Đạo Học
08/09/2021 - 10:48 AMLê Công 438 Lượt xem

TẾ ĐỘ QUẦN SINH

Thông thƣờng hễ gọi là ngƣời đạo đức thì phải lo tế độ quần sinh, giúp ích cho nhân
loại, nghĩa là phải thi ân bố đức. Vì bởi cho rằng con ngƣời đang chìm đắm trong sông mê bể
khổ, cho nên, ta là ngƣời thấy chút ít Chân lý phải ra tay tế độ, phận sự ta là phải ra dạy dỗ
đời…truyền bá cái ánh sáng của mình…Nên hễ đọc đƣợc bộ sách chi thích ý mình hoặc mê
mẩn về một tôn giáo hay lý thuyết thì tức khác bôn chôn đem hô hào cổ động…Chỗ dụng
tâm hâm hở ấy sái với lẽ tự nhiên của Trời Đất.
Lấy theo quan niệm Bản ngã, thì ta tƣởng ai cũng nhƣ ta, chớ không hay rằng con
ngƣời ai ai cũng có cái cá tính riêng bịêt. Cho nên, kẻ nào không đồng một quan niệm với ta
đều không trùng với lẽ phải. Kẻ học Phật muốn cho ai ai cũng theo một quan niệm với mình,
ngƣời học Lão, hay học Khổng cũng đều cho ai không đồng một quan niệm với mình là sái
cả (Trang 268 Mumero 6, Mars 1930 Bulletin des Etoiles có nói: Servir le monde, c’est
souvent nous mêler des affaires d antrui. Nous voulons changer le monde, mars selon notre
ideal, selon notre conception du Bien et du Mal (Giúp đời, ấy chẳng qua là ta dụng tâm xen
vào việc kẻ khác. Ta muốn hoán cải đời, nhƣng cải là hoàn cải theo cái quan niệm riêng của
ta về lẽ phải đều quấy mà thôi)
Bởi muốn cho ai ai cũng theo một tƣ tƣởng với mình, mới có bày ra những phƣơng
pháp, những cơ quan phổ độ, chẳng qua là mình cho rằng đều mình tƣ tƣởng đây là phải, là
đúng; hạnh mình đây là toàn.
Ta phải biết rằng, một việc ta gọi là phải, vị tất là hay cho kẻ khác, một việc của kẻ
khác làm, ta cho là quấy cũng vị tất là đã có hại cho họ. Ta ăn ngon, ta muốn cho kẻ khác
cũng khen ngon, nếu họ có chê, ta sẽ gọi là sái lý thật hay sao? Chỗ ta cho là phúc, ngƣời gọi
là hoạ; chỗ ta gọi hoạ, ngƣời cho phúc. Ta cho rằng chỗ nô lệ vào luồn ra cúi là sang, ngƣời
cho đó là hèn (Sự Phải, Quấy, là một lẽ tƣơng đối, ta lấy cớ nào mà gọi sự ta cho là phải,
cũng phải đối với kẻ khác? Phần đông, ngày đêm mài miệt, để hết tâm huyết vào sự “đem kẻ
khác vào một phạm vi của mình”, tức là đem cả Trí lực để dạy dỗ kẻ khác, đem những quan


niệm về lẽ Thị, Phi theo sở kiến của mình, nhét vào đầu kẻ khác…Họ chăm nom đào tạo
nhân loại làm một giống nộm sống nhƣ họ vậy. Rồi tự lƣợng, gọi cơ quan của mình là cơ
quan phổ độ, cứu thế…Họ chỉ thấy họ, những đều chi Hay cho họ, là Hay cho kẻ khác…Họ
vẫn thƣơng ngƣời thật, nhƣng khác nào đứa trẻ kia bắt con cá bỏ lên bờ khô rồi nói rằng:
“Tội nghiệp mầy ở dƣới nƣớc làm sao thở đặng, chắc ngộp lắm…Tao làm phƣớc cứu mầy
khỏi nƣớc…” Cá lên khô, cá chết, nó than: “Tội nghiệp, chỗ khổ của mầy, mà mầy vẫn vui,
vẫn chịu sống làm thân thuỷ tộc. Tao muốn đem mầy lên cõi quang minh chánh đại thong thả
tự do, mà mầy không chịu sống…Than ôi! Bởi nhà ngƣời Ngu mới chết vậy”. Đó là tại nơi
Ta không lấy cái lý Nhứt quán (toàn thể) mà xem, mà lại chỉ cố chấp trong chỗ tƣ tâm của
một phần tử mà luận. Đó là có Tâm mà không có Trí vậy. – Hãy xem Lẽ Cảm Sinh và Dịch
Hoá trong bộ Toàn Chân Pháp Luận)
Cho nên, chỗ ta quý trọng, cho là đạo đức, vị tất là chỗ mà kẻ khác cũng quý trọng,
cũng gọi là đạo đức. Mà cũng không chắc rằng chỗ của ta là đúng lý hơn của ngƣời (có kẻ sẽ
hỏi: Rằng không chi là bạn định đặng Thành thử văn chƣơng học thuật cũng không lấy gì
làm quy tắc sao? Đó là một việc thông thƣờng, con ngƣời muốn trao đổi ý kiến với nhau cho
khỏi chỗ hiểu lầm nhau phải tạo bày ra cơ giải ấy, nhƣ đồng bạc ta hạn giá có là bao nhiêu
cốt để thông dụng bên ngoài…Chớ về mặt tâm lý thì khác hẳn, ta không thể hạn định bao giờ
đặng –xem quyển “Toàn Chân Pháp Luận”: “Đạo là cái lý thực nghiệm của từng ngƣời, rất
khác với những cơ quan hình thức cốt mƣu đồ sự an ổn cho xác thịt, cho cách sinh hoạt về
phần vật chất…”)
Con trong nhà, thảy đều yêu mến cha mẹ. Nhƣng đứa thì ta gọi là hiếu tử, vì mỗi
tháng đem tiền về nuôi cha mẹ, còn đứa thì ta gọi là bất hiếu vì nó không nuôi cha mẹ đặng.
Hiếu là tình, mà tình thì vô hạn và cũng tuỳ theo tâm tánh riêng của mỗi đữa; thế mà ta lại
đem cái tình ấy hạn định giam hãm vào một cái lý hẹp hòi bó buộc (nhƣ trong Hiếu Kinh) để
ép buộc con ngƣời phải làm một bộ máy vô hồn, chỉ quay cuồng theo một cách thức tiền
định kia, mới gọi là Hiếu, thì ra sái với lý tự nhiên lắm!
Trƣớc kia, đã có lấy vƣờn hoa làm thí dụ, nay lập cho rõ rệt thêm một phƣơng diện
khác. Trong một cảnh huê viên có đủ các loài hoa. Bông hƣờng quên cái lý Toàn thể, dụng tƣ
tâm, cho sự đẹp của mình là Tận Mỹ, nên tự lập ra một cái luật riêng để hạn chế các thứ hoa
thảo khác, lại tự xƣng rằng vì lòng Bác Ái vì dạ Từ Bi, muốn cứu khổ cứu nạn cho quần
sinh; bởi nó cho rằng các thứ hoa kia vì còn mê nên không biết cái chỗ bất toàn của


mình…nhƣ bông sen phải mọc dƣới bùn, bông tử la thì hoa phải núp dƣới lá…Đó là chỗ sái
lẽ tự nhiên. Nó thƣơng hại cho những hoa thảo kia sống trong chỗ hèn hạ mà không hay. Thế
thì, bây giờ nó phải lấy cái chi làm mô phạm nhứt định của sự Tận Thiện, Tận Mỹ đó? Nó
lấy Nó…Ép các thứ hoa khác phải chịu, uốn thân, vất vả cái tính tự nhiên của mình đặng hoá
thân thành hoa hƣờng cả…Thật là một điều quái dị hết sức. Cái hoa vì bị uốn mình, ép uổng
tinh thần, bó buộc cái tính bản nhiên của nó, để thành một vật không phải nó nữa, nên phải
trở nên tàn tật, héo rũ, hƣ hỏng…Thế mà, khi các loài hoa bị đau đớn vất vả…loài hoa hƣờng
lại đứng trên cao, hoặc ngó xuống mà lắc đầu, chép miệng than: “Tội nghiệp chúng sanh vẫn
khổ luôn luôn, mà không đủ sức giải thoát…” Có dè đâu khi xƣa, những bông hoa kia đang
sống toại sinh trong cái lạc phúc riêng của chỗ sinh hoá tự nhiên, kế bị rũ quyền, áp bức mà
quên mất bổn căn…bôn chôn hăm hở dụng tƣ tâm để trở nên cái Tâm Thiện Tận Mỹ của kẻ
khác, cho phải khổ sở muôn phần. Kết quả, chỉ làm hƣ hỏng cái Bản Tính tự nhiên của mình.
Lỗi ấy do nơi chỗ dụng tâm của Hoa Hƣờng mà cũng do nơi chỗ lầm lạc của tƣ dục của các
hoa..(Xem bài “Cây Bách Thọ” nơi chƣơng Phụ Lạc quyển Toàn Chân Pháp Luận)
Phỉnh phớ thay, những chữ Từ bi, Bác ái, Tế độ quần sinh…!
Tên nông phu kia, bởi thấy lúa mình lâu lớn, muốn giúp cho mau hơn, nhớm gốc lên
một tấc…Qua ngày sau, than ôi! một đồng rộng mênh mông và xanh um buổi trƣớc, nay đã
thành một đám cỏ phai vàng ủ dột…Tấm lòng nhiệt thành của tên nông phu không phải là
giả, nó quyết lòng giúp cho lúa mau lớn…Cái bụng Ham làm Phải ấy, ở đời cũng lắm ngƣời
rất nhiệt tâm về sự phổ độ chúng sanh, mà tiếc vì cái bụng nghĩ không cùng sự lý, làm trái
với lẽ thiên nhiên, thành ra tạo lắm đều hƣ hỏng khổ sở hơn là mƣu đồ sự hạnh phúc cho
nhân sanh. Muốn giúp hãy giúp nhƣ vừng Thái Dƣơng, chiếu vạn vật…Giứp mà không ép
uổng nên gọi làm mà không làm nghĩa là không tƣ ý. Nhờ ánh sáng của Thái dƣơng mà trăm
bông đua nở, nhƣng hoa lan không vì hấp thụ ánh sáng Thái dƣơng mà nở hoa hƣờng hay
hoa lý…Kẻ chí nhân giúp đời lấy cái tự nhiên mà giúp cái tự nhiên, không dụng cái nhân tạo
mà giúp lẽ thiên nhiên bao giờ. Nhƣ anh nông phu kia, muốn giúp lúa cho mau lớn, mà biết
dụng lẽ tự nhiên giúp cái tự nhiên thì không bao giờ dụng tâm ép buộc lúa bằng cái sức
ngƣời của anh mà anh nên lấy nƣớc tƣới thêm, lấy phân bón thêm, lấy những sức thiên nhiên
để bổi bổ thiên nhiên, thời kết quả sẽ khác trƣớc kia, lợi mà không có hại vậy.
Thế nên R.M. Pedretti mới nói: “Cái bụng ham làm phải, tạo cho nhân sanh nhiều đều
đau khổ hơn hết”


Tóm lại, giúp, muốn giúp nhân loại một cách tự nhiên, trƣớc hết phải để cho nhân loại
tự do, hoặc làm thế sao cho nhân loại đặng chỗ tự do sinh hoá, tức là phải lo giải thoát lấy ta
trƣớc đã, rồi ta mới có thể giúp ích cho đời một cách tự nhiên.
Xã hội là gì? Là hết thảy cá nhân hợp lại. Vấn đề Xã hội, là vấn đề Cá nhân. Cá nhân
sƣớng, Xã hội sƣớng. Cá nhân khổ, Xã hội khổ. Sự tự nhiên sinh hoạt của cá nhân, là sự tự
nhiên sinh hoạt của Xã hội vậy. Xua kia, ta lấy Xã hội làm cái cốt cho cá nhân; ngày nay, trái
lại, ta phải lấy Cá nhân làm cái cốt cho xã hội…
Nói thế, không phải bảo Cá nhân đừng tuỳ nhân loại vạn vật (Đừng lầm lộn Nhân loại
Vạn vật với Xã hội. Xã hội là của Nhân tạo), cứ đi tách riêng một mình một ngả. Không! Ta
phải lấy toàn thể làm cơ bản cho hành vi, tƣ tƣởng…rồi cứ do đó mà luân chuyển theo lẽ
Biến hoá của Vũ trụ. Nói rằng Xã hội phải chuyển theo Cá nhân, chẳng phải bảo Toàn thể
Vũ trụ biến chuyển theo cá nhân. Xã hội đối với cá nhân là một món cụ khí của Cá nhân tạo
ra, để mƣu lấy cái sự an ổn về vấn đề vật chất nhƣ ăn, mặc…Xã hội lôn luôn vẫn là cái đoàn
thể; cái cơ quan của Cá nhân tạo ra. Còn Toàn thể Vũ trụ thì biến hoá luôn luôn, ta do nơi Đó
mà ra, nên ta phải do nơi Đó mà luân chuyển, sinh hoạt. Cũng nhƣ Xã hội do nơi Cá nhân mà
có, nên phải thuận biến sửa theo cá nhân. Một cái Văn Minh riêng biệt, tất là một cái đoàn
thể của một đám cá nhân đồng một trình độ, một phong giáo với nhau. Cho nên, nếu trình độ
của cá nhân có tiến lên, thì Xã hội đó cũng phải tiến theo lên. Bởi ta lầm, lấy Xã hội làm gốc,
nghĩa là lấy ngoài làm trong, nên mới có những thói câu nệ, chấp nhất, bo bo lo thu góp
những lập luật, chế độ phong hoá, luân lý, tạp tục cũ rích của một Xã hội đã quá thời rồi, làm
cái quy tắc tuyệt đối, hạn chế cá nhân. Cũng chẳng khác nào, tên thợ kia, lấy mình làm nô lệ
cho cụ khí của mình đã tạo ra, quên rằng mình tạo ra cụ khí ấy chẳng qua để giúp cho tiện
việc mình làm. Nếu công việc gặp phải buổi đồi hồi khác mà ta cứ bo bo giữ cái cụ khí cũ
kia hoài…thì ngông cuồng lắm! Cá nhân, tạo ra Xã hội, tức là để làm món lợi khí, một cơ
quan để mƣu đồ hạnh phúc chung về nỗi sinh nhai vật chất của mình…Bởi vậy Xã hội phải
thuận biến theo Cá nhân, còn Cá nhân phải thuận biến theo Toàn thể Vũ trụ.
Trong một khúc Hợp tấu nhạc, tuy cá nhân có quyền tự do độc tấu đủ cách điệu sở
trƣờng của mình, song miễn biết thuận biến theo cái phong vận của Toàn thể, thì đã không
hại đến cái Hoà khí chung mà lại càng thêm hay thêm ngộ…Trong một khóm đờn ấy, không
ai có quyền phạm đến cách điệu tự do của ngƣời khác. Phải kinh lấy cái Cá tính của mỗi
ngƣời (ta chớ lầm Cá tính đây với tƣ ngã) (Cá tính tất là cái tự do sinh hoá của Bản tính riêng


của mỗi ngƣời, còn Bản ngã thì làm chi cũng theo Tƣ Ý không sá kể gì đến Toàn thể. Hai lẽ
ấy khác nhau rất xa…Học giả chớ nên lầm lộn. Nhiều kẻ thanh niên vì quá cảm kích cái chủ
nghĩa tự do sinh hoạt của cá nhân, mà thành ra sai lầm với chủ nghĩa chánh của Đạo. Vì
không hiểu đến chỗ cùng tột của lý Thiên hình và Nhất Quán, nên mới dụng tâm sống chỗ
Tự Do của cá nhân không quan thiết gì đến Toàn thể cả…Đó là cái nạn thiên lệch của phần
nhiều học giả vậy) nhƣng ta chớ quên để mắt xem đến Toàn thể luôn luôn(Xem mục Tình và
Lý trong quyển Toàn Chân Pháp Luận của Tác giả)
Tuy nhiên ta nên biết rằng, thời bây giờ là buổi phong trào cải cách rất sôi nổi, nam
nữ thanh niên, rất phản đối những cổ lệ ông bà, những khuôn khổ eo hẹp của tiền nhân về
mặt luân lý…quyết đập phá cả nền tảng xƣa kia…Đó, là cái phản động lực của một sự bị tàn
phế rất lâu đời, thật đáng khen, nhƣng tiếc thay, họ chỉ có phá cái khuôn khổ này, để tạo
khuôn khác mới hơn, rồi giam lấy mình vào nhƣ cũ, tự lƣợng hô hào cổ động gọi đó là Tấn
hoá. Lầm lạc lắm!
Theo họ, cái chi mới, mà cũng là do nơi mình tạo ra, là họ hoan nghinh, rồi tự ban cho
cái tên đẹp đẽ phờ phỉnh ấy. Đem cái lồng nầy thế cho cái lồng kia, con thú bị nhốt ở trong,
có thể nào gọi mình đƣợc tấn hoá chăng? Cái khuôn mới nầy, chƣa ắt là hay hơn cái khuôn
cũ kia…mà vội bỏ, trƣớc khi ta có cái sức sống một mình, không ỷ lại…
Thế nào thì thế, hễ là khuôn thì khuôn nào cũng khuôn…Chủ nghĩa đây, là đem tinh
thần ta để di dƣỡng trong chỗ vô cùng đặng biểu lộ cái bản tính thiên nhiên của ta. Ta chớ
lầm những cuộc cách mạng bông lông của bọn thanh niên bây giờ với sự giải thoát của bực
Chân Nhân vậy.
~o~o~o~o~o~o~o~

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/