Đạo Học
08/09/2021 - 10:03 AMLê Công 442 Lượt xem

TÂM
( Quan niệm về con ngƣời)


“ Tại Thiên vi Mạng,
Tại Sự vi Lý,
Tại Nhơn vi Tánh,
Chủ ƣ Thân vi Tâm,
Kỳ thật nhứt dã”
Đạo, tức là sự sống chung của Vũ trụ, với Tâm ta, thì đồng một lý. Dầu trong hột cát, trong
lá cây, hay trong con ngƣời cũng đều có Đạo. Thử xem luồng Điện khí, đâu đâu cũng là một,
hễ ứng thân vào điện phiến thì chuyển thành gió mát, ứng thân vào điện đăng thì hiện ra
nóng và sáng,..Tuy thế, nguyên lai vẫn là Điện khí.
Tâm con ngƣời nhƣ ngọn điện đăng tuỳ theo cơ thể mà ứng hiện cái Đạo…Ngọn đèn
lu, vì bóng lu, ngọn đèn tối vì bóng tối, ngọn đèn sáng vì bóng sáng. Lu, tối, sáng là cái tính
chất của cơ thể, chớ chẳng phải Điện khí có những tánh ấy.
Đạo thì tự bản tự căn, vô hình vô thức, nên không có tính cách chỉ riêng; cho nên Đạo
ở ngoài cái Tốt, cái Xấu, cái Hay, cái Dở, cái Phải, cái Quấy, nghĩa là Tuyệt đối. Đạo vẫn là
cái Thể, mà cũng vừa là cái tƣớng.
Vì lẽ Tâm ta đồng lý với Đạo, muốn tầm Chân lý, cần chi ta phải kiếm quanh quẩn
đâu xa. Đạo nơi ta đây…


*~*~*~*~*~*~*~*
BẢN NGÃ


Tâm, đồng lý với Đạo nên không khác nhau, dẫu tiếng gọi có khác nhau.
Đến lúc hiện vào bổn thân ta, cái Tâm bắt đầu lúc ấy, tách ra với cái Tâm của Đại Toàn thể,
lại tƣởng mình là riêng biệt ( Bản ngã). Tỉ nhƣ ta có nhiều món, để đựng nƣớc…những món
ấy có hình, hoặc dài, hoặc tròn, hoặc vuông… Cơ thể ta đây cũng thế. Đạo tỉ nhƣ nƣớc
không có hình thể. Nếu lấy nƣớc mà đổ vào mấy món ấy thì, nƣớc sẽ có hình, hoặc tròn,
hoặc dài, hoặc vuông… Khi nƣớc chƣa đổ vào mấy món ấy ta gọi nó là Đạo; nƣớc đổ vào
mấy món ấy rồi gọi nó là Tâm. Tuy ống thẳng bầu tròn hình thể có khác nhau, chớ vật chứa
trong cũng đồng một thể tánh. Lúc ấy, bị riêng phân với nhau, rồi bị hình thức chi phối nƣớc
đựng trong những món ấy quên phứt cái bản căn mình, rồi tự tƣởng là riêng biệt với nhau, tự
7/92
xƣng là Ta. Quan niệm Bản ngã sanh ra bắt đầu lúc ấy… Cái Tâm dần dần lu lờ, quên bổn
căn… xa lần với Đạo vậy.
Cái tƣ tâm- thƣờng gọi là Bản ngã, do nơi cái lầm rằng Ta là khác và riêng với Vạn
vật chung quanh. Cái ảo tƣởng ấy làm cho lu lờ cái Tâm ta, và làm cho nó dƣờng nhƣ bị nhốt
chặt trong cái cốc khô vỏ cứng của Bản ngã, nghĩa là nó làm cho mất cái dây tƣơng khí buộc
chặt Ta vào Đại Toàn thể.
Cái Tâm ta là một lẽ vô cùng vô tận, mà nhốt chặt vào một cái tâm lý hạn định là Bản
ngã, rất bẩn chật, bực bội lắm! Cái khổ vì đó mà sanh ra.
Muốn đặng Toàn Phúc thì phải giải thoát cái Tâm ta ra khỏi cái điều mê lầm ấy. Hế
tâm giải thoát rồi, thì nó sẽ thấu lý Đạo một cách tự nhiên, vì nó là Đạo, Đạo là nó.” Ngày
kia, tôi mộng du, thấy đi cùng với em tôi trên một con đƣờng nhỏ rất hẹp; trong khoảng dạo
chơi ấy, tôi có ý xem cái bóng của tôi sao lại đậm hơn bóng của em tôi nhiều. Tôi suy nghĩ
tìm kiếm cái lý ấy coi tại đâu; tôi hiểu đƣợc rằng cái tƣ tâm của tôi nó thâm sâu hơn của em
tôi (nghĩa là tôi hữu tâm hơn em tôi trong chỗ cái Ta khác với Vũ trụ vậy). Cũng nhƣ lúc tôi
dòm qua hai tấm kiến, một tấm thì sậm hơn tấm kia mà tấm sậm hơn là tôi. Tôi mới ƣớc cho
hai bóng đồng một màu (bóng em tôi và tôi). Thật vậy, trong giây phút thì hết còn phân biệt
đƣợc hai bóng nữa. Lúc ấy tôi cùng em tôi trở lại làm một.
“Tôi cũng cứ mộng du nhƣ trƣớc nữa, mơ thấy tôi đang nằm trên bãi cỏ xanh, ngắm
xem một cọng cỏ đang mọc… Chúng ta đều biết rằng: cỏ dƣới đất mọc lên, trƣớc hết có một
cọng; cọng ấy lớn, cao lên, liền tách ra làm hai, hai làm ba lạng… Tôi cảm thấy rằng, tôi là
cọng cỏ ấy trƣớc khi tách ra đó. Lúc ấy tôi thấy đƣợc sự sống của toàn bộ cây ấy chuyển vận
từ dƣới đất phỏng lên… rồi biến chuyển thành ra các lạng, lá tƣợc… kế đó tôi thấy vụt trong
mỗi cọng lá, cây đó, đều là tôi cả.. Tôi sực tỉnh dậy, rất cảm kích, mới tự nói với tôi rằng:
“Từ đây, tôi chỉ ao ƣớc có một điều là đƣợc không biết mình riêng biệt với Vũ trụ, tôi sẽ mất
hẳn cái quan niệm rằng tôi là một sự sống riêng không liên lạc gì với vạn vật nữa. Với quan
niệm mới nầy, tôi sẽ quên đặng cái tƣ tâm của tôi, và đƣợc hỗn hợp vào Đại Toàn thể, tức là
trở lại làm một cùng vạn vât, cùng cỏ cây, cùng thú vật và nhân loại. Thế ấy, tôi mới đƣợc
cận với Đạo tức là cận với cái Tận Thiện, Tận Mỹ. Bởi cái Bản ngã tƣ riêng đây, cái Ta hạn
định, hẹp hòi đây, cái riêng biệt của tƣ tâm đây, nó làm cho trở ngại sự hành vi ta trên con
đƣờng Tận Thiện vậy…” Ấy là đại ý của lời một nhà hiền triết Ấn độ ngày nay,
8/92
Krishnamurti, đã nói trong cuốn Le Royaume du Bonheur. Lời ấy có thể giúp cho ta thấy cái
lý của bản ngã và Chân Thể một cách dễ dàng hơn.

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/