(Một) Biểu đặc trưng ngũ hành thập can
Một, Mộc: Gan, mật, đầu, gáy, khớp xương, cơ bắp, mắt, thần kinh, tứ chi, tóc.
+ Giáp: Đầu, mật.
+ Ất: Gan, gáy.
+ Dần: cánh tay, tứ chi, mật, gân, mạch máu, lông tóc, huyệt phong môn.
+ Mão: Gan, ngực, mắt, tay, móng, gân.
Hai, Hỏa: Tiểu tràng, tim, vai, máu huyết, kinh nguyệt, khuôn mặt, răng, lưỡi, bụng, thần kinh, mạch máu, huyết áp.
+ Bính: Vai, tiểu tràng.
+ Đinh: Tim, máu huyết.
+ Tị: mặt, răng, túi màng tim, tam tiêu (cách gọi của Đông Y, Thượng tiêu là lưỡi, thực quản, tim phổi; Trung tiêu là dạ dày; Hạ tiêu là ruột non, ruột già, thận và bàng quang), yết hầu.
+ Ngọ: Tim bụng, tiểu tràng, mắt, lưỡi, thần khí.
Ba, Thổ: Lá lách, bao tử, sườn, bụng, lưng, ngực, phổi, dạ dày, da thịt, khối u.
+ Mậu: dạ dày, sườn (thiên can); lưng, phổi (địa chi)
+ Thìn: Lưng, ngực, gáy, vai, da thịt.
+ Kỷ: Lá lách, bụng.
+ Sửu: Bụng, bao tử, lá lách, bắp thịt.
+ Mùi: Lá lách, ngực, bao tử, bụng, miệng, môi, răng.
+ Tuất: Mệnh môn, ngực, gân, mông, cẳng chân, đầu gối, chân.
Bốn, Kim: Phổi, đại tràng, gan, rốn, đùi, ho thanh, khí quản, mũi, da, trĩ, hệ thống hô hấp, xương cốt, răng.
+ Canh: Ruột, rốn.
+ Tân: Phổi, bắp đùi.
+ Thân: ho thanh, phổi, đại tràng, gân cốt, kinh lạc, âm thanh
+ Dậu: Phổi, mũi, da lông, tiếng.
Năm, Thủy: Thận, Bàng quang, cẳng chân, chân, đầu, xương chậu, đường tiểu tiện, bộ phận sinh dục, lưng, tai, tử cung, túi tinh hoàn, hệ thống sinh dục, máu huyết, mồ hôi.
+ Nhâm: Bàng quang, cẳng chân.
+ Quý: Thận, chân, tinh dịch.
+ Tý: Bộ phận sinh dục, tai, eo lưng, tinh dịch, nước tiểu.
+ Hợi: Thận, đầu, bao tinh hoàn, tủy, tinh dịch.
Sáu, Cổ quyết:
Giáp mật Ất gan Bính tiểu tràng,
Đinh tim Mậu vị Kỷ lá lách.
Canh là đại tràng Tân thuộc phổi,
Nhâm hệ bàng quang Quý thận tàng.
Tam tiêu cũng hướng gửi trong Nhâm,
Bao lạc đồng quy nhập Quý phương.
Giáp đầu Ất gáy Bính cầu vai,
Đinh tim Mậu sườn Kỷ thuộc bụng.
Canh là cuống rốn Tân thuộc đùi,
Nhâm cẳng Quý chân từ một thân.
Tý thuộc bàng quang, tai thủy đạo,
Sửu là bụng ruột và lá lách.
Dần mật, phát mạch cùng hai tay,
Mão là mười ngón, trong là gan.
Thìn thổ là loại da, vai, ngực,
Tị mặt, răng, họng, mông, hậu môn.
Ngọ hỏa tinh thần giữ đôi mắt,
Mùi thổ dạ dày cách sống lưng.
Thân kim đại tràng, kinh lạc, phổi,
Dậu là tinh huyết tàng tiểu tràng.
Tuất thổ mệnh môn, cẳng bàn chân,
Hợi thủy là đầu cùng nang thận.
Ngọ đầu Tị Mùi đều hai vai,
Trái phải hai tay là Thìn Thân.
Mão Dậu hai sường Dần Tuất cẳng,
Sửu Hợi bàn chân Tý là âm (bộ phận sinh dục).
Càn tay Khôn bụng Khảm hai tai,
Chấn chân Tốn đùi Cấn nhớ tay.
Đoài miệng Ly mắt phân bát quái,
Phàm xem bệnh tật theo chỗ này.
(Hai) Các loại tật bệnh
Một, Mộc
1, Giáp mộc gặp hỏa nhiều, đa số phạm bệnh thần kinh.
2, Nhật can là Giáp mộc, lưu niên và trụ ngày gặp thiên khắc địa xung, đa số có họa tổn thương ở đầu.
3, Giáp Ất ở trước thấy Canh Tân, kị là đầu mặt. Canh Tân khắc Giáp Ất, đầu mặt bị thương, phá tướng.
4, Giáp Ất vô căn, sợ gặp Thân Dậu, chỗ này gặp Sát hợp, định là đôi mắt bị mù.
5, Mộc bị kim gây tổn thương, gân cốt, eo sườn lưng đau nhức.
6, Mộc quá vượng mà bệnh là treo cổ xà nhà mà tự vẫn, Hổ ăn Rắn cắn.
7, Mộc quá nhược hoặc tử tuyệt, đa số có đầu bị cháng váng, hoa mắt, khí huyết không điều hòa, hai bên tóc mai sinh thưa thớt, hiện tượng đau thần kinh, nếu như nói nghiêm trọng, đa số có tật bệnh gan mật, tổn thương chân cẳng.
8, Thủy mộc tương sinh mà quá vượng, chú ý ứng nhiều tật bệnh như dạ dày hư, tim xấu, miệng hôi, khạc nhổ, giảm ăn, thân thể suy nhược, mạch chìm yếu, phần bụng suy nhược không có lực, bộ mặt thiếu máu.
9, Thủy mộc quá nhiều, tổn thương tỳ vị (dạ dày và lá lách bị bệnh).
10, Kim thủy nhiều mà mộc thối hư, mà Giáp mộc lại rất suy nhược, lại không có hỏa khai thông, dễ mắc bệnh sỏi thận, bệnh hói đầu.
11, Thổ nhiều mộc gãy, mệnh cục táo thổ quá nhiều, mộc khí cực nhược, tóc dễ đâm nhánh hoặc gãy từng đoạn.
12, Giáp là mật Ất là gan, Giáp Ất mộc lại là đại biểu tóc và thần kinh giao cảm. Thủy nhiều mộc trôi, Giáp mộc cực nhược, dễ bệnh tỳ thấp (lá lách bị ẩm ướt). Nghiêm trọng thì thường dẫn đến da dẻ bị khô nứt, nhẹ thì bị hói đầu không phát.
13, Hỏa nhiều đốt mộc, mộc khí nhược, không phải gan hư thì là mắt đỏ, mắt thường phát tia màu hồng.
14, Bát tự mộc là hỷ dụng, mà gặp cường kim khắc xung tổn thương, đại đa số có chướng ngại phương diện thần kinh giao cảm, nếu không, có bệnh gan mật, cũng phòng tai nạn xe cộ bị ngoại thương.
15, Giáp Thân, Ất Dậu, trẻ em thường mắc bệnh gan.
Hai, Thổ
1, Mậu Kỷ kị Dần Mão, hưu tù mà phát sinh đại tật. Can có Mậu hoặc Kỷ, thấy địa chi có Dần Mão, chủ trong nhà có người mắc bệnh tứ chi, bệnh tê liệt, hoặc có người nằm bệnh trên giường. Nhật can là Mậu hoặc Kỷ, phòng bệnh bản thân.
2, Một Sát ba Tài hai hỏa chủ bệnh mắt (ngày Kỷ).
3, Ngày Kỷ tháng Tuất, hỏa thần vô khí, nhiều thủy nhiều kim, mắt mờ mắt đóng.
4, Hỏa thổ tương sinh mà quá vượng, thường có triệu chứng khi ngũ bị chướng bụng, sức ăn tuy không khác thường nhưng khi ăn vào thì cảm thấy đầy ắp hoặc đè nặng, hay khạc nhổ, tim xấu.
5, Đất thổ hư mộc vượng, định có tổn thương tỳ vị.
6, Hỏa thổ bốc sáng, thì phát trọc mắt mù.
7, Thổ hư mộc thịnh tất thương tàn.
8, Thổ nhiều bệnh hói đầu.
9, Thổ quá nhược hoặc là tử tuyệt, sắc mặt màu vàng, giảm ăn, tứ chi uể oải, thích nằm thích ngũ, lo âu nghĩ nhiều, không thích hiện tượng động tác, lại thường có bệnh phù thũng, nấm ăn chân, miệng hôi, hay bị đau răng.
Nếu như nói một chút nghiêm trọng hơn, có bệnh hệ thống tiêu hóa, có thể mắc bệnh ngoài da.
10, Tứ trụ hoặc tuế vận gặp hai Thìn xung Tuất hoặc hai Tuất xung Thìn,dễ mắc bệnh dạ dày, lá lách, bệnh hoa liễu.
11, Tứ trụ hoặc tuế vận gặp lúc có hai Sửu xung Mùi, hoặc hai Mùi xung Sửu, dễ mắc bệnh lá lách hoặc bệnh can khí bất hòa hay cáu gắt, chứng phù thũng. Hoặc ẩm thực không phấn chấn, mắc bệnh trung khí (Đông y chỉ khí trong dạ dày, có tác dụng tiêu hoá thức ăn và dinh dưỡng của cơ thể) ít không đủ.
12, Mậu thổ Đinh hỏa đều nhược, mà trong cục thấp khí quá nhiều, dễ mắc bệnh chứng loét dạ dày, chứng xuất huyết bao tử.
Nếu Mậu thổ gặp Giáp mộc khắc tuyệt, hoặc bị Quý thủy hợp hóa, mà Mậu thổ là hỷ dụng thần bị xung, cũng có chứng bệnh xuất huyết bao tử.
13, Mậu thổ nhược, kim vượng nhiều, tiết khí thái quá, mắc bệnh chứng sa dạ dày.
14, Trong tứ trụ hỏa vượng thổ suy, hoặc thủy nhiều thổ nhược đều là tiêu chí mắc bệnh ngoài da.
15, Trong trụ có thổ, thổ kim mà lưng bàn chân bị thấp nặng không thông.
Kỷ Mão, Kỷ Dậu, thấy ở ngày giờ, chỗ này chính là bị thấp khí, chủ lưng bàn chân nặng nề máu không thông.
16, Nhâm Thìn, Mậu Thìn là chỉ vị trí Thiên Cương, mệnh Mậu Kỷ thổ hoặc mệnh Nhâm thủy, gặp Dần Mão mộc, lại gặp một vị Thìn, thì chủ nam nhi bệnh tiểu tràng sưng dái, chứng đau bụng cấp tính, nữ mệnh thì mắc chứng bệnh kinh nguyệt.
17, Sửu Tuất Mùi là tam hình, chủ tứ chi bệnh khó khỏi.
18, Thìn là Thiên Cương, Mão là Thái Xung, Thìn Mão cùng có, chủ bệnh lưng bàn chân đau nhức.
19, Sửu Ngọ là tương hại, chủ có bệnh tật lâu ngày trong bao tử trong bụng.
20, Tý Mùi là tương hại, Tý thủy lâm Mùi thổ, thì phát sinh tật bệnh tỳ vị.
21, Thổ thái vượng mà chủ bệnh núi sụp đá đè, rơi bùn tường sụp.
Ba, Kim
1, Đại tràng có bệnh, là do Bính Đinh khắc tổn Canh Tân.
2, Canh Tân hướng phương Thân Dậu, cướp binh người mất.
Trụ có 4 chữ Canh, Tân, Thân, Dậu, có họa máu đổ, họa thương tàn tứ chi, đánh nhau bị thương, ứng chỗ này, là trong trụ có hỏa nhiều hoặc nạp âm hỏa nhiều càng ứng nghiệm.
3, Thu kim sinh Ngọ, Bính hỏa thấu lộ, vận tới Nam phương, máu chảy trên đường.
4, Tam hợp hỏa thần vượng thịnh khắc Canh Tân, tổn thương đầu mặt cùng bệnh về khí huyết.
5, Tân kim ngày Hợi, tháng gặp đến Tuất, đầu hành thủy vận, cần phòng bệnh mắt.
6, Kim nhược gặp hỏa vượng, bệnh máu là không sai. Kim chủ phổi, bị hỏa xung khắc, thành bệnh tửu sắc.
7, Kim gặp vượng thủy, bệnh tổn thương gân cốt.
8, Thổ kim tương sinh mà thái vượng, khí thường hư nhiều, thường có chứng đầy bụng, bí tiểu, chứng trạng miệng khát.
9, Kim thái vượng mà chủ bệnh đao kiếm hình thương.
10, Kim thái nhược hoặc tử tuyệt, chú ý ứng nhiều bệnh khí hư, ho khan, da dẻ khô nứt, khớp xương đau nhức, đại tràng kiết lỵ đi ra máu, cũng thường có hô hấp không thoải mái, thường bị bệnh cảm mạo, nếu như nói nghiêm trọng, có khả năng bị bệnh phổi.
11, Kim bị hỏa khắc, hệ thống hô hấp có bệnh (vì kim chủ phổi), như có mộc trợ hỏa khắc kim, thì mộc chủ phong hàn, cho nên thường mắc bệnh cảm mạo. Kim suy không thể sinh thủy, thì lúc cảm mạo nước mũi hay chảy.
12, Tân kim là đại biểu phổi cùng khí quản, thổ dày chôn kim, như Tân kim yếu khí thấp lại nặng, dễ mắc bệnh thũng phổi hoặc bệnh lao. Nếu là táo thổ trọng, dễ bệnh viêm phổi, chứng lao phổi.
13, Tân kim nhược gặp cường thủy quá tiết, dễ bị cảm mạo, trước nóng sau lạnh, sinh đàm cục dễ ho. Tân kim nhược mà cường hỏa đến khắc, lúc cảm mạo đa số trước phát viêm họng, miệng khô, ho khan rồi sau đó sợ lạnh sợ nóng.
14, Nữ mệnh lúc Canh kim nhược, có thai phát sinh sản hậu, nhất là dễ bị đau lưng mỏi nhừ, gân cốt đau buốt, thích ăn thực vật cứng giòn. Lúc Tân kim nhược, có thai phát sinh sản hậu, dễ phát bệnh răng hoặc ngực khó chịu, thích ăn thực vật xốp mềm, đặc biệt thích mùi thơm.
15, Thủy vượng Tân kim nhược hoặc thổ cường mai kim, bị viêm khí quản, mũi tịt, ho khan.
16, Trong mệnh lúc Bính Canh đều vượng, lại gặp táo thổ bao kim thường có triệu chứng bí tiểu, bệnh trĩ.
17, Mệnh cục kim nhược lại gặp cường mộc cường thủy cướp tiết, xương cốt đễ giòn mà không kiên cố, gân cốt dễ bị thương. Canh kim là đại biểu xương cốt, Tân kim là đại biểu răng. Cường mộc đến xung Canh kim hoặc cường hỏa đến khắc Canh kim, đa số chủ bị thương xương cốt; cường mộc đến xung Tân kim hoặc cường hỏa đến khắc Tân kim, đa số chủ viêm răng hoặc có bệnh khoang miệng.
18, Kim nhiều thủy đình trệ, lúc Canh kim cường Nhâm thủy nhược, dễ mắc bệnh sỏi bàng quang. Nếu là lúc Canh kim cường Quý thủy nhược, dễ bệnh sỏi thận.
19, Canh Dần, Tân Mão, như ghét bề trên, bệnh lao xương.
20, Người sinh Tân Hợi, Tân Mão, thấy ngày hoặc giờ Ất Mão, chủ bệnh đầu mặt hoặc là khuyết môi.
21, Tân Sửu kim thấy Bính Ngọ hỏa, chủ bệnh ách tứ chi đau nhức bên dưới.
22, Kim thủy Thương quan, lạnh thì ho khan, nóng thì đàm hỏa.
Bốn, Thủy
1, Hỏa thổ nấu khô Quý thủy, hai mắt không có con ngươi, tật bệnh về mắt.
2, Kim thủy khô thương, thận tất hư.
3, Nhâm Quý thêm thổ vượng, chi dưới hư hao.
4, Hợi Tý thêm Tị Ngọ, mắt có tật.
5, Trong trụ Hợi Tý nhiều, chủ bệnh sưng hòn dái.
6, Thủy thái nhược hoặc tử tuyệt, dễ bệnh viêm tạng thận, xuất huyết não, cận thị, tật bệnh hệ thống tiết niệu.
7, Bên dưới lãnh tật, tất là thủy gặp hỏa tổn thương.
8, Thủy thái vượng mà bệnh chính là chìm nước mà chết.
9, Thuần Nhuận Hạ, nhuận là trở lại sinh khí, thần thanh cốt tú, hoặc như thừa vượng đến Đông Nam, trúng gió bị câm.
10, Kim thủy tương sinh mà quá vượng, chú ý ứng nhiều hiện tượng như khí không thông, ho suyễn, ho khan, mũi tắc, cảm giác buồn bực bất an, thường cảm thấy dưới ngực như bị vết thương, cũng có thở gấp, miệng khát.
11, Trong trụ Hợi nhiều (nếu nguyệt lệnh cũng là Hợi), có thể có bệnh phong thấp. Bởi vì trong Hợi có Nhâm thủy Giáp mộc, mộc có thể là đại biểu thần kinh, mộc ngâm chìm trong thủy chính là đau nhức thần kinh phong thấp.
12, Nhâm thủy là đại biểu bàng quang, Quý thủy là đại biểu thận tạng. Tứ trụ thủy vượng, thủy khuyết hoặc thổ thịnh thủy nhược đều dễ mắc bệnh bàng quang, thận tạng.
13, Nam mệnh Quý thủy lạc vào khố lại gặp hình xung khắc phá, hoặc là Quý thủy lạc vào khố lại gặp vượng hỏa thời gian dài hung đúc, tất có chứng bệnh thận hư hoặc thận thủy không đủ.
14, Nam mệnh sinh vào mùa đông, thủy khí kết băng, tứ trụ không thấy mộc đến khai thông thủy, không thấy hỏa đến hòa tan đống băng. Thận thủy kết băng không thông, dẫn đến bệnh liệt dương hoặc tiết tinh sớm, mà đến mùa đông thì càng nghiêm trọng.
15, Trong mệnh cục thủy vượng kim suy, hoặc mộc vượng thủy suy, về già định bệnh hoạn đường tiết niệu.
16, Người sinh Lục Quý, địa chi có đủ Hợi Tý Sửu, trong cục không có thổ, chủ chảy xiết bất định. Nếu ở đất hưu tù, chủ sinh bệnh thận.
Năm, Hỏa
1, Hỏa gặp thủy khắc, mắt mờ ám.
2, Tứ trụ hỏa nhiều, thiếu niên có bệnh máu mủ.
3, Hỏa thái vượng mà bệnh thì đêm ngũ điên đảo, rắn hại thiêu đốt.
4, Hỏa thái nhược hoặc tử tuyệt, dễ mắc bệnh tim, bệnh nhiễm trùng máu, viêm khớp, nấm ăn chân, bệnh mắt, hàng năm nhẹ hoặc gặp đúng lúc trung niên, chủ tràng vị không tốt.
5, Mộc hỏa tương sinh mà quá vượng, dễ có bệnh hỏa khí thăng lên, đau mắt đỏ, thiên đầu thống, ù tai, chóng mặt, không tập trung chú ý, cảm thấy tim bị đè, chứng thở gấp, ngoài ra còn bị bí tiểu, chi dưới bị tê, phong thấp.
6, Lúc Bính hỏa quá vượng, tất làm liên lụy tới tiểu tràng, thị lực, bệnh mắt, thần kinh.
7, Bính hỏa là đại biểu tiểu tràng, Canh kim là đại biểu đại tràng, trong tứ trụ nếu như Bính Canh đều nhược, còn lúc thủy thổ đặc biệt cường, đa số là có bệnh đường ruột.
8, Trong tứ trụ mộc nhiều thủy không thông, Bính hỏa cực nhược, thần kinh não kích thích mà quá kích động, chứng tinh thần không vững. Thủy nhiều thổ nhược mà hỏa bị yểm, Bính hỏa cực nhược hoặc trong mệnh cục có Thương quan vượng mà Bính hỏa nhược, có chứng thần kinh suy nhược, tinh thần rạn nứt.
9, Mệnh cục Bính hỏa vượng, Canh kim nhược, bình thường là lực khá tốt, nhưng công năng tai kém, không linh mẫn hoặc thường có ù tai.
10, Mệnh cục Đinh hỏa nhược còn nhập khố, dễ mắc bệnh tim, lại gặp hình xung khắc hại, vì bệnh tim mà giải phẫu.
11, Đinh hỏa nhược thổ khí cường, định có bệnh thiếu máu, chỗ này là bởi vì Đinh hỏa bị chỗ vượng thổ tiết khí, cho nên khiến cho khí huyết thiếu khuyết tan tác. Đinh hỏa là đại biểu huyết dịch của tim, trong mệnh có cường thủy áp khắc nhược hỏa, dễ mắc chứng cao huyết áp hoặc tim đập nhanh.
12, Đinh hỏa cường mà thổ khí nhược, thường huyết áp hơi thấp, tim đập nhanh, ngực khó chịu, thở hỗn hển.
13, Người Bính Đinh hỏa, vận đến đất Thân Dậu, chủ phát sinh khẩu thiệt.
14, Thân Tị hai nhà gặp hình, thì cánh tay có bệnh. Trụ có chữ Thân, chữ Tị, cánh tay có bệnh, hoặc bị thương, hoặc viêm khớp, viêm bả vai, can chi nạp âm tương khắc thì họa nặng, như trụ Giáp Thân thủy khắc Ất Tị hỏa chẳng hạn.
15, Sinh mùa đông không có hỏa, chi dưới hàn lạnh.
Sáu, Phụ họa
1, Câm điếc:
“Bính Đinh thích khắc Canh Tân, ít có chế mà bị câm” .
Ấn chủ lời nói, Thực thần chủ tài ăn nói, đối thoại, đại phàm trong mệnh hai vị này đều hưu tù hoặc là kim thủy bị khắc quá nặng, bị hợp bán, nhập mộ, lạc nhập Không Vong, lời nói biểu đạt sẽ bị ảnh hưởng, nặng thì trở thành câm điếc.
2, Tử Tức tinh tọa Không Vong, Thực thần tọa Không, có khả năng là con bị câm điếc hoặc là có vấn đề lời nói.
3, Mộc vượng hỏa viêm hoặc hỏa viêm thổ cháy, người mà bát tự không thấy là thấp khí lá người không có bộ phận sinh dục, con cái không có trường thọ, như có con cái bản thân thường có thương tàn ngoài ý muốn, có họa máu đổ hoặc là chất hung.
4, Nữ mệnh có Tử tức cung tọa Dương Nhận, hoặc Tử tức tinh lạc vào trong chi trụ khác có Dương Nhận, khả năng lúc sinh sản hoặc là tử cung noãn sào có bệnh mà giải phẫu, nếu không, nhất định là khắc con cái.
5, Hỏa viêm thổ táo là không được chết an lành, không phải chết do tai nạn xe cộthì cũng chết cảnh máu đổ hoặc là trong giải phẫu.
6, Trong mệnh cục Thất Sát cường ở nhật chủ, mà Thực thần Chính Ấn khá nhược, cả đời thường gặp thương tai hoặc có một loại ám bệnh lâu ngày khó trị.
7, Phép xem đau răng:
Kim chủ xương cốt, Thực thần chủ miệng, Thực thần lúc là kim chủ về răng, lâm không vong thì chủ răng có hang sâu ăn chân răng.
8, Cùng với nhân tố có liên quan đến ngoại thương hoặc tàn tật:
A, Thất Sát thấu can;
B, Quan Sát cùng thấu thiên can (đầu mặt thấy được chỗ kèm theo phá tướng);
C, Thương quan cùng với Quan hoặc Sát ở thiên can;
D, Dương nhận xung hình;
E, Kim vượng khắc mộc (mộc không nhất định là Nhật can);
F, Quan Sát ở chi bị hình xung (tứ chi bụng dạ dày kèm theo phá tướng);
G, Thương quan kiến Quan;
H, Bát tự hình xung (Kèm theo Thất Sát càng ứng nghiệm);
I, Thiên can có Canh, địa chi có hai chữ Dần Mão, phòng thú cắn, hoặc chi dưới có bệnh hại;
J, Chi có hai chữ Thân, Tị, tứ chi bị qua tổn thương hoặc tay chân có bệnh, như viêm khớp, viêm bà vai;
K, Trụ có 4 chữ Canh, Tân, Thân, Dậu, có họa máu đổ dánh nhau hoặc tứ chi thương tàn.
9, Nhân tố có liên quan đến cận thị:
A, trong bát tự có hỏa bị thủy khắc;
B, Hỏa thổ nấu khô Quý thủy;
C, Thiên can có Canh hoặc Tân, đồng thời lại có Bính hoặc Đinh.
10, Đau lưng:
A, Trụ có hai chữ Mão Thìn (nếu chi ngày Mão, chi giờ Thìn, dễ gặp họa kiện tụng lao ngục);
B, Kim mộc tương chiến;
C, Nhâm Quý thủy nhược, Mậu Kỷ thổ trọng.
11, Tràng vị (Ruột, bao tử) không tốt:
A, Trong bát tự có Mậu Kỷ thổ bị mộc khắc (Mậu Kỷ thổ không cần phải là nhật can);
B, Thiên Ấn nhiều;
C, Thực thần gặp Kiêu;
D, Bính Đinh khắc Canh Tân.
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/