Đạo Học
08/09/2021 - 10:59 AMLê Công 544 Lượt xem

HỮU TÂM VÀ VÔ TÂM

“ Vong túc, lũ chi thích dã
Vong yêu, dai chi thích dã
Tri vong thị phi, tâm chi thích dã”
(Trang Tử)
Tâm ta lƣu chuyển, nhƣng không bao giờ biến đổi cá tính. Mới nghe thì dƣờng nhƣ
mâu thuẫn, nhƣng ký thật nó là một cái chân lý hiển nhiên, vì trong mỗi sự thật đều có mâu
thuẫn cả (Hiểu đặng cái lý mâu thuẫn của mọi vật: ấy là thấy đƣợc cái lý Vũ trụ). Ví nhƣ hoa
hƣờng: Cái mùi thơm của nó, tuy có nồng nhiều hay ít tuỳ theo cái sức biến chuyển của nó,
song trƣớc sau cũng vẫn một mùi thơm của hƣờng…, chớ không hề biến mất cái thơm riêng
ấy, mà sang qua mùi thơm khác bao giờ.
Tâm ta lƣu chuyển không khác giòng nƣớc chảy. Cái chảy của nƣớc, tức nhƣ cái sống
của Tâm ta. Giòng nƣớc tuy có lúc chảy mạnh, lúc chảy yếu…sự yếu, mạnh dẫu có khác,
nhƣng đó chỉ là thuộc về mặt hình thức chớ không có khác về mặt lƣu chuyển. Nếu múc lên,
phân tử mảnh múng, thì cái mảnh múng tƣ riêng ấy (Bản ngã) không còn cái sống của sự lƣu
chuyển nữa. Tâm ta, thì sống trong cái chuyển, Bản ngã thì sống trong cái tịnh. Tuy giòng
nƣớc chảy, có khi mạnh khi yếu, nhƣng sự chảy ấy không có đổi chút nào, chỉ có đổi về cách
chảy mà thôi. Từ cái chảy yếu đến cái chảy mạnh, chỗ tƣơng tiếp không thể phân biệt đặng.


Nếu ta có múc lên một phần để đó, ta chỉ cắt phân đƣợc cái nƣớc, chớ không cắt phân đƣợc
cái chảy.
Bởi thế, khi ta sống trong cái Sống lƣu chuyển của Toàn thể, nghĩa là khi ta sống
trong cái sống của Chân tính, thì ta sống thuận theo Đạo, nên sống mà vô tâm. Chỉ có ngày ta
sống trong cái Bản ngã, nghĩa là sống nghịch lại với Đạo, ta mới sống hữu tâm rằng ta là Có
(Bản ngã, tức là cái tâm lý rằng Ta là Có đây, và riêng biệt với Vạn vật, chẳng phải là một
vật có thật. Trong mình ta, nếu ngũ tạng không đƣợc mạnh khoẻ; huyết khí không điều hoà,
thì ta mới hay, mới để ý đến nó và biết Nó là Có. Bằng trong mình ta đƣợc khoẻ mạnh, khí
huyết điều hoà lại, ta không còn để ý đến nó nữa, bởi thế ta không dè nó Có. Tâm ta đến với
Toàn thể Vũ trụ cũng thế. Nếu ta hữu tâm rằng cái Ta đây là Có, là tại Tâm ta không còn hoà
với Đạo nữa. Đến lúc Tâm ta đƣợc hoà cùng theo Đạo, ta không còn để ý gì đến nó nữa, dẫu
rằng nó có thật.
Trang Tử nói: “Vong túc, lũ chi thích dã. Vong yêu dai chi thích dã” –“Chiếc giày ta
mang, mà ta không hay rằng nó có, là chiếc giày vừa vặn với chân ta. Dây buộc nơi mình,
mà ta không hay là nó có là cái dây vừa vặn với thân ta”. Theo đó, ta có thể nói rằng: “Ta có
đây mà ta không hay rằng Ta là Có, là vì Tâm ta thuận hoà với Đạo vậy”
Có kẻ sẽ hỏi: “Nếu nói thế thì Ta đây là Có, nghĩa là Bản ngã có thật sao?” Phải! Ta
đây là có thật, nhƣng kêu là Bản ngã, nghiã là Ta có, lúc ta nghịch lại với Đạo, dụng tƣ tâm
mà làm theo ý riêng của mình không kể gì đến Toàn thể nữa, nên mới hay mình là Có. Còn
khi, ta thuận hoà với Đạo, cùng Vạn vật ta sống mà vô tâm, nghĩa là ta không để ý rằng mình
là Có nữa. Ta lúc bấy giờ không còn là Bản ngã nữa, mà gọi là Chân tính vậy, cũng nhƣ loài
rắn kia, lúc ở ngoài thì kêu là rắn hổ ngựa, mà lúc vào nhà, kêu là rắn rồng…nhƣng kỳ thật,
cũng là một nó mà thôi. “Bản ngã, chẳng phải là một thực vật, nó chẳng qua là một cái hiện
chứng của sự nội biến bất hoà trong tâm ta mà thôi”. Đây là để giải cái mê lầm của nhiều độc
giả cho rằng, diệt bản ngã thì không còn biết có mình nữa, nghĩa là tuyệt diệt sau khi giải
thoát.
Muốn thuận với Đạo, trƣớc hết phải biết lẽ Trời là sao, và lẽ Trời nơi ngƣời là
sao…nhiên hậu mới có thể dung hoà, để sống vô tâm trong cảnh hoàn toàn giải thoát. Đoạn
nầy đã nói riêng nới chƣơng Lẽ Trời trong quyển Toàn Chân, sẽ in sau quyển này)


Ngày nay, tuy ta gọi là Sống hữu tâm chớ kỳ thật là sống trong cái Ảo huyền của Bản
ngã. Hữu tâm là biết rằng Ta là Có, đó là cái Nguyên nhân của sự khổ của con ngƣờ, vì ta sẽ
lấy hết nghị lực, dụng hết tâm trí để chống cự lại với cái luân chuyển tự nhiên của Toàn thể.
Nếu ta là khúc cây trôi theo giòng nƣớc, thì ta vô tâm với cái chảy của giòng nƣớc,
nên ta sống mà không hay rằng Ta có. Sống ấy gọi rằng sống thuận với Đạo.
Nếu ta là khúc cây cắm giữa giòng, thì ta chống lại với sự chảy ấy, chừng ấy ta mới
biết có ta và hữu tâm đặng cái Sống của giòng nƣớc. Cái hữu tâm đó, do nơi cái Tịnh của ta
đối với giòng nƣớc chảy, mà ra. Sống nhƣ vậy gọi là Sống nghịch với Đạo.
Hễ đồng lƣu chuyển với nhau, thì ta không có phân Nhĩ ngã. Hai ngƣời cùng ngồi hai
chuyễn xe, đồng chạy một mực nhau, thì không ai dễ có sự động chuyển cùng không động
chuyển. Nếu có một ngƣời đứng lại, thì ngƣời đứng lại sẽ thấy ngƣời kia chuyển, còn mình
thì tịnh; chừng ấy mới có hữu tâm, để ý mà phân biệt Nhĩ ngã. Cái đứng lại đó, sanh ra cái
quan niện Ta là có đây. Thế mới gọi cái Ta là giả, vì tịnh là một sự vọng ảo của ta thôi.
Cái Tâm thì chuyển nên đồng lý với Đạo. Bởi đồng lý với Đạo nên không thấy mình
riêng với Vạn Vật, không chia phân Nhĩ Ngã. Bởi không phân Nhĩ Ngã, nên không dụng tƣ
tâm mà chia giai cấp, hoặc kiểm sóat của ai, không trọng, khinh ai mà cũng không yêu ghét
riêng ai…
Nói thế, có phải bảo ta cứ ăn no ngủ kỹ, lãnh đạm lạt lẽo, để mặc tình ai sai sử cách
nào cũng đặng…nghĩa là sống trong cái lƣời biếng, bơ thờ, nhu nhƣợc chăng?
Không! kẻ ta thƣờng gọi là hữu tâm, tức là kẻ sỗng trong Bản ngã đây, thì rất siêng
năng cần mẫn. Cái Siêng ấy, cái Bƣơng chải ấy là cái then chốt của sự Văn minh tấn hoá của
loài ngƣời…Dân các nƣớc nhờ cái Siêng năng lao lực ấy, mới đặng tới cái chỗ văn minh
ngày nay. Bởi thế, ta thƣờng gọi những đức tính ấy là những nết hay, đức tốt của nhân loại.
Đó thật là một đều lầm rất nặng với chí nhân. Kẻ hữu tâm rằng ta là riêng với Vạn Vật, mới
có ý thâu trữ, nên mới hoá mình lên tới chỗ cực điểm, có hay đâu sự tấn hoá này cũng là sự
tấn hoá của Bản ngã mà thôi.(Quan niệm về sự tấn hoá là một đều ảo vọng. Theo ta, Chân lý,
cái Toàn Thiện ấy có sẵn trong Vạn Vật. Bởi vậy, cái ý niệm cho rằng phải tấn tiến đến Chân
lý, là một cái ý niệm lầm. Làm sao mà tần tiến đến một điểm mà ta đã có sẵn. Cũng chẳng
phải quay về cái học bề trong hay là cái học bề ngoài, mà ta phải lo giải thoát lấy cái Tƣ tâm
riêng biệt đây mà thôi. Nếu ta để ý quan sát, ta sẽ thấy phần đông con ngƣời tƣởng rằng: hễ
thêm cho nhiều những đều mình đã có, nghĩa là càng trở nên to lớn thêm, càng đầu thai

nhiều kiếp, càng làm cho cái tƣ tâm thêm rộng chừng nào, thì ta đƣợc gần Chân lý chừng
nấy…Theo ta, cái quan niệm ấy thật sai lầm, vì Chân lý thì ẩn lực trong Vạn Vật một cách
phong phú sung mãn lắm, nên Chân lý ấy (tức là Chân tính) cũng Vô cũng nhƣ thế, làm sao
gọi là Tấn hoá nữa cho đặng. Tấn hoá là thuộc về hình thức chớ không thuộc về Chân tƣớng
bao giờ -Krishnamrti)
Cái lòng tham muốn vô tận làm cho con ngƣời khổ tâm hết sức. Bản ngã muốn cho
thoã cái lòng tham lam của mình, tạo ra biết bao nhiêu điều phờ phỉnh nhƣ những tính kiên
nhẫn, Ý Chí, Can đảm…Đức tính và nét xấu còn thuộc về Bản ngã, kẻ Vô ngã không còn gọi
cái chi là đức tính, cũng không còn gọi cái chi là nết xấu.
Kẻ vô ngã hành động không cần có kết quả hay mới làm, hễ gặp việc thì làm, không
gặp thời thôi, chớ cũng không dụng tâm tìm kiếm, lo, ráng…Cành hoa kia nở, phảng phất
mùi hƣơng cả một khoảng trời vẫn cứ tự nhiên lƣu chuyển luôn luôn không dừng, cứ sống
trong cái Sống tự nhiên của Bản tính. Bởi không quan thiết gì đến ai trầm trồ khen ngợi hay
chê bai biếm nhẻ, nên không dụng tâm mà cố ráng cho mau lớn, bƣơng chải cho mau nở. Nó
nở, nó lớn một cách tự nhiên, không phải nhờ siêng năng, kiên nhẫn; Nó cứ một mực tấn
biến mãi một cách vô tâm…Nó không thể không làm nhƣ vậy cho đặng. Bảo nó đừng nở,
cũng không đặng; bảo nó dụng tâm tấn biến gấp lên, cũng không thể đặng; bảo nó dụng tâm
tấn biến gấp lên, cũng không thể đƣợc. Dẫu có muốn, nhƣ ngƣời nông phu kia thấy lúa lâu
lớn, dụng tâm nhớm gốc lên cho nó mau cao, thì ra chỉ làm hại cho sự sống tự nhiên của nó,
mà thôi. Bởi thế ngƣời thánh trí muốn sống đặng cái sống tự nhiên của Bản tính, phải Sống
nhƣ cây bông kia, vô tâm, thản nhiên và trầm tĩnh (Hành vi vô tâm, là hành vi đã đến chỗ
hoàn toàn rồi –“Xem chƣơng Hữu Tâm và Vô Tâm trong quyển này và bài Hành vi hoàn
toàn trong quyển Toàn Chân”. Thật vậy, hễ còn hữu tâm trong việc làm mình, là còn
ngƣợng, còn mắc…hành vi ấy vẫn còn là thô thiển miễn cƣỡng, không đặng tự nhiên nữa.
Trang tử có thuật: Ngày kia bóng dậm hỏi bóng dợt: “Sao anh trƣớc kia anh đi, nay anh
dừng, trƣớc kia anh ngồi, nay anh đứng? Sao anh không giữ đặng một mực vậy?” Bóng dợt
nói: “Ủa! xƣa tôi có đi, nay tôi đứng hay sao? Tôi có dè tôi là cánh ve, vảy rắn mà có biến
đổi dƣờng ấy sao? Tôi có biết phải nhƣ vậy sao? Đó là lời của kẻ Chí Nhân không phải kẻ
thƣờng nhân hiểu đặng. Đó là hạnh kiểm hoàn toàn của ngƣời giải thoát.)
Hành động Bản ngã mới xem qua, coi rất hùng dũng, phấn khởi lắm; làm không thấy
ngừng…Thật là lao động, cƣờng tráng, kiến nghị!

Hành vi kẻ Vô ngã xem chừng nhƣ nhu nhƣợc, bởi theo cái lẽ thuận biến, không dụng
tâm chống lại với Đạo. Một đàng thời hữu tâm, một đàng thời vô tâm. “vi vô vi, sự vô sự”,
rất khác nhau nhƣ trời, vực…
Đó là cái lầm, nhƣ ta đã thấy trƣớc kia, hành vi kẻ hữu ngã coi thì có mà thật là
không. Hành vi kẻ vô ngã coi thì Không mà thật là Có. Sao gọi Có mà Không, Không mà
Có? Hành vi của ta thƣờng giống nhƣ kẻ cho vay, đƣa ra để lấy lợi vào…thì sự cho ấy tuy
Có mà thật là Không. Kẻ cho ra vì thƣơng, không cần ân nghĩa, không cần sự khen ngợi,
không vì đạo đức nhân nghĩa chi chi, hành vi ấy không nô lệ lấy một ý niệm tƣ tâm gì…nên
rất toàn bị, thế gọi là Không mà Có (Cái yếu điểm là nơi đây, biết đƣợc cái chỗ Có mà
Không, Không mà Có cũng nhƣ đƣợc cái chìa khoá mở đƣợc các cửa bí mật của đền Vũ trụ.
Tỉ nhƣ trên đây, cái Ta thấy là có, mà thật là không (ảo vọng), còn Chân tính thấy, là
không (Vô tâm) mà thật là có. Cái khổ cũng thế. Hễ sống trong Bản ngã, thì mới có Khổ:
sống trong Chân Tính thì không còn Khổ. Cho nên gọi, cái Khổ có mà không. Khổ, tƣơng
liên với Bản ngã, bởi thế nói rằng Khổ tức là không Có, không trúng; mà nói Có cũng không
trúng. Hiểu đƣợc cái lẽ Có, Không là hiểu đƣợc cái lý thật của mọi vật. Cũng nhƣ hiểu đƣợc
cái lý Âm Dƣơng (luật mâu thuẫn) là hiểu đƣợc cái biến hiện của Vũ trụ vậy). Hành động kẻ
Vô ngã thì tự bản tính xúc động mà làm, không do nơi chỗ so đo hơn thiệt, dầu lợi ấy có
thuộc về phần vật chất hay thiêng liêng cũng vậy. Hành động kẻ hữu ngã thì trái ngƣợc lại;
cho nên, tuy hành động của họ xem tráng liệt, mạnh mẽ, nhƣng chỉ loay quay tƣ dục mà thôi!
Tóm lại, hành vi kẻ hữu ngã thì bất túc, vì bị hoàn cảnh sai sử, tự mình không có đủ
nghị lực mà chủ động; còn hành vi kẻ Vô ngã thì toàn mãn, tự bản tự căn, cho nên muốn
đƣợc nhƣ ngƣời Vô Ngã, hành dộng theo lẽ Vô Vi, phải có đủ nghị lực hùng dũng phi
thƣờng mà kẻ tƣ tâm sánh lại, vẫn là kẻ rất hèn yếu nô lệ…
Hữu Ngã là kẻ chƣa có Sống, vì bị động. Vô Ngã là kẻ có Sống, vì tự động. Khác
nhau chỉ có bấy nhiêu mà thôi.
~o~o~o~o~o~o~o~

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/