Trong truyền thống văn hóa Dân gian cổ, dân gian tôn thờ rất nhiều, mỗi nhà mỗi vẻ…nhưng thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa chung nhất cho toàn thể dân tộc Người Việt Nam . Việc thờ phụng cúng bái tổ tiên đã thực hành nhiều thế hệ nên đã trở thành chuẩn mực “đạo đức luân lý” của mọi người.
Phong Tục Lễ Cúng Tổ Tiên Cổ Đại Ngàn Xưa
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, 1 bát hương thờ thổ công táo quân. 1 bát hương thờ gia tiên. Ngoài sân thắp hương mời thổ địa vào các ngày tuần, ngày lễ. Mời thổ công táo quân, gia tiên tiền tổ, thổ địa khi có việc như: Ngày tết ngày giỗ, ngày cưới, ngày tang, ngày sinh con, ngày động thổ làm nhà, ngày thi cử, ngày xuất hành, cầu tai qua nạn khỏi, cầu an, cầu mua bán và rất nhiều việc đều thắp hương trình báo Tổ tiên, Táo vương, Thổ địa. Đó là phong tục ngàn đời truyền lại của người Việt Nam.
Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ… Sau khi tàn một nửa tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là hoá vàng, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy Trời đất cảm động phù cho dòng dõi con cháu, tòng tư tử tôn sinh sôi nảy nở, phát đạt và hưng vượng.
Đa số người đều có niềm tin rằng, tổ tiên, ông bà mình có năng lực ban phúc hay trừng phạt con cháu. Cho nên, việc thờ cúng tổ tiên ngoài ý nghĩa chính là con cháu “nối dõi tông đường”, còn hàm ý “phù trợ” của ông bà cho con cháu phát đạt. Lý luận này thực ra cũng dễ hiểu và hợp lý thôi, bởi vì ngày xưa nếu không có ông bà làm sao có mình ngày nay ? Nếu ông bà không gắng sức tạo lập tài sản ruộng đất nhà cửa, làm sao mình có mà hưởng thụ hiện giờ ?
*. Việc cúng bái tổ tiên bao gồm nhiều công việc, như là: kỷ niệm ngày sinh, cúng giỗ ngày mất, vào những dịp lễ tiết lớn trong năm, cùng những việc trọng đại của con cháu: cưới gả, sinh con, xây dựng nhà cửa về nhà mới… mỗi mỗi đều phải cúng bái ông bà tổ tiên cả.
*. Việc tôn trí “bài vị tổ tiên” để thờ phụng thì nơi nào
cũng có, nhưng hình thức an vị khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống gia đình…
Tuy nhiên, nguyên tắc chung là “trang nghiêm, tôn kính” và nên để bài vị tổ tiên riêng khác chỗ với Thần, Thổ công táo vương, Tiên, Thổ công táo vương hoặc nếu nhà cửa chật chội thì phải có thứ lớp cao thấp khác nhau tuyệt đối tránh sự hỗn tạp, loạn thứ tự, thiếu tôn ti…thì chẳng những không được sự gia hộ của ai mà lại còn bị quở trách là khác!
*. Những gia đình thờ phụng tổ tiên, đa số đều chọn đại sảnh gian chính để đặt bài vị “Thần Chủ” tổ tiên, một số khác xây một căn riêng bên cạnh để thờ.
Ở, vì nhà cửa chật hẹp, người ta phải thiết kế phòng thờ thành ba tầng:tầng trên thờ Thổ công táo vương,, tầng giữa thờ tổ tiên cha mẹ, tầng dưới thờ “Thổ Địa”. Việc hương khói lễ bái sớm chiều rất nghiêm chỉnh.
Mỗi năm có hai ngày giỗ cha và giỗ mẹ. Việc cúng tế tùy theo khả năng, nhưng chủ yếu là chí thành, tinh khiết, nghiêm trang. Lễ vật được bày biện trật tự thứ lớp. Người chủ lễ niệm hương khấn vái, lạy trước rồi đến người nhà khấn lạy sau. Con cháu ở xa và con gái đã lấy
chồng cũng phải tề tựu đầy đủ.
*. Ngoài hai lễ giỗ, các dịp lễ tiết khác như: Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Trung Thu, Trùng Dương Cửu, Đông Chí, đêm giao thừa trừ tịch đều có thiết bày lễ phẩm cúng bái tổ tiên.
*. Những vong mới từ trần, lập bàn thờ cúng tế ở nhà, sau ba năm thì đem bài vị vào “Nhà Thờ Họ” để thờ, gọi đó là “Hợp Lô”.
*. Ngoài việc mỗi gia đình thờ phụng cha mẹ, những họ lớn, lâu đời có xây dựng “Nhà Thờ Họ” ở nơi riêng, gọi đó là “Tổ Thố” hay “Từ Đường”. Vai trò của nhà thờ họ này rất quan trọng cho sự gắn bó đoàn kết thâ tộc, hàng năm đều có “giỗ họ” rất trọng thể, con cháu khắp nơi tụ về tối đa. Một số nơi còn tổ chứa tế lễ hai kỳ gọi là “Xuân Thu nhị tế”.
*. Thực tế, trong xã hội từ xưa đến nay, việc cúng tế tổ tiên vẫn được xem là “Nghĩa vụ quan trọng” sau việc cúng tế “Thổ Địa Công” . Các sự cúng bái tế lễ khác mang tinh cách tôn giáo như Thần, Thổ công táo vương, Tiên, Thổ công táo vương vẫn người có người không, chứ việc cúng bái tổ tiên thì tất cả phải có.
Như vậy, trong quan niệm dân gian từ xưa đến nay, luôn luôn coi trọng việc cúng tế tổ tiên, ông bà, cha mẹ, không phân biệt giai cấp, địa vị, sang hèn, giàu nghèo …Đó là nét văn hóa chung của dân tộc.
*. THỨ TỰ SẮP XẾP BÀN THỜ:
Từ trong ra ngoài như sau:
-. Đèn
-. Bài vị tổ tiên
-. Cặp chân đèn hai bên
-. Ba chén nước khi cúng tế mới có rượu
-. Phẩm vật cúng tam sinh
-. Lư hương
*. Bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn tượng Thổ công táo vương,
*. Trên bàn thờ, không được đặt dao, kéo, bình chai, lọ… đựng thuốc uống… hay những vật dụng linh tinh khác tạp vật, kể cả “Văn Công Xích” Thước Lỗ Ban. Mỗi lần đốt bảy cây nhang.
VĂN SỚ AN VỊ BÀI VỊ THỜ TỔ TIÊN
“ Phục Dĩ: Nông lịch …..niên …nguyệt ………nhật, cát nhật lương thần, an thần vị đại cát xương, Thổ công táo vương Quang phổ chiếu, trấn trạch quang minh, bảo hựu hợp gia bình an, vạn sự như ý.
Thân thể kiện khang, quí nhân đắc trợ, tài nguyên cổn cổn, toàn gia sự nghiệp thành công, hồng đồ đại triển. Bảo hựu gia đình hạnh phúc, tử nữ ưu tú, cát nhật lương thần
*. Đọc xong, chú ý nhìn vào bài vị một phút tỏ lòng thành kính.
*. Nhang cháy đến hai phần ba thì đốt giấy tiền vàng bạc.
*. Ngày an bài vị thờ cúng tổ tiên ấy, vào buổi chiều nên làm lễ bái “Thổ Địa”
*. Phẩm vật cúng “Lễ bái Thổ Địa” gồm có: cơm canh, ba chén rượu, đèn cầy, chén đũa, muỗng canh, giấy tiền vàng bạc, quần áo đồ mã. Cúng ở nhà bếp, hướng mặt về phòng thờ, bàn đặt phẩm vật không nên quá cao.
*. An vị bài vị tổ tiên xong, trong vòng ba ngày phải thắp đèn nhang liên tục mới tốt.
*. Mỗi năm vào ngày 24 tháng chạp, làm lễ “tống thần”.
*. Có một số nơi, khi an bài vị tổ tiên có đặt “vàng lá” ở dưới. Chọn ngày “xuất hỏa nhật” để an vị. Thời gian diễn ra từ nửa đêm tới tối đa là 5 giờ sáng là ngưng.
*. Những điều cần lưu ý khi an vị bài vị tổ tiên:
1-. Bài vị phải hướng về phía sáng sủa, không hướng về phòng ngủ hoặc nhà xí.
2-. Bài vị phải đối diện với cửa cái hoặc cửa sổ, không đối diện với vách tường.
3-. Bài vị không bị con đường trước nhà đâm ngay vào hay bị góc nhọn nhà đối diện đâm vào.
4-. Bài vị không nên đặt ở trung tâm căn nhà, vì như vậy minh đường không hiển lộ.
5-. Bài vị không nên hướng về cầu thang lên lầu, hoặc giường ngủ hay nhà xí.
6-. Bài vị không chọn chỗ thờ ở gian nhà phụ, đối diện bài vị không được để gương kính phản chiếu.
7-. Bài vị phải đặt trước “vách tường thật” vững chắc, phía sau bài vị không phải là tường di động hay màn vải.
8-. Bài vị phải đặt ở phòng có vách cửa, không đặt nơi trống trải hay ở góc nhọn của nhà.
9-. Phía sau bài vị không được làm công việc gây ra sự dao động, ồn ào.
10-. Bàn trang thờ phải thiết trí vật cúng trang nghiêm, sạch sẽ, gọn gàng không bày biện quá nhiều thứ, tuyệt đối không để tạp vật linh tinh.
*. Ngày sinh và ngày giỗ tổ tiên: Vào ngày ấy, người chủ lễ phải dậy sớm, lau dọn bàn thờ sạch sẽ, làm sạch lư hương, đốt nhang đèn, châm trà rượu đầy đủ. Buổi trưa bày phẩm vật cúng tế thịnh soạn, khấn vái cúng tế ông bà, lạy tổ tiên. Con cháu theo thứ lớp cũng vào cúng bái đầy đủ. con cháu ở xa hay con gái có chồng cũng phải về dự lễ.
*. Phẩm vật cúng tế tổ tiên:
-. Cơm sáu, tám hoặc mười hai bát.
-. Bông, trái cây.
-. Ba tô canh
-. Các loại bánh
-. Ba chén trà
-. Rượu:bảy, chín hoặc mười một chén. hễ cúng bao nhiêu chén rượu thì dọn bấy nhiêu đôi đũa.
*. Phẩm vật đặc biệt cần có trong lễ cúng tùy theo tiết:
-. Tết Nguyên Tiêu: cao bính, thang viên.
-. Tết Thanh Minh: nhuận bính.
-. Tết Đoan Ngọ: tống tử,thuỷ quả trái cây
-. Tết Trung Nguyên: sinh lễ.
-. Trung Thu: dứu nguyệt bính .bánh Trung Thu
-. Trùng Dương: ma tư .
-. Đông Chí: noạ mễ viên, thái bao.
-. Trừ Tịch :sinh lễ, niên cao, quả phẩm các loại bánh đặc biệt của người Người Việt Nam,
*. Trình tự cúng:
-. thắp đèn
-. châm trà, rượu
-. đốt ba cây ngang, cắm nhang
-. vái nguyện tổ tiên phù hộ…
-. đốt giấy tiền vàng bạc nhiều loại của
-. đổ rượu cúng vào đống giấy tiền đang cháy cho ngọn lửa bùng lên
-. dọn dẹp đồ cúng
-. lễ xong.
AN THẦN VỊ
“An vị bài vị thờ Thần, Thổ công táo vương, Tổ Tiên …” nhằm vào ba mục đích:
-. Trấn trạch bình an nhà cửa
-. Rước phúc đức vào nhà.
-. Rước tài lộc vào nhà
-. Chủ yếu là thể hiện sự “uống nước nhớ nguồn” đối với ông bà tổ tiên.
Lập bàn thờ Thần Tài, mang ý nghĩa vừa tâm linh vừa tôn giáo. Hy vọng được thần linh phù trợ cho tài vận hanh thông, đối tác thuận hòa lợi lạc…tức là sở cậy vào lực lượng vô hình hỗ trợ. Cho nên, việc cúng Thổ công táo vương hay an thần vị tổ chức rất chu đáo.
*. Trình tự AN THẦN VỊ:
-. Quét dọn, lau chùi sạch sẽ trong nhà phòng để thờ.
-. Làm phép “Tẩy Uế” chỗ thờ bằng cách:
*. Dùng bảy tờ “lá vàng” giấy vàng bạc đốt lên, rà qua rà lại bốn xung quanh tường chỗ thờ để trừ bỏ “tà khí”.
*. Vừa làm vừa niệm chú “tẩy uế”
-. Đặt đèn vào cặp chân đèn
-. Bày phẩm vật cúng lên: tam sinh, mâm ngũ quả, cơm canh, ba chén trà, ba chén rượu.
*. Đặt Lư Hương: ở phía ngoài cùng.
-. Chủ tế đốt 15 cây nhang, vái 3 vái cắm vào lư hương.
-. Chủ tế hai tay bưng “Bài Vị hoặc Tượng Thờ ” hơ trên khói hương ba vòng, vừa hơ vừa đọc:
“Tiến, tiến, tiến. Cát nhật an thần. Thần quang phổ chiếu. Trấn trạch quang lâm”
*. An tọa “Tượng Thờ” Bài Vị vào đúng vị trí.
-. Chủ tế thắp ba cây nhang bước ra khỏi nhà chỗ có khoảng không đọc chú thỉnh Thần, Thổ công táo vương vào nhà, nhập vào “Tượng Thờ”.
-. Chủ tế lại đốt ba cây nhang vái 3 vái làm lễ bái thần, tiếp thần, xong, cắm vào lư hương.
-. Tất cả người tham dự quì xuống thành tâm nghe chủ tế đọc sớ văn. Xong, bồi tế người phụ giúp cúng tế đốt văn sớ. Tất cả lạy, lui ra.
-. Châm trà rượu đủ ba lần.
-. Nhang cháy đến hai phần ba, chủ tế hai tay bưng lư hương vái 3 vái cúng thần.
Cần phải có đủ bốn loại giấy vàng bạc là: đại thọ kim, thọ kim, quải kim, phúc kim
*. Đốt giấy tiền vàng bạc, an vị “Tượng Thờ / Bài Vị”, tống tiễn các vị ngoại thần tất cả lạy ba lạy.
*. Trong vòng ba ngày sau đó, phải cử người đốt nhang liên tục đừng để tắt có thể dùng nhang khoanh, mỗi ngày thay trà rượu.
*. VĂN SỚ AN THẦN VỊ:
“ Tâm hương nhất chú , ngưỡng khấu hồng ân
Phục dĩ ……tỉnh……….huyện thị ……….hương trấn ……….thôn……hiệu số nhà cư trụ .
Thiện tín ……tên chủ tế thành tâm linh đái …. toàn gia, nhân viên công ty đẳng nhân quyên ư ……niên ……nguyệt ……nhật……thời
Kính bị hương hoa trà quả cung thỉnh:
……….. Tên vị thần hoặc Tổ Tiên giáng lai bản gia thụ thiện tín …… tên người chủ tế đẳng kiền thành phụng kính, khấu cầu thần quang phổ chiếu, trấn trạch quang minh, hựu kì hợp gia bình an, sự nghiệp hưng long tài nguyên quảng tiến, thân thể kiện khang, chư sự như ý, quí nhân tương trợ.
Thần linh hiển hách gia an thái ,
Vô tai vô hoạ phúc thường lai .
Cung Thử
Thướng văn
Thiên vận niên nguyệt nhật thời.
Bách khấu thượng sớ.
*. Sau khi An Thần Vị phải làm lễ “Bái Thổ Địa” Thổ Địa
-. Phẩm vật cúng: nhang đèn, cơm canh, ba chén rượu, hai chén hai đôi đũa.
-. Giấy vàng bạc gồm:giấy bạc, mũ áo, tứ phương kim.
*. Cúng vào buổi chiều.
NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI ĐỊA ĐIỂM
AN THẦN VỊ
1-. Kỵ đối diện với nhà xí hay nhìn thẳng ra cổng chính. Uế khí của nhà xí sẽ phản tác dụng cho thần vị, sinh thị phi khẩu thiệt. Bài vị thẳng cổng chính, sinh ra tranh chấp với hàng xóm.
2-. Phòng thờ phải hạn chế tối đa sự đi lại, sự hiện diện của những “tạp khách”, “tạp nhân” tạo thành khí lưu hỗn tạp, mang lỗi bất kính Thần Thổ công táo vương, bất an cho Tổ Tiên.
3-. Kỵ đặt bàn thờ ngay dưới “cây đòn dông” gian nhà, tức là Thần Thổ công táo vương luôn bị “sức đè ép”, ảnh hưởng đến người trong nhà không có sự thoải mái, mất hòa khí. Nếu nhà chật hẹp quá, phải tạm có tấm ván hay trần nhà che đở.
4-. Không dồn ép bài vị thờ vào một góc, một xó phòng, gây ra người bị tai nạn thương tích.
5-. Trước mặt bài vị không bị góc nhọn đâm vào, cây lớn hay trụ điện, đường dây điện án ngữ.
6-. Bài vị thờ cũng nên tránh bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào.
7-. Nếu nhà nhiều tầng, phải tránh tầng trên chỗ thờ là nhà bếp hoặc nhà xí.
PHÉP AN VỊ LƯ HƯƠNG
1-. Phải an vị lư hương trước khi an thần vị, để thỉnh Thần Chỉ giáng lâm.
2-. Thờ thần linh ở Thiên Giới, nên chọn lư hương bằng đồng, hình tròn.viên trụ
3-. Thờ Tổ Tiên, Thổ Địa…tức Thần ở Địa Giới, nên chọn lư hương hình vuông có hai quai lỗ tai hai bên.
4-. Có nhiều loại lư hương khác như:thiêm đinh lô thêm người, ích lợi lô tăng lợi lạc, nạp phúc lô thêm phúc, thiêm đinh đại cát lô thêm người thêm điều tốt.
5-. Dùng giấy vàng của vàng bạc đốt hơ xung quanh và giữa lòng lư hương để tẩy uế khí.
6-. Dưới đáy lư hương đặt ba đồng xu thành hình tam giác hoặc 12 đồng xu theo vòng tròn
7-. Dùng tro sạch hoặc cát sạch đổ đầy 2/3 lư hương.
8-. Đốt 15 cây nhang, xác định vị trí như sau: phía trong lư hương đối diện thần vị kể là cung Tí, cắm tiếp theo chiều kim đồng hồ từ trong nhìn ra thành 12 cây là Sửu, Dần, Mão, Thìn……..Hợi. Còn thừa lại ba cây, cắm cây thứ nhất ngay giữa trung tâm, cây thứ hai bên phải trong nhìn ra, cây thứ ba bên trái.
9-. Xong, chấp hai bàn tay lại, xá ba xá, vừa xá vừa thành tâm mặc niệm: “an lô đại cát, thần quang phổ chiếu, hạp gia bình an ”
CHÚ Ý KHI THẮP HƯƠNG
1-. Việc thắp hương đốt nhang khởi đầu do Đạo Gia Lão chủ trương, ngày nay phổ biến rộng rãi cả mọi người mọi nơi.
2-. Số lư hương tùy theo bài vị tượng thờ, mỗi lư hương thắp một hoặc ba cây nhang.
Thắp ba cây tượng trưng cho “tôn thờ Tam Thanh” hay “tam dương khai thái”.
Tam Thanh là chỉ cho:Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn Thái Thượng Lão Quân.
3-. Việc thắp hương ngoài việc biểu đạt ý cung kính, còn là phương tiện và phương thức để “thông lưu” với thần minh.
4-. Trước khi thắp hương, phải rửa hai bàn tay sạch sẽ, các phẩm vật cúng đã bày xong đủ.
5-. Không được dùng miệng thổi tắt lửa đang cháy ở đầu cây nhang lúc mới đốt mà phải dùng bàn tay trái quạt cho tắt lửa tay phải thường làm nhiều công việc không tinh khiết .
6-. Chắp hai bàn tay kẹp nhang ở giữa, đưa lên trán khấn nguyện: tên họ, tuổi, chỗ ở, việc cần cầu xin …
-. Xá ba xá.
-. Dùng tay trái cắm hương vào lư hương.
7-. Thứ tự cắm hương: ở giữa trước, kế là bên phải trong nhìn ra, rồi bên trái. Như thế là hoàn thành việc thắp hương.
8-. Khi vào các Miếu Vũ của Đạo Giáo, thắp hương theo thứ tự lư hương như sau:
-. Kế là vị chủ của Miếu Thờ, nếu có thờ hai vị hai bên, thì thắp vị bên phải trong nhìn ra trước, rồi mới tới vị bên trái.
9-. Cũng áp dụng thắp dãy bàn bên phải Miếu trước, rồi đến dãy bàn bên trái.
10-. Vào đền, phải thắp hương cúng Thổ công táo vương trước rồi sau mới thắp hương ngoài sân.
11-. Ở nhà, nếu có Cây hương Lô thì cũng thắp nơi đây trước rồi mới thắp bàn thờ trong nhà.
越南道教 – 道教神仙 – 越南道士
THỨ TỰ BÁI LẠY KHI VÀO ĐỀN MIẾU
1-. Bái Thổ công táo vương
2-. bái Thần
3-. Tổ tiên bàn vong
4-. Ngũ quỷ quỷ mị, hung thần ác sát .
PHẨM VẬT DÂNG CÚNG
1-. Cúng Thổ công táo vương, Thổ công táo vương:
-. Hoa tươi
-. Trái cây
-. Bánh chay
-. Cơm, mì chay
-. Thức ăn chay
2-. Cúng Thần:
-. Các loại thịt: bò, lợn, dê, gà, vịt, ngỗng, cá, trái cây, mì, cơm, bánh khô, rượu, hoa tươi.
3-. Cúng Tổ Tiên:
-. Các loại thịt: bò, lợn, dê, gà, vịt, ngỗng, cá, trái cây, mì, cơm, bánh khô, rượu, hoa tươi, nhang đèn.
4-. Cúng Ngũ quỷ:
-. Các loại thịt: bò, lợn, dê, gà, vịt, ngỗng, cá, trái cây, mì, cơm, bánh khô, rượu, hoa tươi, nhang đèn.
CÁC LOẠI PHẨM VẬT CÚNG VÀ SỐ LƯỢNG
1-. Tiểu tam sinh sênh: dùng cúng cho Quỷ mị, Ông Hổ, Thiên binh Thần tướng.
Gồm có: trứng gà vịt, cá, khổ thịt lợn .
Cúng Ông Hổ thì để sống.
Cúng Thiên binh Thần tướng thì luộc chín.
2-. Tam Sinh Sênh : dùng cúng Thổ Địa Công, Táo Quân,
Tổ Tiên, Các Thần minh trong nhà.
Gồm có: con gà, cá lớn, khổ lớn thịt lợn.
-. Nửa chín nửa sống luộc sơ dùng cúng Thần Minh
-. Luộc chín hoàn toàn: cúng Tổ Tiên
*. Đặt khổ thịt ở giữa, gà bên phải, cá bên trái trong nhìn ra
3-. Tứ Sinh: cúng Thần, Tổ Tiên, Ngày Vía Thần
Gồm có:một khổ lớn thịt lợn luộc chín, gà luộc, vịt luộc, cá luộc.
Dùng trong các lễ cúng thông thường, nhưng vì bốn là số chẵn, không dùng cho tang sự dùng số lẻ. Cách bày biện không có nghi thức nào cố định.
4-. Ngũ sinh: cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam Quan Đại Đế, Thành Hoàng Gia. Thuộc về lễ “Đại Tế”.
-. cũng dùng để cúng Thần, Tổ Tiên, quan, hôn, tang, tế.
*. Gồm có:khổ lớn thịt lợn, gà, vịt, ngỗng, mỗi thứ một con, một con cá lớn. Tất cả đều luộc chín.
*. Đặt khổ thịt lợn ở chính giữa, gọi là “Trung sinh”.
-. gà và vịt đặt ở hai bên, gọi là “Lưỡng Biên sinh”.
-. ngỗng phía trước là “Tiền sinh”, cá phía sau gọi là “Hậu sinh”.
5-. Nguyên con trâu bò:dùng để cúng tế ngày đản sinh của Khổng Tử.
Cúng nguyên con trâu sống, chỉ bỏ lông và huyết.
6-. Nguyên con lợn hoặc dê:dùng để cúng lễ “đại hình” hình thức lớn, cúng trả lễ hoàn nguyện, quan, hôn, tang, tế.
-. cúng sống không luộc nấu
7-. Ngũ Tề: dùng để cúng Cây hương trời, lễ cúng đại hình.
*. Gồm có:đông phấn thuộc thủy, mộc nhĩ mộc, nấm hương cô hỏa, duẫn càn thổ, kim châm kim, tất cả đều là đồ chay.
-. Đủ cả ngũ hành:kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ý nói ngũ phương đều đến dự cúng tế.
8-. Lục Tề:cúng Cây hương.
*. Gồm có:đông phấn, mộc nhĩ, hương cô, duẫn càn, kim châm, quế viên, gừng, đường, rau, đậu uyển, rau tâm, đậu tàm, đậu miêu, rong biển, mì chay. Chọn ra sáu thứ trong số những thứ đó.
9-. Sơn Trân:dùng để cúng bái Thần, Cây hương, Thổ công táo vương.
*. Gồm có:hương cô, kim châm, mộc nhĩ, quế viên, gừng, đường, thức ăn chay. Có thể hòa hợp với “Hải Vị” để cúng.
10-. Hải Vị:dùng để cúng bái Thần, Cây hương, Thổ công táo vương.
*. Gồm có:muối ăn, rau biển, rong biển, thức ăn chay cùng sơn trân hợp cúng
11-. Ngũ Vị Uyển:dùng để cúng Thổ địa Chủ đất đai, cô hồn, quỷ hoang dã.
Dùng năm món ăn nấu chín khác loại với nhau để cúng, đựng trong năm chén.
12-. Thất Vị Uyển: chỉ dùng để cúng Thất Nương Mụ Má.
-. Dùng bảy món ăn khác nhau đựng trong bảy chén để cúng. Thí dụ như: cơm chiên, rượu thịt lợn, gà chiên dầu mè, canh, bánh bột gạo, canh đậu phọng, quế viên, lòng đỏ trứng gà, hạt sen, lạc nấu…Không hạn chế thức loại.
13-. Tam quả: dùng để cúng Thần, lễ tế.
Dùng ba loại trái cây khác nhau như: phượng lê, thủy quả, quít.
14-. Tứ quả:cũng dùng để cúng Thần, lễ tế.
-. Nguyên nghĩa là dùng bốn loại trái cây của bốn mùa, nhưng việc này khó thực hiện, nay chỉ có thể dùng bốn loại trái cây khác nhau là được.
15-. Cây mía: cam giá hàm ý chỉ “từng nấc leo lên cao, ngọt ngào tốt đẹp”.
-. Khi kết hôn, người con gái đem theo cây mía về nhà chồng, ngụ ý mang theo điều tốt đẹp ngọt ngào, cũng nói lên ý sinh sôi nảy nở nhiều.
-. Cúng Cây hương thì đặt hai cây mía hai bên, ý cầu cho tiền tài từng bậc thăng tiến thêm lên.
-. Đêm “Trừ Tịch”, róc vỏ mía rồi cắt thành từng khoanh nhỏ để cúng thần minh và tổ tiên, biểu đạt mong cầu vạn sự như ý, những ngày năm mới sẽ ăn được nhiều ngọt ngào hơn là cay đắng.
16-. Ngũ quả:dùng cúng Cây hương, bái Thần, lễ tế.
-. Dùng năm thứ trái cây khác nhau như: phượng lê, tần quả, quít, thủy quả, mía.
-. Hoặc: chuối tiêu, trái lý, trái lê, mễ cao, sinh nhân.
Ý nói “chiêu nễ lai cao thăng” đưa anh lên cao thêm
17-. Ngũ tử:dùng để cúng Chức Nữ.
*. Gồm có: xôi nước, táo hồng, tần tử, đậu phọng, dưa; gọi là ngũ tử.
18-. Bánh in:dùng để cúng Thần, lễ tế, năm mới.
-. Biểu hiện ý cầu cho “niên niên bộ bộ cao thăng” mỗi năm mỗi bước được cao thăng.
19-. Bánh gạo:dùng cúng Thần, lễ tế.
-. Ý cầu cho thời vận hanh thông cải đổi tốt lành, bổ sung chỗ thiếu, cúng xong có thể ăn. Thông thường, người ta đặt thêm vào ở giữa nhân bánh một hột long nhãn, biểu hiện ý cầu mong vận thế hóa rồng.
20-. Xôi nước: để cúng Thần, lễ tế, qua năm mới, Đông Chí.
-. Biểu hiện ý “tròn đầy”, ngọt ngào, vui mừng, dời chỗ mới, vị trí mới.
21-. Bánh cải La bặc cao:dùng để cúng Thần, tế lễ, đưa tiễn năm cũ.
-. mang ý nghĩa tốt lành. Người Thương Gia buôn bán gọi rau cải là “Thái đầu”, mang ý nghĩa là việc tốt lành đứng đầu.
22-. Phát khỏa: dùng để cúng Thần, tế lễ, đưa năm cũ, lễ an vị mới .
-. mang ý nghĩa phát tài, cho nên hầu hết các lễ cúng tế đều không thể thiếu món này.
23-. Hồng qui khỏa Bánh qui: cúng ngày Thái Ất Chân
Nhân đản sinh, cúng Thần, tế lễ,giỗ, mừng thọ,đấy tháng, thôi nôi, tiệc mừng, lễ tang.
-. Mang các ý nghĩa:tốt lành, tròn đầy, phát tài,trường thọ, con cháu đông đúc.
-. Có thể làm theo hình dạng con rùa, hình tròn, hình trái đào, hình vành khăn…
24-. Điềm khỏa Bánh ngọt: dùng cúng Thần, tế lễ, các ngày Tết.
-. Mang ý nghĩa: mỗi năm mỗi thăng tiến, không bị trở ngại, không bị bao vây thắt ngặt.
25-. Viên hình khỏa bánh ngọt tròn: dùng để cúng Thần, tế Cây hương, Tam Quan Đại Đế, tế lễ.
-. có hình dạng như xâu chuỗi đồng tiền, hàm ý con cháu đông đúc, sum họp, đoàn kết gắn bó.
26-. Bánh ngọt hình quả đào Đào hình khỏa: dùng để cúng mừng đứa trẻ tròn bốn tháng, hoặc trong lễ “phản bái” cô dâu trở về thăm cha mẹ ruột sau ngày cưới.
27-. Thử xác khỏa:dùng để cúng tế phần mộ, cúng tổ tiên.
28-. Mì sợi:dùng để mừng thọ, cúng ngày vía Thổ công táo vương, Thần .
-. Mang ý nghĩa trường thọ, thường có đặt thêm trên tô mì sợi chỉ dây đỏ.
29-. Cơm, rau: dùng cúng tổ tiên, cúng cô hồn.
-. Sắp xếp theo sáu kiểu, mười kiểu hoặc 12 kiểu.
30-. Thái Uyển:dùng để cúng Thổ công táo vương Quan
Thế Âm .
-. Cũng sắp xếp theo sáu kiểu, mười kiểu hoặc 12 kiểu.
31-. Các loại rau: dùng để cúng Văn Xương Đế Quân.
-. Người đi học cần cúng những loại rau như:
Rau cần siêng năng, cải la bặc bồ: tốt đứng đầu, tỏi toán: thu đạt kết quả, hành thông: thông minh.
Khi cúng thường có đặt thêm sợi chỉ dây đỏ, tượng trưng cho sự may mắn.
-. Rau cần thì dùng cả rễ cả thân, biểu hiện sự chu toàn siêng năng, hành thì cũng dùng cả củ, ý nói có thủy có chung.
32-. Lợn, dê bằng bột mì: tượng trưng cho toàn thể con lợn hoặc con dê.
-. Trong việc cúng quải của dân gian, có lúc phải cúng chay, người ta dùng những thứ làm bằng bột này để cúng thế, khỏi phạm trai giới mình đang thọ giữ.
33-. Cơm chiên:dùng cúng Thần chúa mụ của trẻ nhỏ, hoặc Chú Sinh Nương Nương, …
-. Dùng cúng trong những lễ liên quan đến việc nuôi nấng con trẻ.
34-. Nước trà:cúng Thổ công táo vương, Thần, Tổ Tiên…
-. Mỗi khay có ba chén nhỏ, hoặc có thể cúng trà khô nhưng cuối năm phải thay hộp mới.
-. Trà biểu hiện cho sự thanh khiết, chân thành, cúng thần bày tỏ sự thành tâm.
35-. Rượu:dùng cúng thần, tế lễ, tổ tiên, quan hôn tang tế,
năm mới.
-. Cúng thần thì dùng ba chén nhỏ, cúng tổ tiên thì dùng năm, bảy, chín, mười một chén nhỏ số lẻ. Tục ngữ nói “Cúng thần không có rượu, Xin keo chẳng được đâu”. Ý nói, khi cúng mà không dâng rượu thì thần không chứng minh cho.
36-. Trái cây ngọt:ý nói ngọt ngào, khắn khít.
-. Như các loại:dưa hấu, quít, băng đường, sinh nhân quả…
37-. Xôi nước đỏ:cúng đầy tháng trẻ con, đám mừng việc gì thành tựu.
38-. Các loại đậu:mang ý nghĩa sự truyền thừa tiếp nối lâu dài.
-. Dùng cúng trong các lễ ăn mừng, tế lễ.
-. Thường dùng: đậu đỏ, đậu xanh, lạc hoa sinh, uyển đậu.
-. Lễ tang thì dùng đậu đen, đậu trắng.
39. Hoa tươi:ý nghĩa “phồn hoa tráng lệ” phát đạt, càng cúng nhiều càng phát đạt.
-. Hay dùng:hoa thủy tiê, lan, mẫu đơn, mai, quế, sen, kiếm lan, lài, dạ lan…
-. Không dùng hoa có tên xấu.
40-. Nước phấn hoa đồ trang sức: dùng cúng nữ thần như: Thất Tinh Má, Nguyệt Nương, Chức Nữ …
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
-. Không dùng các loại trái cây sau:phiền gia, ba lạc, chuối già, trái lý.
-. Thứ tự cúng:Thổ công táo vương, Thổ công táo vương,
Thần, rồi mới cúng tổ tiên sau, cô hồn sau chót.
-. Cúng gà phải luộc chín rồi tréo cánh lại cho đầu ra phía trước.
-. Những lễ mừng vui thì chọn cúng có số chén, dĩa tổng cộng mang số chẵn: 4, 6, 8, 10 …
Lễ tang dùng số lẻ:3,5,7,9…
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/