Muốn tâm đắc với lý Đạo, ta phải tự thí nghiệm lấy nó, nghĩa là trƣớc phải diệt tƣ tâm
đi, nhiên hâụ mới rõ, chớ không ai nói ra cho ta đƣợc. Đạo không phải là lý luận, Đạo là sự
Sống, Đạo tức là sự thực nghiệm riêng của mỗi ngƣời. Ấy vậy, muốn đƣợc hiểu cái lý ấy,
phải làm thế nào biến đổi những hành động tƣ tâm hằng ngày của ta, thành ra hành động của
Chân tính, tức khắc ta sẽ rõ Đạo là gì, sự Lạc Phúc vô tận của Đạo là sao? Vì, cách sinh hoạt
của Chân tính tức là Chân tính của ta vậy.
Có ngƣời bảo với ta rằng ngoài biển gió mát lại khoẻ lạ lùng…Họ có thể miêu tả cái
mát, cái khỏe ấy bằng câu văn thật hay và hàm súc lắm song ta chỉ có thể độ tƣởng cái mát,
cái khoẻ ấy, bằng tƣ tƣởng thôi, bất quá so sánh nó với cái mát, cái khỏe của ta đƣợc cảm
hƣởng lúc chiều hôm, trăng thanh gió mát đứng trên bờ sông chảy ngang làng ta ở mà thôi
vậy. Nếu ta không thân hành đến tận bể, thì dầu cho có giàu sự mơ tƣởng đến bực nào, mơ
cũng không đúng với sự thật đƣợc. Đạo cũng thế ấy. Có ngƣời đã đắc lý Đạo rồi, tức là đã
diệt đƣợc tƣ tâm, đã đặng tiếp xúc với Chân lý, đã đƣợc linh hoạt trong cái Sống của Chân
tính, nói lại với ta cái Toàn phúc ấy, và ra công chỉ đƣờng cho ta đi. Nếu ta không chịu đến
tận chốn ấy, tức là diệt tƣ tâm của ta, thì dầu có làm gì đi cũng khó bề độ nổi cái Lạc Phúc ấy
trong muôn một…(Đạo chi toàn thể, thánh nhơn diệc man di ngữ nhân, tu thị học giả tự tu tự
ngộ -Cái Toàn thể của Đạo, đến thánh nhân cũng khó nói cho ngƣời ta biết đƣợc, học giả nên
tự tu tự ngộ -Dƣơng Vƣơng Minh).
~o~o~o~o~o~o~o~
B.LÝ TRÍ VÀ TRỰC GIÁC
Bản ngã thuộc về lý tƣơng quan nên muốn hiểu biết phải dùng lý trí để so sánh…Sự
hiểu biết ấy đặng có mặt hình thức rất mập mờ, quanh co ở bề ngoài, do sự so đo, cân nhắc
chớ không thể suốt đƣợc đến cái chỗ tinh vi của Đạo.
Tâm, tức cái Đạo nơi ta, là sự Sống linh hoạt vận chuyển luôn luôn. Sự sống ấy tấn
mãi, không hề thối hay đứng dừng một chỗ bao giờ. Tâm ta lƣu chuyển nhƣ giòng nƣớc chảy
chảy, cuộn cuộn liên tiếp ngày đêm không ngớt. Một cái tâm lý của ta trong phút trƣớc,
không bao giờ giống với cái tâm lý của ta trong phút sau…Tuy thế, nó không thể tƣơng phản
cho đặng, trƣớc sau nó vẫn là một, dẫu có luân chuyển biến đổi luôn luôn. Lý nầy, hơi khó
hiểu một chút nhƣng ta thử nhắm mắt lại và lóng nghe một khúc đờn cỏ. Tuy có nhiều tiếng
khác nhau kết thành, song nghe luôn câu, ta không thể nhìn nhận từng tiếng đặng, nó trƣớc
sau vẫn là một tiếng, mà kéo dài…vậy thôi. Ấy là một vì dụ cho ta dễ hiểu cái cách linh hoạt
của tâm lý.
Lý trí thì chỉ nhờ phân tích ra từng đoạn, từng khúc để so sánh, mới hiểu. Nhƣng, đã
gọi cái Sống của Chân tính, không thể phân tách đặng, mà lại lấy sự phân tích của lý trí để
khảo cứu thì làm sao mà hiểu cho đặng cái Sống ấy? Tâm ta là một cái linh khí tấn chuyển
luôn luôn, mà Lý trí đem ra cắt phân từng đoạn, nhƣ cắt một phim hát bóng ra từng miếng,
rồi mong đem sắp kế kế nhau để tìm lại cái sự linh hoạt của nó…Thật, đó là một đều Vô lý!
Một cái linh khí hoạt chuyển luôn luôn, lý trí bắt dừng lại, lấy một hai món để nghiên cứu,
nhƣ dòng nƣớc đang chảy mà ta múc lấy mƣơi thùng đem lên sắp kế kế nhau, rồi dụng hết lý
luận để tìm lại cái chảy ấy, thì có thể nào đặng chăng. Một nhà triết học trứ danh ngày nay
nói: Cái đặc tính của Lý trí là nhờ so sánh một việc đã qua với một đều hiện tại mà hiểu biết,
huống chi cái đã qua đối với cái hiện tại thì không thể nào giống nhau cho hết đặng, vì tâm lý
ta lƣu chuyển tấn biến mãi, một phút trƣớc, một phút sau là không còn giống nhau nữa, Lý trí
muốn biết đặng cái Sống, chỉ là một đều vọng ảo mà thôi (Bergson)
Trực giác tức là cái lẽ hiểu rất mau, lấy Toàn thể mà xem, không phân cắt riêng từng
đoạn…Nhƣ kẻ đứng trên cao và xa Trực giác thấy đƣợc cái chảy của giòng nƣớc. Trực giác
lại cũng kẻ nhảy xuống dòng nƣớc, rồi tự để cho lôi cuốn nên thí nghiệm đặng cái chảy đó ra
sao.
Trực giác khi xem mỗi vật thì nhập vào trong, ở nơi trung tâm của vật ấy, để sống
trong cái Sống của Vật ấy…Ấy là cách trực tiếp với Chân lý, chớ không nhƣ Lý trí, phải
dụng cách gián tiếp, đứng ngoài mà xem. Lý trí thì phải dụng lấy phƣơng pháp phân tích để
hiểu biết, đem một vật đã qua mà so sánh với một vật hiện tại, nhƣ đã nói trên kia. Cách gián
tiếp ấy chỉ biết đặng cái bề ngoài, hình thể của sự vật, chớ không thấu đƣợc cái bề trong, tức
là cái Sống của nó đặng. Nếu ta dùng cách phân tích mà xem, thì ta đứng ngoài vật ấy, ta sẽ
thấy vật ấy theo những phƣơng diện riêng, tƣơng quan với ta, tuỳ theo ta đi hoặc đứng. Nếu
vật ấy cùng ta đồng chuyển cập với nhau, ta sẽ không thấy cái chuyển của nó, ta sẽ gọi nó là
Tịnh. Ta đứng lại, ta sẽ thấy nó chuyển, hoặc sang bên hữu, hoặc sang bên tả của ta. Ta lấy ta
làm cái trụ điểm để đo lƣờng. Thế ấy ta chỉ hiểu biết đƣợc vật ấy theo tƣ kiến của ta mà thôi.
Nếu ta dùng trực giác để trực tiếp, thì ta không ở ngoài vật ấy, cho nên ta mới hiểu đặng cái
chuyển thật của nó.
Tóm lại, Lý trí thì phân tích, cắt vụng Sự Sinh động ra từng mảnh múng cho nên
những mảnh múng ấy thì tình và không còn biến đổi gì nữa đặng, bởi nó đã lìa với cái Sống
Chung của Toàn thể rồi. Thế nên, Lý trí, không còn biết đặng cái Sự Sống của Chân tính;
Trực Giác thì ở trong cái động, sống trong cái Sống của Toàn thể, nên hiểu đặng Chân Lý.
Đó là cách phân biệt Lý trí và Trực giác.
Nói thế, chẳng phải bảo rằng Lý trí là vô dụng cho kẻ tầm Chân lý. Đã biết, ta phải
dùng Trực giác để đạt suốt cái lý của sự vật…nhƣng muốn miêu tả lại cái Ngộ của mình cho
kẻ khác, ta phải dùng đến lý trí mới đƣợc. Trách vị của Lý trí là để giúp Trực giác phô diễn
lại những đều ngộ cảm của tâm linh…
Thật vậy, thƣờng thƣờng cái sự quá ỷ lại vào Lý trí làm cho ta vội vã trả lời mà không
dò xét lại cho chính định, coi những vẫn đề ta tự tạo và tự hỏi đó có căn cứ vào đều huyền
vọng của Bản ngã chăng? Bởi thế cho nên, tự cổ chí kim, những vấn đề tối trọng của Nhân
Sinh nhƣ luật Công Bình, vấn đề Hoá Công…sở dĩ không giải quyết đặng là vì con ngƣời vô
ý, quên coi kỹ nó có căn cứ vào sự thật hay không? Lý trí và Trực giác đều có trách vị riêng
và hạn định khác nhau rất xa. Lý trí thuộc về Tƣơng quan, là phƣơng pháp để khi Trực giác
đạt suốt lý đạo rồi, miêu tả lại cái Chân lý bằng tiếng nói và lý luận của tƣơng quan cảnh để
phổ thông cho kẻ khác. Còn Trực giác là phƣơng pháp để trực tiếp với Chân lý, nếu không
nhờ ánh sáng nó, thì Lý trí vẫn là một cái phƣơng pháp vô thần. Cho nên ta phải hiểu và biết
phân biệt cái trách vị và phận sự của mỗi bản năng ấy; không vậy, ta sẽ lầm tƣởng rằng: Lý
trí có thể đạt suốt đặng lý Đạo, thành thử sự học của ta về Chân lý sẽ là một trò chơi giải trí
của lý luận mà thôi, chớ không có sự sống linh hoạt của Đạo ở trong chút nào cả…
~o~o~o~o~o~o~o~
NGUYỄN DUY CẦN
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/