được sự sinh tồn của vạn vật và cứ chu kỳ này tiếp nối đến chu kỳ khác - sự chuyển luân chẳng ngừng dứt ...- Vậy thì Vòng Trường Sinh đã được các Cụ xưa nhận thức từ nguyên lý âm dương và và dùng lý thuyết Dịch, còn gọi là Dịch Lý để diễn giải sự thay đổi từ chu kỳ Sinh, Thành và Tái Tạo - Tức là các cụ đã dùng cái lý Thiên Địa và dùng Hà Đồ và Lạc Thư để giải thích về sự ấn định được 12 mấu chốt trong sự tuần hoàn này mà ta gọi là vòng trường sinh.
(Các Cụ ngày xưa tiết kiệm " nời lói" để giải thích "nắm" ...hihihi - có lẽ vì các cụ mãi chơi, mải lo ngao du sơn thuỷ với các em bé ...hihihi cho nên chỉ vẽ ra cái Bát Quái, Tiên và Hậu, để truyền lại đời sau ...hihihi) - Tôi sẽ cố gắng trình bày mối liên quan của vòng tràng sinh và sự liên hệ giữa Hà Đồ và Lạc Thư vào phần sau !!!
12 mấu chốt của vòng trường sinh được phân định như sau:
1)Sinh - 2)Dục - 3)Đới - 4)Quan - 5)Vượng - 6)Suy - 7)Bệnh - 8)Tử - 9) Mộ - 10) Tuyệt - 11) Thai - 12) Dưỡng ...
Các "Cụ" xưa đã hao tổn bao nhiêu tâm huyết, công sức để ấn định được 12 mấu chốt của chu kỳ tuần hoàn mà được gọi là Vòng Tràng Sinh - Vì thế, Vòng Tràng Sinh đã trở thành quy thức cố định, chẳng thể thay đổi được - thì quy thức này, tôi gọi là cái "Thể" bất di bất dịch !!!
Thì trên đây ta có được cái Thể - Thể thì bất di bất dịch, Có nghĩa đó là quy ước, quy tắc, là công thức - Cho nên khi nói đến cách An tức là nói đến cái Dụng của Thể, cách ứng dụng hoặc là cách áp dụng quy tắc, quy ước, cách xử dụng công thức ấy!
…Vậy thì, 12 cung bàn được thiết lập với 12 Địa Chi - 12 Địa Chi này được theo đồ hình của hậu Thiên Bát Quái theo chu kỳ tuần hoàn của tứ Thời, Tứ Phương mà còn gọi là Tứ Đại Thể Tượng khi Hoả Thuỷ Hoán Càn Khôn - Từ Tiên Thiên hoán chuyển sang Hậu Thiên - Từ Thể sang Dụng - Thì Thổ nhập Trung Cung - Có nghĩa là Tứ đại Thể Tượng này là biểu tượng của Tứ Hành, đó là Hành Mộc ==> Hoả ==> Kim ==> Thuỷ … chuyển vận bao quanh Trung Cung Thổ theo Tứ thời chuyển vận theo chu kỳ: Xuân - Hạ - Thu - Đông – Do đó Xuân thì Mộc Vương - Hạ thì Hoả Vượng - Thu thì Kim Vượng và Đông thì Thuỷ Vượng !
Có Xuân thì mới có Hạ, có Hạ mới chuyển sang Thu - Có Thu thì mới có Đông về, .. Và Đông tàn tất Xuấn lại đến .... Do đó điểm khởi của Xuân (Mộc) là đất tràng sinh của Hạ (Hoả) - khởi đầu của Hạ (Hoả) là đất tràng sinh của Thu (Kim) - điểm bắt đầu của Thu (Kim) tức là đất tràng sinh của Đông (Thuỷ) - và sau hết khởi đầu của Mùa Đông (Thuỷ ) là đât tràng sinh của Xuân (Mộc) … Vì thế, Hoả thì tràng sinh đóng tại Dần, Kim tràng sinh đóng tại Tỵ, Thuỷ tràng sinh đóng tại Thân, và Mộc tràng tại Hợi ! Cũng vì vậy - ta đặt cái thể của vòng tràng sinh của vạn vật lên từng mốc dấu khởi đầu của cung bàn đó là Dần Tỵ Thân Hợi thì sẽ thấy được vòng tràng sinh của từng hành.
Thí dụ Hoả tràng sinh tại Dân - thì Dần chính là điểm 1) Sinh tại Dần - 2) Dục tại Mão - 3) Đới tại Thìn - 4) Quan tại Tỵ - 5) Vượng tại Ngọ - 6) Suy tại Mùi - 7) Bệnh tại Thân - 8) Tử tại Dậu - 9) Mộ tại Tuất - 10) Tuyệt tại Hợi - 11) Thai tại Tí - 12) Dưỡng tại Sửu - Còn lại 3 hành Mộc Kim và Thuỷ cũng thế!
Vậy thì tổng xét trên cung bàn - Tí Ngọ Mão Dậu là đất vượng sinh của Một trong tứ Hành mà gọi là Tứ Chính- Thìn Tuất Sửu Mùi là Mộ Khố - tức Tứ Mộ - và Dần Thân Tỵ Hợi là Tứ Sinh - Tuy nhiên, Tứ Sinh này cũng là Tuyệt Địa của mỗi hành - Do đó, cũng là Tứ Tuyệt - Vì, thí dụ Dần Tuyệt tại Thân, nhưng Thân lại là trương sinh của Thuỷ (nguyên thần của Mộc - Thuỷ Sinh Mộc) Vì thế Mộc được thuỷ sinh (cứu) để được tái tạo theo chu kỳ của vòng trường sinh mà Có Thai của Mộc đóng tại Dậu Kim (mặc dù bị dậu kim khắc) - Dưỡng tại Tuất và lại được tái tạo - Sinh tại Hợi … Cho nên, mới có câu Tuyệt Xứ Phùng Sinh - Có lẽ vậy, vì "nguyên lý này" mà các Cụ dùng trong Tử Vi Và sáng tác những câu phú để truyền lại như:
A - SINH PHÙNG BẠI ĐỊA PHÁT DÃ HƯ HOA:
Cung Mệnh an tại Bại địa ví như cánh hoa sớm nở tối tàn thí dụ tuổi Giáp Thân (Thủy Mệnh) Cung Mệnh an tại Tỵ (Thủy) có Thất Sát (Kim) tọa thủ là hợp cách ngược lại Cung Mệnh an tại Ngọ (Hỏa địa ) là bất hợp cách vì Thủy, Hỏa tương khắc Kim, Hỏa tương xung nên có phát cũng không bền.
B - TUYỆT SỨ PHÙNG SINH HOA NHI BẤT BẠI:
Cung Mệnh an tại Tuyệt địa ví như cánh hoa mong manh , thí dụ Thủy Mệnh Cung Mệnh an tại Tỵ (Hỏa) là Tuyệt Địa vì Thủy khắc Hỏa nhưng nếu được Vũ Khúc thuộc (Kim) tọa thủ tất chính diệu là Vũ khúc sinh được bản Mệnh vì Kim sanh Thủy nên chẳng đáng lo ngại do đó hoa vẫn tươi...
Trở lại vòng tràng sinh ở trên, thì xét thấy rằng có 4 Hành Mộc Hoả Kim Thuỷ đã được an định trên vòng tràng sinh - thế thì còn Hanh Thổ thì sao ?
Với Hành Thổ thì có 2 lối giải thích:
cách thứ nhất là dựa vào Tiên Thiên thì Thổ là nơi Mộc nảy mầm và Thổ cũng là nơi Thuỷ Tụ để dưỡng mộc - cho nên Thổ Thuỷ đồng tính để Mộc sinh trưởng, và hơn nữa từ tiên thiên sang hậu thiên thì Thuỷ Hoán Thổ cung - cho nên về phương vị từ tiên sang hậu, từ thể sang dụng Thổ Thuỷ đồng cung - Vì thế đồng Cùng vòng tràng sinh !
Cách giải thích thứ hai, theo cung bàn của lá số tử vi - thì Thìn Tuất Sửu Mùi là hành Thổ là mộ khố của Tứ hành - và theo Lạc Thư thì Thổ nhập Trung Cung ở số 5 - Thổ là mộ khố của Vạn Vật, Vạn Vật trong đó có cả hành thổ - vì thế Thổ cũng là mộ khố của Thổ - Vậy thì xét theo 12 Địa Chi khởi 1) Tí, - 2) Sửu - 3) Dần - 4) Mão - 5) là Thìn - 5 nhập cung - cho nên Thổ Hành Mộ tại Thìn - cùng nơi với Thuỷ mộ - Vì thế Thuỷ Thổ đề tràng sinh tại Thân theo chu kỳ của vòng trường sinh trong sự chuyển vận !!!!
Mệnh Hành: Mệnh Hành là Niên Hành, là Hành Cục của Năm! Hành Cục có là sự kết hợp của Thiên Can và Địa Chi - sự kết hợp này còn được gọi là Nạp Âm - Thiên Dương Nạp Địa Âm thì sẽ sinh ra một hành mới, thì hành mới này được gọi là Hành Cục - Do đó người được sinh vào năm nào thì bản mệnh của người đó sẽ được / bị chi phối hoặc ảnh hưởng bởi Cục Hành của Năm đó suốt đời - do đó, Cục Hành của Niên Mệnh được gọi là Mệnh Hành!
Thiên Can: Thiên Can thì có 10 Thiên Can - Thập Thiên Can được tạo nên từ chu kỳ tuần hoàn của Ngũ Hành - Mộc - Hoả - Thổ - Kim - Thuỷ tương sinh với điểm khởi từ:
1) Giáp 2 )Ất - 3) Bính 4) Đinh - 5) Mậu 6) Kỷ - 7) Canh 8) Tân - 9) Nhâm 10) Quý
Địa Chi: gồm có 12 chi - 12 chi này, là sự chuyển vận của từng chu kỳ bao gồm thời gian và không gian - để biểu tượng cho 12 chi này thì các cụ xưa lấy cá tính của từng con thú để mô phỏng ý nghĩa của từng mốc dấu về thời gian lẫn không gian trong sự chuyển vận của một chu kỳ với điểm khởi thứ nhất là
1)Tí - 2) Sửu - 3) Dần - 4) Mão 5) Thìn 6) Tỵ 7) Ngọ 8) Mùi 9) Thân 10) Dậu 11) Tuất 12) Hợi
Tôi đánh đậm nét chữ Mão ở trên là vì chỗ khác biệt của Ta và Tầu - Người tầu họ dùng con Thỏ - Người Việt nhà ta là dùng con Mèo - Đó là sự khác biệt - Và, tôi muốn bàn ra một tí và chia sẻ với tất cả về sự nhận xét của tôi trong sự khác biết này vì thiết nghĩ nếu tôi không lầm thì chưa ai viết, nói, giải thích về sự khác biết giữa Thỏ và Mèo mặc dù là điều hiển nhiên ai cũng thấy được sự khác trong cách an thứ tự của 12 chi.
12 chi dược an trên một cung bàn - thì cung bàn đó là một chu kỳ tuần hoàn được chia làm 2 bên - một bên Dương - và một bên Âm - Thi bên Dương - Dương cực trưởng tại Ngọ (ngựa) thì mới chuyển sang Âm Mùi (Dê) - bên Âm - thì Âm cực trưởng tại Tí (chuột) ... Vậy thì xét về vế Dương ta có Ngọ Hoả trường sinh tại Dần (cọp)- Và vế Âm trưởng tại Tí Thuỷ - mà Tí Thuỷ trường sinh tại Thân (khỉ).
Dương tính chủ Thuận - Âm tính chủ Nghịch - Do đó, về phía dương ta có cặp Dần Mão tức Cọp Mèo - thìcặp thú này tuy khác giống nhưng đồng loại (cat) và đồng tính cùng săn mồi - kế tiếp là cặp Rồng Rắn (đồng loại) đồng tính và cặp Ngựa Dê - đồng loại ăn cỏ và đồng tính (chính ra phải là Lừa - nhưng các cụ Việt xưa thâm thuý lắm nên mới đặt là Dê ...hihihi) - Về phía Âm khởi từ Thân tức con khỉ và gà (Dậu - khác loại nghịch tính "khỉ ho gà gáy" - Gà gáy vào tảng sáng - Khỉ réo chu vào xế chiều - rồi đến Chó Heo (lợn) nghịch tính và Chuột Trâu đối nghịch một con thì lăng xăng hoành hành ban đêm - và một con thì sửa soạn làm trâu kéo nợ cầy ...
Do đó - theo chủ quan của tôi - người Tầu họ dùng con Thỏ là "vô lý" vì chẳng biểu tượng cái gì cả trong chu kỳ này - Người Việt dùng con Mèo (mão) mới hợp lý - Vây thì, của ta hay của Tầu ai hợp lý hơn ? và tại sao lại có sự khác biệt như thế - thì có hai trường hợp :
Thứ Nhất là của Người Việt sáng tạo, mà người tầu họ lấy mất đi và chủ tâm thay đổi cho khác "nguyên bản" để là "nét riêng" của họ !
Thứ hai, là của người Tầu - truyền sang Việt - người Việt dùng thấy không hợp lý cho nên mới đổi Thỏ thành Mèo để mô phỏng chính xác về nguyên lý Âm Dương thể hiện qua 12 con thú !!!
Biết rằng của ai không thành vấn đề - vấn đề chính là sự áp dụng và khai phá trong sự truyền tải !!! Tuy nhiên cũng là một vấn đề để chúng ta người Việt chúng ta suy ngẫm về sự hợp lý hay vô lý trong sự sắp đặt 12 con thú tức 12 Địa Chi giữa Ta và Tầu ???
Trở lại vấn đề đồng bản tính của Cực Dương là Ngựa Dê và Cực Âm là Chuột Trâu - hihihi - chuyện dí dỏm để mọi người cười vui bớt khô trong vấn đề tham luận của huyền học …hihihi Có lẽ vì cường Dương - cho nên mấy Cô Âm thường bị phê bình trong câu nói như "con nhỏ này nó "Ngựa" lắm” ...hihihi ...còn mấy ông Dương thì bị mấy bà trêu là "thăng cha này nó "Dê" lắm “....hihihi
và Cực Âm là Chuột Trâu - Nghịch tính của phía ÂM - thì khi tới giờ Âm Thịnh - thì "mấy Bà" lại lắc chắt, lăng xăng như chuột ấy - Còn mấy ông thì lại keo cày hì hục như trâu vậy ....hiihi
Trở lại vấn đề câu hỏi về cách áp dụng trong cách an vòng tràng sinh thì để ngắn gọn góp ý với Diệu Nhung - Tôi trả lời ngày vào vấn đề về quan điểm của tôi đơn thuần chỉ làsự góp ý của riêng tôi:
1) Có dùng Mệnh Hành (Niên Hành) An vào Vòng Trường Sinh Không vào Cung Bàn Không ?
Tôi không AN - Vì đã là Niên Hành, tức Mệnh Hành Đã bao gồm 12 cung của chu kỳ trong lá số, mỗi lá số đều có Can Chi của từng Cung rồi để "mô phỏng " về Mệnh Hành đó rồi - Hơn nữa nếu muốn An thì cũng An không được vì, thí dụ, năm nay là năm Nhâm Thìn hoặc Quý Tỵ - thì trên 12 cung - chẳng có được cung Nhâm Thìn hoặc Quý Tỵ cả !
Tuy nhiên, Mệnh Hành vẫn được dùng theo vòng tràng sinh để đinh. nặng nhẹ của vấn đề -chứ không An !!!
2) Những Trường phái khác họ có An Sinh Từ Tú Mộ : mà Diệu Nhung đã "nghĩ là" tôi cùng đồng quan điệm .V.V. -
Thì xin thưa, tôi không An vòng trường sinh trên lá số Khởi từ Mô ... Nhưng tôi dùng cái lý đó trong phần nhận xét và suy tính của riêng tôi khi giải lý, xem xét cho một lá số !!! Dùng Lý từ sự khởi nguyên, từ nguyên lý Âm Dương đồng nhất để định sự nặng nhẹ !!!
3) Cách An Cục Mệnh - Thuận / Nghịch theo Âm Nam Dương Nữ?
Tôi an theo cách của Vân Đằng Thái Thứ Lang !!! Thuận Nghịch đều như thế - Tuy nhiên ở đây tôi chỉ muốn góp ý riêng của tôi theo quan niệm và kinh nghiệm riêng - Thì tôi không dùng chữ Thuận Nghịch Mà tôi dùng Trái va` Phải - Vì thiết nghĩ để cùng tính "nhất quán" khi nói về vòng trường sinh là một chu kỳ của một tiến trình thì cách dùng chữ chu kỳ và tiến trình thì luôn luôn đi tới - Thuận !!! thí dụ khi nói tới 1 năm khới từ Tháng 1 -thì kế tiếp phải là tháng 2 - tháng 3 .... thì theo riêng tôi mới "chính xác" về nghĩa của chu kỳ, là tiến trình, tiến hoá .v.v. Cũng như thế - thì 1) Sinh - 2)Dục - 3) Đới - 4) Quan.v.v. và tiếp nối - Vì thế khi An Nghịch (chữ thường dùng) cho Âm Nam Dương nữ - tuy là An nghịch nhưng tiến trính của nó vẫn là 1) Sinh - 2)Dục - 3) Đới 4) quan.v.v. (tiến trình Thuận) Do đó chỉ là "Trái Cung" từ lẽ phải trái mà tôi nêu trên !
Vì thế chữ Thuận Nghịch theo cá nhân tôi, tôi không dùng mà tôi dùng chữ Trái và Phải - để rõ ý từ trái đến phải hoặc từ phải qua trái ! từ đó mà nhận xét theo từ ngoài vao trong - và từ trong ra ngoài - Nhìn vào lá số an theo từ trái sang phải, chiều Phải ai cũng gọi là Thuận - tức là từ ngoài nhìn vào trong - cũng như thế, khi an nghịch từ là từ Phải sang Trái - trái - tức là từ trong ra ngoài - Từ ngoài vào trong thì ai cũng thấy từ trong ra ngoài - thì thí dụ quý vị đưa tấm lá số lên soi trước ánh sáng - nhìn từ phía bên kia của tờ giấy - thì quý vị sẽ thấy Vòng Tràng Sinh vẫn là "Thuận" theo chiều phải - đó là cách xét đoán của riêng tôi về tính lý của Âm Dương - mà tôi góp ý và chia sẻ cùng mọi người!
Cũng như một chiéc áo - Dương Thuận - nhìn vào chiếc áo đẹp ta cho là đẹp - Âm Nghịch, xét từ mặt trái của chiếc áo từ trong chiếc áo ra ngoài - đường chỉ khéo, vải hàng có tốt hay không đó là Âm Tính - Dương Tính thì "thấy là thích" thích là làm - Thích gì thì cứ "mần" ...hihihi ... vài hàng dí dỏm với mọi người cho vui !!!
Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/