Đạo Học
08/09/2021 - 11:08 AMLê Công 709 Lượt xem

SỰ HUYỀN VỌNG 

Bản ngã là một sự ảo vọng, chớ không phải có thật.
Chỉ có Chân tính, (sự sống đồng lý với Đạo), hoạt động nơi ta mà thôi, (hoặc cảm
giác hoặc tƣ tƣởng) nhƣng vì không đủ sức phát hiện ra một cách rực rỡ tinh lƣơng và tự do,
theo bản tính của nó, mà cái do vọng của Bản ngã phát sanh ra, đó là cái ảo vọng không có
đều chi là thiết thực cả, chẳng qua, nhƣ ta bị muỗi cắn, mà ngứa…Bản ngã có, là khi ta
tƣởng tới nó mà thôi.
Ta có thể, trong một ngày, tiêu diệt cái giác cảm rằng, Ta là có (Bản ngã) đây, và lặp
đi lặp lại cái thì nghiệm ấy đôi ba lần cũng đặng.
Kẻ nào, vì qua mê mẩn, đem trút hết tinh thần và ý tƣởng vào một việc làm của mình
ƣa thích, trong khoảng thu thần trụ ý đó, đã vƣợt thoát ra khỏi tâm lý của Bản ngã mà không
hay. Cái đến lúc công việc ấy hoàn thành, học mới sực tỉnh lại, mới nhớ đến cái Ta đây mà
thôi.
Thu thập cả tinh thần, để vào một hành động nào đó, cũng đủ chỉ rõ cho ta rằng Bản
ngã, là một sự huyền vọng, bởi trong lúc ấy ta không còn thấy Ta là Có nữa.
Nói thế, thì con ngƣời khi đƣợc đem hết tinh thần quy tụ vào một việc gì, cũng có thể
tạm gọi là đặng sống trong cái tâm lý đồng với cái tâm lý kẻ giải thoát sao? Không! kẻ còn
Bản ngã, mà đƣợc nhƣ vậy, chẳng qua là sống đặng cái cảnh tƣơng tợ với cái cảnh đã giải
thoát, cũng nhƣ ta lấy cái tâm lý kẻ tự đi một cách nồng nàng chí nhân, chí thật, mà sánh với
tâm lý kẻ kiêm ái, để hiểu mà thôi vậy.
Kẻ thƣờng nhân, (chƣa giải thoát), không thể sống trong tâm lý đồng với tâm lý kẻ
giải thoát, vì hai lẽ:
1. Sự sống ngoài Bản ngã đây, là tạm thời mà thôi.
2. Trong khoản ấy, nó còn tùng một hành động khác, và nếu cái hành vi chủ động cho
nó kia, ngƣng đi, thì hành động của nó sẽ tiêu tan đi mất.
~o~o~o~o~o~o~o~
73/92
B. LẼ BIẾN CHUYỂN CỦA VŨ TRỤ
Theo quan niệm toàn mãn của Đạo, tức là quan niệm vô vi, thì cho rằng Đạo là Toàn
thiện, Toàn mãn, bất tăng, bất giảm nhƣng cứ biến chuyển phát hiện ra, xuất sắc mới mẻ luôn
luôn không bao giờ dứt, tỉ nhƣ hột ngọc kim cƣơng phóng xạ màu sắc và biến đổi mới lạ
luôn luôn, mà không thêm bớt trong hột ngọc chút nào vậy. Theo quan niệm này thì Đạo có
là có; chớ không phải vì một tƣ ý chi, và đã đầy đủ sung bị rồi, không còn thêm bớt gì nữa.
Cho nên, con ngƣời (theo quan niệm nầy) đã có chứa sẵn nơi lòng cái Sống ấy, tức là
Chân tính, nên không cần phải làm cho mình tiến hoá và trở nên một đều Toàn thiện chi, mà
mình chƣa có. Cứ lo diệt lấy Bản ngã, cái ảo vọng rằng mình là riêng với Vạn vật, thì mình
đƣợc trở lại sống trong cái Sống của Chân tính của Chân tính của mình đã có trƣớc kia,
nhƣng lợi một điều; là mình đƣợc hữu tâm trong cái toàn thiện của mình đây, mà khi ban sơ
mình vẫn không dè; cho nên hãy gọi rằng: Ta sẽ trở lại sống trong cái sống của Chân tính ta,
chớ không nên nói: Ta sẽ trở nên…Sẽ trở lại sống trong…là cái đại ý của lẽ hoàn nguyên còn
Sẽ trở nên…là nói về có một lẽ tấn hoá nào đó!
Theo quan niệm Tiến hoá thì cho Đạo là chƣa toàn, phải còn trở nên tận thiện. Bởi thế,
Đạo thuộc về cảnh Hiện tại, cái Hiện tại gồm cả quá khứ vị lai (Có nhiều lý thuyết, trong đấy
tạo ra nhiều lẽ tƣơng phản nhau kỳ lạ lắm. Họ vừa công nhận cái quan niệm toàn mãn của
Vũ trụ, vừa ƣng chịu cái quan niệm Tiến hoá của Vũ trụ. Họ cho răng con ngƣời là tiều Kiền
khôn, nghĩa là sung mãn nhƣ Trời Đất Vạn Vật, nhƣng còn nói đến cảnh Tiến hoá để trở nên
một cái Toàn thiện mình chƣa có, thì là mâu thuẫn lắm, độc giả hãy chú ý kẻo lầm…Đã cho
Đạo là Toàn mãn, mà lại công nhận cái Luật Tiến hoá nhứt định trƣớc của Hoá Công là một
đều vô lý lắm. Sự luân chuyển Vạn vật không thể bao giờ biết trƣớc đƣợc, nhƣ theo lý thuyết
của Bergson. Vạn vật biến chuyển luôn luôn, không sao hạn định… ) cho nên Đạo chẳng qua
nhƣ hột giống gieo xuống đất để nảy sanh muôn vàn hột giống khác, quên rằng mình nói
đây, đang đứng trong phƣơng diện cá nhân, chớ không có đứng trong phƣơng diện toàn thể
Con ngƣời, theo phƣơng diện này, thì trong lòng không có chứa sẵn cái toàn thiện toàn mỹ.
Bởi thế, phải tiến hóa mới trở nên toàn thiện. Theo quan niệm Tiến hoá, con ngƣời hay ỷ lại
vào ngoại vật, để giúp cho ta tấn bộ, còn theo quan niệm Toàn mãn thì lấy Tâm làm chủ và
ráng làm làm sao cho đƣợc phản bổn hoàn nguyên mà thôi, không ỷ lại vào sự vật ngoài ta
cả, nhƣ thờ trời, thờ phật, tiên, thánh…để làm cái kế giải thoát.

Bởi thế nói về sự Tấn hoá, tức là nói về sự tăng gia của Bản ngã, cho nên đó là quan
niệm Tiến hoá chớ không phải thuộc về quan niệm Toàn mãn của Đạo. Kẻ nào tƣ tƣởng theo
giai cấp, hay là ƣớc mong trở nên cao trọng và quyền thế trong việc thiêng liêng, đó là cái
triệu chứng rằng mình đã bị nhốt chặt trong quan niệm Tiến hoá. Theo quan niệm Toàn mãn,
thì không có chi là lớn, không có chi là nhỏ; những kẻ cho mình là lớn hay cao trọng hơn kẻ
khác trong đƣờng Giải thoát tức là kẻ còn xa Đạo hơn kẻ nhỏ hèn khiêm tốn kia.
Có kẻ sẽ nói, nếu cho rằng Vạn vật không tiến hoá thì ra sự luân chuyển của Vạn vật
đây không có mục đích chi và không do một luật Tiến hoá chi hay sao?
Không, nhƣ ta đã thấy trên kia, con ngƣời đã có cái mầm toàn mãn nơi lòng, nào có cần
phải tấn hoá đến cái Toàn thiện chi khác nữa, chỉ lo diệt Bản ngã để trở lại sống trong cái
Sống của Chân tính Toàn thiện Toàn mãn của mình (Cái Toàn thiện của Chân Tính lúc sơ
khai, nhƣ cái Sống sung mãn của Đạo sanh với hột giống. Trong đấy, tuy chƣa lộ xuất ra,
chớ đã có đủ cái mầm của Toàn thể cái cây sau này. Cho nên, từ lúc mọc lên đến lúc trổ hoa
sanh trái…ta không gọi là Tấn hoá, mà gọi là Hoàn Hiện hay là Phản bổn hoàn nguyên cái
Đạo trong ta…mà thôi). Vũ trụ luân chuyển biến hoá đây, chẳng phải tấn hoá về một cái lý
toàn thiện chi khác, vì tự nó đã toàn bị rồi.
Đạo sở dĩ lƣu chuyển biến hoá chẳng qua nhƣ ngọc kim cƣơng chiếu sáng, biến đổi
màu sắc phong phú của nó. Không có tiến hoá, chỉ có dịch hoá mà thôi (xem chƣơng Lẽ Cảm
Sinh và Dịch Hoá trong bộ Toàn Chân Pháp Luận cũng một tác giả)
Đạo chẳng tạo thêm chi cả, vì nó là toàn túc. Đạo chỉ là sự biến hoá không bao giờ ngớt
mà thôi. Đạo thì biến chuyển mới mẻ luôn luôn không bao giờ dứt, nhƣng không làm tăng
tiến, tấn hoá gì cả, chỉ có biến đổi trạng thái mà thôi, nên gọi là Biến tạo mà không kêu là
tạo, tức là làm cho có thêm một đều mà mình còn thiếu.
~o~o~o~o~o~o~o~
C. CHÂN LÝ VÀ KHOA HỌC
Phần đông tƣởng lầm rằng: hễ khoa học càng có kết quả vẻ vang chừng nào thì Chân lý
càng đƣợc minh giải chừng nấy. Ấy là một đều rất lầm. Ta không thể dạm ráp lại muôn vàn
chân lý tƣơng quan rời rạt của khoa học đã tìm ra trong vạn vật mà làm thành cái Chân lý
tuyệt đích, cái lý quán thông Vạn vật. Cái Chân lý của khoa học tìm biết, thuộc về cảnh sắc
tƣớng, cho nên chỉ có biết đƣợc cái trạng thái mà thôi.

Huyền học dầu là cái khoa học kê cứu về những lẽ thực hiện trên những cõi siêu
hình…cũng chẳng qua là cái học còn đứng bên chỗ biến động của sắc tƣớng mà thôi. Nhƣng
Chân lý tƣơng quan rời rạc của những phần tử ấy, không phải cái Chân lý Tuyệt đối của Tâm
học tìm kiếm. (Phần nhiều thƣờng hay lầm về cái nghĩa chữ Tâm và huyền học. Huyền học
chuyên về bên sắc tƣớng, còn Tâm học thì khảo về bản thể) Cái học của khoa học và Huyền
học là cái học trục vật, nghĩa là đuổi theo từng vật, không phải nhƣ cái nghĩa Chủ nhất nữa.
Chủ nhất là chỉ chuyên chú lửo cái thiên lý mà thôi. Vạn sự Vạn vật đều ở trong cái lý ấy, nó
quán thông hết cả, chớ không trong ngoài khác nhau. Lý ấy gọi là Trời, Đạo, Tâm…cái danh
tuy khác, nhƣng vẫn là Một.
Henre Poincare nói: “Cái Chân lý của nhà triết học tìm hiểu chẳng phải cái Chân lý của
nhà khoa học tìm tòi và gọi là túc ý.Chân lý của nhà triết học thì luân chuyển luôn luôn,
những phần tử trong đấy tƣơng liên, tƣơng ứng với nhau rất mật thiết, tƣởng cho khi ta muốn
tách ra, không thể nào không xé tan rứt nát cho đƣợc. Cái Chân lý của nhà khoa học chẳng
qua là một cái ảnh, cho nên, vẫn là một vật vô chuyền, vô thần, cũng nhƣ các bức ảnh khác,
hay là một cái tƣơng khảm tế công trong đấy những khuôn đá cẩn chỉ có ráp chồng lên mà
thôi chớ không liên lạc với nhau chút nào cả.
~o~o~o~o~o~o~o~
D. “ TU ”
Tu là sửa, trau, hay bồi dƣỡng…
Nhƣng không mấy kẻ biết rõ cái nghĩa chữ “Tu” làm cho con ngƣời rất phân vân không
biết phải làm thế nào:...Con ngƣời, ai là kẻ tu mà không muốn mƣu một cái Hạnh Phúc? Chữ
TU gồm ý chữ Phúc.
Thật vậy, cái Toàn Lạc là cái mục đích trong những hành vi con ngƣời. Từ cái vui thấp,
hèn, ô trƣợc, đến cái vui siêu việt thanh cao, con ngƣời chỉ có tìm cái Vui, cái Vui của sự
Sống, cái Vui bất diệt. Nhƣng, vì lầm, mà cái Lạc phúc ấy chỉ hạn định trong một khoản thời
gian rất ngắn ngủi. Cái lạc phúc ấy là cái lạc phúc tìm trong chỗ thoáng qua, trong cảnh
tƣơng quan, tấc là cái Vui đối tƣợng của cải Khổ mà thôi. Tuy nhiên, trƣớc sau chỉ có một
chủ động thúc dục con ngƣời mà thôi. Chủ động ấy là lòng ham mộ Chân lý.

Biết vậy, ta có thể chia sự Tu làm hai phần rất phân biệt. Tu cái Bản ngã và Tu cái Chân
tính. Tu cái Bản ngã là lo trau dồi Nhân, Nghĩa, Hiếu, Đễ nghĩa là tu cái Nhân Đạo. Tu Bản
ngã là lo luyện đơn luyện phép, làm cho giai cấp thêm phân biệt, Nhĩ ngã thêm rạch ròi.
Tu cái Chân tính là lo diệt tƣ tâm, phá tan những thành kiến, tập tục, luân lý quá thời,
Nhân, Nghĩa…để biểu lộ cái Sống tự nhiên của Chân thể ta, đặng cùng sống với cái Sống
của Toàn thể…
Một đàng thì ta tu cho bản ngã càng ngày càng lớn, càng ngày càng mạnh, nhĩ ngã càng
lớn, càng ngày càng mạnh, nhĩ ngã càng ngày càng riêng phân, càng ngày càng khác biệt.
Một đàng thì tu cho bản ngã càng ngày càng tiêu diệt, càng ngày Chân tính càng biểu lộ
ra, Nhĩ ngã càng không còn phân biệt nữa.
Đó là cái Tu để Phản bổn hoàn nguyên vậy
~o~o~o~o~o~o~o~
E. SỰ HOÀN HIỆN CỦA ĐẠO
Đạo, tức là sự Sống, hay là Chân tính của con ngƣời, ta có thể sánh với hột giống.
Trong hột giống, có đủ cả “Toàn thể cái cây sau nầy, nghĩa là: cây, lá, bông, trái…
Hột giống, là cái cây chƣa hiện. Cây, là hột giống đang hiện. Lúc chƣa biểu lộ ra. Nó đã
có một cách đầy đủ rồi. Cho nên, lúc đang hiện ra, bắt từ khoản trổ lá, đến đâm bông, trổ
trái…ta không thể gọi đó là Tấn Hoá cho đặng. Mà phải nói: Ấy là khoản cái cay đang hoàn
hiện cái toàn thể của sự Sống nó.
Đến lúc nó trổ trái, chín thành hột giống cũng nhƣ cái hột giống trƣớc kia của nó (ta
thƣờng gọi lẽ ấy là phản bổn hoàn nguyên) chớ không phải thối lui lại, trở lại cái hồi đầu của
ta, nhƣ xuân qua, hạ đến thu mãn, đông sang rồi tiếp xuân hạ thu đông khác…luân chuyển
tới luôn luôn…cái xuân nầy không phải cái xuân kia…mà vẫn là trở lại cái hồi đầu của một
vòng luân chuyển.
Krishnamurti nói: “Cá nhân, nhờ giải thoát mà xé tan cái màng chia rẽ mình và Đạo
(nghĩa là Toàn thể Vũ trụ). Đây không phải nói về sự tấn hoá cho thêm to, thêm lớn chi, mà
chỉ phải làm làm sao trở nên cái đều mà ta đã có sẵn, ẩn lực nơi lòng ta mà thôi.”
~o~o~o~o~o~o~o~
77/92
F. LỘC TRỜI
Ngƣời họ Điền, nhơn dịp kị giỗ, mời thân hảo trút ngàn ngƣời. Khách đến, theo lệ, đam
lễ rất nhiều. Có một ngƣời khách kiến cá ngon và nhạn rừng…Ngƣời họ Điền, thấy, thở ra
một cách hoài kỉnh và nói: “Trời đãi ta rất hậu! Đã chẳng những sanh ra thóc lúa và muôn
vàn hoa thảo cho người…mà lại còn ban cho những cá, chim cho người dùng nữa…Thật,
Trời đãi người rất hậu”. Bao nhiêu khách đều khen là phải. Chỉ có đứa con nhà họ Bảo, tuổi
mới mƣời hai (Đứa nhỏ mƣời hai tuổi đây, là ám chỉ kẻ còn Xích tử chi tâm, chƣa có tƣ
tâm..) bƣớc ra nói: “Những lời của ngài nói không chánh lý. Trời, Đất đây cũng là những
sinh vật như những sinh vật khác thay, huống chi con người, không vật nào trọng, vật nào
khinh. Trọng, Khinh, Quý, Tiện chẳng qua là một cái cớ để lớn ăn thịt nhỏ, khôn hiếp dại,
mạnh lấn yếu mà thôi. Chớ nào có phải Trời vì loài này mà sinh loài khác đâu. Người ăn gì
được thì ăn, dùng được gì thì dùng, nhưng chớ có dụng tâm cho rằng Trời vì người mà sanh
ra vạn vật. Nếu nói thế, thì cũng phải nói Trời sanh người là để cho loài muỗi hút máu, để
cho loài cọp ăn thịt hay sao?” - Liệt Tử -(Con ngƣời bởi sống trong Bản ngã, nên lấy tƣ tâm
mà luận mọi sự. Thấy có mình thôi, nên vạn vật sanh ra cũng vì mình mà sinh, và cũng chỉ vì
có một mục đích ấy mà thôi. Muốn thấy đặng cái lý thật của mọi vật, thì chớ bề khi nào lấy
tƣ tâm mà luận. Bởi chấp mình làm trung điểm của vạn vật, mới có dụng tâm mà chế ngự
vạn vật, lợi dụng kẻ khác để làm lợi khí cho tƣ dục…Thú vật có sanh ra là để cho ta ăn, Thái
dƣơng có là để soi sáng cho ta mà thôi…- Xem bài Kìa thử xem hoa xuân phong
nhuỵ…trong quyển Trƣờng Lạc Ca)
~o~o~o~o~o~o~o~
G. CHÍ NHÂN
Đời Thƣơng, quan đại tể tên Đảng hỏi Trang Tử cái nghĩa của chữ Nhân(1). Trang Tử
nói: “Đó là cái đức của hổ lang”. Đảng nói: -Sao vậy? –Trang Tử nói: Cha con chúng nó
cũng biết thân nhau, sau gọi không nhân? -Đảng nói: Còn chỗ Chí Nhân là sao? Trang Tử
nói: Chí Nhân không thân với ai hết. -Đảng nói: Tôi có nghe nói không thân thì không
thƣơng, không thƣơng thì không thảo. Gọi ngƣời Chí Nhân không thảo, đặng chăng?
Trang Tử nói: Không phải vậy. Chí Nhân là lòng tốt vô hình và bơ thờ, không nghịch
với lòng tốt hữu hình và quyết định, nhƣng mà nó phân biệt cái hữu hình ra. Thƣơng, mà bởi
78/92
đứng cao quá và xa quá, nên không thấy vật. Bởi vậy, ở tại ấp Dĩnh ngó qua hƣớng bắc,
không thấy nui Minh San. Nhƣng mà núi Minh San có. Tại sao vậy? Tại xa quá. Hiếu mà
đƣợc cận với chỗ Chí Nhân, là khi nào con thƣơng cha mà không thân với cha. Cha thƣơng
con mà không thân với con. Thƣơng thiên hạ mà không thân với thiên hạ, và làm cho thiên
hạ thƣơng ta mà không thân với ta. Đó là đƣợc đến chỗ Chí Nhân. Hay làm ơn, hơn Nghiêu
Thuấn mà không màn đến, hay làm phải cho mọi ngƣời mà không ai dè, đó là chỗ Chí Nhân,
tày với lòng vô tâm (vô vi) của Trời Đất mà làm cho Vạn vật đặng toại sinh vận động. Ông
thấy chƣa, yêu mến theo lòng thảo, không đủ mà hiểu đều đó. Thật vậy, Hiếu, Đễ, Nhân,
Nghĩa, Trung, Tín, Trinh, Liêm, hết thảy mấy cái đức đó đều ở trong cái Chí Nhân, nhƣng
bởi sánh với chỗ tôn đại của Chí Nhân, nên nó xem còn nhỏ nhen lắm. Ngƣời ta nói: đồ trang
sức không thêm chi cho ngƣời tuyệt sắc; của thƣởng không thêm chi cho ngƣời cực phú;
tƣớc lộc không thêm chi cho ngƣời cực quý. Ai đắc đến chỗ Chí Nhân cũng thể ấy, Chí Nhân
không khác Đạo, ngƣời Chí Nhân nếu gặp dịp cũng thật hành hết các đều nhân hạng thấp
thôi đó nhƣng các đều ấy cũng không thêm nhân phẩm chi cho nó hết. Chẳng phải do mấy
đều kể ra đó (Nhân, Nghĩa, Trung, Tín…) nghĩa là do sau trở lại trƣớc, mà giải đặng cái
nghĩa của Chí Nhân – mà phảido Đạo, nghĩa là do cái trƣớc tới cái sau, mới giải đặng tới cái
nghĩa của Chí Nhân vậy (Trang Tử)
~o~o~o~o~o~o~o~
CÂY BÁCH THỌ
“Đây, là một cây cổ thụ. Con ngƣời đem chặt ra một nhánh, và chọn lấy một khúc dùng
đặng để làm một cái chén cúng, chạm trổ cực kỳ hoa lệ, đặng dùng vào việc tế lễ, còn khúc
kia, cho rằng vô dụng, đem quăng xuống bùn lầy…Rồi ta gọi cái chén cũng là đẹp đẽ, còn
khúc cây kia là xấu xa.
Còn ta, ta (Ta đây, là Trang Tử nói) cho rằng: cái chén cúng và khúc cây bỏ kia đều là
xấu xa cả, vì chúng nó không còn là chúng nó nữa, nghĩa là không còn là cái cây tự nhiên,
mà là những vật hƣ hỏng (Xem bài Luân lý và Chân tính trong quyển Toàn Chân triết luận)
Theo lẽ ấy, tên Chích và tên Tăng, tên Sử kia, ta cũng luận xem một thể. Thiên hạ cho
Chích là đứa vô đạo bạo ngƣợc, còn Tăng Sâm (có tiếng là đại hiếu), Sử Ngƣ (ngƣời đời
Xuân Thu, thờ Linh Công. Khổng Tử khen là ngƣời rất trung thực) là bực đạo đức hiếu nghĩa
và trung thực. Theo ta thấy thì cả thảy đều lầm lạc về cái chỗ làm cho mình không còn là

mình nữa, bởi những kẻ ấy đều hành động trái với Bản tính của mình cả, dầu cho những việc
mình làm có thiên về đều Phải hay đều Quấy cũng vậy (Con ngƣời sở dĩ không còn sống
đặng trong Bản tính mình, vì từ lúc ấu trĩ đến trƣởng thành, đều bị sống trong những khuôn
khổ eo hẹp nhứt định của gia đình, xã hội, những tập tục, luân lý…làm cho con ngƣời không
còn hành động theo cái lý tự nhiên của mình nữa. Có kẻ sẽ nói: “Nhƣ kẻ gian ác kia, nếu
không có luân lý hạn chế, thì hại cho Xã hội lắm!” Đây là cái chỗ lầm của con ngƣời. Kẻ
gian ác sở dĩ gian ác, vì bởi xã hội chung quanh: cha me, anh em, bà con…trƣớc mặt nó hay
tôn kẻ đạo đức, quyền quý, khinh kẻ vô lƣơng, hèn hạ. Trong lúc ta đi ngang một ngƣời đạo
đức, quyền quý, ta cúi đầu quá cung kỉnh, còn khi ta đi ngang kẻ vô lƣơng, nghèo đói, thì lại
ra dáng kiêu xấc, khinh khi…trong khoảng đó, ta là kẻ tội nhân xúi dục lòng thiên hạ tham
lam…Ta là nguyên nhân của nhũng đều gian xảo, xu danh, trục lợi của con cái ta về sau này.
Không ắc, trong lòng kẻ niên ấu kia có sẵn cái tánh tham gian u uẩn. Trái lại cái bản tính tự
nhiên đó rất tốt lành trong sạch, vì bị Giáo dục và những gƣơng Xã hội chung quanh mà làm
cho hƣ hỏng cái bản tính thiên nhiên ấy. Biết bao đều không thể kể hết ra đây cho đặng, nếu
ta chịu khó để ý xem xét chung quanh ta, ta sẽ thấy, con ngƣời sở dĩ tàn bạo hung hăng tham
xảo chỉ vì ta và Xã hội quá trọng kẻ quyền môn, đạo đức…mà ra.
Bởi ta quá trọng kẻ đạo đức, nên kẻ ngu nhơn muốn đặng cái chỗ tôn trọng ấy, trở nên
một bực giả đạo đức rất hẹp hòi câu chấp trong những lễ phép vụn vặt chặt chẽ. Muốn cho
đời ban khen là ngƣời đạo đức, con ngƣời, có khi trở nên lãnh đạm, tàn nhẫn câu nệ trong
những tiểu tiết, gắt gao bó buộc trong những đều tình nghĩa tự nhiên, tự mình rất khổ tâm, lại
làm cho chung quanh mình khổ sở đau đớn, mà lòng vẫn nhƣ thƣờng.. )
Thế thì cái đều suy bại của nhân cách do nơi đâu? Có phải là do nơi những lý thuyết về
ngũ sắc, làm cho mắt ta không còn trông thấy tự nhiên nữa chăng? những lý thuyết về ngũ vị
làm cho lƣỡi ta không còn nếm đặng một cách tự nhiên nữa chăng? những lý thuyết về văn
chƣơng làm cho ta rối loạn và không còn đơn sơ chất phác nữa chăng?
Đó là nhữgn quân nghịch của Bản tính ta, trái lại nó là những đều sở thích của Dƣơng
Châu Mặc Địch. Ta thì khác, ta không cho những mỹ thuật tạo ra là đều hay. Những mẫu
luật thành lập do nơi tƣ tâm tạo ra (Tƣ tâm tạo ra, nghĩa là do theo tƣ ý tạo ra, không kể gì
đến Toàn thể. Cũng nhƣ cái cây trƣớc kia, chẳng phải tạo hoá sanh ra để làm chén cúng, tức
là lấy tƣ ý lợi dụng nó để tạo ra một vật cần dùng theo ý của con ngƣời; cho rằng nó có, là để
cho ta lợi dụng tha hồ theo ý muốn. Lại rồi, còn cho cái nầy là quý giành cất kỹ lƣỡng, còn

cái kia là hèn, đem mà quẳng, ném một cách khinh bỉ. Con ngƣời ở đời cũng thế. Muốn lợi
dụng kẻ khác để làm một mối lợi riêng, nên tạo ra Nhân, Nghĩa, Hiếu, Đễ…để lợi dụng. Nhà
vua muốn cho kẻ khác thờ và binh vực quyền lợi mình, tạo ra những lý thuyết Trung,
Nghĩa…để con ngƣời làm một vật thoả dụng của tƣ tâm. Con ngƣời vì đó không còn là con
ngƣời nữa…mà là một vật vô hồn chỉ để làm một cái lợi khí cho kẻ bề trên mà thôi.
Hễ kẻ nào dễ uốn nắn theo tƣ ý ta, ta sẽ gọi là đạo đức quân tử, cũng nhƣ khúc cây nào
ta dùng đƣợc theo ý muốn của ta, ta gọi nó là khúc cây tốt, còn kẻ ta lợi dụng không đặng,
thì ta gọi là vô đạo tiểu nhân, cũng nhƣ khúc cây nào ta lợi dụng không đặng nhƣ ý ta muốn,
ta gọi là xấu xa mà vứt bỏ một cách khinh bỉ -Ncan.) thì rất bó buộc phiền tạp, làm sao mƣu
đƣợc cái hạnh phúc cho con ngƣời?
Cái hạnh phúc hoàn toàn có phải là cái cảnh lạc thú của chim bồ câu nhốt trong lồng,
hay là cái lạc thú của nó khi bay thong thả giữa trời xanh mây bạc?
Thƣơng hại thay! Những lý thuyết Nhân Nghĩa của họ chẳng qua là một trò chơi trẻ con
để làm cho bấn loạn tâm trí bề trong, còn Lễ Nhạc bày ra chẳng qua là cái dây thắt buộc hình
thức bề ngoài của ta.
Bị áp bức còng trói nhƣ thế, bây giờ ta phải lấy chi so sánh cho vừa? Sánh với kẻ tội
nhân kia bị hành thân khảo kẹp chăng? Sánh với những con mãnh thú bị nhốt trong lồng
chăng? Nhƣ vậy, ta có kêu là Toàn phúc đặng chăng ? (Trang Tử)
~o~o~o~o~o~o~o~

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/