“Con ngƣời, sở dĩ cao trọng hơn Vạn vật vì trừ mình ra, không ai giải thoát cho mình
đƣợc” – Krishnamurti
Ta sở dĩ không còn đƣợc tiếp xúc với sự Sống của Toàn thể, vì Bản ngã nhƣ bức
tƣờng ngăn phân ta ra cùng Vũ trụ Vạn vật. Vậy thì, muốn thấu Chân Lý, hỗn hợp với Đại
toàn thể, để làm một cùng Vạn vật thì trƣớc hết phải diệt Bân ngã.
Phƣơng pháp giải thoát không cần phải dụng tâm phấn lực chi lắm, chỉ làm trái lại
những đều ta đã làm xƣa nay.
Bởi muốn bồi đắp, tu dƣỡng cho bức tƣờng ngăn ấy thêm chắc chắn, bền bỉ, con
ngƣời thƣờng dụng công phí lực vất vả lắm:
Một là, để làm cho Bản ngã ta thêm phân biệt khác hẳn với đồng loại, giữ gìn cái vị trí
mình trong xã hội, không cho giống với kẻ khác (Sự giải thoát, chẳng phải sự tấn hoá hay sự
tăng gia cho thêm lớn đâu, ấy là sự siêu thoát ngoài sự Tấn hoá, đó là sự dứt tuyệt của cái lẽ
Tăng gia, Cá nhân nhờ giải thoát, xé nát cái màn phân rẽ ta và cái lý nhất quán vậy. Không
phải lo cho thêm lớn, cho thêm rộng, mà phải lo làm làm sao phản bổn hoàn nguyên phục hồi
cái Đạo nơi ta đã có sẵn trƣớc kia. Trong cái Bản tánh ta, trong cái Tự tánh vô cùng vô tận
của ta, không bao giờ có chi gọi là Tôn chỉ, không bao giờ có chi gọi là Tấn hoá cả! –
Krishnamurti)
Hai là, để che chở binh vực quyền lợi mình, không cho ai động đến của cải của mình,
về Vật Chất (Tiền bạc, ruộng đất, quyền, lộc…), về Tình Cảm (Ái tình, hoặc đều gì ta yêu
thích riêng nhƣ vợ, con, anh em…), về Trí thức (nghĩa là sự học vấn của ta..) hoặc về Tinh
Thần (Những phép tắc, hoặc những lý thuyết triết học, khoa học…mình đã học) và đem về
làm của riêng cho mình.(Kẻ suốt đời học hỏi nhiều, chứa trong óc nhiều sách vở…nếu có ai
bảo rằng sự đó là lầm, sự học đó là sai, và tự họ cũng cảm biết chỗ sai lầm mình nữa, họ sẽ
dụng hết tâm lực để bào chữa, che chở cho nên học đó…đặng cứu lấy cái danh tiếng của họ,
một cái hƣ danh hèn mọn…bởi đã gia tâm nghiên cứu học hỏi rất lâu, phí hết bao nhiêu tâm
lực. Nay bỏ hết, rất uổng, nhƣ kẻ có tiền của quyền tƣớc nhiều mà nay, dầu biết là giả, vội bỏ
đi cũng là khó khăn tƣơng cho ít ai làm đƣợc, trừ ra kẻ có tâm chí lớn. Về tinh thần lý tƣởng
cũng thế: kẻ giàu sách vở lý thuyết vị tất là kẻ dễ tự giải thoát…)
Ba là, để chống cự, chiến đấu, nếu ai cả gan mà chiếm soán quyền lợi ấy của ta.
Con đƣờng giải thoát thì trái ngƣợc lại:
1.Ta cố nới ra, giảm bớt cái sức dụng công chiếm giữ lấy của riêng mình.
2.Ta hãy luôn luôn nhớ rằng: Ta là Một với Toàn thể Vũ trụ; Ta là cái tâm trung điểm,
nhờ đó mà sự Sống của Vũ trụ ứng hiện ra.
Nói thế, ta sẽ tƣởng tƣợng rằng: làm cách ấy, con ngƣời sẽ không còn gì nữa, sẽ tự
giảm lần lần và tiêu diệt (Con ngƣời thƣờng lầm rằng: tích tụ của cải, làm cho ta đƣợc quyền
thế -đây không phải ý muốn nói về quyền thế, về chính trị…quyền thế đấy là về phép tắc, về
trí luận…những lẽ làm cho ta hơn ngƣời, lợi lộc hơn là thuộc về lẽ Tấn hoá. Còn giải thoát
thì làm ngƣợc lại, e rằng đánh đổ cả thảy đều ta thâu trữ xƣa nay là đi ngƣợc lại với sự Tấn
hoá của ta chăng? Không! đó chẳng qua là sự Tấn hoá của Bản ngã; muốn huỷ diệt Bản ngã
để giải thoát Chân tính, ta không cần nói đến Tấn hoá nữa, vì Chân tính thì Toàn mãn, vô
chung, vô thỉ, bất tăng, bất giảm, cứ lƣu chuyển mới mẻ hoài mà không bao giờ suy, giảm.
lý, hay cái Toàn thể của sự Sống ở trong Vạn vật, ở trong Tâm của con ngƣời. Cho nên, với
Chân lý thì không bao giờ có tiến hoá gì cả, vì Nó là Toàn mãn, chỉ có đều gì bất toàn mới có
thể Tiến hoá đƣợc mà thôi. Chân lý (tức là Bản tính ta) có sẵn nơi ta luôn luôn vì ảo vọng mà
ta làm lu lờ…Bởi thế, ta chớ nói: “Ta sẽ trở nên..” mà phải nói: “Ta trở lại sống trong cái
Sống của Chân Tính ta” –xem Phụ lục chƣơng Lẽ Biến Chuyển của Vũ trụ.). Không! thay vì
ta sống trong cái huyền vọng của tƣ tâm, riêng biệt với Vũ trụ, ta sẽ sống trong cái Sống của
Toàn thể Ta sẽ không còn xƣng Tôi nữa, mà sẽ nói: “Sự Sống ở nơi tôi”, ấy là cái Chân tính
của tôi nó tƣ tƣởng, cảm giác, hay hành động nơi tôi, chớ không phải Bản ngã nữa. Chừng ấy
ta mới sống thật trong cái Sống của Chân tính ta…
Ta nào phải cần đi đâu xa vời để tầm cách giải thoát. Sự giải thoát nơi ta đây, ngoài
ra, thảy đều là vọng ảo cả…
Sự giải thoát ấy, có ảnh hƣởng rất lớn trong hành động hằng ngày của ta. Ta cũng cứ
làm ăn, cũng sống trong gia đình, cũng cứ mực thƣờng, không khác chi với lúc xƣa chút nào
cả, chỉ có cái Tâm ta là khác mà thôi. Bấy nhiêu đó cũng đủ biến đổi cái cảnh khổ khi xƣa
kia làm một cảnh Hoàn toàn Hạnh phúc. Nếu ta mơ vọng đi tìm sự giải thoát nơi rừng thẳm
non cao, hay trên cõi thần bí siêu hình thì ta lầm ngay. Sự giải thoát chỉ ở trong cách hành
động hiện thời của ta hằng ngày đây. Chớ mơ tƣởng viển vông rằng Chân lý ở nơi quá khứ
hay vị lai, hoặc nơi kinh, sách hay tôn giáo nào, hoặc do nơi những bực Thánh, Thần, Tiên,
Phật…
Dẫu đƣợc trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi bực nào, mà hành động ta đƣợc
vô vi, nghĩa là sống đặng ngoài cái Bản ngã, tức khắc ta biểu lộ đặng cái Chân Tính của ta,
tiếp xúc đƣợc với Đạo vậy.
Trong lúc đó, ta là Đạo; kết quả của sự giải thoát tới đây chỉ là bƣớc đầu…phải đi tới
đó, mới hiểu đặng cái chỗ Chí Lạc của kẻ đã đƣợc Giải Thoát…
Nhƣng, có kẻ sẽ cho đó là thƣờng, vì hễ làm mà không vị kỷ thì thấy Đạo. Tƣởng nhƣ
thế lầm lắm. Tuy thấy dễ nhƣng khó vô cùng. Thƣờng tình con ngƣời vẫn đƣợc có lời ấy đầu
môi, chớ kỳ trung cái lòng ích kỷ đã thâm sâu trong tâm trí…Bản ngã rất khôn khéo, lanh
lợi…nhƣ ta đã thấy trƣớc kia cái trò tuồng của nó diễn trong những vấn đề Công Bình, Nhân
Ái,..Ta phải biết rằng, cái mà ta gọi Ta đây, không phải cái Ta xác thịt mà thôi. Nó là cái Ta
chung của những cái ta tình cảm, trí thức…của ta. Bởi thế, nó lặn bên nầy, nó mọc lại bên
kia mà ta không dè…Nhƣ kẻ khổ hạnh ăn chay để tạo cái tinh linh thể, cho tráng kiện mạnh
mẽ đặng luyện phép luyện đơn…chỉ là thí bỏ cái Vui Sƣớng của xác thịt để mọc lại bên cái
Ta tinh linh…Ta, cứ tự phỉnh lấy ta luôn luôn, mà không hay, không dè…Trong một việc
làm phƣớc thiện kia, mà ta gọi là vô tƣ lợi, nếu, suy cho kỹ thì phi cái lợi vật chất, cũng vì
cái lợi tình cảm (tiếng khen ngợi, dƣ luận tốt), hay là cái lợi tinh thần (Quả báo tốt về Kiếp
sau, hoặc đƣợc Công đức với đời, đặng nhớ về phƣớc hậu lai.) Mỗi hành động của ta chỉ có
một cớ chi kích thích, chớ tự nó, nó không có nghị lực gì hành động đặng (Có kẻ gọi rằng
mình chẳng vì tƣ lợi vật chất, nhƣ giàu sang phú quý, chỉ vì bởi sợ quả báo mà thôi. Hoặc
làm Phải cho mau Tấn hoá,..Cũng một cái Ta, nó lặn bên này, mọc lại bên kia…mà ta không
dè thôi. Muốn tấn hoá cho mau, tức là muốn Nhĩ Ngã thêm phân biệt, dầu có đứng lại làm bộ
giả hình để cứu độ thƣơng yêu ngƣời, cũng là chỉ để cho mình mau tấn hoá, mau khác biệt
với ngƣời…Bản ngã lợi xảo vô cùng. Có thƣơng yêu vạn vật cũng là để cho dễ phân biệt Nhĩ
Ngã, mà lòng vẫn đƣợc yên ổn…có hay đâu, còn gọi là Thƣơng ngƣời, tất là còn phân biệt
với ngƣời? Ngoài miệng ròng là một giọng phiếm ái, mà tâm trung để tìm cách mƣu đồ sự
lợi kỷ. Tạo Nhân, Nghĩa để làm cái nguyên -động -lực cho hành vi cũng là một cách xảo mị
của Bản ngã. Chừng nào ta làm, vì Ta là Ngƣời, Ngƣời là Ta…không còn phân Nhĩ ngã, giai
cấp; làm một cách tự nhiên nhƣ đóa hoa thơm, nở trong buổi trời xuân…Nở vì Nở…không
vì tƣ ý chi, không vì Nhân, Nghĩa, Từ Bi, Bác Ái chi chi cả. Ấy là bƣớc đầu vào cảnh Vi Vô
Vi, Sự Vô Sự của Lão tử vậy…Đó là một sự rất khó, nhƣng chẳng phải làm không đặng.) Ta
lầm chỗ đó, mà tƣởng rằng: hễ làm không vì lợi vật chất, hay tình cảm thì đủ gọi hành vi ấy
là vô tƣ lợi. Cái Ta khôn khéo muôn phần, ta phải lấy hết trí phán đoán vô tƣ mà xem xét
mỗi hành động ta trong lúc hiện tại…mới mong gỡ đặng cái mặt nạ của nó. Chỉ có trong lúc
ấy, ta giải thoát đặng cái tƣ tâm mà thôi (Hành vi ấy, ban đầu ta phải cố tâm trì chí để quan
sát cho quang minh đặng phán đoán…nhƣng lâu lâu, lại thành ra vô tâm vì nhờ thói quen mà
hành vi ta tự nhiên đƣợc biểu lộ Chân Tính, không còn phải vất vả nữa…-Xem Toàn chân
pháp luận chƣơng Bản ngã siêu hình)
~o~o~o~o~o~o~o~
NGUYỄN HIẾN LÊ
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/