Đạo Học
08/09/2021 - 10:17 AMLê Công 516 Lượt xem

CÔNG BÌNH

Chấp ngã làm cho ta không xem thấy đặng cái lý thật của sự vật, nên những sự hiểu
biết và phán đoán của ta vẫn thiên về lẽ tƣơng quan mà thôi. Giác ngộ tức là hiểu biết cái lý
thật của mọi sự vật, ( L’illumination est la connaissance de la vraie valeur des choses. Phật
giáo có câu: “ Kiến Vũ trụ chi chân lý vị chi ngộ; muội Vũ trụ chi chân lý vị chi mê”. Ngộ,
tức là đừng theo quan niệm Vô ngã mà xem, thì Vạn vật dầu cho nhỏ đến bực nào, cũng có
cái lý huyền vi sâu xa của nó…Cho nên, không chi gọi là Quý, Tiện, Trọng, Khinh…Mê, tức
là đứng theo quan niệm tƣ ngã mà xem, nên vạn vật mới có vật gọi là sang, hèn, khinh trọng.
Đó là cái mầm tranh đấu đau đớn của nhân sinh. Vì thế, Lão tử mới bảo: Bất thƣợng hiền, sử
dân bất tranh( Chớ trọng ngƣời hiền, đó là làm cho thiên hạ không tranh)- Xem trang Phụ
Luc quyển Toàn Chân Pháp Luận, Cây Bách Thọ.
Cho nên những đều hiểu biết của kẻ giữ quan niệm tƣ ngã thì lầm lạc sai suyễn lắm.
Xƣa nay thậm chí, kẻ học Phật giáo mà cũng chƣa thoát khỏi đặng cái lầm ấy. Vì phần nhiều
họ còn chấp trong cái Bản ngã, mà sự học phải sai lầm, lại không biết đâu mà thoát ly cho
đặng.
Họ thƣờng vịn lấy cái thuyết luân hồi Quả báo làm cái trung điểm cho học phái
mình…Tuy nói rằng tôn chỉ là Từ bi, Bác ái, song chẳng qua đó là cách để thoát kiếp luân
hồi, nắm lại cái bánh xe Nhân quả…Phật giáo cho rằng mỗi mỗi cái hiện tƣợng sanh sanh tử
tử đây là gốc bởi cái dây nhân duyên tiếp tục mãi mãi nhƣ con sông lớn trên mặt biển Chân
nhƣ, chớ không bao giờ gọi đó là luật Công bình của Trời!
Luân hồi Quả báo chẳng qua là một cái luật phản ứng cũng nhƣ luật Nhân quả của thế
giải vật chất hữu hình của ta đây. Thế mà, biết bao kẻ lấy cái thuyết ấy làm tôn chỉ tuyệt đích
cho hành vi của mình, chỉ bo bo nô lệ, trong mỗi việc làm, sợ có một việc quả báo mà thôi.
Vì Quả báo mới chịu làm phƣớc, thiện, vì Quả báo mới chịu lánh việc tàn khốc, ích kỷ. Tóm
lại, Quả báo là cái chủ động của hành vi suốt đời họ. Họ lại cho đó là luật Công bình của
Trời, để giải quyết cái vấn đề bất bình đẳng của Nhân loại.
Quan niệm Công bình thật là một quan niệm rất sai suyễn lắm! Ta thử hỏi sự Công
bình có thật cùng chăng? Trên thế gian này hẳn là không có rồi…Muốn cắt nghĩa lẽ bất bình
đẳng của xã hội và nhân loại, Tôn giáo vịn lấy cái thuyết Tiền nhân quả báo mà luận giải.
Đời ta đây vui sƣớng hay khổ cực, chỉ là cái hậu quả của một cái tiền nhân kia?...song nếu ta
lại hỏi cái nhân của cái nhân đó…và hỏi nhƣ thế mãi đến một lúc mới sanh cái Ta đầu
hết…thì ai tạo ra? Vì lẽ cái Ta hiện thời đây là cái vọng niệm của cái Ta trƣớc, thì khi tiên
khởi phải có ai tự ý tự tâm tạo cái Ta ấy, mới ngày nay có Ta đây mà vọng niệm. Theosophie
moderne, - (có kẻ gọi là Thông Thiên Học)- cắt nghĩa rằng, ta trƣớc khi thành ngƣời phải trải
qua một kiếp thú…Muốn đầu thai lên làm ngƣời, con thú phải cần cậy lấy sức mình, hết sức
trụ thần trì đặng cho điểm linh quang Trí Huệ (monade divin) trực tiếp với điểm ấy mà nhập
vào, tức thì lúc ấy con thú đặng thành ngƣời. Khoa Thông Thiên Học lại giảng thêm rằng có
nhiều cách hoá thân, Hoặc một con thú bị đánh đập đau đớn trong lúc bị phẫn uất sợ hãi thái
quá mà hạ trí tiếp diễn đƣợc với điểm linh quang trí huệ, nên tức khắc đƣợc hoá thân làm
ngƣời, sau khi nó bị thƣơng mà chết. Cách hoá thân ấy là cách hoá thân xấu. Hoặc có con
nhƣ chó, mèo, vv…những thú nhà, nhờ gần gũi với những ngƣời mà trí hiểu biết khôn lanh
nó tấn hoá rất mau lẹ…thần trí nó tiếp điển đƣợc với linh quang trí huệ mà hoá thân. Cách
hoá thân ấy gọi là cách hoá thân tốt - Những cách hoá thân ấy có ảnh hƣởng rất trọng hệ cho
suốt đời con ngƣời. Kẻ bị cách hoá thân xấu, vì bị ảnh hƣởng lúc mình hoá thân đó, nên có
tánh hèn nhát, xảo quyệt, độc dữ..mà suốt đời phải chịu nặng nề quả báo…Trái lại, kẻ nhờ
cách hoá thân tốt, thì đƣợc lắm sự may mắn trong cảnh đời…Nhƣ chồn, cáo, đẩu thai thì có
những tính gian xảo, trộm cắp..còn nhƣ chó, cọp, sƣ tử, đầu thai thì lại đƣợc những đức tánh
trung cang, nghĩa, khí (Xem cuốn “L’Homme d’ou ll vient, ou ll va”của A.Besanat và C.
Leadbeater)
Ấy vậy, đâu là công bình?
Vấn đề này, chẳng những lý thuyết Quả báo luân hồi không cắt nghĩa đặng; cái lý
thuyết hoá thân của Thông thiên học cũng bó tay, chỉ có trả lời cho có, rồi, rốt lại, gọi Quả
báo là luật Công bình của Trời ( Xem những bộ sách về Luân Hồi Quả báo của A.Besant..)
Công bình có thật hay chăng? Vấn đề này làm sao giải quyết? Trƣớc khi có tôi là
ngƣời ta, thì tôi là cây cỏ, thú vật…nhƣng tôi không đặng tự do muốn hoặc hành động, thì ra
sự may rủi của kiếp đời tôi sau này thật là oan ức và tàn chế lắm. Có kẻ bảo phải thuận lòng
Trời, tự Trời muốn sao hay vậy, đừng cƣỡng lý không nên (Ấy là những đều khuyên lơn an
ủi của Tôn giáo chớ không bao giờ làm dứt cái khổ trong lòng con ngƣời). Đó chỉ là sợ, nhƣ
con sợ cha, nhƣ tớ sợ chủ mà không dám nói thôi, chớ tự tâm ai lại không có chỗ bất bình
phẫn uất. Xƣa nay tôn giáo thƣờng dụng tâm mà cắt nghĩa, nhƣng cũng không giải quyết
đặng, chỉ có để làm kế khuyên lơn an ủi lấy lòng mà thôi. An ủi lấy mình, chẳng phải là giải
lý. Vấn đề Công bình sở dĩ không giải quyết đặng, chỉ vì ta chấp lấy Bản ngã, nghĩa là lấy nó
làm cái căn bản, thật có vậy. Con một nhà, nếu anh em không yêu thƣơng nhau, lại phân chia
cạnh tranh …thì sẽ có thấy sôi nổi cái vấn đề Công bình cha mẹ đối với con. Nếu đƣợc hoà
thuận yêu thƣơng nhau, coi nhau là một, không phân Nhĩ ngã, thì anh mình hoặc em mình có
đặng may mắn, quyền lộc hơn mình, mình cũng không vì đó mà cạnh tranh thắc mắc. Chỉ vì
tại ta sống trong cái Bản ngã, xem ta là riêng với vạn vật nhân loại, mà vấn đề Công bình
mới có nảy sanh ra. Theo quan niệm vô ngã thì vấn đề ấy không có thật; vạn vật cùng ta là
một. Kẻ sống theo quan niệm ấy không còn phân nhĩ ngã nữa, nên không còn so đo hơn thiệt
với nhau, vấn đề Công bình đối với họ bấy giờ không còn nghĩa lý gì là thiết thực nữa.
Thảy đều có một trách vị quan trọng đối với Toàn thể, nên sanh ra đứng vào vị trí nào,
thì cứ tuỳ theo vị trí nấy, làm cho rồi trách vị mình, theo bổn phận của phần tử cho tận thiện
(Xem cuốn Thể Tƣớng Luận, chƣơng “Toàn Thiện”, cuốn “ Toàn Chân Pháp Luận” chƣơng
4, cùng một tác giả); không phân giai cấp sang, hèn, trọng, khinh, vì sang, hèn, trọng, khinh
là không có thật đối với Toàn thể. Trong một khúc Hợp tấu nhạc, nếu mỗi thứ đờn cứ than
trách lấy chỗ nhỏ nhen hèn thấp của mình và lo sủng bái cái mà mình lầm cho là cao, sang,
quý trọng hơn mình kia..thì khúc nhạc ấy sẽ hƣ hỏng. Đâu là trọng hơn, đâu là hèn hơn? Nhƣ
cung, thƣơng, giác, truỷ…chẳng tiếng nào là trọng, là khinh…vẫn tƣơng tiếp nhau, làm
thành một khúc nhạc tiêu tao thánh thót. Bởi lấy tiếng thấp, tiếng nhỏ, tiếng to, chớ nếu lấy
Toàn thể mà nghe, thì trƣớc sau là một, tiếng nào cũng cần ích trọng hệ cho sự Sống chung
của bài nhạc..Thế thì, nếu những tiếng ấy cứ lẫn trách, cảnh nạnh hơn thiệt, viện lẽ Công
bình mà so đo với nhau mãi quên lửng cái trách vị mình đối với Toàn thể thì đó thật là một
đều vô lý và bất thông lắm…Sự không so đo ấy, chẳng phải tại tánh ta khiêm nhƣợng, rụt rè
và an phận..mà bởi Ta là vạn vật, Ta là ngƣời, ngƣời là Ta..(Khi ta đã tán Bản ngã ta rồi,
nghĩa là không còn lấy mình làm riêng với Vũ trụ Vạn Vật nữa mà là Một cùng Vạn Vật rồi,
thời không cần lo lên cõi trên sợ xuống cõi dƣỡi chi chi nữa. Tha hồ, ở vào đâu, cũng yên, vì
đâu đâu cũng là Một với ta. Chỉ có kẻ xem mình là riêng với Vũ trụ, mới lo lắng về địa vị
giai cấp, cõi thƣợng, cõi hạ, mong mỏi đem mình sau này về một cõi nào riêng biệt nhƣ Cực
Lạc Quốc, Thiên đàng, Bồng Lai, Thƣợng giải..(tuỳ theo tôn giáo) ..tức là đem mình vào cõi
hạn định nào trong Càn Khôn vậy – xem chƣơng Bản ngã siêu hình trong quyển Toàn Chân
Pháp Luận cùng một tác giả)
Nói rằng vấn đề Công bình không thể lấy Luân hồi Quả báo mà giải quyết, còn đạo
Phật lại lấy cái thuyết ấy làm trung điểm cho triết lý của mình, thì ra Phật giáo không thấu
Chân lý sao? Không! sự lầm ấy chỉ tại học giả còn chấp Ngã (Ngã đây chẳng phải nói về cái
Ta tình dục, xác thịt..Ấy là nói về cái tâm lý cho Ta là có, và riêng biệt với Vạn Vật) mà
thành ra sự học hỏi của mình phải thiên lệch, và lầm lạc thế ấy. Kỳ thật, Phật giáo sở dĩ nói
đến cái thuyết quả báo luân hồi là cốt để giải cái lý của Vũ trụ hiện tƣớng mà thôi, chớ không
bao giờ gọi thuyết ấy là luật Công bình. Chỉ vì phần đông thƣờng dụng tƣ tâm mà hiểu Đạo,
nên mới lấy Quả báo làm Chủ động cho hành vi. Bởi muốn tạo cái quả tốt và lánh cái quả
xấu cho kiếp sau nên con ngƣời mới lo ngại mãi về quả báo; những hành vi họ chỉ bị bó buộc
trong vòng ái kỷ…Lấy vấn đề Công bình làm câu hỏi thiên niên là để tự làm vất vả cho tri
luận, chẳng qua là tại cái lầm của ngã chấp bày ra. Kẻ học giả chớ hề nên đứng trong quan
niệm ấy mà luận Đạo.
~o~o~o~o~o~o~o~

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/