Đạo Học
08/09/2021 - 10:54 AMLê Công 439 Lượt xem

NHÂN ĐẠO VÀ THIÊN ĐẠO

“Hà vị Thiên? Hà vị Nhơn?
Ngƣu mã tử túc, thị vi Thiên,
Lạc mã thủ, xuyên ngƣu tỉ, thị vi Nhơn.”
(Trang Tử)
“ Thiên Đạo là cái luân lý mở,
Nhân Đạo là cái luân lý khép”
(Bergson)
Ta đã biết rằng hành vi kẻ vô ngã thì không thể hạn định, chỗ biến hoá vô cùng không
biết đâu lƣợng nổi cái nhân cách, còn kẻ hữu ngã thì hành vi thƣờng bó buộc, câu nệ, chấp
nhứt, không biết lẽ thuận ứng mà biến thông.
Bấy nhiêu cũng đủ cho ta rõ, rằng cái hành vi kẻ còn tƣ tâm thì hẹp hòi, chỉ biết
chuyển xây chung quanh Bản ngã mà thôi. Hành vi ấy, nhƣ ta đã thấy trƣớc kia, thì vô thần
không tự bản, tự căn…Hành vi ấy, ta gọi là vô sinh khí, vì tuy có cử động thật, song không
có chuyển tới một bƣớc nào hết. Tấn chuyển tức là phải chuyển tới luôn luôn không hề thối
phản. Một vật vừa tấn, thối đồng nhau nhƣ một sợi dây dài, hai đầu có hai năng lực đồng sức
chỏi ngƣợc nhau; sợi dây tuy có chuyển nhƣng ký thật đứng một chỗ, không nhúc nhích chút
nào cả. Ta cho ra, để thâu lại, thì cũng nhƣ không có cho gì hết. Hành vi ấy, ta sẽ gọi là hành
vi chết.
Trong Vũ trụ không vật nào là không chuyển tới. Sự sống là một sinh lức phóng
chuyển luôn luôn luôn. Tƣởng có thối lại là một đều vọng ảo. Khoa học và triết lý ngày nay
đều công nhận. Bởi vậy, hành vi kẻ vô ngã thì là hành vi sống, vì nó có tấn, không có thối
phản lại bao giờ.
Ấy vậy, một cái thì đứng lại, im lìm; một cái thì chuyển động tới hoài, không bao giờ
ngƣng đƣợc. Hai lẽ ấy có thể nào giống nhau đặng chăng? Cái động, cái Tịnh, cái Khep, cái
Mở, cái Cùng, cái Vô Cùng không thể giống nhau bao giờ! Cái Tịnh, mà đem nhơn(1) cho
một số vô cùng cũng không làm ra đặng một cái Động rất nhẹ. Tịnh là Tịnh, mà Động là
Đọng; Mê là Mê, Ngộ là Ngộ, Bản ngã là Bản ngã, mà Chân Tính là Chân Tính…Con ngƣời

46/92
lầm tƣởng rằng miễn đem một số vô cùng mà nhân cho cái Khép thì thành Mở, nhân cho Bản
ngã thành Chân tính hay Trời…

Không phải: Cùng x ∞ = Vô cùng
Tịnh x ∞ = Động
Khép x
Bản ngã x
∞ = Mở
∞ = Trời.
Kỳ thật: Cùng
Tịnh
x
x
∞ = Cùng
∞ = Tịnh
Bản ngã x ∞ = Bản ngã

Cho nên, giữa cái Động với cái Tịnh, không có chỗ giao tiếp, mà lại nhƣ có một vực
sâu thăm thẳm phân cách nhau, không tài nào cho qua đặng. Muốn bƣớc sang, phải chuyển
một cái lực kỳ tuyệt mới qua đặng, nghĩa là hai lẽ ấy không có chỗ tƣơng tiếp hay là giống
nhau chút nào cả. Ấy là hai cái lý tƣơng phản nhau rất xa. Hễ là một sự cùng thì phải đem mà
so sánh với một vật hữu hạn, chớ không thể so sánh với một lẽ vô hạn.
Vì chỗ lầm ấy, mà xƣa nay con ngƣời cho rằng: “Hễ làm rồi Nhơn đạo thì Thiên đạo
(Có kẻ cho Thiên đạo là thuộc về huyền cơ, bí diệu, luyện phép, luyện đơn, thần thông đạo
pháp…đặng thành Tiên thành Phật…Lẽ ấy trái ngƣợc với ý tác giả, là con đƣờng dẫn ta vào
Đạo, để phản bổn hoàn nguyên…trở lại sống trong cái sống của Chân tính…Cho nên, muốn
đƣợc nhƣ vậy, phải diệt Bản ngã, là không còn cho cái Ta đây riêng biệt với Vũ trụ vậy. Nếu
ta cho Thiên đạo là cái học huyền cơ bí diệu đạo pháp thần thông…thì câu Nhơn đạo rồi
Thiên đạo kế bên là trúng, vì Thiên đạo ấy, thuộc về đạo lý của Bản ngã…) kế bên” nghĩa là
Thiên đạo tức là Nhơn đạo mà rộng lớn hơn. Hai lẽ ấy, dƣờng nhƣ tƣơng tiếp nhau rất mật
thiết, không chỗ nào là phân biệt cả. Kỳ thật Nhơn đạo thì lấy Trung, Hiếu, Lễ,
Nghĩa…nghĩa là lấy gia tộc, xã hội, quốc gia làm tiêu chuẩn, đó là cái đạo lý của bản ngã. Hễ
thuộc về Bản ngã thì dẫu có đem mà tô điểm cho đẹp đẽ thế nào, cũng không thành Thiên
đạo, tức là cái đạo lý của Chân tính, cái đạo lý lấy Vạn vật Vũ trụ làm gốc vậy.
Nhơn đạo, là cái đạo lý chết, còn Thiên đạo, là cái đạo lý sống. Sống, Chết là hai cái
lẽ tƣơng phản, Bergson trong bộ sách Les deux sources de la Morale de la Religion (Hai cái
nguyên uỷ của Luân lý và Tôn giáo), có nói: “Một cái luân lý khép với một cái luân lý mở
thật là xa nhau nhƣ một động một tĩnh vậy.( Les deux sources de la Morale et de la Religion
là bộ sách rất quý báu, kẻ học giả không nên bỏ qua. Ý tƣởng rất cao xa, lời lẽ rất trôi chảy.


Xin giới thiệu cho các bực có học Pháp văn. Muốn tham cứu tinh tƣờng thêm nữa, độc giả
nên xem tiếp quyển: Yatil denx Sources de la Religion của Loisy, để nghe đƣợc hai tiếng
chuông, cho rộng đƣờng nghe thấy.
Vì bởi không phân biệt hai lẽ đó, con ngƣời thƣờng cho rằng lòng yêu gia đình, yêu
quốc gia, nếu biết nung sức cho mạnh mẽ, lớn rộng thêm, thì thành ra lòng Kiêm Ái (thƣơng
hết Vạn vật). Lòng Kiêm Ái với lòng Ái quốc theo họ vẫn đồng một tâm lý, chỉ khác nhau
một rộng một hẹp mà thôi. Thật là một tƣ tƣởng lạc lầm, nhƣ ta đã thấy trƣớc kia. Dầu có lớn
bực nào đi nữa, cá chẽm cũng không thành cá ông đặng; Bản ngã mà nuôi dƣỡng cho thật to
lớn vô cùng đi mấy cũng vẫn là Bản ngã, chớ không bao giờ thành Chân thể. (Krishnamurti
nói: “Le moi étant imparfait, ne deviendra jamais parfait…” -Bản ngã là bất toàn, không hề
khi nào trở nên Toàn thiện đặng). Thế mà phần nhiều lại tƣởng tƣợng một ông Thƣợng đế,
một đấng Hoá Công nhƣ một ngƣời, một cái Ta, vì nhờ tu luyện thêm cho thật mạnh, cho
thật lớn mà đƣợc Toàn Năng Toàn Lực vậy.
Lòng yêu, quyết đem về cho mình, bắt đầu hết là yêu mình; rộng hơn một chút gọi là
yêu gia tộc; rộng hơn nữa gọi là yêu quốc gia. Tuy có hơn kém nhau một thí nhƣng cả ba vẫn
đồng một tâm lý. Nhơn đạo, lấy Nhân, Nghĩa, Trung, Tín làm nền, chẳng qua để tán dƣơng
những đức hay đặng giữ gìn lấy Bản ngã, cố diên thọ lấy cái danh, cái lợi riêng, nếu không
phải cho mình thì cũng là để cho gia tộc, nếu không phải cho gia tộc thì cũng để cho quốc gia
mình mà thôi.
Tóm lại, lòng yêu gia đình lớn bao nhiêu, lòng yêu tổ quốc mạnh bao nhiêu cũng
chẳng qua là một tâm lý ích kỷ mà nuôi dƣỡng cho thêm lớn đó thôi. Nhơn đạo, là cái luân lý
của Bản ngã, nhƣng vì ta không biết phân biệt, mới cho nó đồng một tâm lý với Thiên đạo
(Thiên đạo và Nhơn đạo đây là định nghĩa theo chữ Thiên và chữ Nhân của câu: “Ngƣu Mã
tứ tác, thị vi Thiên, Lạc, Mã thủ, xuyên ngựa tỉ, thị vi Nhơn” của Trang Tử. Xem bài thu
thuỷ nơi chƣơng Phụ lục bộ Toàn Chân).
Đã đành rằng một Quốc gia là một cái gia đình lớn, nhƣng nếu ta lại cho Nhân loại
cũng nhƣ một Quốc gia lớn thời ta lầm lạc rất xa…Lòng Ái quốc sinh với lòng kiêm ái cũng
nhƣ một cái Khép, một cái Mở. Ngƣời yêu quốc gia không thể yêu Nhân loại; ngƣời tròn
Nhân đạo, không thể tròn Thiên đạo. Hai tâm lý ấy cách nhau rất xa…Cho nên, chỗ thƣờng
nhân gọi là tƣơng tiếp, kẻ thánh trí thấy bị tƣơng cách rất xa.


Krishnamurti có nói: Một đều bất toàn nhƣ cái Ta đây, thì vẫn bất toàn luôn luôn, dầu
cho ta có làm cho nó thêm lớn, rộng ra bao nhiêu. Đem cái Bản ngã mà tăng gấp muôn phần
đi nữa cũng là một đều tốn công vô ích…Hễ là tƣ tâm thì vẫn là tƣ tâm luôn, vì gốc rễ của nó
đã ăn sâu vào cái quan niệm tƣ phân Nhĩ ngã rồi. Bởi vậy, cái Ta đây, có to lớn đến bực nào
cũng là tƣ phân không thể đem ta vào chỗ Kiêm Ái đặng.
Những kẻ không phân biệt hai lẽ nói trên đây thƣờng học hỏi về Đạo, hay lầm bên cái
đạo vị ngã, cho nên mới có:
1. Kẻ thì dụng tâm luyện phép nhƣ những phái Yogas, và những kho Thần bí xƣa nay,
dụng thần thông, thƣờng gọi là luyện đạo để ngày sau trở nên một vị Thƣợng đế chấp
chƣởng kiền khôn, hay là để làm chủ một ngôi mặt trời nào đó…Ấy là một đều ảo vọng do
nơi mấy bực đạo sĩ trên núi Tây Tạng bày ra (Theo ý mấy vị đạo sĩ này, thì mấy ông là
những bực siêu nhân loại, đã đƣợc đắc Đạo rồi và đƣợc cai quản một ngôi mặt trời
nào…Thật đó là một đều huyền vọng. Chẳng phải gọi rằng không có mấy vị ấy, nhƣng chƣa
ắt mấy bực ấy cai trị ngôi mặt trời nầy…Nhƣ thế thì mấy ông vẫn còn tƣ tâm lắm, vì đó là
cái phản ảnh của thuyết tôn quân quyền chuyển đi qua bên quan niệm giai cấp nầy…Con
ngƣời chỉ bo bo nô lệ ỷ lại vào kẻ khác để giải thoát cho ra, quên rằng chỉ có ta độ lấy ta mà
thôi)
2. Kẻ thì không nói đến việc thần thông quảng đại, suốt đời chỉ lấy cái chủ nghĩa Xả
thân vong kỷ để cứu đời mà thôi. Nhƣng dầu họ tự cho là Xả thân vì nhân loại, dụng tâm để
làm phải luôn luôn, chẳng qua là để mƣu cái công đức với đời, mót từ chút phƣớc cho hậu
lai. Bản ngã thật không xảo, thiên ngôn vạn ngữ để tự phỉnh lòng Ái kỷ của mình. Nó lặn bên
này, nó mọc lại bên kia.
3. Kẻ thì học Đạo, tìm Chân lý, lại thiên qua Nhân, Nghĩa, Hiếu, Đễ, cốt lấy gia đình,
Quốc gia làm chủ nghĩa, lấy Luân lý Phong tục làm cơ bản cho hành vi mà thôi. Rồi tự cho
rằng: Hễ tròn Nhân đạo thì gần Thiên đạo. Lẽ ấy sai lầm lắm, nhƣ trƣớc kia đã nói. Đều lầm
lạc nầy học giả hãy chú ý cho lắm…
Tuy nhiên có kẻ sẽ nói rằng: “Nếu không dụng Lễ, Nghĩa thì đời sẽ loạn, không hiếu
cha, thảo mẹ, ở cùng anh em không có đễ, ở với nhân loại không có nhân”. (Xem Chí Nhân,
chƣơng Phụ lục). Nói thế rất lầm. Đời hỗn loạn mới có bày ra Nhân, Nghĩa, chớ có phải vì
không có Nhân, Nghĩa, Hiếu, Đễ mà đời loạn đâu. Cái lầm nầy xƣa nay kẻ kiến thức cũng có
nhiều ngƣời sai lạc, huống hồ kẻ vô tri thức. Trả lại Nhân, Nghĩa không phải để mà diệt cái


loạn đƣợc (Đại Đạo phế, hữu Nhân, Nghĩa (Lão Tử -Đạo Đức kinh); nó chỉ để chỉnh đốn cái
dở đã bị hỗn loạn cho có trật tự lại, chẳng qua để chế tiết đỡ hình thức bề ngoài, chớ về mặt
tâm lý con ngƣời vẫn còn hỗn loạn khổ sở luôn luôn (Bở có loạn tâm, mới có dùng đến quy
tắc chế độ). Kẻ không còn Bản ngã thì hành động vô vi, không vì Lợi, chẳng vì Danh, dầu
không biết Hiếu là sao, Trung là sao, nhƣng không hề bao giờ có loạn, vì kẻ đã diệt tƣ tâm,
coi ngƣời là mình, mình là ngƣời, ắt không hề khi nào có hại cho ai. Chỉ có những kẻ thờ chữ
Hiếu, trọng chữ Trung là kẻ tội nhân của sự loạn ly ngày nay mà thôi (Xem Phụ Lục Cây
Bách Thọ và bài Thu Thuỷ trong quyển Toàn Chân Pháp Luận.
~o~o~o~o~o~o~o~

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/