Đạo Học
08/09/2021 - 10:08 AMLê Công 515 Lượt xem

BẢN NGÃ VÀ CHÂN TÍNH
(Hữu ngã và Vô ngã)


Tâm của ta là cái trung điểm do đấy mà Đạo phát triển ra đƣợc.
Ngày mà ta đem cái tâm ta ra làm một vật riêng, ta tách, ta tách với cái Sống chung của Vũ
trụ. Ta làm cho mất cái Thiên tính (instinct), tức là sự hiều biết một cách tự nhiên của ta. Cái
thiên tính ấy, khi ở cùng vạn vật nhƣ thào mộc, thú cầm…thì vô tâm; khi nó về cùng ngƣời
thì nó bị phá mất cái bổn căn thành ra Trí luận; đến khi về cùng ngƣời trí huệ thì thành ra
Trực giác rất mẫn nhuệ. Sự hiểu biết ấy rất lanh lẹ, đạt suốt cái lý của sự vật một cách tự
nhiên quán triệt.(1) Xem chƣơng bản ngã biện chứng
Krishnamurti nói: “Cây cỏ thì toàn thiện mà vô tâm trong cái toàn thiện ấy, con ngƣời thì bất
toàn mà hữu tâm trong cái bất toàn ấy”. Mới nghe qua thất là khó hiểu lắm, nhƣng thử xem
cành bông kia, nó không tƣ tâm, chỉ nở ra một cách tự nhiên. Nó không vì ngƣời khen mà
nở; hoặc ngƣời chê mà không nở. Nó không vì có ngƣời biết mới khoe sắc đẹp, hƣơng thơm.
Nó mọc vì mọc; nó nở vì nở, thơm vì thơm… ấy là cái tính tự nhiên của nó.

Tuyệt đối
chân lý

TRỰC GIÁC: Thiên tính, Trí luận
C
( Phá cái phá)

THIÊN- TÍNH: vô tâm
A
(Lập)

Tƣơng quan
chân lý

   

TRÍ LUẬN: Hữu tâm
B
(phá)

   

BẢN ĐỒ SỐ 1
Dầu phải mọc nơi hang cùng non thẳm, nó cũng cứ nở, cứ thơm… Nó làm nhƣ vậy, ví
nó không thể không làm nhƣ vậy cho đƣợc. Hành động ấy, gọi là hành động vô vi nhƣ giá
tuyết thì lạnh, lửa thanh thì nóng. Nó tự túc, tự mãn, thật là toàn thiện, nhƣng vẫn không hay
rằng mình toàn thiện. Ngƣời tri huệ hành động vô vi, cũng tự túc, tự mãn nhƣng hữu tâm
trong cái toàn thiện của mình. Cái hữu tâm ấy, tuy thấy là Có mà thật Không vì nó đã thuận
với Đạo rồi vậy.
Sao gọi là tự túc? Bởi nó không vì một tôn chỉ chi, hoặc một cớ chi hay một tƣ ý chi
mà làm. Nó không vì hoàn cảnh, không vì dƣ luận, không vì bổn phận, không vì đạo lý nhân,
nghĩa chỉ mà hành động, nên nó đủ (Porter en son cocur le fardeau d’être incomplet; e’est
cela la douleur.- mang nơi lòng cái đều Bất túc, đó là khổ -Krishnamurti), mà ta thiếu ( con
ngƣời mà ly tâm ra đây, là một đều cần thiết của sự luân chuyển để về sau đắc đặng cái hữu
tâm. Con ngƣời sở dĩ hơn con thú là chỗ hữu tâm đó. Nhƣng đừng lầm rằng con ngƣời toàn
thiện hơn con thú. Xem chƣơng Bản ngã biện chứng trong quyển nầy.)
Ngƣời cổ lỗ nhƣ đứa trẻ thơ, chƣa có tƣ tâm nên Vạn vật cùng tâm họ còn liên ứng
với nhau rất mật thiết. Nói thế chằng phải gọi họ là toàn thiện đặng, họ chỉ vì chƣa có tƣ tâm
nên còn giữ cái tính bản nhiên. Sự họ thấy, đều họ cảm, chỉ thấy hay cảm một cách vô tâm,
vô ý, cũng nhƣ trong giấc mộng mơ màng. Bởi họ vô tâm (inconscient), cái tâm họ mới còn
tƣơng ứng, tƣơng cảm với Vạn vật, thiên tính họ nhờ đó còn linh hoạt đƣợc một cách tự
nhiên.
Bởi vậy, khi nói về thiên tính của cổ nhân (homme primitif) và cái quan niệm của họ
về Vạn vật, ta chỉ muốn nói về phƣơng diện siêu hình hay là triết lý thôi. Theo quan niệm ấy,
họ cho rằng Vạn vật, vật mà ta gọi vô tri vô giác, đều có sự sống nhƣ họ..Thấy đều có sự
sống, họ bất phân vật nào là vật chất, vật nào là linh khí; sao là tinh thần, sao là hình thể. Với
họ, cõi đời thiêng liêng cũng nhƣ cõi đời vật chất. Họ không phân biệt, chia phân vũ trụ,
không gọi chi là thiện, là ác, hữu thần, vô thần…Vạn vật chung quanh họ cả thảy là Một,
không vật nào là vô tri không vật nào là vô giác.
Cái thiên tính của họ, rất linh hoạt, không cần trí luận mà biết, biết một cách lanh lẹ,
tự nhiên.
Con ngƣời văn minh ngày nay, trái lại vì đã làm mất cái thiên tính bản nhiên của
mình, nên muốn tìm lại con đƣờng mình đã mất dấu, phải tính toan trù, nghĩ lắm công phu.
Cái thiên tính của con ngƣời cổ lỗ, làm cho họ biết và cảm giác đặng một cách lẹ làng
tự nhiên nhƣ vậy là nhờ Vạn vật với họ còn cái giây liên khí, tƣơng cảm với nhau. Thiên tính
ấy, thƣờng ta gọi là Xích tử chỉ tâm (xem bài “nơi bãi thế..” quyển Trƣòng Lạc Ca), bởi con
trẻ thƣờng chƣa có tƣ tâm. Ngƣời cổ lỗ, không xƣng tôi
Cái ý niệm Bản ngã (moi sépere) phát lộ ra trong lịch sử của đời ngƣời rất muộn. Dầu
trên lịch sử của nhân loại cũng thế. Trong xã hội cổ, con ngƣời sống chẳng vì cá nhân, mà vì
đoàn thể xã hội, gia tộc mà thôi. Họ là gia tộc, gia tộc là họ. Lần lần mởi nảy sinh ra cái chủ
nghĩa cá nhân ( Xem cuốn “Phong Hòa Khí Thuận” cũng một tác giả. Cá nhân đấy là cá
nhân bản ngã của phần tử có tánh phân biệt đó, chớ lầm lộn với cá nhân hoàn toàn của chân
nhân.
Xã hội cổ, là xã hội của những cá nhân bất toàn, nhƣng còn vô tâm cái bất toàn của
mình. Xã hội trung và cận thời, là xã hội của những cá nhân hữu tâm trong cái bất toàn của
mình. Xã hội vị lai sẽ là xã hội của những cá nhân hoàn toàn…Tuy cách sinh hoạt nhƣ cổ mà
khác rất xa…Hãy xem chƣơng Bản Ngã biện chứng trong Toàn Chân pháp luận.) rồi sau
đây, cuộc đời tấn biến cũng sẽ trở lại nhƣ xƣa…( Đó là thuộc về quan niệm Xã hội học.
Không phải thuộc về vấn đề quyển sách này.
Bời vậy ta thấy con trẻ và kẻ thiếu niên thƣờng có lòng quảng đại, hào hiệp và mạo
hiểm…Càng lớn chừng nào, tánh tình lại càng ích kỷ lợi thân chừng nấy…Theo Tâm lý học,
ích kỷ là cái đặc sắc của tuổi già.
Ấy là con đƣờng tự nhiên Vận vật trong Vũ trụ phải luân chuyển theo (Trƣớc khi
đặng hữu tâm trong cái Toàn thiện của mình con ngƣời phải trải qua cái hữu tâm bất toàn
thiện của mình đã; ấy là cái mật lý của sự luân chuyển của Vạn vật. Đây lại là con đƣờng
biện chứng của Vạn vật trong Vũ trụ. Nên xem cái thuyết của Bergson trong những bộ
L’Evolution creatrice và bộ Les deux Sources de la Morale et de la Religion, ta sẽ thấy rõ cái
lối biện chứng ấy. Thí dụ, ta ban đầu chơi với bóng mà vẫn vô tâm, đến một khoảng thời
gian kia ta sẽ dựt mình, nghĩ rằng bóng ta là khác với ta..từ đó nảy sanh cho ta nhiều nối lo
sợ phòng ngừa. Lúc ấy ta gọi là hữu tâm trong cái Tƣ tâm của ta. Đến khi biết rõ, nó cùng ta
là Một, ta trở lại sống với bóng ta. Tuy bây giờ ta hữu tâm rằng bóng ta với ta là Một, song le
ta sống một cách vô tâm..nhƣng cái vô tâm bây giờ không còn giống với cái vô tâm trƣớc
kia nữa

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/