Đạo Học
07/09/2020 - 5:01 PMLê Công 971 Lượt xem

 xem lại phần trên >>>

Những cảm nghĩ của tôi về Xác, Hồn, Thần 

Quan niệm Tam Tài về con người giúp tôi nhìn tỏ về con người. Theo huyền học Kabbalah Do Thái, thì bình diện Tâm Hồn cũng được gọi là bình diện tinh tú (Astral plane).

 Ông Desbarolles, tổ sư khoa xem chỉ tay Âu Chãu, cũng đã theo truyền thống Kabbalah mà chia con người thành ba bình diện:

– Bình diện thần minh.

– Bình diện tâm hồn hay bình diện Tinh tú.

– Bình diện vật chất hay bình diện phàm trần.[32]

 Cũng có người lại chia Hồn thành Hồn Nước (âme liquide); Hồn Khí (âme aérienne).

 Tôi vẫn cho hồn là KHÍ. Nhưng nhìn sâu sắc hơn lại thấy hồn có hai phương diện:

– Hồn Trọc = Phách (cấu tạo bằng trọc khí). Ðây là sở cư của thất tình lục dục, mà các nền luân lý của các Ðạo giáo cố công tìm cách kềm chế, chuyển biến.

– Hồn Thanh – Thanh Khí = Hồn (Cấu tạo bằng thanh khí). Lòng yêu chuộng nghệ thuật cũng từ nơi đây phát sinh.

 Dù Hồn là thanh khí, hay trọc khí cũng vẫn là cái gì hữu hạn, biến thiên, nên nó chính là cơ sở tạo nên cá nhân, cá tính, tạo nên phân biệt.

 Vì hữu hạn, nên bao giờ cũng khao khát, cũng khắc khoải. Vì biến thiên, nên vẫn ở trong vòng sinh tử, luân hồi. Vì mang đầy cá nhân, cá tính, nên còn hết sức là ti tiểu.

 Á Ðông mỗi khi kể chuyện người chết hiện hồn về đều mô tả như là một làn sương khói, tuy vẫn thấy hình, nhưng sờ nắm không còn được nữa. Ðại khái vẫn như là một «làn KHÍ» tụ lại…

 Thần, đối với tôi là một Linh Quang. Gọi là Linh quang vì nó tỏa lan khắp vũ trụ. Nó là một loại ánh sáng vi tế hơn «vũ trụ tuyến», có thể xuyên thấu mọi sự, chứ không phải thứ ánh sáng thông thường có tốc độ 300.000 ngàn cây số một giây, mà mắt phàm ta nhìn thấy được.

 Vì tỏa lan khắp nơi, xuyên thấu mọi sự, nên được gọi là ở khắp nơi, «vô sở bất tại». Vì thế Dịch kinh viết: «Thần vô phương, nhi Dịch vô sở.» Vì xuyên thấu mọi sự nên có năng lực vô biên. Vì là Linh Quang nên thông sáng vô cùng tận. Người xưa cho Thần là thông minh vô cùng, phép tắc vô cùng, ở khắp mọi nơi chính là vì vậy.

 Lúc mà THẦN đã thông, không còn bị kẹt trong sa mù nam châm của khí, của hồn; và trong vòng trọng trọc của vật chất, xác thân, lúc ấy Thần sẽ vô biên, sẽ khinh khoát, sẽ vĩnh cửu. Người xưa gọi thế là Giải thoát.

 Hiểu Thần, Hồn, Xác như vậy, mới có thể hiểu nghĩa đích thực của các đạo giáo, và về các vấn đề hữu hạn, vô hạn; tù túng, giải thoát; biến thiên và hằng cửu.

 Thần trong quan niệm Tam Tài của tôi phải được hiểu là Tuyệt đối thể vô biên vô tận. Nơi đây không còn Thanh và Sắc… Nơi đây là nơi vắng lặng không hư, chỗ qui tụ, hòa hài của thánh hiền, Tiên, Phật muôn thủa, muôn nơi… Ðược vậy, chính là vì đây là «Nơi không Nơi», «không đây, không đó».

 Quan niệm Tam Tài về con người đề cao giá trị của con người. Nó giúp chúng ta thấy rằng tuy các bình diện bên ngoài, các bình diện xác hồn con người thì biến thiên, sinh tử, nhưng bình diện căn cốt của con người lại trường sinh, vĩnh cửu.

 Mới hay:

Cái tạm bợ bao ngoài vĩnh cửu,

Áo thô sơ che dịu gấm hoa !

Rồi ra vàng ngọc chói lòa,

Trời người hợp nhất, Trung Hòa vô biên.

 – Vì con người có Xác, nên mới có Ngũ Quan để tiếp xúc với ngoại cảnh.

 – Vì con người có Hồn, cho nên có thất tình lục dục, có trí lự để suy tư, để yêu cái này, ghét cái nọ.

 – Vì con người có Thần nên có Linh giác, Linh cảm, Linh Tri, Linh Tính, hay Tuệ giác, để tiếp xúc với Thần Linh, để khám phá ra những bí nhiệm của Trời đất.

 Bên Á Châu cho rằng cái hiểu biết cao siêu, toàn bích là do Tuệ giác, Linh tri, Linh Giác. Bên Âu Châu thì cho là do Thượng Đế mặc khải. Càng ngày các bậc thượng trí, thượng nhân trong thiên hạ đều chủ trương rằng Linh Tri, Linh Giác hay Mặc khải không phải là hồng ân dành cho một số người nào đặc biệt, cho một thời đại nào đặc biệt, mà bất kỳ ai, nếu dày công tu luyện, sẽ đạt tới Linh Giác. Người ta thường cho rằng chỉ có đại thánh, đại hiền mới được diễm phúc đối thoại với Thượng Đế. Riêng tôi, tôi thấy chúng ta thường xuyên đối thoại với Thượng Đế, qua tiếng Lương Tâm, mà chúng ta không hề hay biết…

 Các tôn giáo công truyền xưa nay quan niệm hết sức sơ sài về Thần, Hồn, Xác. Hỏi bản tính Thượng Đế là gì, của Thần là gì, thì nói là tính thiêng liêng. Hỏi bản tính của hồn là gì cũng trả lời là tính thiêng liêng. Nhưng nếu hỏi thêm thiêng liêng có bản chất là gì, chắc là không trả lời được Khi biết mù mờ về con người, sẽ bế tắc khi nói về trường sinh, và giải thoát, và cũng sẽ rất hồ đồ về phương pháp tu luyện. Ðối với tôi truy nguyên về bản tính của Thần, Hồn, Xác là một vấn đề tuyên quyết, một vấn đề căn bản. Chúng ta hãy đi từ cái thô thiển nhất, trang trọng nhất, để tiến lên dần tới cái khinh thanh nhất và tế vi nhất.

 Xác dĩ nhiên là trọng trọc và thô thiển. Xác là vật chất hữu hình. Xác gắn liền với ngoại cảnh, với vật chất, với đất. Xác có ngũ quan để liên lạc với ngoại cảnh. Cỏ cây thảo mộc, cầm thú đều có sinh, có hủy. Xác con người cũng có sinh, có hủy. Chết đi xác con người lâu dần sẽ đồng hóa với đất đai. Ai là người mà đã chẳng chứng kiến cảnh tan rã, hủy hoại của thân xác con người?. Xác như vậy là Ðất, là Nước.

 Hồn con người, xét về bản tính, là KHÍ. Khảo từ ngữ Nhật Bản, ta thấy có điều lạ lùng này, là chữ Khí trong tiếng Nhật tương đương với chữ Hồn. Người Nhật rất chú trọng đến phần KHÍ trong con người, vì nó liên quan đến sức khỏe con người, tâm trạng con người. Họ cũng cho rằng bầu khí quyển bên ngoài mà biến chuyển, thì tâm trạng con người cũng biến chuyển.Vì thế khi viết thư từ cho nhau, bao giờ cũng bàn về thời tiết trước tiên. Ví dụ họ viết: «Ten ki ga ii desu.» (Khí Trời tốt), «Ten ki ga warui desu.» (Khí trời xấu) Khi muốn hỏi thăm sức khỏe nhau họ nói: «Ki bun ga ikaga desu ka?» (Khí phận Ngài hôm nay ra sao?) Tâm trạng vui buồn trong con người, hay dở trong con người, được coi như là khí khi tốt, khi xấu trong con người.

– Ki bun ga ii desu = Khí phận tốt – Vui = Sảng khoái – dễ chịu.

– Ki bun ga warui desu = Khí phận xấu = Bực bội, khó chịu.

 Có điều Khí đây là thứ Khí đặc biệt: Ðó là những «ions» + và «ions» – , nên luôn luôn phát sinh ra một từ lực và một từ trường. Khi gặp nhau, từ lực, từ trường của mỗi người đan quyện với từ trường từ lực của mọi người; rồi từ lực, từ trường của mình lại đan quyện với từ lực từ trường của quần sinh, vũ trụ. Chính vì vậy mà các đạo giáo Ðông Phương cho rằng con người bị «nhân duyên triền phược» và con người tự giam hãm mình vào trong những vòng cương tỏa gian trần.

 Dịch nói: «Tại thiên thành tượng.» Ở nơi tâm hồn, ta thấy đầy dẫy những ảnh tượng mà gian trần , mà xã hội đã in vào. Những ảnh tượng này thường ảnh hướng rất nhiều đến tâm trạng con người. Và những bão tố trong tâm hồn bên trong cũng y như những bão tố từ trường nơi vũ trụ bên ngoài. Ý niệm của chúng ta cũng bắt đầu hình thành ở nơi đây. Âu Châu có nhiều môn phái coi tính chất của hồn tương đương với tính chất các vì tinh tú, nên gọi thể hồn là ASTRAL (thể tinh tú).

 Nó đề cao giá trị con người, vì cho thấy Thần con người và Thần Trời đất là Một… Nó chỉ vẽ cho con người con đường đạo giáo chân thường: đó là đi vào nội tâm mà tìm Ðạo tìm Trời. Nó lại dạy con người một bí quyết hết sức nhiệm mầu khác là một khi đã đạt Thần, đạt Ðạo, đạt Thiên, lập tức phải rũ bỏ những gì biến thiên, tử sinh, hư ảo: đó là vật chất xác thân, đó là nhân tâm, tiểu ngã nếu chẳng vậy không thể nào thực hiện được khẩu quyết: «Ta và Cha Ta là Một.» (Yoan 17: 20-21)

 Cho nên, tu luyện thời mới đầu là lo cho thân xác được thoải mái, khoẻ mạnh; rồi lo cho tâm hồn ngày một nên tế vi, tinh khiết, tỉnh lãng, thanh cao.

 Cuối cùng là đạt trạng thái thần linh, tức là sống một cuộc đờl huyền hóa với trời đất, hồn nhiên, vô vi, vô dục, khoáng đãng, hư linh bất muội. Thế chính là đạt đạo, đắc đạo, phổ quát, bất biến, trường tồn, vĩnh cửu.

 Thực tế hơn, thì phải nói ta có thể cảm thấy xác thân, cảm thấy hồn dễ dàng, vì xác thân nằm trong phạm vi giác quan chúng ta, vì tâm hồn chúng ta có thất tình lục dục, có những thú thanh cao thuộc về thi ca, nghệ thuật. Nhưng còn Thần, còn Trời nơi ta, ta nghĩ rằng ta không sao cảm thấy được.

 Tuy nhiên, ta vẫn có trong tầm tay ta một phương tiện để cảm thấy Trời, thấy Thần trờl đất nơi ta. Thực vậy Trời chẳng ở đâu xa, Trời đã ở ngay trong tâm hồn ta. Trời chính là Lương tâm chúng ta.

 Tâm tư con người hằng giây, hằng phút biến thiên; Lương tâm con người muôn đời bất biến. Lương tâm con người vượt tầm không gian, thời gian; đã hiện diện ở nơi con người đầu tiên trên mặt đất, và sẽ hiện diện y như vậy nơi con người sau chót. Nó mới chính là Lời Chúa, nó mới chính là Thánh kinh, nó mới không sai lầm, nó mới vĩnh cửu.

 Lương tâm chính là cái gì cao quí nhất, đẹp đẽ nhất của nhân quần. Sống hoàn toàn thuận theo lương tâm, tức là sống hoàn toàn thuận theo Thiên Lý, và như vậy sẽ là một vị Thánh, Hiền, Tiên, Phật ngay từ khi còn ở gian trần này. Phật, Thánh xưa nay chẳng qua là những hiện thân của Lương tâm, của Thượng Đế…

 Pierre Abelard, một triết gia Pháp, thời trung cổ (1079- 1142) đã nói rằng: «Con người phạm tội là khi nào làm điều trái nghịch với lương tâm. Cái lề luật thiên nhiên ấy đã có trước sự mặc khải của các đạo giáo. Trước Moses, con người đã biết sống theo thiên lý. Socrates và Plato còn có đời sống thánh thiện hơn những người Công giáo sau này. Người Công giáo, người Do Thái và nhà triết học khi đàm thoại với nhau đã gặp nhau ở điểm tương đồng này, là lấy lương tâm làm kim chỉ nam cho luân lý và cho nhân loại…» [34]

 Tôi đã dùng thuyết Tam Tài, để nghiên cứu sự diễn biến của Văn Hóa, của Ðạo giáo và của Lịch sử trên triền thời gian.

 Thời Thượng cổ, nhân loại sống theo chữ Thiên, và đã tin rằng con người gồm đủ Tam Tài: Thần, Hồn, Xác. Nền đạo giáo cao siêu nhất của thời đại ấy là Thiên đạo, mà Thiên đạo là luyện Thần để sống phối hợp vớl Thượng Đế. Ðạo Lão gọi thế là Luyện Thần hoàn Hư, phục qui Vô Cực.

 Không thể nói được là ai đã lập ra Thiên đạo, vì Thiên đạo từ muôn thủa đã bàng bạc trong vũ trụ, và đã ẩn áo trong tâm linh con người Thánh, hiền, Tiên, Phật là những người có công khám phá ra Thiên đạo, và đã thực hiện Thiên đạo. Cho nên đối với tôi, Thiên đạo là «Ðạo vũ trụ», là «tôn giáo vũ trụ» (cosmic religion). Nó là của chung của muôn phương, và đã dành sẵn cho những tâm hồn thành khẩn nhất, đẹp đẽ nhất, hào sảng nhất. Nó có mục đích tối hậu là làm cho con người trở thành Thần, Phật, chứ không chủ trương van vái, lạy lục Thần, Phật.

 Thời Trung cổ, nhân loại theo quan niệm «lưỡng nguyên», và chỉ còn tin rằng con người có xác, có hồn. Nên cái đạo phổ biến nhất của thời ấy là đạo «tu tâm», sống sao cho công bằng, bác ái. Thời Trung cổ sống theo chữ Nhân. Các Ðạo giáo được sáng lập phần lớn là trong thời đại này. Chúng là những «Ðạo giáo lịch sử» (historical religions), nghĩa là có người sáng lập hẳn hoi, có khuôn phép, lễ nghi hẳn hoi. Tuy nhiên, chúng chỉ dạy rằng con người là con người. Con người không thể nào trở thành thần minh. Ðạo giáo lập ra cốt là để ca tụng thần minh, thờ phụng Thần minh, van vái thần minh để cầu phúc, nhương tai. Chúng có mục đích dạy con người thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Thế là đạo giáo đặt trọng tâm đi vào đời, để cải thiện đời, cải thiện xã hội. Ðạo giáo trong thời đại này, với hai chủ trương chính yếu là thờ phượng Thần Linh và yêu mến tha nhân, đã trở nên phóng ngoại, và dần dần đánh mất chiều kích tâm linh. Chủ trương của tôn giáo trong thời kỳ này là con người không bao giờ có thể nên bằng Thần Linh, không bao giờ có thể trở thành Thần Linh. Như vậy, con người đã từ chối giá trị siêu việt của mình, và đành mang lấy thân phận tôi đòi, đối với Thần Linh. Thật là:

 Ra vào theo lũ thanh y,

 Dãi dầu tóc rối, da chì quản bao. (Kiều)

 Thời Cận kim, nhân loại chạy theo chủ nghĩa Duy vật, chỉ tin rằng con ngườl duy có xác. Hồn chỉ là hư danh, hay phụ tượng không đáng kể. Và cái đạo phổ quát nhất là cái đạo hình thức bên ngoài; là những công trình khai thác ngoại cảnh. Trào lưu được sùng thượng là xu phụ xác thân, tiền tài, danh lợi, hưởng thụ khoái lạc nhãn tiền.

 Nhưng theo lẽ Dịch, cái gì cùng cũng sẽ biến; cái gì «vãng», cũng có lúc «phản». Vì thế nên trong tương lai, ta có thể tin chắc chắn rằng nhân loại sẽ đi lại ba chặng đường Tam Tài, nhưng sẽ đi theo chiều ngược, nghĩa là sẽ đi từ Vật đạo, tới Nhân đạo, rồi cuối cùng sẽ trở về Thiên đạo. Như vậy thuyết Tam Tài cho chúng ta một cái nhìn toàn bích về vai trò các đạo giáo, và ý nghĩa lịch sử nhân quần. Quan niệm Tam Tài cho thấy con người có 3 thứ đạo phải theo, phải giữ.

Vì có xác nên con người có Vật đạo. Vật đạo là lo khai thác ngoại cảnh, thích ứng với ngoại cảnh, để cho xác thân được no ấm, khỏe mạnh.

Vì có hồn, con người phải theo Nhân đạo. Nhân đạo dạy tu tâm, luyện tính, ăn ở xứng đáng với danh nghĩa con người, đối đãi với nhau cho vẹn tình, vẹn nghĩa, vẹn niềm kính ái, thủy chung, cốt sao cho tâm tư an lạc, gia đình đầm ấm, xã hội hòa ái.

3.Vì có Thần, nên con người phải theo Thiên đạo. Thiên đạo có mục đích tìm ra Chân Thần khuất lấp sau những bức màn hiện tượng tâm tư dầy đặc, trở thành Thần Linh, siêu xuất sinh tử. Như trên đã nói, hồn là phần biến thiên trong con người mà đã biến thiên ắt phải ở trong vòng sinh tử. Thần mới là phần bất biến trong con người. Mà đã bất biến, mới bất sinh, bất tử.

Mục đích tối hậu của con người là rũ bỏ cái xống áo biến thiên, sinh tử bên ngoài, để mà thể hiện cái Bản thể Thần Linh bất tử bên trong.

Nho gia gọi thế là: Khử nhân dục, tồn Thiên Lý.

Lão Trang gọi thế là: Tâm tử, Thần hoạt.

Bà La Môn gọi thế là: Tat Tvam Asi: Con là Cái Ðó.

Phật giáo gọi thế là thoát vọng tâm, thể hiện Chân tâm; siêu sinh tử, nhập Niết Bàn.

Không chấp nhận mình có Thần, vĩnh viễn không bao giờ vào được Nước Trời. (Yoan, 3:5-6), vĩnh viễn không bao giờ trở thành Tiên, Phật. Thần trong con người là hạt giống Tiên, Phật, Thần, Thánh. Không có Thần, dẫu tu muôn đời cũng không thoát được kiếp người… Ấp trứng gà, làm sao nở ra lại thành chim phượng?.

KẾT LUẬN

Quan niệm Tam Tài, mà tôi đã trình bày như trên, có một tầm kích hết sức quan trọng,

Nó giúp chúng ta đi sâu vào chiều sâu tâm hồn, để tìm cho ra Thần Linh vỉnh cửu, tiềm ẩn bên trong. Nó vạch lại cho chúng ta thấy con đường mà hiền thánh xưa nay đã dùng, để bước vào cửa Ðạo, cửa Trời.

Nó không phải là một cuộc thăm dò, bàn cãi suông, mà chính là một công cuộc thăm dò để tìm hiểu về thân thế và định mệnh con người, với mục đích đem lại một sự biến chuyển nội tâm hoàn toàn, một sự tái tạo, phục sinh không tiền, khoáng hậu. Nó cũng sẽ làm đảo lộn quan niệm thông thường về đạo giáo. Thay vì vụ vào những hình thức thờ phụng, cúng quải, van vái bên ngoài, nó thôi thúc chúng ta hướng nội, quay về với bản tâm, để tìm cho ra Thần Trời đất, tìm cho ra Thượng Đế làm căn cốt bên trong. Có vậy mới mong khế hợp nhất như với Thượng Đế, mới mong giải thoát thật sự.

Xưa có một người hỏi Ðốn Ngộ thiền sư. Thế nào là Phật?

Thiền sư trả lời: «Gánh nước bán đầu sông.» Nghĩa là trong ta đã có một dòng sông linh thiêng, vĩnh cửu, đã có một vị Phật vô biên, mà ta không biết, lại vất vả, chen chúc nhau, đi cầu Phật ở bên ngoài, cầu Chúa ở bên ngoài; đi mua những thứ nước đục, mà người ta ngạo nghễ đem bán cho chúng ta với một giá rất đắt, ngay bên bờ sông tâm linh của chúng ta…

 Câu chuyện trên làm ta liên tưởng đến lời Thiên Chúa, ghi trong Jeremiah 2:13, đã trách dân Do Thái:

«Dân ta lầm lỗi hai đàng,

Bỏ ta suối mát, đào quàng giếng khơi,

Nước thời chẳng thấy tăm hơi,

Giếng dò, giếng nứt, ôi thôi, khốn nàn !»

Vương Dương Minh xưa cũng có những lời, những ý tương tự. Tôi mượn ý, mượn lời ông phóng tác thành bài thơ sau:

Sao thắc mắc lo suốt ngày, suốt buổi?

Sao học hành, bàn cãi mãi mà chi?

Bao nghi nan, mâu thuẫn của vấn đề,

Dùng trực giác, phá tan trong chốc lát.

Lòng con người có chỉ nam từ sơ phát,

Trong lòng người đã sẵn đấng muôn trùng.

Có mọi sự trong kho báu đáy lòng,

Sao ta vẫn ăn xin từng cửa ngõ? [35]

Ước mong bài khảo luận về thuyết Tam Tài này sẽ giúp quí vị, trong muôn một, tìm ra được Thần Linh nơi tâm khảm, vượt qua trần hoàn này trong vinh quang, và thực hiện được Bản thể tối hậu của mình, dữ Thiên đồng nhất.

CHÚ THÍCH

Công Minh

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

NHÀ ĐẤT LÊ CÔNG

0919.168.366

BÓI QUẺ & PHONG THỦY

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/