Vạn vật cùng ta là Một, vẫn có cái dây liên khí buộc chặt lấy nhau. Giờ mà ta tách ra
lấy mình làm một vật riêng biệt, khác hẳn với Vũ trụ, ta nhƣ cành cây gãy, nhƣ lá cây rơi,
nhƣ đoá hoa rụng, lìa cội vậy… Có khác nào con sông kia đang thông thƣơng cùng Đại Hải
mà bị lấp vằm, không còn đặng cùng sống với cái Chung của Đại Hải nữa…
Thật thế, chúng ta ngày nay, trong xã hội văn minh này, vẫn là con ngƣời mất cội,
đang tìm kiếm cái dây tƣơng khí ta đã làm đoạn lìa rồi đó…
Đời ta, nói thật ra, vẫn là một cái đời tƣ phân làm hai phần rất hệ trọng: một cõi đời
vật chất và một cõi đời linh thiêng. Tóm lại, ta tự nhận chắc chắn rằng, có một cõi tinh thần
tâm lý bề trong ( tức Tâm ta), và một cõi đời vật chất rờ rẫm đƣợc bề ngoài ở chung quanh ta
tức vạn vật trong vũ trụ. Vĩ lẽ ấy mà cổ kim triết học chỉ vần xây chung quanh hai quan niệm
ấy.
Tâm ta là một cõi riêng biệt, khác hẳn với vạn vật hữu hình chung quang ta, ấy là đều
thứ nhất, mà ai ai cũng đều công nhận. Nhƣng nếu có ai bảo ta rằng cái quan niệm ấy sái với
sự thật, thì ta sẽ lấy làm bối rối và có khi bất bình lắm. Vì sao? Vì lẽ, từ thủa nhỏ đến lúc có
trí khôn, trót đời, ta vẫn thấy ai ai cũng đều cho cái vật ta nằm trong tay, đạp dƣới cẳng, đụng
thân mình ta đây, là không phải ta..thì làm sao đồng lý với ta cho đặng? Vì sao nữa? Vĩ lẽ, ta
thƣờng thấy thƣờng nghe, nên không thể để ý hoài nghi đặng. Làm sao hoài nghi một điều
mà ta thƣờng nghe, thƣờng thấy, thƣờng cho là một sự tự nhiên? Bởi cớ ấy mà ta không quan
tâm gì đến nó nữa cả, nên không thể hoài nghi đƣợc. Thói quen, là cái lẽ làm cho ta không để
ý suy xét về những việc hằng ngày trong đời ta. Nên chỉ cũng vì thói quen mà làm cho ta
không để ý hoài nghi rằng ta và Vũ trụ là đồng lý, hay là khác biệt với nhau.
Phải biết rằng, chẳng cần truy tầm lẽ huyền bí chi xa, nó vẫn ở bên ta, nơi ta đây, và
cũng bởi thói quen nên ta cho nó là thƣờng, không quan tâm gì đến nó nữa, cam chịu sống
mê trong giấc mộng của ta…
Cái bƣớc đầu hết trong con đƣờng Triết học là sự Hoài nghi. Phải khởi hoài nghi và
suy hỏi những điều ta thƣờng thấy, thƣờng nghe, nhứt là những đều cận ta và thƣờng xảy ra
hằng ngày, hoặc trong tâm lý của ta đây. Chớ để cho thói quen làm cho ta xem thƣờng những
lẽ mầu nhiệm ấy.
Cái Bản ngã của ta là giả; vạn vật chung quanh ta là ảo huyền. Hai lẽ ấy, thật làm cho
ta bối rối và hoài nghi lắm. Song le, có mấy ai chịu để ý quan sát suy nghĩ chăng? Trƣớc một
việc lạ, thƣờng con ngƣời nhu nhƣợc có hai cử chỉ để đối tiếp; một là tin theo liền mà không
để chút ý lừa lọc cả; hai là sẽ trề môi khinh thị và bỏ qua, viện lẽ rằng dị đoan hay vô lý…Ấy
là những cử chỉ khoẻ cho ngƣời nhu nhƣợc…Kẻ tìm Chân lý, chớ bắt chƣớc nhƣ thế, hãy
biết tin, và hoài nghi, để mà suy xét cho kỳ cùng. Lại nữa vì cớ thƣờng thấy, thƣờng nghe,
nên cái lẽ mầu nhiệm ta lại bỏ qua, không quan thiết gì đến nó nữa. Những tâm chỉ biếng
nhác, những cử chỉ nhu nhƣợc ấy, làm cho ta không bao giờ hiểu đƣợc lý thật của mọi vật.
Theo khoa học ngày nay, lấy theo quan niệm Vật chất hợp nhất ( unité de la matiere)
thì vạn vật chung quanh ta đây là những cách hợp tuyển của muôn vàn nguyên tố (atome).
Nhƣ đá, sắt, cây… chẳng qua là một cách sắp đặt riêng theo toán số của nhiều nguyên tố hợp
laị; mà mỗi một hột nguyên tố chẳng qua là một cái luồng âm điện (électron) tiếp xây chung
quanh một hột dƣơng điện (proton). Thế thì cái xác thân ta đây, những ngoại vật chung
quanh ta đây, nghĩa là cái cõi đời vật chất hữu hình đây, chẳng qua là một cách sắp đặt riêng
của những luồng lƣu động của âm điển thôi. Lại nữa, những hột dƣơng điển và âm điển ấy
không khít với nhau, mà lại rất phân xa nhau, nhƣ hành tinh xây chuyển chung quanh mặt
trời vậy; cho nên ta có thể gọi rằng hai hột nguyên tố không bao giờ dính nhau đặng. Thì ra
ta đứng đây trên đất bằng cũng vị tất là chân liền đất, mà ta ngồi dựa trên ghế đây vị tất thân
ta liền với mặt ghế… Ấy là một điều thƣờng sự, ai là ngƣời có học, khi đọc qua những bộ
sách khoa học ngày nay đó, đều hiểu biết, nhƣng không mấy ai quan tâm đến vì không mấy
ai chịu suy nghĩ đến một việc lạ và mới ấy. Đều ấy, tuy rất quan hệ cho nhân sinh nhiều lắm,
nhƣng bởi thói quen, vì nhu nhƣợc mà rồi họ cũng bỏ qua, coi nhƣ không có đều chi lạ.
Bấy nhiêu đó chỉ cho ta biết rằng, có cần phải đến non cao rừng thẳm mà tìm Đạo
đâu. Cái lẽ huyền vi u uẩn chỉ ở bên ta và nơi ta đây, chỉ vì bị thói quen mà ta bỏ qua. Huống
chi cái tâm ta, nó là một bầu huyền cơ bí ẩn vô cùng… Tâm là Đạo, mà Đạo thì vô biên, vô
lƣợng… Tâm ta cũng vô cùng, vô tận, cũng huyền vi siêu việt. Biết Ta và biết Đạo.
Vạn vật chung quanh ta có, hay không có? Ta không thể hoài nghi rằng: thảy là ảo
huyền. Nhƣng, lấy tận lý mà xét, thì Vạn vật không có thật. Vạn vật sở dĩ có đây là đối với
cái Tâm của ta. Phật giáo có câu: “Thật đại thừa, phi hữu phi không, diệc hữu diệc
không..”(Theo Đại Thừa, thì cho vạn vật, là chẳng có, chẳng không, mà cũng có cũng không)
Hiểu đặng cái lý Phi hữu Phi không, Diệc hữu Diệc không là hiểu đặng cái lý thật của
Vũ trụ vậy. Ta thử lấy theo khoa học ngày nay mà giải cái lý ấy. Chúng ta đều dƣ biết rẳng
vạn vật trong Vũ trụ chẳng qua là những cách lãng động riêng (vibrations). Ngũ quan ta có
thể hƣởng ứng đặng với một số nhiều trong những cách rung động riêng ấy (modes de
vibrations particulieres) trong không khí, nhƣ màu sắc, âm thanh… Tỉ nhƣ lỗ tai ta có thể
nghe đặng tiếng từ khoảng 16 lần rung động cho tới số 32.768 trong giây đồng hồ. Con mắt
ta thấy ánh sáng đặng trong một khoảng rung động hạn định mà thôi. Ngoài ra những con số
ấy, tai ta hết nghe đặng, và mắt ta hết thấy đặng. Sức hƣởng ứng của giác quan ta vẫn có
ngần ấy thôi.
Bây giờ ta thử tƣởng tƣợng mỗi giống vật không có những giác quan nhƣ ta, lại có thứ
giác quan khác, có thể thấy đặng những cách rung động riêng khác hơn ta, hoặc nhiều, hoặc
ít hơn ta, nghĩa là nó có thể hƣởng ứng hay không hƣởng ứng hay là cảm giác những cách
rung động mà ta không thể thính giác đặng…Chỗ ta thấy là hình chất, nó thấy rộng là những
luồng linh khí mà thôi, - chỗ ta gọi là mầu sắc đẹp, nó không thấy chi ráo…Cái quan niệm vũ
trụ của giống vật ấy với của ta, khác nhau là dƣờng nào! Chỗ ta gọi có, nó gọi không. chỗ ta
gọi không, nó gọi có. Nếu ta có thể giao tiếp, và trao đổi ý kiến với giống vật ấy, thì nó sẽ
nói với ta rằng, cái cõi đời của nó thấy đó là thật Có, còn chỗ ta gọi là có, nó không thấy,
không thể gọi là có cho đặng. Còn ta, ta sẽ cãi lại rằng, cái cõi đời ta thấy đây, ta rờ rẫm
đƣợc đây, nhƣ nhà cửa, cây cối, núi non…là Có, không thể gọi không cho đặng.. “ Có”, “
Không”, - kỳ thực là sự thấy riêng của từng loại.
Nói thế, thì vạn vật đây là không có thật sao?, nếu ta muốn ra Hà Nội mà cứ miệt nằm
đi xuống hoài, thì có thấy Hà Nội chăng? Nếu ta bỏ ăn vài ba bữa mà không biết đói, chừng
ấy sẽ gọi vật chất là không có thật. Bởi thế, nói rằng Vạn vật là không có thì không trúng, mà
nói có cũng không trúng… Sự thực hiện của Vũ trụ vẫn tƣơng quan.
Vạn vật có thật là đối với cái giác quan của ta, còn không, là đối với sự thấy riêng của
giống vật khác giác quan với ta đó.
Ấy vậy, vạn vật có, là đối với cái tâm ta; vạn vật và tâm là Một, tƣơng ứng tƣơng cảm
rất mật thiết. Nếu bỏ cái tâm ta ra thì vạn vật tất là có thật, - có thật một cách tuyệt đối, tự
bản, tự căn vậy. Đối với ta nó là có; mà tự nó, nó không có. Đó là cái nghĩa có mà không,
không mà có (Le monde n’existe pas en tant que soil mais existe par rapport aux consciences
qui le per coivent. – Đây cũng là một nghĩa trong nhiều nghĩa của Phi Hữu Phi Không của
Phật giáo.)
Những tánh của vạn vật ta thấy đây, nhƣ nặng nhẹ, màu sắc, âm hƣởng, thời gian,
không gian…có cái giả thật của nó là khi đối với cái tâm (tâm đây là cái tánh biết, chớ lầm
với cái Tâm, viết bằng chữ hoa- là cái tiếng chỉ danh của Chân thể) của con ngƣời tƣơng
ứng, tƣơng cảm với nó đó. Nếu phân cái tâm ra với vạn vật, thì những tính cách ấy, tự nó
không còn nghĩa lý gì là thật cả.
Cho nên, ngày mà ta tách phân cũng Vũ trụ làm một vật riêng biệt, ngày ấy ta khởi lần
xa Đạo, nghĩa là không còn thấy đặng cái chân tƣớng của vạn vật nữa (Đây là nói về mặt tâm
lý; những ví dụ trên kia chẳng qua để giúp cho ta hội ý mà thôi, chớ chẳng phải nói kẻ giải
thoát rồi, sẽ thấy Vạn vật về mặt hình thể khác hẳn với sự thấy của kẻ thƣờng nhân. Chỉ có
cái tâm lý đối với vạn vật là khác mà thôi. Lúc còn sống trong bản ngã, cảnh đời đối với ta
nhƣ một trƣờng chiến đấu, tử, sanh, khổ sở… Tâm ta giải thoát rồi, đời sẽ đối với ta nhƣ một
chỗ toại sinh của vạn vật …Còn sống trong tƣ tâm, ta sẽ thấy vạn vật có đây, là vì một tôn
chỉ hay một tƣ ý chi chi của Hoá công. Sống trong Chân tính, ta sẽ thấy vạn vật có đây, là vì
có, một cách vô vi trầm tỉnh…Cũng một sự xem, mà chỗ thấy lại khác nhau dƣờng nào! Nhà
văn sĩ Lameanais có nói: “ Devant un spectacle, tout le monde regarde ce que je regarde,
mais personne ne voite ce que je vois” - Đứng trƣớc một cảnh tƣợng nào, ai ai cũng xem nhƣ
tôi xem, nhƣng không ai thấy cái chỗ tôi thấy.
Xem bài “ Kia thử xem hoa xuân phong thuỷ..” trong quyển Trƣờng Lạc Ca, trang 20,
và bài chú giải trong quyển “ Trƣờng Lạc Yếu Luận”)
Những ai có đọc sách Theosophie moderne, đều biết rằng cái cảnh vật trong cõi thế
giải vật chất này (monde physique), những sự Cứng, Mềm, Nặng, Nhẹ, không còn chi gọi là
thật nữa đối với kẻ đã thoát xác. Cõi tính linh (plan astral) tự nó không có thật, nhƣng đối với
kẻ sống trong tính linh thể (corp astral) thì cõi ấy là Có, mà đối với kẻ sống trong xác thịt
(corps physique) không thể gọi là Có đặng.
Trang Tử có thuật câu chuyện, một ông nhà giàu kia, ban ngày là một vị phú ông
“nhứt hô bá ứng”, ban đêm ngủ thấy mình làm một tên đầy tớ hết sức cực khổ. Còn anh đầy
tớ của ông ấy, ban ngày là ngƣời tôi mọi vất vả, ban đêm thấy mình làm một vị phú ông
“nhứt hô bá ứng”. Đời ngƣời chỉ có ngày với đêm mà thôi. Nhƣ ngƣời hầu nói trên đây, phân
nửa đời “sướng”, phân nửa đời “khổ”. Thời ai hơn ai? Ai dám nói rằng: cảnh nào là thật,
cảnh nào là giả?
Cảnh nào cũng thật, đối với lúc sống hiện tại đó. Ta không thể nói rằng cảnh trong
giấc mộng là giả, cảnh ta sống lúc ban ngày đây là thật. Thế thƣờng, cho cảnh thức dậy là
thật, mà cảnh ngủ là ảo huyền, đều ấy cũng vị tất….
~o~o~o~o~o~o~o~
Cho nên, khi Trang Tử, mộng thấy mình hoá Hồ Điệp. Tỉnh dậy nói: “Hồ Điệp là
Trang Sinh, hay Trang Sinh hoá Hồ Điệp”. Hai quang cảnh ấy, chẳng qua là hai cuộc đời
không thật, của một vật có một, không cõi nào, không cảnh nào tự có thật cả. Trang Châu
không chấp mình vào cảnh nào. Sống phải vào cảnh nào, thì cứ thuận biến theo cảnh ấy, rồi
thôi. Ngài lại nói: “Ví nhƣ cánh tay ta bên này thành cây cung, cánh tay bên kia thành con
chim, thì cây cung này bắn con chim kia mà ăn… Ngài lấy cái sống của Ngài bấy giờ làm
một cùng cái Sống Chung của Vũ Trụ rồi, thì tha hồ…có ở vào địa vị nào, Ngài cũng an vui
với cái tự tánh của Ngài vậy.
Ta vì quá cố chấp trong một cái có hay một cái không mà phải vất vả khổ sở, cũng tại
ta sống trong cái sống tƣ mà chƣa thấy đặng cái chỗ nhứt quán của cái Sống Chung Vạn Vật.
Cho nên mới nói rằng: “… những cảnh ngộ liên tiếp theo, đều là cuộc đắp đổi mà thôi, hết
thảy là một. Duy có bực đạt nhơn mới thông hiểu chỗ một đó. Ta chớ lo phân chia ra mà phải
xem xét hết trong chỗ độc nhất của Đạo. Đừng cãi cọ đặng tranh hơn ai hết, mà phải dùng
cái chƣớc của ngƣời nuôi khỉ. Ngƣời nầy nói với khỉ: Ban mai tao cho bây ba củ khoai, ban
chiều bốn củ. Khỉ đều giận. Ngƣời đó lại nói: Vậy thì mai bốn, chiều ba. Khỉ đều mừng. Số
cho không thêm bớt, mà đặng hoà. Ấy nên Thánh nhân cũng làm nhƣ thế. Vì cái lợi của sự
hoà mà Thánh nhân nói thị hoặc nói phi, rồi đứng yên trong bánh xe tạo hoá, để mặc tình nó
xây hƣớng nào cũng phải.
NGUYỄN DUY CẦN
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/