Đạo là sự Sống của Vạn vật. Con ngƣời, bởi tách lìa với Đạo, tạo ra một cái Bản ngã
riêng biệt mới có thấy khổ.
Diệt khổ, tức là diệt Bản ngã. Ngày ấy, con ngƣời không còn sống trong cái Sống tƣ
nữa, mà trở lại sống trong cái Sống của Toàn thể, ta gọi là hỗn hợp vào Đạo, hay là phản bổn
hoàn nguyên, nên những vấn đề của lý trí tạo ra và căn cứ vào Bản ngã cũng tiêu tan đi
mất…
Kẻ đặng Giải thoát rồi, thì hành động Vô vi nhƣ cành bông nở buổ rạng đông, chẳng
phải vì muốn khoe sắc lịch với hƣơng thơm, nó nở vì không thể không nở đặng. Hành động
ấy tự bản tự căn, nên toàn thiện toàn mãn.
Hành động toàn mãn ấy, chẳng phải chỉ ở chỗ toàn mãn trong cái lẽ tự bản tự căn mà
thôi, hành động ấy lại phải toàn mãn trong cái lẽ điều hoà của Tình và Lý nữa.(xem chƣơng
Tình và Lý trong quyển Toàn Chân Pháp Luận)
Hễ có quan sát, xem xét mọi vật thì lấy toàn thể mà phiếm luận, nên không cho cái chi
là Quý, Tiện, Trọng, Khinh, Phải, Quấy…
Mỗi vật, dầu lớn bực nào cũng không thấy là lớn mà kinh sợ, còn nhỏ đến đâu cũng
không xem là nhỏ mà khinh thƣờng, vì mỗi mỗi đều có cái lý cao trọng siêu việt của nó đối
với Toàn thể…Trong lòng họ vẫn thản nhiên bằng phẳng…Họ không tôn sùng thờ phụng ai,
mà cũng không chê bai rẻ thị ai.
Biết rằng vạn vật trong Vũ trụ đều luân chuyển biến thiên mãi, nên học không lấy chi
làm nhứt định mà tạo cái khuôn mẫu chi, để làm mô phạm chung, hạn chế sự sonh hoạt của
nhân sinh. Họ cứ thuận biến theo hoàn cảnh, tuỳ thời mà lƣu chuyển, chớ không dụng tƣ tâm
mà hại Đạo, cũng không bày Nhân, Nghĩa, Bác Ái để phờ phĩnh lấy lòng…
Lại nữa, hễ Vạn vật hình thức thì có thỉ có chung, có sanh có tử…Thế nên, sanh ra
cũng không lấy làm mừng, mà có chết cũng không lấy làm buồn. Đã là Sống trong cái Sống
của Toàn thể thì cần gì phải tế tâm lo nghĩ nữa.
Họ không còn phân Nhĩ Ngã, tất nhiên không còn ý tham muốn thâu trữ chi nữa. Cho
nên đặng cũng không lấy làm đắc ý vui sƣớng, mà mất cũng không lấy làm thất vọng buồn
rầu. Bởi không cho đâu là Vinh, không cho đâu là Nhục. Vì vậy, mà sự khen không cảm
đƣợc lòng, sự chê cũng không động đến Tâm đặng. Họ vƣợt ra ngoài chỗ nhỏ nhen tầm
thƣờng ấy…
Họ sống một cách tự nhiên, không dụng công, phấn lực; bƣơn chải vất vả…nên vẫn
thản nhiên vui vẻ luôn luôn, không có gì câu thúc…
Họ chẳng cần đến Từ Bi, Bác Ái mới yêu thƣơng ngƣời; cũng không vì Công đức
Quả báo mới giúp đỡ khuyên lơn kẻ khác. Họ là Vạn vật, họ là Sự Sống vô cùng vô tận, họ
là cái Đạo vô lƣợng vô biên, nên chỗ hành động, lƣu chuyển biến hoá nhƣ con rồng, không
biết đâu mà lƣợng nổi cái nhân cách của họ.
~o~o~o~o~ HẾT~o~o~o~o~
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/