Muốn hoà với thiên lý, ta phải làm sao cho hành vi của ta bao giờ cũng vừa là một lẽ
hạn định vừa là một lẽ vô tận, vừa là một phần tử mà cũng vừa là một toàn thể.
Tuy rằng sống trong một vị trí cá nhân, nhƣng cái Tâm không bao giờ lìa với Vũ trụ,
Vạn vật. Đó là cái lý nhất quán rất mầu nhiệm của luật mâu thuẫn, chi phối các sự vật. Chấp
vào cái quan niệm phần tử mà thôi, là một điều hƣ hỏng, vì Toàn thể thƣờng bao hàm phần
tử, mà phần tử thƣờng không có Toàn thể ở trong, nghĩa là chƣa đặng toàn túc vậy.
Cốt yếu của sự hoàn toàn giải thoát, là ta phải làm sao quán nhứt cái đều mâu thuẫn
(cá nhân toàn thể) ấy, nơi ta một cách đầy đủ điều hoà…
Bây giờ, ta hãy cùng bàn qua cái quan niệm Vô Ngã và Hữu Ngã, để cho rõ cái hại
quá thiên lệch về một phƣơng diện của tƣơng quan.
Thật vậy, kẻ đã giải thoát rồi thì hành vi bao giờ cũng vừa là của một phần tử vừa là
của một toàn thể điều hoà nhau một cách rất sung mãn.
Kìa thử lắng nghe một khúc Hợp tấu nhạc(symphonie), trong ấy có đủ nhạc khí nào là
đờn nguyệt, đờn tranh, tiêu,…hoà lẫn với nhau mà khảy một bản tiêu thiều… Vũ trụ chẳng
20/92
qua là một khúc Hợp tấu vô tận ( symphonie éternelle) trong ấy mỗi ngƣời, mỗi vật…là mỗi
cây đờn…Tuy, mỗi cây mỗi khác, mỗi ngƣời có mỗi điệu độc tấu riêng, song hoà với nhau
một bản, dẫu khi phù, khi trầm có khác nhau trong âm vận, nhƣng nhịp phách cũng ăn rập
với nhau luôn luôn. Nếu nghe riêng từng cây đờn, thì thấy mỗi ngƣời một điệu…mà nghe
chung thì thảy là một nhịp một nhàng…rất thâm trầm êm ái…Tỉ nhƣ trong ấy, có một ngƣời
tài tử nào dụng tƣ ý, độc tấu một bản khác theo điệu riêng thích của mình, thì bài ấy đối với
khúc Hợp tấu kia, vẫn là một bài vô thần lạc vận, dở dang hƣ hỏng; nhƣng nếu lấy riêng nó
ra mà nghe thì khúc nhạc của ngƣời ấy có thể là một khúc tuyệt âm đƣợc.
Điệu đờn anh tài tử độc tấu đó đối với bài Hợp tấu nhạc chỉ làm cho hƣ hỏng cái Toàn
khí của bài ấy, nên xem ra vô thần, vô khí, khô khan, lạnh lẽo…
Ai hiếu kỳ, hãy xem cách khiêu vũ của rợ Châu Phi trong khoảng đêm thanh trăng
sáng…Cả một khóm ngƣời lao chao theo một cái nhịp tự nhiên….đứng xa xem vào, nhƣ
bóng trăng phản ứng trên mặt nƣớc xao, sóng dợn…Cách khiêu vũ ấy rất tự nhiên nhƣ cách
linh hoạt của bóng trăng lấp lánh, của lƣợn sóng nhấp nhô, của tiếng giớ tỉ tê, của lá cây xào
xạc vậy…Đứng xa mà xem, nghĩa là lấy chung mà ngắm, thì thật là đẹp vô cùng…Cái sống
là chỗ đó..Ấy nên, theo quan niệm Hữu ngã, nếu có xem vạn vật lại lấy theo một phƣơng
diện của phần tử nên rất câu nệ và bần chật lắm.
Theo quan niệm Vô ngã, trái lại ta lấy cái Toàn thể làm trung điểm cho sở kiến. Ấy là
cái tinh thần Lão giáo mà P.Wieger kết luận trong bộ Đạo đức kinh bằng một câu rất giản dị
mà hàm súc lắm.(Tout regarder, de si haut, de si loin, que tout apparaisse comme fondu en
un, qu’il n’y ait plus de détails, d’individus et par suite plus d’intêret, plus de
passions…Evoluer avec le Grand Tout) – Nhìn xem muôn vật, hãy đứng chỗ cho thật cao,
cho thật xa, đặng bao trùm lấy muôn vật, coi thảy thảy nhƣ hoá làm một cùng nhau, đừng
cho còn thấy, chỗ vụn vặt, chỗ cá nhân riêng biệt, thì ra không còn chi là tƣ tâm, tƣ lợi, tƣ
đức nữa…Hãy sống thuận biến theo Đại Toàn thể) ( Xem Phụ Lục- bài Chí Nhân)
Theo quan niệm này thì ta không lấy Vũ trụ làm lớn, trí huệ thƣờng bao quát kiền
khôn, chớ không câu chấp tỉ mỉ theo chỗ hạn định của tƣ tâm. Tuy ở trong cõi đời hạn lƣợng
mà chi hƣớng bao hàm và quán thông Vạn vật, cho nên ngƣời theo chủ nghĩa này suốt đời
chỉ lấy Vũ trụ làm căn bản, chớ không câu nệ chỗ vụn vặt của nhân sinh. Thế mới không
xem ngọn cỏ cành cây, hay con trùng con bọ làm thƣờng, mà cũng không lấy kiền khôn làm
lớn. Bởi không gọi chi là Phải, Quấy, Lợi, Hại, Trọng, Khinh nên không khen mà cũng
21/92
không chê ai, không tôn trọng mà cũng không miệt ai…Mỗi sự, mỗi vật, đứng vào vị trí nào
cũng đều có một nghĩa tối cao, tối trọng đối với Toàn thể cả (Trong một cái máy đồng hồ nếu
lấy theo phần tử quan niệm thì con ốc vẫn là nhỏ và không đẹp, hoặc không đƣợc công dụng
bằng cây kim, hay mặt kiến…Song nếu đứng theo Toàn thể - Vô ngã mà xem thì dầu cho
một con ốc nhỏ hay sơi dây thiều, cũng đều có trách vị tối cao tối trọng đối với sự “Sống
Chung của Toàn bộ máy” vậy. Xem bài “ Thu thuỷ”, nơi chƣơng Phụ lục quyển Toàn Chân
Pháp Luận cùng một soạn giả)
Ấy, mới gọi rằng, kẻ hoàn toàn, hành vi bao giờ cũng toàn mãn, vì hành vi ấy đƣợc
kiêm vừa một phần hạn định vừa một lẽ vô cùng…
~o~o~o~o~o~o~o~
NGUYỄN DUY CẦN
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/