Đạo Học
07/09/2020 - 4:59 PMLê Công 1046 Lượt xem

xem lại phần trên>>>

Trong bài tựa quyển Huyền Diệu Cảnh của đức Lã Ðộng Tân ta thấy Thiên đạo, Nhân đạo được định nghĩa như sau:

 Thế nào là Thiên đạo? Thiên đạo là tu tính, dưỡng mệnh, vượt tình trạng con người mà hợp với Trời. Thế nào là Nhân đạo?. Nhân đạo là giữ tròn ngũ luân, ngũ sự (giữ trọn nhân luân)

 Tóm lại Ðạo Lão cũng cho rằng con người có Thiên tính, và đắc đạo là «Hợp Thiên». Theo Ðạo Lão, lúc mới đầu con người còn mê muội, chưa biết được rằng Ðạo, hay Trời đã ở sẵn trong tâm, nên phải «tầm sư, học Ðạo», «tầm sư cầu Ðạo». Khi đã chứng Ðạo, sẽ thấy được rằng Ðạo đã ở sẵn trong lòng mình. Thế là đắc Ðạo, mà Ðắc Ðạo là Ðắc Thiên. Khi đã biết rằng Ðạo là căn cốt của mình, tự nhiên con người sẽ trở nên hồn nhiên, tiêu sái. Người xưa khen là có Tiên phong, Ðạo cốt. Ðối với người Trung Hoa Ðạo là Thiên, là Thần…

 Cho nên, khi phiên dịch câu Phúc Âm Thánh John: «Ðầu trước hết có Ngôi Hai, Ngôi Hai ở cùng Thiên Chúa và Ngôi Hai là Thiên Chúa», người Trung Hoa đã viết: «Thái sơ hữu Ðạo, Ðạo dữ Thần đồng tại, Ðạo tức thị Thần.»

Thuyết Tam Tài với Hồi giáo

Hồi gláo cũng chủ trương con người có ba phần. Trong hội nghị tôn giáo tại Lahore, Pakistan, tháng 12, năm 1896, ông Harzat Ahmad, đại diện chính thức của Hồi giáo đã dùng thuyết Tam Tài để giải thích và toát lược thánh thư Koran. Ông cho rằng thánh thư Koran chủ trương con người có 3 bình diện:

– Bình diện vật chất hay Naf-Ammara.

– Bình diện tâm hồn hay Nafs-lawwama.

– Binh diện siêu nhiên hay Nafs-matmainnah. [12]

 Koran cũng xác nhận một, cách khéo léo rằng:

– Thượng Ðế chẳng hề xa con người. [13]

– Thượng Ðế đã truyền Thần Ngài vào trong con người. [14]

– Thượng Ðế thực sự đã tràn ngập con người từ trong ra đến ngoài. [15]

Thuyết Tam Tài với Công giáo & Tin Lành

 Công giáo, xét về phương diện giáo lý công truyền, thì chỉ chủ trương con người có hai phần: Hồn, Xác.

 – Hồn thì thiêng liêng, bất tử; xác thì tử vong. Khi còn sống, thì hồn, xác kết hợp mật thiết với nhau thành một con người, và sau này khi tới ngày tận thế và tới ngày phán xét chung, xác mọi người sẽ sống lại, hợp cùng với hồn để được thưởng hay chịu phạt đờì đời.

 Công đồng Latran IV (1215) và Vatican I (1869-1870) đã xác định con người chỉ có hai phần; hồn, xác và không chấp nhận quan niệm Tam Tài về con người của Plato, của phái Gnosticism, Manicheism, Apollinarianism.

 Công đồng chung thứ 8, họp tại Constantinople (869-870) phi bác lý thuyết cho rằng con người có hai hồn, và đã xác định con người chỉ có một linh hồn biết nghĩa lý.

 Ngược lại, Thánh kinh Công giáo lại chủ trương thuyết Tam Tài về con người.

 Trong quyển Con đường cứu rỗi (Le chemin du Salut) của Charles Gerber, một tác giả thuộc giáo phái Cơ Ðốc Phục Lâm, đã cho thấy:

– Chữ Thần được nhắc đến 827 lần trong Thánh kinh.

– Chữ Hồn được nhắc đến 873 lần trong Thánh kinh. [16]

 Giáo phái chứng nhân của Jehovah, sau khi lấy Thánh kinh để chứng minh rằng hồn con người thường được chỉ bằng những danh từ Psyché (Hi Lạp) hay Nephesch (Do Thái), còn lấy Thánh kinh để chứng minh rằng hồn con người không bất tử, nhất là dựa vào câu Ezechiel: «Hồn nào phạm tội, sẽ chết.» (Ezechiel, 18:24)

 Quyển The Secret Teachings of all ages (Vạn đại bí chỉ) cũng đã dùng Thánh kinh để chứng minh rằng hồn thì tử vong, mà Thần thì bất tử. [17]

 Vua David, đã nói trong Thi Thiên (Psalm) 82, câu 6: «Ta đã nói: Các người là Thần, và tất cả đều là Con Ðấng Tối Cao.»

 Chúa Giêsu phán trong Phúc Âm Yoan, chương 4, câu 24: «Thiên Chúa là Thần, nên những kẻ thờ phượng Ngài, phải thờ phượng bằng Thần, và sự thật.» Ngài lại chủ trương muốn vào nước Trời, phải được sinh lại bằng Thần, phải có Thần (Yoan, 3:4 -8). Nói thế có nghĩa là nếu con người mà không có Thần sẽ không thờ phượng Thiên Chúa một cách chân chính hữu hiệu được; nếu không có Thần không vào được Nước Trời. Quan niệm Tam Tài về con người đã được thánh Paul chủ trương hết sức rõ ràng. Trong thánh thư I gửi giáo đoàn Thessalonica, chương V, câu 23, Ngài viết: «Ước gì toàn thân anh em Thần, Hồn, Xác được giữ vẹn, không chê trách được, cho tới ngày Chúa Giêsu Kitô chúng ta đến.» Trong thư gửi cho giáo đoàn Do Thái, Ngài viết: «Vì lời Chúa sống động, linh nghiệm, sắc bén hơn bất kỳ gươm hai lưỡi nào, nó có thể thấu vào tới chỗ phân chia của Hồn và Thần.» (He. 4:12).

 Bản Bible de Jerusalem (Bản Thánh kinh Jerusalem) bình rằng đối với thánh Paul, TÂM phải nhường bước cho THầN, thì con người mới có thể sống một đời sống thần minh. [18]

 Nếu vậy thì chủ trương của thánh Paul có khác gì chủ trương của Ðạo Lão đâu ! Ðạo Lão Tử xưa đã dạy: «Tâm tử, Thần hoạt.» (Tâm con người phải chết đi, cho Thần được sống động).

 Paul Tillich, một thần học gia Thiên Chúa Giáo nổi tiếng hoàn cầu hiện nay, đã thuyết giảng một bài làm chấn động dư luận. Ðó là bài «Chiều kích sâu thẳm của đời sống con người». Bài giảng đó đã được đăng tải vào trong Tuyển tập của ông nhan đề là The Shaking of the Foundations, phát hành năm 1949 tại Anh Quốc. Trong bài này, Tillich đưa ra một nhận định hết sức mới mẻ về Thượng Ðế. Thay vì chủ trương Thượng Đế là một đấng ngự trên trời cao thẳm, mà mọi người cố tin là có, ông lại cho rằng Ngài chính là Căn Cơ, Gốc Gác con người.

 Ông viết: «Tên gọi của Căn Cơ sâu thẳm của muôn loài được gọi là Thượng Ðế. Danh từ Thượng Đế chính là để chỉ chiều kích sâu thẳm đó. Nếu danh từ này chưa có ý nghĩa gì với bạn, bạn hãy chuyển dịch danh từ đó thành chiều kích sâu thẳm của cuộc đời bạn, thành nguồn gốc bản thể bạn, điều quan thiết tối hậu của bạn, và là điều mà bạn chú trọng nhất. Có lẽ, để làm được như vậy, bạn phải quên đi những gì mà truyền thống đã dạy bạn về Thượng Đế, phải quên ngay đi cả danh từ Thượng Đế. Vì nếu bạn hiểu đư’ợc rằng Thượng Đế là chiều kích sâu xa của cuộc đời bạn, bạn đã hiểu được rất nhiều về Thượng Đế. Hiểu Thượng Đế như vậy, không thể rằng bạn là vô thần hay vô tín ngưỡng. Vì bạn không thể nghĩ hay nói được rằng: Sự sống không có chiều sâu; sự sống chỉ là nông cạn, hời hợt; bản thể chỉ là phiến diện, Nếu bạn thực tình đã thốt ra những câu như trên, thì bạn là kẻ vô thần; bằng không, thì bạn đâu phải vô thần. Ai hiểu biết được chiều sâu, tức là hiểu biết Thiên Chúa.» [19]

Giám mục John A. T. Robinson, Giám mục giáo phận Woolwich tạl Anh quốc, tác giả cuốn sách nhan đề là Honest to God tả lại rằng khi ông đọc bài giảng trên, ông đã mở mắt ra và mục kích sự chuyển hóa của truyền thống giáo lý từ chiều cao thành chiều sâu.

 Nhiều môn phái Tin Lành, như Transcendentalists (T), Anabaptists (A), Quakers (Q), và Liberal Theology (LT) đều đồng thanh chủ trương Thượng Đế ngự trị trong lòng chúng sinh và muôn vật.

 Emerson (T) cho rằng: «Mặc khải cao siêu nhất cho thấy rằng Thượng Đế đã ngự sẵn trong lòng mọi ngườ.» [20]

Storch và Munstzer (A) tin rằng đấng Christ ở trong lòng mọi người… Chẳng những con người có thể kết hợp với Thượng Đế, lại còn có thể trở nên như Thượng Đế. [21]

 Niềm tin cốt cán của Giáo phái Quakers chính là trong con người đã có Linh Quang Nội Tại (Inner Light), đã có đấng Christ, đã có Thượng Đế. Chính vì vậy mà họ coi mọi người là anh em, và cố gắng làm những công cuộc cứu trợ, để làm vơi nỗi khổ của nhân loại. [22]

 Schleieremacher (LT) và phái Thần Học Tự Do cấp tiến, cũng đồng ý trong tâm có Trời, cho nên tôn giáo đối với họ chính là sự trực tiếp nhận ra rằng trong Hữu Hạn có Vô Cùng; trong Dị Biệt, Tạp Thù, có Ðồng Nhất Bất Phân.[23]

Thuyết Tam Tài với Cao Ðài giáo

 Cao Ðài giáo cũng chủ trương trong tâm con người, còn có Ðạo, có Trời. Ðàn cơ ở Trúc Lâm thiền viện, giờ Tuất, ngày 20-10-Quí Mão (14-11-1973), có ghi:

Ðạo có gì đâu, Ðạo ấy Trời.

Trời là Tiên, Phật cũng là Người.

Người mà giác ngộ, thành Tiên Phật.

Tiên, Phật vọng tâm cũng xuống đời.

 Cuối đàn cơ lại có một đoạn như sau:

Ðạo là chân lý trọn bề,

 Ở nơi tâm cảnh, chẳng hề có xa.

Tâm không tham vọng mị tà,

Cảnh dầu có biến, vẫn hòa cùng tâm.

Tâm là thiện ác khởi mầm.

Cũng là chủ tể, vững cầm hồn linh.

Tu tâm trước phải vẹn gìn,

Ðừng cho dục vọng nảy sinh nơi lòng.

Ðể tâm an định sạch trong,

Mới tường lẽ thiệt, tương đồng Thiên Nhân.

 Ðức Cao Ðài, khi sáng lập Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, đã tuyên bố rõ ràng muốn đem THẦN trả lại cho con người.

 Trong bài Thánh Ngôn, ngày 25-02-1926, đăng tải trong Thánh Ngôn Hợp Tuyển, trang 8, có lời Ðức Cao Ðài phán: «Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm, từ ngày đạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Ðộ này, Thầy cho Thần hiệp Tinh, Khí, đặng đủ tam bửu, là cơ mầu nhiệm siêu phàm, nhập thánh.

 Từ ngày Ðạo bị bế, thì luật lệ hãy còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đình mỗi phen đánh tản Thần, không cho hiệp cùng Tinh, Khí. Thầy đến đặng hoàn nguyên chân Thần cho các con đắc Ðạo…»

 Lời cơ trên kỳ kỳ, ảo ảo, nhưng chung qui đã xác quyết: Lập ra Ðạo Cao Ðài để hoàn nguyên Chân Thần lại cho con người. Và nếu con người không được hoàn nguyên Chân Thần thì không sao thành Tiên, thành Phật được.

 Cái nét đặc thù cao diệu nhất của Cao Ðài chính là Thượng Đế chẳng ở đâu xa mà chính là đã ở sẵn trong lòng con người, trong trung tâm đầu não con người, mà ta thường gọi là Nê Hoàn Cung. Trời, hay Thần con người, hay Cao Ðài, hay Thầy, hay Thiên Nhãn đã ngự trị sẵn nơi đó. [24]

 Có vậy ta mới hiểu những câu sau đây:

«Thầy ngự trong lòng mỗi chúng sinh

Chúng sinh giác ngộ, biết tu hành,

Thương yêu mựa tách người khôn dại,

Ðiều độ đừng chia kẻ dữ lành.» [25]

 Có hiểu Nhãn, hay Thiên Nhãn chính là Thầy, là Thượng Ðế ta mới hiểu lời lẽ sau trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: «Con hiểu Thần cư tại Nhãn. Bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ. Nguồn gốc Tiên Phật do yếu nhiệm tại đó.» [26]

Thuyết Tam Tài với Mật tông, Mật giáo Ðông phương

Mật tông, mật giáo cho rằng các pháp môn tu luyện tuy nhiều, nhưng có thể thâu tóm lại thành 3 loại:

Luyện xác (Hatha Yoga)

Luyện tâm (Lana Yoga)

Luyện thần (Raja Yoga)

tương ứng với ba phần xác, hồn, thần trong con người.[27]

 Như vậy các Huyền Môn Tây Tạng, và Mật Tông Ðông Phương cũng chấp nhận quan niệm Tam Tài về con người.

Thuyết Tam Tài với Thông Thiên Học

 Thông Thiên Học, tuy chia con người thành 7 bình diện chính, 49 bình diện phụ, nhưng vẫn chấp nhận quan niệm Tam Tài về con người. Trong bài khảo cứu về Thánh ngữ AUM, do ông Fr. Mylne biên soạn theo tài liệu của ông, Arthur M. Coon, và đã được đăng tải trong tập san Tìm hiểu Thông Thiên Học, 1965, số Xuân Ất Tị, ta thấy nơi chú thích 1, trang 62, ghi như sau:

 Theo Giáo lý Thông Thiên Học, con người gồm có:

– CHÂN THẦN hay Ðiểm Linh Quang của Ðức Thượng Ðế vô cùng tinh anh, ngự trị tại cõi Niết Bàn.

– CHÂN NHÂN hay là Tam Thể Thượng gồm có Tiên Thể, Thánh Thể, và Thượng Trí, hoạt động ở trong những cõi Niết Bàn, Bồ Ðề và Thượng Thiên.

– PHÀM NHÂN hay Tam Thể Hạ, gồm hạ trí, thể vía, và xác thân hoạt động ở những cỏi hạ thiên, trung giới và hồng trần.

Nhưng theo tôi, cái điều quan trọng của Thuyết Tam Tài là trong con người, dưới lớp Phàm Ngã, còn có Chân Ngã; dưới lớp Nhân Tâm, còn có Thượng Đế làm chủ chốt.

Ðiều này cũng chính là niềm tin của Thông Thiên Học.

Trong Theosophia 3, do Thông Thiên Học Việt Nam, chi bộ Phụng Sự phát hành, từ trang 13 đến 34, ông Lê Thiện Duyên, một hội viên Thông Thiên Học, khi giải thích dấu hiệu Thông Thiên Học đã viết:

«Ấn Tín Salomon, tức là hình ngôi sao sáu cánh cài lên nhau, chính là biểu tượng:

Thượng Đế và Con người; Thượng Đế nội tâm (tức là Chân Ngã) và Phàm Ngã.

Chân Ngã và Phàm Ngã, hay nói cách khác, Thượng Đế và Tâm hồn con người, liên lạc với nhau hết sức là mật thiết, như hai hình tam giác xuôi, ngược, trong ấn tín Salomon, được cài lên nhau, hết sức là gắn bó, đến nỗi không thể nào gỡ ra được, rứt ra được.

Tam giác có đầu quay lên, tượng trưng cho Thượng Đế, hay con người thiêng liêng hay Chân ngã hay Chân Thần.

Tam giác đầu quay xuống tượrng trưng cho Phàm Ngã.

Như vậy ý nghĩa tổng quát của ấn tín Salomon, có ý muốn nói rằng hành giả nào muốn tìm đến thập tự Tau, tức cửa Ðạo, thì điều kiện tiên quyết là phải hợp nhất giữa mình và Thượng Đế. Ðiều này chỉ có thể đến, khi con người sống thuận theo Thiên Cơ và đồng thời khi thuận Thiên, tức nhiên nơi con người có sự hòa hợp giữa Chân Ngã và Phàm Ngã. Trong Phàm Ngã luôn luôn hiện diện tinh thần của Chân Ngã để nhờ đó, ta soi sáng bước đường hiệp nhất giữa con người và Thượng Ðế.»

Như vậy tôi đã chứng minh được điều mà tôi muốn chứng minh. Ðó là đối với Thông Thiên, trong Hồn còn có Thần; trong Nhân tâm còn có Thượng Đế làm chủ chốt.

Thuyết Tam Tài trong Văn chương và triết học

Dante, một văn sĩ Ý thời Trung Cổ (1265-1321), cũng công nhận thuyết Tam Tài về con người. Nền nhân bản của ông coi vũ trụ là một toàn thể, và con người là nhãn giới tiếp giáp giữa Thượng Đế và vạn vật, là một thực thể duy nhất, nhưng nối kết với:

– Thế giới vật chất bằng ngũ quan.

– Thế giới tư tưởng bằng tâm tư.

– Thế giới huyền vi bằng Thần.[28]

Averroès (l126- l198), một triết gia Ả Rập ở Tây Ban Nha, đồng thời cũng là một nhà học giả Hồi giáo trứ danh, đã từng bình giải các tác phẩm của Aristotle, cũng chủ trương rằng hồn con người có liên lạc mật thiết với khối óc, và sẽ chết theo khối óc; nhưng, trong con người còn có Lý, tức là Nguyên căn vĩnh cửu. Tu luyện Lý ấy con người sẽ có thể kết hợp với Lý Sống Ðộng, với Ðại Trí vĩnh cửu phổ quát. [29]

 Môn phái Valentinian (thành lập vào khoảng năm 140 do Valentinus ở Alexandria, (cũng cho rằng con người có thể chia thành ba hạng:

– Phàm phu tục tử, xác đất vật hèn (Hyliques)

– Con ngườl có nhân cách (Psychiques)

– Con người có tiên cách (Spirituels) [30]

 Theo Papus, thì các triết gia huyền học hiện đại, khoa học huyền bí hiện đại, môn phái thần bí Allen Kardec và một số môn nhân Rosi-Crucians, cổ giáo Ai cập, mật giáo Kabbalah Do Thái, Pythagoras, Paracelsus và thánh Paul đều chủ trương thuyết Tam Tài với con người.

Từ ngữ với Thuyết Tam Tài

Nhị tổ điều tâm – tranh Thạch Khác 石 恪 (Ngũ Đại)

 Khảo từ ngữ các nước, ta thấy nước nào cững có những tiếng để chỉ Hồn và Thần và cũng phân biệt Lương Tâm và Nhân Tâm.

 Ta có thể viết:

 Thần = Lương Tâm

 Hồn = Nhân Tâm

 Như vậy, phần Thiên, phần Thần nơi chúng ta là Lương tâm, phổ quát vĩnh cửu; còn phần Nhân nơi ta là Nhân Tâm, biến thiên hạn hẹp.

 Lương tâm thời phi nhân, phi ngã.

 Nhân tâm thời mang sắc thái riêng tư của mỗi người. Nó là những bộ mặt hóa trang, mà mỗi người đã đeo lên trên Lương tâm – Chân diện mục – của con người.

 Khi ta làm điều gì xấu, thì Lương Tâm oán trách ta.

 Còn Tâm hồn ta thì xấu hổ, phàn nàn, hối hận.

 Tiếng Pháp, tiếng Anh gọi Lương tâm là Conscience. «Con-» là «cùng», «Science» là «biết», mà đã «cùng biết», thì phải là HAI chứ là MỘT làm sao? .

Còn tiếp,......


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/