A/. HUYỀN KHÔNG BÁT TRẠCH Nói đến Huyền Không Bát Trạch, là phải nói đến bậc Thầy về Phong Thuỷ là Dương Quân Tùng đời Đường, chính ông đã đưa ra những thuyết về Huyền Không cho Bát Trạch, chuyên dùng để định Sa, Thủy, Lập Hướng cho Dương Trạch và Âm Trạch. Huyền Không Bát Trạch có 2 phần: Đại Huyền Không và Tiểu Huyền Không. Dựa trên nguyên tắc Sinh, Khắc, Vượng, Tướng của Ngũ Hành mà chọn.
1/. Tiểu Huyền Không Ngũ Hành:
Đây là cách để đo lường Cát , Hung của Dương Trạch , Âm Trạch dựa trên Sa , Thủy. Lấy Hướng mà định. Theo ông Dương Quân Tùng thì :
Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hỏa
Càn Khôn Mẹo Ngọ thuộc Kim
Hợi Giáp Cấn Quý thuộc Mộc
Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ
Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm thuộc Thủy.
Thủy lai ( đến ) phải từ các Sơn có Ngũ Hành Vượng , Tướng.
Thủy khứ ( đi ) phải từ các sơn có Ngũ Hành Hưu , Tù.
Ví dụ cho dễ hiểu nha : Một căn nhà tọa Nhâm hướng Bính chẳng hạn.
Xem bảng ở trên thấy Bính thuộc Hỏa. Vậy thì các Hành Vượng Tướng so với Hỏa chính là Hỏa ( cùng Hành với Hỏa , nên Hỏa là Vượng ) , và Mộc ( Mộc sinh Hỏa , nên Hỏa được Tướng ).
Vậy thì các sơn có thể tiếp nhận Thủy lai là Bính, Đinh, Dậu, Ất, Hợi, Giáp, Cấn, Quý.
_ Bính thuộc Hỏa , vậy thì các Hành Hưu Tù so với Hỏa chính là Thổ ( Hỏa sinh xuất cho Thổ , nên Hỏa bị Hưu ) và Thủy ( Thủy khắc nhập Hỏa , nên Hỏa bị Tù )
vậy các sơn để Thủy khứ là Tuất, Canh, Sửu, Mùi, Tý, Dần, Thìn, Tốn, Tân, Tị, Thân, Nhâm.
Ví dụ : Một ngôi mộ tọa Thìn hướng Tuất.
_ Ta thấy Hướng Tuất thuộc Thổ
Vậy thì các Hành Vượng Tướng so với Thổ chính là : Thổ và Hỏa
=> các sơn tiếp nhận Thủy lai là Bính, Đinh, Dậu, Ất, Tuất, Canh, Sửu, Mùi.
_ Tuất thuộc Thổ
Vậy thì các Hành Hưu Tù so với Thổ chính là : Kim và Mộc.
=> các sơn để Thủy khứ là Càn, Khôn, Mẹo, Ngọ, Hợi, Giáp, Cấn, Quý.
Khi ứng dụng phép xem theo Tiểu Huyền Không ,phải dùng hoàn toàn Ngũ Hành theo Tiểu Huyền Không này , chớ xen lẫn Ngũ Hành các thuyết khác. Bởi trong Bát Trạch , ngoài Chính Ngũ Hành , còn có Tiểu Huyền Không Ngũ Hành , Đại Huyền Không Ngũ Hành , Hồng Phạm Ngũ Hành , Tam hợp cục Ngũ Hành , Nạp âm Ngũ Hành. Nếu dùng lẫn lộn e sẽ xảy ra lầm lẫn đáng tiếc.
Đây chỉ mới là cách tính thuận , phần sau sẽ bàn cách tính Nghịch , từ Thủy luận ngược lại chọn Hướng cho Nhà và Mộ.
Ở trên là nói về cách tính thuận, nhưng đó chỉ là cách trên sách vở. Còn thực tế, chúng ta phải tính nghịch là thường nhất. Nghĩa là từ thế Thủy thực tế mà ta chọn Hướng cho nhà ở hay mộ phần.
Ví dụ: Đứng trên 1 cuộc đất, ta thấy Thủy lai đáo sơn Càn (Khi dùng chữ Thủy Lai này, xin các bạn hiểu đang nói về Âm Trạch, mộ phần), muốn chọn hướng cho Huyệt mộ, ta xét:
Càn theo Tiểu Huyền Không Ngũ Hành là thuộc Kim.
Vậy các Hướng cần lập là Kim và Thủy ( không còn là Kim và Thổ như cách tính thuận nữa đâu , xin đừng lầm). Tức là một cái đồng Ngũ Hành với Thủy Lai, một cái là được Thủy Lai sinh cho.
=> các hướng để lập mộ sẽ là Càn, Khôn, Mẹo, Ngọ, Tý, Dần, Thìn, Tốn, Tân, Tị, Thân, Nhâm.
Thêm 1 ví dụ nữa cho Dương Trạch đi : Với Dương Trạch , Thủy lai chính là các ngả đường gần nhất so với cuộc đất mình chọn. Do đó , các bạn hay thấy người làm Pt yêu cầu người cần tư vấn tả xem ngã 3-4 gần nhà nhất thuộc sơn gì so với nhà là vậy đó. Đứng tại trung tâm đất đặt La bàn , chiếu tới ngã 3-4 gần đó nhất , xem nó rơi vào sơn gì , thì đó chính là sơn của Thủy lai trong Dương Trạch.
Nhà trong khu đô thị thường mình khó có thể xoay hướng khác , trừ phi….nhà biệt thự . Mà thường nhất là nhà cố định hướng sẵn , trong trường hợp này , mình vẫn xác định hướng Thủy lai để….Khai môn.
Nhà tọa Cấn hướng Khôn, có ngã tư gần nhà nhất thuộc sơn Càn.
Ta thấy theo Tiểu Huyền Không Ngũ Hành thì Càn thuộc Kim.
Vậy các sơn có thể Khai môn sẽ thuộc : Kim và Thủy
=> các sơn Khai môn là Càn, Khôn, Mẹo, Ngọ, Tý, Dần, Thìn, Thân, Tốn, Tị, Nhâm, Tân.
2/. Đại Huyền Không Ngũ Hành :
Đây cũng là cách để định Thủy lai, Thủy khứ trong cả Dương trạch lẫn Âm trạch. Pháp này được ghi lại trong Thiên Ngọc Kinh, 24 sơn cũng chia ra theo Ngũ Hành, cụ thể là :
Tý, Dần, Thìn, Cấn, Bính, Ất thuộc Kim
Ngọ, Thân, Tuất, Khôn, Nhâm, Tân thuộc Mộc
Mẹo, Tị, Sửu, Càn, Canh, Đinh thuộc Thủy-Thổ
Dậu, Hợi, Mùi, Tốn, Giáp, Quý thuộc Hỏa
Nguyên tắc xét PT không ra ngoài sơn, hướng, sa, thủy.
Theo cách tính của Đại HKNH, thì dùng Chi làm Chính thần, Can làm Linh thần. Nghĩa là Sơn Hướng phải dùng các sơn thuộc Địa Chi, Thủy lai phải đến các sơn thuộc Thiên Can hoặc Tứ duy (Càn, Khôn, Cấn, Tốn).
Khi xét Thủy lai theo Đại HKNH, thì lấy thế Hướng và Thủy cùng Ngũ Hành và Tương Sinh.
Nói khơi khơi như vậy chắc khó hiểu lắm, thôi để mình ghi ví dụ cho dễ.
Ví dụ : Nhà hay Mộ có các hướng thuộc Kim: Tý, Dần, Thìn.
nên chọn Thủy lai ở các sơn Cấn, Bính, Ất (cùng Ngũ Hành), Càn, Canh, Đinh (tương sinh ).
Nhà hay Mộ có các hướng thuộc Hỏa: Dậu, Hợi, Mùi (tương sinh).
Cũng như cách Tiểu HKNH, đây là cách tính thuận, còn trên thực tế thường tính nghịch lại, lấy Thủy thực tế mà chọn Hướng. Xin đừng quên!
Trong thực tế có thể áp dụng cả 2 phương pháp Đại và Tiểu HKNH chung với nhau để định Thủy, hoặc lập hướng, khai môn.
Đứng trước 1 thế đất nào đó , nếu xây mộ thì nhìn Thủy đáo sơn nào , nếu khai môn thì xem giao lộ gần nhất ở sơn nào so với trung tâm , mình xét theo Đại HKNH thì nó thích hợp với các sơn nào để lập hướng , khai môn ; rồi lại xét tiếp theo Tiểu HKNH xem nó thích hợp với sơn nào. Gộp các sơn đó lại , chọn sơn nào có ở cả 2 pp mà lấy. Đôi khi, nó không thích hợp , chẳng hạn nếu chọn khai môn ở bên hông nhà sao được ? Khi ấy ta phải dùng các pp khác nữa để chọn.
Ví dụ : Cuộc đất có Thủy đáo sơn Khôn, muốn lập hướng cho mộ, ta tính:
Theo Tiểu HKNH thì Khôn thuộc Kim , vậy các sơn cần để lập hướng phải thuộc Kim hay Thủy
=> các sơn để lập hướng là : Càn, Khôn, Mẹo, Ngọ, Tý, Dần, Thìn, Tốn, Tân, Tị, Thân, Nhâm.
Theo Đại HKNH thì Khôn thuộc Mộc, vậy các sơn cần lập hướng phải thuộc Mộc và Hỏa
=> các sơn để lập hướng là: Khôn, Nhâm, Tân, Tốn, Giáp, Quý.
Gộp cả 2 lại, ta thấy có các sơn thích hợp là: Khôn, Tốn, Tân, Nhâm.
Ví dụ: Nhà ở thành phố có giao lộ gần nhất thuốc sơn Tuất, muốn chọn sơn Khai môn, ta tính:
Theo Tiểu HKNH thì Tuất thuộc Thổ , vậy các sơn cần để Khai môn phải thuộc Thổ, Hỏa
=> các sơn để Khai môn là: Tuất, Canh, Sửu, Mùi, Bính, Đinh, Dậu, Ất.
Theo Đại HKNH thì Tuất thuộc Mộc, vậy các sơn cần để Khai môn phải thuộc Mộc, Hỏa
=> các sơn để Khai môn là: Khôn, Nhâm, Tân, Tốn, Giáp, Quý
Gộp cả 2 lại, ta thấy không có sơn thích hợp. Như vậy, ta phải dùng pp khác để chọn.
B/. SONG SƠN NGŨ HÀNH
Ta thấy 1 vòng Địa bàn có 24 sơn, mà trên tựa đề là Song sơn, như vậy đủ thấy rõ sẽ có 12 cặp trong 24 sơn.
Đây thực ra chỉ là phương pháp chọn theo Tam hợp cục Ngũ Hành, và phối thêm các sơn đứng trước mỗi chữ Địa chi đó thành 1 cặp thôi.
_ Dần, Ngọ, Tuất là Tam hợp hóa Hỏa, nay thêm các sơn đứng kế trước nó, sẽ có Tam hợp cục Hỏa theo song sơn như sau: Cấn, Dần, Bính, Ngọ, Tân, Tuất.
_ Tị, Dậu, Sửu là Tam hợp hóa Kim, nay thêm các sơn kề trước nó, sẽ có: Tốn, Tị, Canh, Dậu, Quý, Sửu là Tam hợp cục Kim theo song sơn.
_ Thân, Tý, Thìn là Tam hợp hóa Thủy, nay thêm các sơn kế trước nó, sẽ có Tam hợp cục Thủy theo song sơn là: Khôn, Thân, Nhâm, Tý, Ất, Thìn.
_ Hợi, Mẹo, Mùi là Tam hợp hóa Mộc, nay thêm các sơn kề trước nó, sẽ có Tam hợp cục Mộc theo song sơn như sau: Càn, Hợi, Giáp, Mẹo, Đinh, Mùi.
Phương pháp song sơn này được ứng dụng rất rộng rãi trong phép Tiêu sa, nạp thủy.
Ví dụ : Thế đất có Thủy lưu đáo sơn Nhâm.
Ta thấy Nhâm thuộc Tam hợp Thủy cục, vậy các hướng cần chọn là Thân, Tý, Thìn.
Vì dụ : Thế đất có Thủy đáo sơn Tân
Ta thấy Tân thuộc Tam hợp Hỏa cục, vậy các hướng cần chọn là Dần, Ngọ, Tuất!!! Đây là 1 cái bẫy. Vì sao ?
Trong phép Tiêu sa, nạp Thủy, luôn luôn Thủy lai phải từ các sơn Sinh, Vượng, Lâm Quan; Thủy khứ phải từ các sơn Mộ khố.
Ở đây, Tuất là Mộ khố của cục Hỏa, nên chỉ có thể là Thủy khứ, nay Thủy lai, ta không thể chọn theo phương pháp này được, mà phải dùng pp khác. Hãy cẩn thận!
Do ở trên có đề cập tới Mộ khố của cuộc đất, nên xin giới thiệu tiếp luôn về pp Thập nhị thần.
PHƯƠNG PHÁP THẬP NHỊ THẦN
Trong tất cả các phương pháp Tiêu Sa – Nạp Thủy của Phong Thủy, thì đây là phương pháp quan trọng nhất. Đây là biểu hiện trạng thái của vạn vật từ thai nghén đến sinh trưởng, lớn lên cho đến suy tàn. Cụ thể như sau:
_ Tuyệt: Biểu thị trạng thái không có gì, vạn vật chưa tượng hình, như trong bụng mẹ trống không chưa mang thai.
_ Thai: Tức là vạn vật phôi thai, mới tượng hình, nảy mầm. Cũng như bào thai mới thụ khí bẩm sinh của cha mẹ.
_ Dưỡng: Muôn vật đã hình thành, tựa như bào thai đã phát triển chờ ngày khai hoa nở nhụy.
_ Trường sinh: Vạn vật bắt đầu sinh ra, như đứa trẻ lọt lòng mẹ, còn rất yếu ớt, non nớt.
_ Mộc dục: Vạn vật phát triển, như cây dần lớn lên, bắt đầu hứng chịu nóng lạnh, gió mưa, bão táp. Như đứa trẻ mới lớn, vẫn còn cần vòng tay của cha mẹ.
_ Quan đới: Như cây đã bắt đầu ra hoa, như người đã trưởng thành.
_ Lâm quan: Như cây đã kết trái, như người thi cử đỗ đạt ra làm quan, có được công việc ổn định.
_ Đế vượng: Như trái đã chín mùi, như thời hưng vượng thành đạt nhất của đời người, có được vinh hoa phú quý, hạnh phúc.
_ Suy: Vạn vật từ Trưởng chuyển sang Tiêu, như người đã leo đến đỉnh núi tất phải quay trở xuống vậy, như giai đoạn đời người đã lớn tuổi, đã nghỉ hưu. Như cây sau mùa ra trái, bắt đầu suy yếu, kiệt dinh dưỡng vậy.
_ Bệnh: Như người đã già yếu, bắt đầu bệnh tật xâm hại. Như cây suy yếu bị côn trùng, nấm mối tấn công vậy.
_ Tử: Như người đã già cỗi đến chết, như cây đã cằn cỗi chết đi.
_ Mộ: Như người đã chôn xuống mộ sâu, mục rữa trở về đất lạnh.
Do ý nghĩa 12 cung như vậy, nên người ta mới chọn Trường Sinh làm cung khởi đầu, lấy tượng con người mới sinh ra làm giai đoạn đầu.
Trong đó có 4 cung Cát nhất là: Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng. Người ta dùng 4 Cát để Nạp Sa, Thu Thủy.
3 cung trung bình là: Mộc Dục, Thai, Dưỡng ít dùng tới .
5 cung Hung là: Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt. Người ta dùng 5 cung Hung để chọn sơn Thủy Khứ (chảy đi).
Cách khởi cung của Thập Nhị Thần này, khời từ Trường Sinh cho đến cuối cùng là Dưỡng, 12 cung trên 24 sơn, với mỗi cung là 2 sơn trong Song Sơn Ngũ Hành (đã nói ở trên). Và phép khởi có 2 điểm cần lưu ý:
_ Khởi cung dựa theo đặt tính Tam Hợp Cục Ngũ Hành của sơn Địa Chi trong song sơn, để chọn cung Trường sinh ở đâu.
_ Khởi cung Trường Sinh đi thuận nghịch là tùy theo thế đất Âm hay Dương.
Thế đất Âm hay Dương là gì?
Âm Long là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
Dương Long là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.
Thế đất Dương phải phối với Thủy Âm _ Thế đất Âm phải phối với Thủy Dương.
Thủy lưu Âm là dòng nước chảy từ phải sang trái, ngược chiều kim đồng hồ là nghịch, nên gọi là Âm.
Thủy lưu Dương là dòng nước chảy từ trái sang phải, thuận chiều kim đồng hồ, nên là Dương.
Tam Hợp Cục Ngũ Hành:
_ Dần Ngọ Tuất là Hỏa cục: Dương khởi Trường Sinh tại Dần đi thuận, Âm khởi trường Sinh tại Dậu đi nghịch.
_ Thân Tý Thìn là Thủy cục: Dương khởi Trường Sinh tại Thân đi thuận, Âm khởi Trường Sinh tại Mẹo đi nghịch.
_ Tị Dậu Sửu là Kim cục: Dương khởi Trường Sinh tại Tị đi thuận, Âm khởi Trường Sinh tại Tý đi nghịch.
_ Hợi Mẹo Mùi là Mộc cục: Dương khởi Trường Sinh tại Hợi đi thuận, Âm khởi Trường Sinh tại Ngọ đi nghịch.
Có 2 cách để dễ nhớ cho các vòng Âm Dương này:
_ Cung Lâm Quan của Dương là Đế Vượng của Âm, và ngược lại, Đế Vượng của Dương là Lâm Quan của Âm.
_ Dương khời Trường Sinh tại cung đầu tiên trong Tam Hợp, Âm khởi Trường Sinh tại cung cuối cùng trong Tam Hợp lùi lại 1 cung.
Bây giờ xin đi vào phần thực hành của phương pháp Thập Nhị Thần này:
Khi Nạp Sa phải dùng Sơn (Long) của Mộ phần để nạp.
Thu Thủy phải dùng Hướng của Mộ phần để định.
Với Dương Trạch chỉ dùng Sơn của nhà để định thôi.
Ví dụ 1 : Ngôi mộ Cấn Long, Đinh Hướng. Thế đất Dương.
a/. Nạp sa
_ Thế đất Dương là khởi thuận.
_ Cấn Long thuộc song sơn Cấn Dần, thuộc Tam hợp Hỏa cục (Dần Ngọ Tuất)
_ Là Dương Hỏa cục nên khởi Trường sinh tại Dần => Mộc dục tại Giáp Mẹo, Quan đới tại Ất Thìn, Lâm Quan tại Tốn Tị, Đế Vượng tại Bính Ngọ, Suy tại Đinh Mùi…..Dưỡng tại Quý Sửu.
_ Các cung để Nạp Sa là: Cấn, Dần, Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính, Ngọ.
b/. Thu thủy
_ Đinh Hướng thuộc song sơn Đinh Mùi, thuộc Tam hợp Mộc cục (Hợi Mẹo Mùi)
_ Là Dương Mộc cục nên khời Trường sinh tại Càn Hợi => Mộc dục tại Nhâm Tý, Quan Đới tại Quý Sửu, Lâm Quan tại Cấn Dần, Đế Vượng tại Giáp Mẹo, Suy tại Ất Thìn….Dưỡng tại Tân Tuất.
_ Các cung để Thu Thủy là: Càn, Hợi, Quý, Sữu, Cấn, Dần, Giáp, Mẹo.
c/. Nếu là khởi cho Dương Trạch :
_ Đinh Hướng thì tất là Quý Sơn.
_ Quý thuộc Song sơn Quý Sửu, thuộc Tam hợp Kim cục (Tị Dậu Sửu)
_ Là Dương Kim cục nên khởi Trường Sinh tại Tốn Tị => Mộc dục tại Bính Ngọ, Quan Đới tại Đinh Mùi, Lâm Quan tại Khôn Thân, Đế Vượng tại Canh Dậu, Suy tại Tân Tuất….Dưỡng tại Ất Thìn.
Ví dụ 2 : Ngôi mộ Tọa Canh Hướng Giáp. Thế đất Dương.
a/. Nạp sa:
_ Thế đất Dương nên đây là cục Dương , khởi thuận.
_ Tân thuộc song sơn Canh Dậu, thuộc Tam Hợp Kim cục (Tị Dậu Sửu)
_ Là Dương Kim cục nên khởi Trường sinh tại Tốn Tị => Mộc dục tại Bính Ngọ, Quan Đới tại Đinh Mùi, Lâm Quan tại Khôn Thân, Đế Vượng tại Canh Dậu, Suy tại Tân Tuất….Dưỡng tại Ất Thìn.
_ các cung để Nạp Sa là: Tốn, Tị, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu.
b/. Thu Thủy:
_ Giáp thuộc Song sơn Giáp Mẹo , thuộc Tam hợp Mộc cục (Hợi Mẹo Mùi)
_ Là Dương Mộc cục nên khởi Trường sinh tại Càn Hợi => Mộc dục tại Nhâm Tý, Quan Đới tại Quý Sửu, Lâm Quan tại Cấn Dần, Đế Vượng tại Giáp Mẹo, Suy tại Ất Thìn….Dưỡng tại Tân Tuất.
_ Các cung để Thu Thủy là : Càn , Hợi , Quý , Sửu , Cấn , Dần , Giáp , Mẹo.
c/. Nếu khởi cho Dương Trạch :
_ Tọa Canh thuộc Song sơn Canh Dậu , thuộc Tam hợp Kim cục ( Tị Dậu Sửu )
_ Là Dương Kim cục nên khởi giống ở VD trên.
Ví dụ 3 : Ngôi mộ Tọa Tân Hướng Ất. Thế đất Âm.
a/. Nạp Sa :
_ Thế đất Âm nên khởi nghịch.
_ Tọa Tân thuộc song sơn Tân Tuất , thuộc Tam hợp Hỏa cục ( Dần Ngọ Tuất ).
_ Là Âm Hỏa cục nên khởi Trường Sinh tại Canh Dậu => Mộc dục tại Khôn Thân , Quan Đới tại Đinh Mùi , Lâm Quan tại Bính Ngọ , Đế Vượng tại Tốn Tị , Suy tại Ất Thín….Dưỡng tại Tân Tuất.
_ Các cung để Nạp Sa là : Canh , Dậu , Đinh , Mùi , Bính , Ngọ , Tốn , Tị.
b/. Thu Thủy :
_ Hướng Ất thuộc Song sơn Ất Thìn , thuộc Tam hợp Thủy cục ( Thân Tý Thìn ).
_ Là Âm Thủy cục nên khởi Trường Sinh tại Giáp Mẹo => Mộc dục tại Cấn Dần , Quan Đới tại Quý Sửu , Lâm Quan tại Nhâm Tý , Đế Vượng tại Càn Hợi , Suy tại Tân Tuất….Dưỡng tại Ất Thìn.
_ Các cung để Thu Thủy là : Giáp , Mẹo , Quý , Sửu , Nhâm , Tý , Càn , Hợi.
c/. Nếu là Dương Trạch :
_ Tọa Tân thuộc Song sơn Tân Tuất , thuộc Tam hợp Hỏa cục ( Dần Ngọ Tuất ).
_ Là Âm Hỏa cục nên khởi Trường Sinh tại Canh Dậu => Mộc dục tại Khôn Thân , Quan Đới tại Đinh Mùi , Lâm Quan tại Bính Ngọ , Đế Vướng tại Tốn Tị , Suy tại Ất Thìn….Dưỡng tại Tân Tuất.
***Lưu ý :
Đối với Dương Trạch, nếu nhà ở nông thôn, thì Sa, Thủy dùng như Sa, Thủy của Mộ phần Âm Trạch (Chân Sơn núi, đồi; Chân thủy sông, rạch, suối).
Nhưng ở khu đô thị thì sao ? Ở thánh phố, lấy các nhà cao tầng nhất trong khu đó, hay các khu gần đó làm Sa; lấy các giao lộ ngã 3-4-5 gần nhà làm Thủy.
Trong Lý thuyết thì chúng ta lấy từ Sơn (Long), Hướng ra để chọn Nạp Sa, Thu Thủy, NHƯNG trong thực tế, thường những cái đó đã có trước, cho nên ta thường phải làm ngược lại. Tức là từ Sa, Thủy có sẵn đó, ta chọn Hướng phù hợp với Sa, Thủy đó => Nhìn thế đất Dương hay Âm trước, sau đó xác định Sa, Thủy đó rơi vào 4 cung Cát nào (Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng) của CỤC nào, từ đó xác định Sơn Hướng
D/ ĐẠI DU NIÊN và TIỂU DU NIÊN PHÁP :
Thông thường , mọi người chỉ biết phép biến Du niên theo lệ Đông Tây Trạch. Thật ra , đó chỉ là phép biến tương tự của Đại Du Niên thôi , còn phép biến Tiểu Du Niên còn được gọi là Tham Lang Quyết Pháp. Nay mình xin ghi rõ ra 2 cách biến này :
1) ĐẠI DU NIÊN :
Cách này vốn dĩ tương tự như phép biến thông thường. Có điều biến hào dưới cùng cho ra Du Niên Họa hại trước. Kế đến là biến hào giửa , cho ra Du Niên Thiên Y….Cụ thể 8 cung biến với nhau cho kết quả Du Niên lần lượt như sau : Phục Vì , Họa Hại , Thiên Y , Diên Niên , Lục Sát , Sinh Khí , Ngũ Quỹ , Tuyệt Mệnh
_ Càn : Càn , Tốn , Cấn , Khôn , Khảm , Đoài , Chấn , Ly.
_ Khảm : Khảm , Đoài , Chấn , Ly , Càn , Tốn , Cấn , Khôn.
_ Cấn : Cấn , Ly , Càn , Đoài , Chấn , Khôn , Khảm , Tốn.
_ Chấn : Chấn , Khôn , Khảm , Tốn , Cấn , Ly , Càn , Đoài.
_ Tốn : Tốn , Càn , Ly , Chấn , Đoài , Khảm , Khôn , Cấn.
_ Ly : Ly , Cấn , Tốn , Khảm , Khôn , Chấn , Đoài , Càn.
_ Khôn : Khôn , Chấn , Đoài , Càn , Ly , Cấn , Tốn , Khảm.
_ Đoài : Đoài , Khảm , Khôn , Cấn , Tốn , Càn , Ly , Chấn.
Chúng ta thấy các cung biến với nhau vẫn cho ra kết quả Du Niên y vậy thôi , nhưng thứ tự biến hào của nó khác , nên thứ tự cũng khác lệ thường luôn.
Pháp Đại Du Niên này chọn 3 cung Cát : Sinh Khí , Diên Niên , Thiên Y để Khai Môn cho Dương Trạch.
Trên thực tế , khi áp dụng các pp Đại-Tiểu HKNH , nếu các sơn được chọn để Khai Môn trùng với các sơn thuộc Tam Cát Du Niên này thì càng tốt thêm.
2). TIỂU DU NIÊN
Pháp này lấy theo số Tiên Thiên : Càn 1 , Đoài 2 , Ly 3 , Chấn 4 , Tốn 5 , Khảm 6 , Cấn 7 , Khôn 8.
Ứng dụng của pháp này để Nạp Sa cho Âm Trạch , chọn Nội-Ngoại Khí Khẩu hoặc Nhị Môn trong Dương Trạch . Lần lượt các bước biến như sau :
_ Biến hào trên , là sao Tham Lang , làm cung Sinh Khí.
_ Biến hào giửa , là sao Cự Môn , làm cung Thiên Y.
_ Biến hào dưới , là sao Lộc Tồn , làm cung Họa Hại.
_ Biến hào giửa , là sao Văn Khúc , làm cung Lục Sát.
_ Biến hào trên , là sao Liêm Trinh , làm cung Ngũ Quỹ.
_ Biến hào giửa , là sao Vũ Khúc , làm cung Diên Niên.
_ Biến hào dưới , là sao Phá Quân , làm cung Tuyệt Mệnh.
VD như : Quẽ Càn tam liên ( 3 vạch liền ).
_ Biến lần 1 : đổi hào trên thành Đoài thượng khuyết. Vậy Càn Đoài là Sinh Khí , sao Tham Lang
_ Biến lần 2 : đổi tiếp hào giửa thành Chấn ngưỡng bồn. Vậy Càn Chấn là Thiên Y , sao Cự Môn.
_ Biến lần 3 : đổi tiếp hào dưới thành Khôn lục đoạn. Vậy Càn Khôn là Họa Hại , sao Lộc Tồn.
…….
Cụ thể các cung biến nhau được kết quả sau ( ghi theo thứ tự 7 bước biến bên trên ) :
_ Càn : Đoài , Chấn , Khôn , Khảm , Tốn , Cấn , Ly
_ Khảm: Tốn , Cấn , Ly , Càn , Đoài , Chấn , Khôn.
_ Cấn : Khôn, Khảm , Đoài , Chấn , Ly , Càn , Tốn.
_ Chấn: Ly ,Càn , Tốn , Cấn , Khôn , Khảm , Đoài.
_ Tốn : Khảm , Khôn , Chấn , Đoài , Càn , Ly , Cấn.
_ Ly : Chấn , Đoài , Khảm , Khôn , Cấn , Tốn , Càn.
_ Khôn: Cấn , Tốn , Càn , Ly , Chấn , Đoài , Khảm.
_ Đoài : Càn , Ly , Cấn , Tốn , Khảm , Khôn , Chấn.
Phương pháp Tiểu Du Niên này còn gọi là Tham Lang Quyết pháp , là cách khởi Tam Cát Môn ( Sinh Khí , Thiên Y , Diên Niên ) cực kỳ quan trọng trong PT Bát Trạch. Vì từ Tam CÁt Môn này , nạp giáp vào , ta sẽ có Lục Tú ; rồi nạp thêm quẻ Liêm Trinh ( Ngũ Quỹ ) và nạp giáp của nó , ta sẽ có Bát Quý. Cho nên , phép khởi Tham Lang Quyết này rất quan trọng đấy !!!
Cũng như trên thôi , ta cũng chọn 3 sao tốt , du niên tốt đó để Nạp Sa hay Dụng sự cho Dương Trạch. NHƯNG ở Đại Du Niên thì các Du Niên tốt , sao tốt này là do hỗ biến giửa các cung cùng nhóm Đông hoặc Tây Trạch. Trong khi đó , ở đây , các cung thuốc Tam Cát không còn phân biệt Đông -Tây nữa , tất cả qui về 1 mối. Đây mới chính là điểm khác biệt giửa người mới học Bát Trạch và người chuyên sâu về Bát Trạch vậy.
Pháp này lấy Sơn làm gốc để biến hào chọn Tam Cát Môn , không phải lấy Hướng.
Nhân tiện ở trên nói về Nạp Giáp và Lục Tú, mình xin nói luôn để các bạn tiện tham khảo
_ Càn nạp Giáp
_ Khảm nạp Quý (kiêm Thân , Thìn )
_ Cấn nạp Bính
_ Chấn nạp Canh ( kiêm Hợi , Mùi )
_ Tốn nạp Tân
_ Ly nạp Nhâm ( kiêm Dần , Tuất )
_ Khôn nạp Ất.
_ Đoài nạp Đinh ( kiêm Tị , Sửu ).
Phần Nạp Giáp này cộng thêm Tam Cát Môn ở trên ( của Tiểu Du Niên ) sẽ thành Lục Tú.
VD như : Càn sơn có Tam Cát Môn là Đoài Chấn Cấn . Nay thêm 3 cung Nạp Giáp vào thành ra Lục Tú : Đoài, Chấn, Cấn, Đinh, Canh, Bính.
Khảm sơn có Tam Cát là Tốn Cấn Chấn. Nay thêm Nạp Giáp vào sẽ có Lục Tú là : Tốn, Tân, Cấn, Bính, Chấ , Canh.
Bạn nào có xem được La Kinh sẽ thấy có tầng chỉ đề 8 chữ : Tham, Cự, Lộc, Văn, Liêm, Vũ, Phá, Phụ. Đấy chính là chỉ từng sơn ta có Tam Cát Môn, Lục Tú ứng nơi sơn nào vậy. 8 chữ đó là lấy chữ đầu của 8 sao khi biến ra Du Niên mà ở trên mình đã ghi đấy.
Tương ứng với phép Nạp Giáp này, ta cũng có cách Thu Thủy, và lựa ngày giờ theo Nạp Giáp.
_ Như Ly nạp Nhâm , Dần , Tuất chẳng hạn.
Tọa hướng Ly, thấy Thủy ở Nhâm, Dần, Tuất là đắc cách.
Hoặc tọa Nhâm, Dần, Tuất thấy Thủy ở Ly cũng đắc cách.
_ Như Chấn nạp Canh, Hợi, Mùi chẳng hạn.
Tọa Chấn thấy Thủy ở Canh, Hợi, Mùi là đắc cách.
Tọa Canh, Hợi, Mùi thấy Thủy ở Chấn cũng đắc cách.
……..
Các cung khác cũng tương tự như vậy. Cách Nạp Thủy này, trong Bát Trạch gọi là Đại cục Mẫu tử nạp Thủy.
Cũng có khi chỉ sử dụng mỗi cung Nạp Giáp thuộc Bát Quái, không dùng cung kiêm, người ta gọi đó là Đại cục Quy nguyên Thủy
_ Chẳng hạn như Tốn Long thấy Tân Thủy , hay Tân Long thấy Tốn Thủy
_ Hay Đoài sơn thấy Đinh Thủy , và ngược lại.
………..
Còn phép lựa ngày theo Nạp Giáp chỉ là phụ trợ cho các cách tính ngày khác , nhưng mình cũng đưa ra đây cho các bạn tham khảo luôn
_ Nhà hay Mộ Hướng Đoài lựa các ngày Đinh , Tị , Sửu.
_ Nhà hay Mộ Hướng Khảm lựa các ngày Quý , Thân , Thìn
………..
Lựa ngày theo Nạp Giáp cũng tính cả theo biến Du Niên :
_ Nhà Hướng Càn , mà chọn ngày Giáp là được Phục Vì , chọn ngày Ất là được Diên Niên ( vì Càn Khôn là Diên Niên , mà Khôn Nạp Ất ) , chọn ngày Quý , Thân , Thìn là bị Lục Sát ( vì Càn Khảm là Lục Sát , mà Khảm nap Quý , Thân , Thìn )….
_ Nhà hướng Đoài , mà chọn các ngày Đinh , Tị , Sửu là được Phục Vì ; nếu chọn các ngày Giáp thì được Sinh Khí ( vì Càn Đoài là Sinh Khí , mà Càn nạp Giáp ) ; nếu chọn các ngày Ất thì được Thiên Y ( vì Đoài Khôn là Thiên Y , mà Khôn nạp Ất )…..
Tuy vậy, bên trong còn có những ngoại lệ , những trường hợp không nên dùng ( giống như dùng Mã trong phần xem ngày vậy, có tuổi nên dùng, có tuổi không nên dùng). Cái này, là kinh nghiệm và sự ứng biến linh hoạt của người xem vậy.
E/. THÀNH MÔN NHỊ CUNG :
Trước nay , mọi người chỉ nghe nói thuật ngữ này trong phái Huyền Không , nhưng thật ra từ “Thành Môn” đã có từ lâu lắm rồi. Nó xuất phát từ cử ở 4 phương , 8 hướng ngày xưa của các thành trì. Cách đơn giản nhất để sử dụng Thành Môn là mở cửa thông khí ( ngoài ra , Thành Môn còn có thể là giao lộ , bến cảng , cột phát sóng , ao hồ đầm , ngã ba sông…..).
Có 2 Thành Môn :
_ Chính Thành Môn được gọi là Chính Cách hay Chính Mã.
_ Phụ Thành Môn còn gọi là Thiên Cách ( lệch cách ) hay Tá Mã (mượn ngựa).
Nguyên tắc chọn Thành Môn Chính dựa trên sự kết hợp của số Tiên Thiên mà ra. Lấy Hướng nhà làm chủ đạo. Quẽ đứng kề trước quẽ của Hướng được chọn làm Thành Môn Chính. Quẽ đứng kề sau quẽ Hướng làm Thành Môn Phụ.
Ví dụ 1 : Nhà Tọa Khảm Hướng Ly. Lấy Ly làm chính để tìm Thành Môn.
Trước Ly là Tốn. Số của Ly là 9, số của Tốn là 4. 4-9 tác hợp thành Kim Tiên Thiên. Nên Tốn là Chính Thành Môn.
Sau Ly là Khôn, nên Khôn là Phụ Thành Môn.
Ví dụ 2 : Nhà tọa Đoài Hướng Chấn. Lấy Chấn làm chính để tìm Thành Môn.
Trước Chấn là Cấn. Số của Chấn là 3, số của Cấn là 8, 3-8 tác hợp thành Mộc Tiên Thiên. Nên Cấn là Chính Thành Môn.
Sau Chấn là Tốn, nên Tốn là Phụ Thành Môn.
……………….
Các Hướng khác cứ theo đây mà suy ra vậy.
Như trên kia đã nói, Ngũ Hành trong thuật PT có rất nhiều loại, nay mình xin đưa ra 1 nhóm Ngũ Hành nữa để các anh chị các bạn tham khảo
F/. HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH :
Trước đây, nhiều người cho rằng thuyết này do Cơ Tử, đời vua Vũ nhà Hạ soạn ra. Nhưng thực tế, khi giải thích cách biến đổi giửa các hào, lại dùng công thức Nạp Giáp, phương vị Bát Quái Hậu Thiên. Vậy thì không thích hợp, bởi khi ấy, các công thức này chưa có.
Huống chi ứng dụng của nó trong phép Mộ Long Hoán Tuế, sử dụng trong thuật Trạch Cát xem ngày giờ, cũng có sau này.
Cho nên , có thể nói Hỗn Thiên Ngũ Hành là do các Phong Thủy gia sau này viết ra vậy. Cụ thể như sau :
_ Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Khảm, Tân, Thân
thuộc Thủy, Mộ khố tại Thìn.
_ Sửu, Quý, Khôn, Canh, Mùi
thuộc Thổ, Mộ khố tại Thìn.
_ Ly, Nhâm, Bính, Ất
thuộc Hỏa, Mộ khố tại Tuất.
_ Cấn, Chấn, Tị
thuộc Mộc, Mộ khố tại Mùi.
_ Càn, Hợi, Đoài, Đinh
thuộc Kim, Mộ khố tại Sửu.
Mình chỉ luận sơ qua về cách biến thui, các trường hợp tương tự các bạn suy ra nhé!
_ Giáp thuộc Mộc nạp vào Càn, Ất thuộc Âm Mộc nạp vào Khôn.
Càn và Khôn phối với nhau (là 2 quẽ đối nhau trong Tiên Thiên Bát Quái), biến đổi 2 hào thượng và hạ => Càn hóa thành Khảm, Khôn hóa thành Ly.
Giáp theo Càn, mà nay Càn hóa Khảm, nên Giáp thuộc Thủy.
Ất theo Khôn, nay Khôn hóa Ly, nên Ất thuộc Hỏa.
_ Canh thuộc Dương Kim nạp vào quẽ Chấn, Tân thuộc Âm Kim nạp vào quẽ Tốn.
Chấn, Tốn phối nhau (là 2 quẽ đối trong Tiên Thiên), biến đổi hào thượng của Tốn được quẽ Khảm, biến hào hạ của Chấn được Khôn.
Canh theo Chấn, mà Chấn hóa Khôn, nên Canh thuộc Thổ
Tân theo Tốn, nay Tốn hóa Khảm, nên Tân thuộc Thủy.
G/. HÀ ĐỒ TỨ ĐẠI CỤC :
Đây cũng là cách từ Thủy lưu đáo sơn gì mà chọn Hướng, đa phần dùng cho Âm Trạch. Nếu trong thiên nhiên mà đắc cách này là rất tuyệt vời, bởi nó là sự phối hợp cả Tiên Thiên và Hậu Thiên, không gì cát lợi hơn.
_ Mộc cục Thủy pháp : Tọa Hướng Giáp thu Ất Thủy
Tọa Hướng Ất thu Giáp Thủy
Hai loại này hợp cách “Thiên Địa định vị”. vì sao ? Giáp, Ất vốn thuộc cung Chấn, ở Hậu thiên cư Chính Đông.
Càn nạp Giáp, Khôn nạp Ất. Nay Giáp Ất phối cũng chính là Càn Khôn phối, nên mới gọi là hợp cách Thiên Địa định vị.
Thế đất gặp Thủy lai ở sơn Giáp, Ất mà Lập Hướng theo Mộc cục của hà Đồ là Đại Cát.
Cụ thể là : Thủy lai ở Giáp, lập mộ Tọa tân, Hướng Ất.
Thủy lai ở Ất, lập mộ Tọa Canh, Hướng Giáp.
_ Thủy cục Thủy pháp : Tọa Hướng Nhâm nạp Quý Thủy
Tọa Hướng Quý nạp Nhâm Thủy
Hai loại này hợp cách ” Thủy Hỏa ký tế “. Vì sao ? Nhâm Quý vốn thuộc cung Khảm, ở Hậu Thiên cư Chính Bắc.
Ly nạp Nhâm, Khảm nạp Quý, Nhâm Quý phối nhau tức Khảm Ly hợp nhau, nên mới gọi là Thủy Hỏa ký tế.
Cụ thể của cục này như sau : Thủy lai ở Nhâm, lập mộ Tọa Đinh, Hướng Quý.
Thủy lai ở Quý, lập mộ Tọa Bính, Hướng Nhâm.
_ Kim cục Thủy pháp : Tọa Hướng Canh nạp Tân Thủy
Tọa Hướng Tân nạp Canh Thủy
Hai cách này hợp với cách ” Lôi Phong tương bạc “. vì sao ?
Canh Tân vốn thuộc cung Đoài, ở Hậu Thiên cư Chính Tây.
Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân, nay Canh tân phối nhau cũng chính là Chấn Tốn hợp với nhau, cho nên mới gọi là Lôi Phong tương bạc.
Cục này cụ thể như sau : Thủy lưu đáo Tân, lập mộ Tọa Giáp, Hướng Canh.
Thủy lưu đáo Canh, lập mộ Tọa Ất, Hướng Tân
_ Hỏa cục Thủy pháp : Tọa hướng Đinh, nạp Bính Thủy
Tọa hướng Bính, nạp Đinh Thủy.
Hai cách này hợp với cách ” Sơn Trạch thông khí “. Vì sao?
Bính Đinh vốn thuộc cung Ly, ở Hậu Thiên cư Chính Nam.
Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, nay Bính Đinh phối nhau, tức là Cấn Đoài hợp nhau , cho nên nói là Sơn Trạch thông khí.
Cụ thể của cục này là : Thủy lai ở Bính, lập mộ Tọa Quý, Hướng Đinh.
Thủy lai ở Đinh, lập mộ Tọa Nhâm, Hướng Bính.
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/