Đạo Học
08/09/2021 - 10:23 AMLê Công 453 Lượt xem

CHÂN TÍNH VÀ LUÂN LÝ

Ta chớ nên khi nào dụng tƣ tâm, lấy luân lý, chế độ để hạn định nhân loại, dó là làm
sái Đạo vậy. Tuy nói thế, ta chớ lầm tƣởng rằng ngƣời không biết dụng tâm là ngƣời không
có đặc tính gì cả, ấy là một bộ máy vô hồn cứ quây cuồng theo con gió thổi, mặc tình ai
muốn sai sử thể nào cũng đặng…
Không phải thế, nói rằng ta chớ nên dụng tƣ tâm mà hại Đạo, là ý nhắc ta chớ quên
rằng, ta là Một với vạn vật. Ta phải nhớ luôn luôn lẽ ấy, tuy cứ hành động theo cá tính,
nhƣng phải để con mắt xem chừng Toàn thể để cùng nó đƣợc cái chỗ hoà hợp với nhau. Ta
chớ lộn cái Bản ngã với cái Bản tính tức là cái Tâm…Hành vi vảu Bản ngã là làm, mà không
quan tâm gì đến Toàn thể. Hành vi của Chân tính, thì không hề quên rằng mình là Một với
vạn vật, và cứ thuận biến theo luôn luôn.
Chân tính của ta, có câu Cá tính riêng của nó, nhƣ hƣờng thì thơm mùi hƣờng chớ
không thơm đặng mùi huệ, hay mùi lan…Ta chớ lầm lộn Cá tính với Bản ngã. Trong một
khúc Hợp tầu nhạc, mỗi ngƣời đờn mỗi thứ đờn. Cây đờn, đó là thân ta, ngƣời đờn, là Chân
tính ta (Nếu ta đờn mà không dụng tƣ tâm, cứ thuận chuyển theo cái Toàn thể của khúc Hợp
tấu nhạc…thì đó là Chân tính ta hành động. Nếu ta đờn mà dụng tƣ ý, đơn riêng một mình
một bản, không quan tâm gì đến Toàn thể…thì đó là Bản ngã ta hành động; khác nhau có
bấy nhiêu đó) Ta đờn cỏ, có kẻ đờn tranh…kẻ chơi đờn tranh không có một cách điệu giống
với cách điệu của kẻ chơi đờn cỏ…Mỗi ngƣời có mỗi điệu riêng, phải tuỳ theo cây đờn mình
khảy mà đờn theo cách hay riêng của mình, (ấy là cái Cá tính của Chân tính ta vậy). Cho nên
mới nghe qua thì thấy có khác nhau nhiều, song đối với Toàn thể của khúc Hợp tấu nhạc, thì
trƣớc ssau vẫn một, họ không hề ly tâm một phút. Ta đây, đối cùng Toàn thể cũng vậy. Hãy
cứ tự nhiên để cho Chân tính ta đƣợc tự do biến hoá theo Cá tính của nó, miễn đừng cho ly
tâm cùng Toàn thể thôi. Đến khi ta dụng tƣ tâm không kể gì đến Toàn thể nữa, cứ độc tấu

28/92
riêng một mình, sống riêng một cõi theo bản ngã…chừng ấy ta mới gọi Ta là có, và là riêng
với vạn vật…Ta chớ có lầm lộn mấy tiếng cá tính của chân tính và Bản ngã…vì Bản ngã và
Cá tính của chân tính thƣờng có chỗ tƣơng tợ khó phân biệt…(khi ta dụng chỗ sở thích của
ta mà đờn, nhƣng ta không ly cái nhịp với Toàn thể. Đó là Cá tính. Còn nếu dụng chỗ riêng
của ta mà đờn, không quan thiết gì đến Toàn thể. Đó gọi là Bản ngã. Chỗ phân biệt hai lẽ ấy
có bấy nhiêu mà thôi) Tóm lại, Tâm ta tuy đồng lý với Đạo, song nó có cá tính của nó, nhƣ
bông huệ thì cái đặc tính tự nhiên của nó là thơm mùi huệ chớ không thơm mùi sen, hay mùi
lý đặng…nên Lão tử bảo để cho cái tâm tính tự nhiên con ngƣời đặng tự do sinh hoạt chớ
dụng tƣ tâm mà hại Đạo, là lẽ ấy. Dụng tƣ tâm mà hại Đạo, là gốc nơi Luân lý…
Trong một cảnh vƣờn biết bao nhiêu là hoa thảo: nào là hƣờng, lan, mai, cúc,…Tuy
khác nhau về hình thức, sắc, hƣơng…chớ cả thảy đều công cộng để làm ra một cái Đẹp
chung. Cảnh vƣờn nào mà thảy là hƣờng, hay là cúc mà thôi, coi ngán quá! Có hƣờng, có
lan, có mai, có cúc,…lẫn chen mới đẹp. Mỗi thứ hoa có mỗi sắc riêng, hƣơng riêng nhƣng
nếu hợp lại sẽ làm thành một cái Đẹp chung vừa hƣơng vừa sắc. Thế mà, trong ấy nếu có
một cây hƣờng đứng lên làm chủ, bảo cả thảy rằng: mùi hƣơng của nó là thơm. sắc nó là đẹp
hơn hết. Rồi nó lại bày ra cái luật riêng, buộc cả thảy phải làm sao giống nhƣ nó, vì nó tự cho
là mô phạm của sự Tận Thiện Tận Mỹ…Nếu cả thảy các thứ hoa đều vì lẽ đó mà dụng tâm
ép thân thể và tinh thần mình để thành hƣờng cả, thì thử hƣờng mới này, nếu có thể đƣợc, sẽ
là một thứ hƣờng quái dị lắm…Con ngƣời vẫn thế ấy…Bày ra cái quan niệm Tận Thiện, Tận
Mỹ, Nhân, Nghĩa…để làm một khuôn mẫu nhứt định chung cho cả loài ngƣời. Cái Tâm tính
Bản nhiên của con ngƣời vì đó mà tiêu ma, hƣ hỏng..Con chó bắt kéo xe, con ngựa bắt giữ
nhà…là sái với tính tự nhiên của nó (Trang Tử bảo chớ mong kéo cẳng vịt cho dài, và thâu
giò hạc cho ngắn lại –Xem thêm chƣơng Thu thuỷ của Trang tử) Thế mà nhân loại ngày nay
lại dụng tâm lấy luân lý nhân nghĩa làm chuẩn tắc nhứt định cho hành vi của mình. Con chó
vì đó, mất cái hay của bản tính nó, con ngựa vì đó, mất những nết hay của bản tính nó. Nhân
loại ngày nay, chẳng qua cũng một thể ấy cả, thành thử con ngƣời hiện thời giống nhƣ kẻ tàn
tật khô héo, đèo đuột, vất vả, hƣ hỏng…bởi không còn cái tự do sinh hoạt của bản tính thiên
nhiên nhƣ cỏ cây cùng vạn vật chung quanh.
Đứng trong một hoàn cảnh mới, một dân tộc mơi, ta không thể lấy một cái Đạo Đức
luân lý cũ rích xƣa kia, làm chuẩn tắc, làm khuôn mẫu cho nhân sinh đặng. Những kinh
sách…chẳng qua là những thang thuốc để trị cái khổ của Nhân loại trong một thời đại nào

29/92
đó. Mấy bực thánh trị ấy, nhƣ ông thầy thuốc, còn nhân loại khổ là ngƣời bệnh. Bệnh còn
biến, thang thuốc cũng phải tuỳ theo bệnh mà gia giảm, chớ không phải để y nhƣ trƣớc hoài
đặng…Ấy là một ví dụ cho ta dễ hiểu cái lẽ tuỳ thời…chớ chẳng phải nói rằng hết thảy kinh
sách là chỉ đúng cái phƣơng pháp diệt khổ. Nếu còn một mảy tƣ tâm thì dầu cho kinh sách ấy
của Phật hay Lão, cũng không giúp ta giải thoát bao giờ…(Thuở nay con ngƣời lầm về chỗ
nói nơi chƣơng nầy và cũng bởi không hiểu cái chủ nghĩa của Lão Trang nên chỉ thƣờng gọi
rằng Lão là ích kỷ, là phiếm thế. Trong lúc Khổng Tử ra dạy đời, Lão bỏ dời mà đi. Kỳ thật
Lão nào có bỏ đời..Ngài thuyết cái lý Vô Vi, nên tự mình không chịu dụng tâm đem lý
thuyết mình mà nhét vào óc ngƣời…Ngài viết bộ sách Đạo đức kinh cũng không vi tƣ ý chi.
chỉ làm vì làm, một cách tự nhiên. Nếu Ngài dụng tâm mà đem lý thuyết mình hạn chế nhân
sinh nhƣ Khổng phu tử, thì thành ra Ngài làm ngƣợc với chủ nghĩa của Ngài hay sao? Bởi kì
ông hiểu cho tận lý Đạo Ngài, mà ngƣời cho Ngài là không thƣơng đời, yếm thế, xuất
tục…Ngài cũng không quan tâm đến chỗ thiên hạ biết hay không biết đến Ngài. Làm sao gọi
là ích kỷ? Huống chi Lão Trang đã không cho đời là khổ thì lấy gì để mà duyệt khổ mà han
chế cái phƣơng pháp tuyệt đích cho nhân sinh? )
Vả lại, cái khổ không có thật, nhƣ bệnh vậy. Ta có thể gọi rằng: không có bệnh, chỉ có
ngƣời bệnh mà thôi. Tỉ nhƣ cái bệnh làm biếng, tuy có cái tiếng mà không có sự thật. Hai
ngƣời cùng mang một bệnh làm biếng, không thể cùng lấy một phƣơng thuốc cùng trị cho
đặng. Ngƣời thứ nhứt, làm biêngs vì làm việc nhiều mà không biết cách dùng đúng thì giờ;
ngƣời thứ hai, làm biếng vì yếu đuối, bạc nhƣợc. Hai chứng bệnh không đồng một nguyên
nhân, cách trị liệu không thể đồng một cách. Có phải thật sự thì chỉ có ngƣời bệnh mà không
có bệnh chăng vậy? Cái khổ cũng một thế. Ta có thể gọi rằng: chỉ có ngƣời khổ mà không có
cái khổ, thì những phƣơng pháp diệt khổ của thánh nhân để lại xƣa nay, sao dám đem nó làm
cái lẽ tuyệt đối mà hạn định nhân sinh dƣờng ấy! Cái lầm này, xƣa nay đã làm hại nhân loại
không phải là ít. Độc giả ai là ngƣời nhiệt tâm về sự phổ độ cũng nên suy nghĩ lại cho chính,
kẻo muốn cứu ngƣời mà giết ngƣời, vô tình đem cái thuật độ nhân mà hại nhân vậy.
~o~o~o~o~o~o~o~

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/