Đạo Học
08/09/2021 - 7:04 PMLê Công 530 Lượt xem

ĐẠO
( Sơ luận về quan niệm Đạo)


Quan niệm về Đạo có nhiều cách, tuỳ theo trình độ dân tộc, xã hội, mà ra.
Kẻ thì cho Đạo là đấng Hoá Công sanh ra vạn vật; cho Trời là đấng riêng biệt với vật thọ tạo, nghĩa là ở ngoài Vũ trụ.
Kẻ thì cho Đạo ở trong Vạn vật, sung tắc kiền khôn. Đạo tức là cái Hồn chung của Vũ
trụ, cái Sự sống chung của Vạn vật. Nó là cái Lý độc nhất vô nhị quán thông cả thời gian,
không gian. Lý ấy, cùng vạn vật vẫn là Một. Đạo ấy, chủ nơi thân ta, gọi là Tâm, nên kêu rằng: Đạo là Tâm, Tâm là Đạo.
Hai thuyết ấy, thuyết Hoá công thần chủ và thuyết Vạn vật nhất thể, tuy quan niệm rất phản đối nhau, song cả hai đều bao hàm một ý nghĩa: giải cái lý của Vũ trụ.
Đạo là gì? (Đạo, nói đây là thuộc về quan niệm Vạn vật Nhứt thể, là quan niệm mà tác
giả đã nhận là phải theo sở kiến của mình. Đây cũng chẳng phải ý soạn giả muốn định nghĩa)
Ấy là cái Lý độc nhất vô nhị, cái linh quang sáng suốt, bất thiên bất biến, sung tắc cả
không gian vô hạn và quán thông cả thời gian vô hạn, ta sẽ gọi là Bản thể của Vũ trụ. Vũ trụ
là cái hiện tướng của Lý ấy, cũng như sóng là cái hiện tướng của nước vậy. Tuy phân ra mà nói chớ kỳ thật là Một.
Phật giáo gọi là: Chân Như Vạn Pháp.
Lão giáo gọi là: Đạo Đức.
Triết học gọi là: Tuyệt đối, Tương đối.
Vũ trụ mới xem qua dƣờng thiên hình vạn trạng rất sai biệt, nhƣng ký thật đồng nhứt
lý.
Phật giáo có câu: “Chân Như giã chỉ Vũ trụ chỉ bổn thể, nãi bất sanh, bất miệt, bất tăng, bất giảm, vô thỉ cô chung. Vũ trụ chi hiện tướng hữu sanh miệt, hữu tăng giảm, hữu thỉ
chung, vị chi Vạn pháp. Vạn pháp tức Chân Như… Chân Như tức Vạn pháp. (Chân Như là
bổn thể của Vũ trụ thì không sanh không mất, không tăng không giảm, không thỉ không
chung. Vũ trụ là hiện tướng của Chân Như thì có sanh có tử, có tăng có giảm, có thỉ có
chung, nên kêu là Vạn pháp… Vạn pháp là Chân Như, Chân Như là Vạn pháp)


Trời đất đều do Đạo mà ra, ta có thể cảm giác được mà không thể thấy đặng, có thể hiểu biết được mà không thể nói ra được. Nói ra đặng, không còn phải là Đạo nữa, vì Đạo là
vô cùng, vô tận, vô lượng, vô biên; làm sao định nghĩa cho đặng? Ta chỉ mượn một tiếng nào
đó để chỉ danh. Đã là một lẽ Tuyệt đối thời muốn cảm lấy chỉ phải dùng đến Trực giác mà thôi.
Đạo thì tự bản, tự cần, không cần đâu sanh ra. Rộng ra bao nhiêu. Đạo cũng bao trùm,
mà thâu nhỏ lại bao nhiêu. Đạo cũng ở trong.
Một nhà triết học ngày nay có nói: “Chân lý, tỉ như lò lửa đỏ, trong ấy tủa ra, như
pháo nổ, văng ra biết bao nhiêu đốm lửa… mà mỗi đốm ấy, là Ta” Ta, là một điểm linh quang của Đạo.
Linh quang ấy tuy đã thấy có chia ra phần tử, song nó vẫn sung mãn nhƣ một toàn thể hoàn toàn.

Nguyễn Duy Cần 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/