Đạo Học
29/11/2020 - 5:13 PMLê Công 936 Lượt xem

xem lại phần trên >>>>

Bài viết của các tác giả trên cũng cho rằng cả hai Mạch đều đi lên, như vậy là không hiểu gì về nhẽ Thăng Giáng, Tuần Hoàn.

Nên tôi phải nói rõ lại là Đốc đi lên, Nhâm đi xuống. Đạo Lão cũng viết: Hậu thăng, tiền giáng định nhất chu.

* Nếu tập thở mà nằm, thì đầu quay về hướng Bắc, nằm ngưả hay nằm nghiêng phía tay mặt, tức là quay mặt về hướng Tây, vì từ trường của trái đất là Nam-Bắc.[7]

5. Nhận định về Nê Hoàn Cung

Có thể nói được là tôi là một Bác Sĩ Tây Y đầu tiên xác định được vị trí Nê Hoàn Cung theo các hình vẽ về Cơ Thể Học.

Các Đạo Gia xưa đã tìm ra Nê Hoàn Cung nhờ Trực Giác và Suy Luận theo Kinh Dịch. Đó là điều hết sức lạ lùng.

Có điều lạ là khi tôi đang đi tìm đâu là Tâm Điểm hằng cửu, Bất Biến trong con ngưới, thì tôi nghĩ đến Vườn Địa Đàng Công Giáo.

Sáng thế Ký chép đại khái: «Có một sông chảy ra từ vườn Địa Đàng. Nó chia làm 4 nhánh: là Pison, Gihon, Tigris và Euphrates.» (Ge. 2, 10-14). Ngày nay, người ta chỉ biết có sông Tigre và Euphrate ở Trung Đông nhưng không hề biết có sông Pishon và Gihon.

Tôi lý luận nếu Vườn đó nay hãy còn, vì Chúa không phá, và nếu ta không tìm thấy 4 sông như vậy trên thế giới, thì tại sao ta không tìm nó trong cơ thể con người. Do đó tôi mới đi sưu tầm các hình vẽ về Não Bộ. Tôi còn nhớ hôm đó là một ngày thứ sáu, khoảng 10 giờ sáng năm 1960.

Và quả thật, trong ocù não chúng ta có 4 con sông huyết quản chảy vào tâm điểm đầu não theo hình chữ Thập. Đó là:

Tiền não động mạch (Anterior cerebral artery)

Hậu não động mạch (posterior cerebral artery)

Trung não động mạch tả (Left medial artery)

Trung não động mạch hữu (right medial artery)

Bốn con sông Nhược Thủy này lúc gặp nhau lại tạo thành một vòng tròn huyết quản Willys,xác định hẳn hoi một khu vực Bồng Lai mà hiện nay Trời Người vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau, đối thoại với nhau qua tiếng Lương Tâm và tiếng Tư Tâm.

Nơi đó cũng là nơi mà mọi thần kinh đầu qui tụ về, như trăm vạn ngón tay thần, chỉ cho ta thấy dấu vết của Hóa Công không dấu vết.

Upanishad viết:

Nơi nào mà mọi thần kinh,

Như đũa gặp trục trong vành bánh xe,

Nơi thần kinh hội tụ về,

Là nơi Tuyệt đối chưa hề hoá thân,

Cố tìm tuyệt đối trong thân,

Rồi ra sẽ thoát biển trần hôn mê.

Ngài là toàn giác toàn tri,

Trần hoàn vinh hiển ai bì ai đương.

Ngài đang ngự giữa thiên đàng (Xác thân con người)

Trời cao (lòng con người) là chính đế hương của Ngài.

Chỉ huy Thần Trí trong ngoài,

Chính Ngài chi phối con người thường xuyên.

Biết Ngài những bậc Thánh Hiền,

Biết Ngài nhờ ánh Tâm Huyền phát huy.

(Mundaka Upanishad, 2.2.6.7)

Phối hợp quan niệm Tâm Điểm và Vòng Tròn của tôi, với các đồ bản Dịch kinh, với các hình chụp về đầu não con người trong Y Học hiện đại, tôi đi đến một xác định rằng Não Thất Ba (Third Ventricle) hay Nê Hoàn Cung, một khoảng trống giữa đầu não con người, là Trung Tâm não bộ con người, một nơi không tịch, không hề nhuốm trần ai tục lụy.

Đạo Lão gọi Trung Điểm não bộ là Nê Hoàn Cung, là Thiên Cốc, là Cốc Thần, là Huỳnh Đình, là Côn Lôn. Vì thế mà Huỳnh Nguyên Kiết mới nói: «Đầu có 9 Cung, trong có một nơi là Thiên Cốc, thanh tĩnh, không buị bặm. Nếu có thể an thần ở trongkhông cho rong ruổi ra ngoài, sẽ thành Chân, chứng Thánh…

Huỳnh Đình Kinh viết: «Tử dục bất tử tu Côn Lôn.» Đủ biết rằng trì thủ được Thiên Cốc ấy là điều huyền diệu vô cùng.

Phật giáo cũng xác định rằng: Tuyệt đối thể đã sẵn ở giữa đầu não con người. Trong quyển Nền Tảng Huyền Học Tây Tạng của Anagarika Govinda, một quyển sách đã viết ra để giải lời chú: Um mani padme hum (Án Mani Bát Minh Hồng = Aum, Ngọc Châu viên giác nằm tại Liên Hoa Tâm) có một hình vẽ các Luân Xa trong con ngưới, trên cùng có 1 bông sen ngàn cánh. Giữa bông Sen có chữ Aum. Sách chú rằng Bông sen ngàn cánh là Óc Não con người, mà Aum là Tuyệt Đối. Như vậy, Tuyệt Đối hay Ngọc Châu Viên Giác đã nằm sẵn trong giữa đầu não con người.

Khi Phật Giáo truyền sang Trung Quốc Cưu Ma La Thập đã dùng chữ Nê Hoàn để dịch chữ Niết Bàn. Như vậy người xưa muốn nói tìm ra Nê Hoàn chính là tìm ra được Niết Bàn vậy.

Cao Đài Giáo trong quyển: Đại thừa Chân Giáo nơi tr. 61 viết: Huyền Quan Nhất Khiếu là chi? Là Thiên Nhãn vậy, Nó ở ngay Nê Hoàn Cung, gồm trọn Chân Dương Chính Đạo.

Trong quyển La Rencontre de l’Hindouisme et du Christianisme (Sự gặp gỡ giữa Ấn Giáo và Thiên Chúa Giáo), Linh Mục Henti le Saux đã viết nơi chương dẫn nhập sách như sau: «Những trang sách này, vối những khuyết điểm của nó, có thể giúp cho những anh em giáo hưũ khác, tìm ra được cho mình, và cho Giáo Hội, những kho tàng, vốn là của chính mình, tìm ra được những kho tàng, trong các pho sách cổ Ấn Giáo, hay nói đúng hơn, trong tâm khảm con người, nơi mà những pho sách ấy được nghe đọc trước tiên. Cái Động Phủ mà các thánh thư Ấn Giáo tung tỏa ra, như từ một nguồn suối trong lành, đó chính là Tâm Khảm mỗi người, và đó chính là nơi người Thiên Chúa Giáo được mời mọc vào, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, để tìm cho ra toàn thể huyền nhiệm Atman, huyền nhiệm Đại Ngã, huyền nhiệm mà xưa kia, các nhà thấu thị đã thấy ở đó. Vả chăng đó cũng là nơi mà Thần Người hợp nhất bất khả phân với Thần Chúa, một sự hợp nhất bất khả phân về Bản Thể, đã làm cho các nhà Thấu Thị Ấn Độ ngỡ ngàng, và chính đó cũng là sự khế hợp tuôn ra từ lòng Chúa, mà Chúa GiêSu đã chia sẻ với chúng ta. (Std, tr. 229).

Các sách luyện đơn Ấn Độ gọi Luân Xa thứ 7 trên đỉnh đầu là Sahasrara, là hoa sen nghìn cánh. Đó chính là nơi cư ngụ của Brahman, là nơi mà Thần người, với Thần Trời hợp nhất.[8] Như vậy, Sahasrara chính là Nê Hoàn Cung vậy.

Khổng Giáo dạy ta phải tìm cho ra Cái Tâm Điểm bất biến, hằng cưủ ấy trong con người. Đó chính là Trung Dung, mà Chu Hi đã định nghĩa là «BấtThiên chi vị Trung, Bất Dịch chi vị Dung»:

«Trung ấy là không nghiêng, không ngửa,

Dung ấy là muôn thủa y nguyên.»

Sau khi đã xác định vị trí Nê Hoàn Cung trong con người, và đã chứng minh rằng Nê Hoàn Cung đã được nhiều nhà Huyền Học trên thế giới biết đến, tôi muốn đi đến kết luận rằng Trời, Đạo chẳng ở đâu xa, mà thực sự đã ở ngay trong tâm khảm con người.»

CHÚ THÍCH

[1] Bài Nê Hoàn này là của Cổ Đô Tử và Lý Viễn Quốc, Trung Quốc Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 1177.

[2] Phần trên đây rút từ Trung Quốc Đạo Giáo Đại Từ Điển, trang 1173.

[3] Trung Quốc Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 1175.

[4] Xem Tiên Học Từ Điển, tr. 136.

[5] Trung Quốc Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 1174.

[6] Nam Hoa Kinh, chương VI, Đại Tông Sư.

[7] Xem Nguyễn Duy Cần, Dịch học tinh hoa, tr. 186.

[8] Xem La Puissance Du Serpent, Arthur Avalon, Lyon, 1959, tr. 181, 194, 203, 232, 243, 269.

 ST: Lê Công 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/