Đã biết thế giới ngoại vật có thể hại cho ta, nhƣng nếu ta còn giữ Xích tử chi tâm thì
không hề biết lo sợ bao giờ, vì Tâm ta cùng vạn vật là một, chỉ đến lúc ta thấy mình là riêng
với vạn vật, ta mới tìm thế mà tu giữ lấy thân và binh vực lấy ta mà thôi.
Đứng trƣớc một vật lại, nà ta nghĩ có thể hại cho ta, thƣờng ta có hai cách đối phó để
giữ thân: một là thâu cái đó làm của, hay là giết tan đi, hai là, trốn hoặc lánh nó! Những cử
chỉ ấy đều do cái sợ mà ra.
Bởi thế, con ngƣời xƣa nay, kẻ tì lo thâu trữ của đời, ngƣời thì từ bỏ, lánh
thân…không quan tâm gì đến thế sự. Thƣờng ta gọi là Nhập thế và Xuất thế. Hai quan niệm
ấy, chỉ do nơi cái lầm, rằng thế gian ngoại vật cùng ta là khác nhau vậy.
Làm sao mà thâu đoạt hay từ bỏ một vật mà ta là nó, nó là ta? Cái ý thâu trữ hay từ
bỏ, có ra chỉ lúc nào ta thấy ta khác biệt cùng vạn vật…chớ khi ta rõ nó cùng ta là Một rồi,
thì những tâm lý ấy không còn nghĩa lý gì là thật nữa.
Bên Á Đông thì con ngƣời thƣờng dùng cái thuyết Xuất thế. Bên Âu Tây thì dùng cái
thuyết Nhập thế. Thƣờng tình, ta cho kẻ Xuất thế là cao thƣợng đạo đức hơn ngƣời Nhập thế,
đó là một sự mê lầm. Thế gian là đâu, ta là đâu mà hòng Nhập, Xuất?
Nếu ta so sánh một ông đạo sĩ của ta, ly gia cát, ái, xa lánh cõi đời, đứng ngoài thế
tục, xoá bỏ những sự vui sƣớng xác thịt, để sống trầm tƣ, mặc tƣởng nơi hang sâu rừng
thẳm..với một ông đại gia Huê -kỳ, suốt đời chỉ xung đột vất vả luôn luôn với ngƣời, không
đƣợc một phút yên tĩnh; thì ta sẽ cho đó là hai cái rất tƣơng phản nhau là dƣờng nào..Kỳ thật,
hai nhân vật ấy chẳng có khác nhau chút nào về mặt tâm lý cả.
Ý thâu trữ là ý từ bỏ thế gian, chẳng qua hai cái chứng của một tâm bệnh: tƣởng lầm
rằng mình là khác với vạn vật.
Vậy mà xƣa nay, con ngƣời thƣờng thƣờng có ý trọng ngƣời xuất thế và khinh khi
ngƣời nhập thế, có dè đâu những bực ấy đều lầm lạc mê muội nhƣ nhau.
Những vấn đề Vật chất và Tinh thần, cổ kim con ngƣời cãi cọ tranh đấu mãi trong
trƣờng ngôn luận mà không một ai giải quyết đặng, chỉ phân vân lƣỡng lự; - kẻ cho đời là
gỉa, bỏ mà đi, ngƣời cho nó là thật, tìm mà thâu trữ, - vẫn tại cái đề cho ra không đúng với sự
thật, nhƣ ta đã thấy trƣớc kia. Lấy Bản ngã làm cái lý thật, tuyệt đích, rồi vịn đó để giải quyết
những vấn đề của nhân sinh, đó là cái lầm của phần nhiều học giả xƣa nay vậy.
Tuy nhiên, có kẻ sẽ cho rằng: “ Tuy đã biết ngƣời đã giải thoát đặng tƣ tâm rồi thì
không còn thấy mình là khác biệt với Vạn vật vũ trụ, nên những vấn đề Nhập thế, Xuất thế
không còn nghĩa lý gì với họ nữa cả. Song le, đó là để cho những bực siêu nhân, chớ đối với
những bực tầm thƣờng thời những hoàn cảnh ràng buộc của đời ngƣời đây, không phải là
một sự trở ngại cho sự giải thoát hay sao? Phải có ở trong những cảnh huống khó khăn của
sự đời mới rõ cái khổ ấy..!”
Thật vậy, nếu lấy theo con mắt thƣờng tình mà xem, thời câu hỏi nầy cũng có lắm ý
nghĩa, nhƣng nếu xét kỹ lại, thời đó là một việc mê lầm rất nặng của phần đông học giả,
thƣờng xem cõi đời và cảnh ngộ là một sự trở ngại rất lớn lao cho sự hoàn toàn giải thoát.
Theo chánh lý thời chẳng phải hoàn cảnh của thế sự trở ngại cho sự giải thoát mà kỳ thật là
tại nơi Tâm ta mắc cùng không mắc lấy nó mà thôi. Tâm ta thì thƣờng trụ, vô biên vô lƣợng,
chỉ vì ta chấp lầm cái thân vô thƣờng, cái hoàn cảnh tạm thời và giả dối làm sự thật, nên phải
liệt mình nô lệ lấy hoàn cảnh. Ta có thể ví cái Chân tâm thƣờng trụ ấy nhƣ nƣớc. Dầu phải ở
trong ve tròn hay ve vuông thời cũng tuỳ theo hình thức của ve mà có hình tròn hoặc hình
vuông. Tuy nhiên, nƣớc đựng trong mấy ve ấy vẫn là nƣớc không hình trạng, không thay đổi,
dầu có đem đổ vào thiên hình vạn trạng kiểu ve, nó cũng tuỳ theo hoàn cảnh mà lấy đủ thiên
hình vạn trạng hình thức, nhƣng trƣớc sau chỉ giữ một cái tính bình đẳng nhƣ nhƣ không mắc
cứng vào một hình thức nào cả!
Có tích rằng: Xƣa kia, bên Ấn độ có một ông thầy tu, cho cuộc đời là giả, nên lập
nguyện từ bỏ cả công danh sự nghiệp chỉ giữ lại cho mình có hai cái chăn mà thôi. Ngày kia,
ông đi tìm một ông vua có tiếng là cao đệ trong đƣờng Đạo học. Buổi nọ, trong lúc hai ông
cùng nhau đang cãi luận về một vấn đề triết lý, dƣới cội cây to, cách xa đền vua chừng hai ba
trăm thƣớc. Bỗng chốc cái đền nguy nga tráng lệ kia, phát cháy một cách rất dữ dội. Vị vua
rất bình tĩnh dƣờng nhƣ không có sự gì xảy đến cả, cứ thản nhiên bình luận đạo lý. Còn ông
thầy tu thì tâm trí rối loạn, cặp mắt dòm chừng nơi chỗ hoả tai hoài…Vì sao? Vì hồi sớm ông
có phơi cái chăn của ông gần đấy.
Tóm lại, chẳng phải sống trong cuộc đời danh lợi mà tâm ta phải bị mắc; cũng không
phải nhờ xa lánh thế sự mà tâm ta hết bị mắc vào hoàn cảnh. Mắc hay không mắc là tại nơi
ta. Biết giữ cái Tâm thƣờng trụ không cho bị vƣớng lấy hoàn cảnh nào cả, đó là cái mầu
nhiệm của sự Giải thoát vậy.
~o~o~o~o~o~o~o~
NGUYỄN DUY CẦN
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/