Kinh Dịch
08/01/2022 - 4:17 PMLê Công 519 Lượt xem

Ví dụ thuộc phần cầu tài trong sách Tăng San Bốc Dịch

ví dụ này không khó nhưng có những điểm lắt léo không để ý sẽ không thấy được.

Sách viết:

“Thế ngộ Huynh lâm, tất nan cầu vọng.

Hào Huynh trì Thế, khó mà hy vọng.

Sách xưa cho rằng nếu Quái thân lâm Huynh Đệ, việc cầu tài khó được.Ta thấy rằng dùng Quái thân không nghiệm, nên chủ yếu chỉ căn cứ vào hào Thế. Nếu Huynh Đệ trì Thế, khó mà cầu được tài.

Dã Hạc bàn rằng: Đều phải dựa vào sự biến thông của người đoán quẻ. Hào Huynh Đệ trì Thế tuy không nên, những cũng có lúc không kỵ.

Ví dụ: Ngày Đinh Mão tháng Mùi, xem về vay nợ, được quẻ Tấn:

quẻ Tấn

Đoán rằng: Tuy hào Huynh trì Thế, là tượng không có tiền tài, nhưng may được Nhật thần Mão làm Tài tinh. Sách xưa cho rằng hào Tài khắc Thế hoặc xung thế là tượng đắc tài; lại thêm hào ứng Mùi thổ vượng mà sinh Thế, đến hôm sau sẽ đắc tài. Quả nhiên đến ngày Thìn được của ứng vào ngày Thìn, vì là ngày hợp của hào Thế động.” – Hết trích dẫn.

Xem quẻ hỏi việc thì việc luận trải qua 3 bước cơ bản lần lượt như sau:

Bước 1: Chọn dụng thần – Bước 2: Xét dụng thần mạnh yếu – Bước 3: Luận đoán ứng kỳ

Cụ thể với quẻ này 3 bước như sau:

Bước 1: Đầu tiên là quẻ này luận cầu tài, nên với 1 người luận đầu tiên là chọn thê tài làm dụng thần. Như ở quẻ Tấn thì dụng thần là Thê tài Mão Mộc.

Bước 2: Sau khi xác định được thê tài ở đâu rồi thì cần xem Thê tài này ngũ hành gì, có vượng tướng hay không? Có được nhật nguyệt sinh trợ hay không?

Như trong quẻ này hào Mão tại tháng Mùi, không coi là nhập mộ, bởi tiêu chí “chính tông” là vòng trường sinh phải lấy theo chi ngày, không tính chi tháng, như vậy Mão ở đây chỉ tính là khí bởi đang khắc nguyệt lệnh.

Mão sinh ngày Mùi là được nhật thần, là đế vượng tại vòng trường sinh tính theo chi ngày, là vượng khí. Như vậy tại ngày rất vượng, tại tháng là suy, nhưng mà chúng ta cần ngầm hiểu ở đây có ngày và tháng MãoMùi đang bán tam hợp, hỗ trợ mộc phần nào. Tổng quan mà nói hào Tài Mộc này vẫn có sức mạnh đáng kể, đây mới là mấu chốt để luận quẻ này được tài hay không.

Phần này lại viết: “Sách xưa cho rằng hào Tài khắc Thế hoặc xung thế là tượng đắc tài”, sách xưa ở đây là có lẽ nên hiểu là “Tăng bổ Bốc phệ chính tông – Thập bát luận – chương cầu tài”, có câu số 12 như sau:

“Tài lai tựu ngã chung tu dị
Ngã khứ tầm tài tất thị nan.

Tài đến tìm Ta rồi sẽ dễ,
Ta đi tìm Tài tất sẽ khó.

Tài hào sinh hợp Thế hào, khắc Thế, trì Thế là Tài đến tìm Ta, tất nhỉên dễ được. Nếu hào Tài với hào Thế không liên quan, thì gọi là Ta đi tìm Tài, tất khó hi vọng được.”

Phần giải thích Vương Hồng Tự chú giải. Trong phần này không nói đến đoạn xung nhưng có thể coi xung cũng như khắc cũng được coi là tìm đến. Đoạn này là bính chú cá nhân từ 1 câu nguyên gốc là ngắn gọn, nên cho dù nội dung chính có thể không sai lệch nhiều nhưng một số tình huống cụ thể không tránh khỏi hoài nghi, vì chưa muốn tạo nên sự tranh cãi thì tôi sẽ không bàn thêm, hơn nữa trong tình huống này sự khác biệt về cách hiểu không làm sai lạc cách vận dụng trong luận đoán.

Bước 3 là xem ứng kỳ, phần này khá phức tạp, nên cần phải thông cảm nếu có một vài điểm chưa thấu đáo. Theo bản in tôi có trên tay này, ứng kỳ ngày thìn là do “hào thế động”, giải thích thế có phần khó hiểu vì đây là quẻ tĩnh. Tại sao động lại tĩnh lại thành vấn đề lớn trong ứng kỳ? Cần hiểu xem ứng kỳ có mấy điểm thường chú ý như sau:

+ Tĩnh thì gặp trực gặp xung.

+ Động thì gặp hợp gặp trực.

+ Quá vượng mà gặp Mộ gặp xung.

+ Suy tuyệt mà gặp sinh gặp vượng.

+ Nhập Tam Mộ cần phải xung khởi.

+ Gặp lục hợp cũng nên tương xung.

+ Nguyệt phá nên gặp điền gặp hợp.

+ Tuần Không nên gặp điền gặp xung.

+ Tượng cát mà bị khắc, nên đợi đến khi khắc thần bị khắc.

Tượng hung mà bị khắc, cần đề phòng khắc lại gặp sinh.

+ Nguyên thần tương trợ tương phù, cần xem Dụng thần suy hay vượng.

+ Kỵ thần tương xung, tương khắc, cần xem nguyên khí hưng hay suy.

+ Hóa Thoái thần, kỵ trực kỵ xung.

+ Có lúc ứng nghiệm vào độc phát độc tĩnh (hào động, hào tĩnh duy nhất).

+ Có khi ứng nghiệm vào hào biến hào động.

+ Việc xa thì định hằng năm tháng, việc gần thì định hằng ngày giờ.

+ Hào Thế Không, Nguyên thần động, cần đợi Nguyên thần gặp trực.

+ Hào Thế suy, Nguyên thần tĩnh, cần đợi nguyên khí gặp xung.

Đại ý có thể tóm gọn nguyên lý của ứng kỳ là lực vừa phải cần được kích thích (bằng xung hoặc trực), lực mạnh thì cần chế ngự lại phù hợp (gặp mộ, gặp hợp), quá yếu thì cần nâng đỡ hợp lý (gặp sinh, gặp hợp).

Trong quẻ này Mộc ở đây khó có thể coi là yếu, gặp hào thế ám động xung sang là tốt, nhưng hào thế dậu kim trong ngày mão, tháng mùi cũng có thể coi là có lực mà chưa lực, sang ngày Thìn, Dậu được hợp mà kích động nhờ thế tạo thành thế cục hợp gặp xung, xung gặp hợp.

Thành Công


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kinh Dịch
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/