Bát Trạch
18/10/2020 - 4:24 PMLê Công 1176 Lượt xem

PHẦN TRÊN ẤN VÀO ĐÂY

H/. LẠC THƯ TỨ ĐẠI CỤC : 

Đây cũng là cách Tiên Thiên, Hậu Thiên phối hợp nên rất tốt, và cách dụng cũng là từ Thủy lưu đến sơn nào mà xác định Hướng của Mộ phần.

1). Thủy cục Thủy pháp :

_ Tọa Khảm (Quý, Thân, Thìn cũng vậy) nạp Càn (hay Giáp) Thủy.

_ Tọa Càn (hay Giáp) nạp Thủy Khảm (hay Thân, Thìn, Quý Thủy)

Ở đây ta lại thấy sử dụng công thức Nạp Giáp cho Bát Quái trên kia. Cho nên, các anh chị các bạn hãy lưu ý bảng Nạp Giáp đó, mình đã nói là nó rất quan trọng rồi đấy. Trong khoa Âm Trạch thì hầu như luôn luôn sử dụng Nạp Giáp cho Bát Quái.

Khảm ở Lạc Thư là số 1, nạp Càn Thủy số của Lạc Thư là 6, Mà trong Tiên Thiên , Thủy cục chính là 1-6. Vậy Thủy cục của Hà đồ làm Thể, Khảm 1 và Càn 6 của Lạc thư làm Dụng. Một sự phối hợp tuyệt vời giửa Hà đồ và Lạc thư.

Mặt khác, các bạn có thể cũng nhận thấy: Ở Hậu Thiên, vị trí của Khảm là chính Bắc; ở Tiên Thiên, vị trí của Càn cũng là chính Bắc. Vậy Khảm Càn phối nhau chính là sự hợp nhất của Tiên Hậu Bát Quái.

Còn các sơn Thân, Quý, Thìn nạp Giáp theo Khảm, và Giáp nạp theo Càn, nên cũng có tác dụng tương tự như thế.

Thực tế: Khi gặp thế đất Thủy lưu đáo sơn Càn hay Giáp, ta có thể lập Mộ phần theo 1 trong các hướng Tý , Quý , Thân , Thìn.

Khi gặp thế đất Thủy lưu đáo sơn Tý, hoặc Quý, Thân, Thìn, ta có thể lập Mộ phần theo hướng Càn hoặc Giáp.

2). Mộc cục Thủy pháp :

_ Tọa Chấn (hay Canh, Hợi, Mùi cũng vậy) nạp Thủy Cấn (hay Bính)

_ Tọa Cấn (hay Bính) nạp Thủy Chấn (hay Canh, Hợi, Mùi Thủy cũng vậy)

Ta thấy Chấn trong Lạc thư là số 3 , Cấn trong Lạc thư là số 8 ; mà 3-8 cũng là Mộc cục của Hà đồ. Vậy Hướng và Thủy của Chấn với Cấn phối với nhau chính là Thể của hà đồ , và Dụng của Lạc thư.

Mặt khác , trong Bát Quái Tiên Thiên , vị trí của Khảm chính là vị trí Đông Bắc của Cấn ở Hậu Thiên. Cho nên , đây cũng là cục Tiên Hậu Bát Quái phối hợp.

Thực tế : Khi gặp thế đất Thủy lưu đáo sơn Cấn (hay Bính), ta có thể lập Mộ phần theo 1 trong các Hướng Mẹo, Canh, Hợi, Mùi.

Khi gặp thế đất Thủy lưu đáo 1 trong các sơn Mẹo, Canh, Hợi, Mùi, ta có thể lập Mộ phần theo Hướng Cấn hoặc Bính.

3). Kim cục Thủy pháp :

_ Tọa Tốn (hoặc Tân) nạp Thủy Ly (hay Nhâm, Dần, Tuất Thủy cũng vậy).

_ Tọa Ly (hay Nhâm, Dần, Tuất cũng vậy) nạp Thủy Tốn (hay Tân Thủy).

Ly trong lạc thư là số 9 , Tốn trong lạc thư là số 4 , mà trong Hà đồ thì 4-9 là cục Kim . Vậy hướng Ly nạp Tốn thủy _ hướng Tốn nạp Ly thủy chính là cục Kim của Hà đồ làm Thể , Ly 9 Tốn 4 của Lạc thư làm Dụng.

Cục này không Cát bằng 2 cục ở trên.

Thực tế : Khi gặp thế đất có Thủy lưu đáo 1 trong các sơn Ngọ, Nhâm, Dần, Tuất, ta có thể lập hướng Mộ phần là Tốn ( hoặc Tân ).

Khi gặp thế đất có Thủy lưu đáo sơn Tốn (hoặc Tân), ta có thể lập Mộ phần theo 1 trong các hướng Ngọ, Nhâm, Dần, Tuất.

4). Hỏa cục Thủy pháp :

_ Tọa Khôn (hay Ất cũng vậy) nạp Thủy Đoài (hay Đinh, Tị, Sửu, Thủy).

_ Tọa Đoài (hay Đinh, Tị, Sửu cũng vậy) nạp Thủy Khôn (hay Ất Thủy).

Khôn ở Lạc Thư là số 2, Đoài ở Lạc thư là số 7; ở hà đồ 2-7 là Hỏa cục. Vậy, Hướng và Thủy của Khôn phối với Đoài có thể nói là Hỏa cục của Hà đồ làm Thể, Khôn 2 Đoài 7 của Lạc thư làm Dụng.

Cục này cũng như cục Kim bên trên , không Cát bằng 2 cục đầu.

Thực tế : Khi gặp thế đất có Thủy lưu đáo sơn Khôn ( hoặc Ất), ta có thể lập Mộ phần 1 trong các Hướng Dậu, Đinh, Tị, Sửu.

Khi gặp thế đất có Thủy lưu đáo 1 trong các sơn Dậu, Đinh, Tị, Sửu, ta có thể lập Mộ phần theo Hướng Khôn hoặc Ất.

*** Hai cục Thủy và Mộc ngoài được sự phối hợp Hà đố – Lạc thư, còn là sự phối hợp của Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái, nên rất tốt.

Hai cục Kim và Hỏa chỉ là sự phối hợp của Đồ-Thư, không Cát bằng, vì có sự tạp loạn.

Lê Công

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Bát Trạch
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/