Cái vấn đề Hoá Công vì lấy theo quan niệm Bản ngã mà xét, nên không hề giải quyết
đặng. Cái Ta đã là ảo vọng, thì đấng Hoá Công cũng là huyền mộng…
Theo quan niệm Vô ngã thì lấy cái thuyết Vạn Vật nhứt thể làm hạp với Chân lý. Tuy
thuyết ấy có nhiều phái phân biệt, song đó là do nơi trình độ con ngƣời mà biến thiên chút ít,
chớ đại ý thì cho Vạn vật trong Vũ trụ đây chẳng qua là cái hiện tƣớng của Chân Nhƣ, vẫn
đồng nhứt lý.
Ví nhƣ, mặt trời có ra, nhờ ánh sáng và sự nóng (Đây là ví dụ lấy theo sự thƣờng thấy
mà nói cho dễ hiểu chớ không phải lấy theo khoa học mà nói. Khoa học bây giờ ngƣời ta lại
tìm mặt trời thì lạnh và tối…Hãy xem cuốn La Terre et Nous pa G. Lakbowsky). Ánh sáng,
sự nóng là cái hiện tƣớng của mặt trời, không thể gọi rằng mặt trời tạo ra ánh sáng và sự
nóng. Tạo ra, tiếng ấy hàm chỉ rằng mặt trời và ánh sáng là riêng nhau, chẳng phải một. Tạo
ra, tức là lấy một vật ngoài mà làm, mới gọi đƣợc tiếng ấy; chớ một món nó là mình, mình là
nó, thì sao gọi là tạo cho đặng. Tạo, tức là mình thiếu mới tạo thêm ra, cho nên Toàn mãn
nhƣ Đạo mà gọi là tạo ra, thì rất vô lý…Mặt trời, tức là mình thiếu mới tạo thêm ra, cho nên
Toàn mãn nhƣ Đạo mà gọi là tạo ra, thì rất vô lý…Mặt trời, tức là hàm ý sáng và nóng. Đƣợc
gọi là mặt trời phải có đủ mấy đức tính ấy gồm lại. Chƣa hiện ra là Đạo, hiên ra có hình sắc
là Vũ trụ…Tuy nói thế, là dụng cách phân tích mà học, chớ kỳ thật Đạo là Vạn Vật, không
riêng biệt với Vũ trụ, nghĩa là Sanh ra vạn vật. Cái Có đây, là cái tự nhiên của Đạo, nhƣ cành
bông nở, nhƣ hột giống nứt mộng biến thành cái cây vậy. Cái hột giống, ta có thể ví nhƣ
Đạo. Trong đó lúc chƣa mọc thành cây, nó đã có đủ Toàn thể của cây rồi. Hột giống là cái
cây nhƣ Đạo là Vũ trụ, khác nhau một tịnh, một động mà thôi. Vạn vật có ra đây là vì có,
nhƣ gió thổi thì thổi, chim thì kêu, cây thì mọc..một cách tự nhiên chớ không phải vì một tôn
giáo chủ, tƣ ý mà thổi, mà kêu, mà mọc; nó không thể không nhƣ vậy cho đƣợc, ấy là cái
tính của nó. Những hành động ấy, đều gọi là hành động vô vi nghĩa là làm mà không vì chủ
nghĩa, vì mục đích chi cả (Tiếng Pháp gọi rằng: Agir et pourtant ne rien faire. Agir, nghĩa là
làm mà không mục đích chi. Faire cũng làm mà có chủ nghĩa) lại cũng không hay rằng mình
làm là có làm nữa.
Lão giáo có nói: làm, mà còn biết rằng mình làm, cái làm ấy rất thô bỉ, chƣa gọi là
hoàn toàn (Xem chƣơng Hữu Tâm Vô Tâm trong quyể này và chƣơgn Hành vi hoàn toàn
trong quyển Toàn chân Pháp Luận sẽ in sau)
Ấy vậy, ngƣời Quân tử theo quan niệm vô ngã thì làm, vì tự nhiên phải làm. Kẻ còn
Bản ngã thì làm chi, cũng dụng tƣ tâm, phải luôn luôn có một cái lợi chi để làm chủ động
cho hành vi mình. Hành vi ấy không giống với hành vi tự nhiên của Đạo, chỉ có kẻ thánh trí
mới am hiểu đƣợc cái nghĩa toàn mãn vô vi của Đạo mà chuyển di lẽ ấy qua hành vi của
mình, nên mới thuận với Đạo mà thôi. Cho nên hành vi họ rất tự nhiên mà hành vi kẻ có Bản
ngã thì vất vả miễn cƣỡng. Cành bông nở một cách sung mãn tốt đẹp là khi đƣợc nở một
cách vô vi…, nếu phải còn có ngƣời phục sức hoặc dụng cách truyền khí cho mau nở…thì
dầu có nở, cũng không đặng tốt đẹp bằng hoa kia nở một cách tự nhiên.
Có sống đƣợc là nhờ nô lệ lấy ngoại lực mà thôi, thì cái sống ấy không còn gọi là cái
sống tự nhiên cho đặng nữa.
Con ngƣời cũng vậy, sanh ra không đặng sinh khí vũ trụ chuyển tiếp với mình, nghĩa
là sống trong cái sống tƣ, lìa với cái sống chung của Vũ trụ, giống nhƣ cây mọc phải trên đất
khô nắng cháy, không tiếp xúc đƣợc với luồng sinh khí đất, đứng cheo leo riêng biệt với cái
sự sống của kiền khôn, nên phải héo khô, ủ dột…Con ngƣời đứng riêng với Vũ trụ, thì hoạt
động không còn chỗ toại sinh tự nhiên của Chân tính. Phải cần có Nhân, Nghĩa, Từ bi, Bác
Ái, có lời khuyến khích tƣởng lệ, có tiếng khen trọng mới làm đƣợc điều hay, lẽ phải. Hành
vi nô lện bần chật ấy thật là bất mãn vậy.
Đạo không sanh vạn vật, van vât vẫn là cái hiện tƣớng của Đạo mà thôi.(Có kẻ sẽ hỏi
rằng : Vạn Vật là hiện tƣớng của Đạo. Vậy ngoài Đạo, ai tạo Nó, mới có Nó để tạo lại vạn
vật…? Lại họ còn viện lẽ rằng: nói đây là lấy theo vô ngã mà hỏi…Đây cũng là cái trò tuồng
của Bản ngã nữa. Vì ta còn ở trong Bản ngã, mới còn ở trong vòng thời gian, không gian;
nên tƣ tƣởng ta bao giờ cũng còn giữ cái quan niệm Thời gian và Không gian. Bởi thế mới
hỏi: Ngoài Đạo còn gì…? Trong lòng hãy còn bị cái hạn định của thời gian nên cứ tƣởng
tƣợng cái Trong,cái Ngoài, cái Trƣớc, cái sau…luôn luôn.. Lại nữa, đã nói rằng Đạo là Vô
thỉ Vô chung mà còn hỏi ai tạo? thì ra cái bản ngã của ta cũng chƣa diệt đặng, nên nó lặn,
mọc hoài mà ta không dè…Ấy là chỗ lầm của độc giả phần đông) Đạo là Vô Vi, cho nên con
ngƣời hễ toàn đức, toàn thiện thì tự nhiên sẽ có đều hay cho nhân loại. Hễ ta đƣợc đầy đủ rồi,
tất nhiên phải xuất hiện cái hay đó một cách vô tâm. Ta chớ dụng tƣ tâm ép buộc nó làm sái
với cái lẽ tự nhiên.
~o~o~o~o~o~o~o
NGUYỄN DUY CẦN
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/