Công trình này là một sự đóng góp công phu, sáng tạo, phù hợp với một trào lưu lớn của thời đại là sử dụng nhiều thành tựu tiên tiến của khoa học và công nghệ hiện đại để đi sâu nghiên cứu và khám phá những giá trị đặc sắc, kỳ diệu của những di sản văn hóa cổ của các vùng, các dân tộc trên thế giới, trong đó có Triết học cổ Đông Phương.Kinh Dịch, kho tàng triết học Đông phương cổ xưa cách đây vài nghìn năm, nay đã được chứng minh và hình thức hóa bằng lý thuyết toán học tập mờ hiện đại. Đây là sự gặp gỡ của hai nền văn minh Đông-Tây, xu hướng ngả về phương Đông của những trào lưu tiêu biểu của văn minh phương Tây. Từ đây, đã xuất hiện sự tích hợp đa văn hóa Đông-Tây trên cơ sở của Kinh Dịch, báo hiệu những kỳ tích mới của thế kỷ 21.
Những công trình nghiên cứu về Đông Y, về Thời Châm, về Độn Giáp, Thái Ất thực sự là những cơ sở liên kết Đông Tây về y học, liên kết khoa học dự báo phương Đông thường gọi là Bói toán với Tương lai học phương Tây.
Tiểu sử GS.Nguyễn Hoàng Phương
GSTS Nguyễn Hoàng Phương sinh năm Đinh Mão – 1927, tại Miền Nam Việt Nam.
Từ năm 1954, ông đã dạy các môn Toán, Vật Lý Lý Thuyết, đặc biệt là Lý thuyết Nhóm, Cơ Lý thuyết, Lý thuyết Tương Đối, Cơ Học Lượng Tử, Lý thuyết Hạt Cơ Bản tại Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, nay là Trường Đại Học Tự Nhiên thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Từ năm 1970, ông chuyển sang nghiên cứu những vấn đề thuộc Triết Đông Phương, Trường Sinh học trên các mặt Triết học, Phương pháp Luận và Cơ chế, trong mối quan hệ với các Khoa học Tây phương. Và từ năm 1985, ông đã định hướng được con đường Tích hợp Triết cổ Đông phương với Lý thuyết Tập mờ (Fuzzy Set), sáng tạo bởi L.A. Zadeh (Đại học Berkeley – Clifornia) và một số Cận Khoa học (Parasciences). Ông đã viết được một số sách và công trình nghiên cứu sau:
01. Cơ Lý thuyết,
02. Nhập môn Cơ Lượng Tử, Cơ sở và Phương pháp luận (Tích hợp Toán Lý Hóa)
03. Lý thuyết Nhóm và Ứng dụng vào Vật lý Lượng tử, 04. Albert Einstein
05. Xử lý tín hiệu rời rạc, 06. Toán tập mờ cho kỹ sư, 07. Galiléo Galilée
08. Đông Y học dưới ánh sáng của Lý thuyết Tập mờ
09. Orientai Philosophy Fundamentals and Fuzzy Set. East and West
10. Tích hợp Đa văn hóa Đông Tây, cho một chiến lược giáo dục tương lai
Bắt đầu năm 1997, ông đã đi sâu hơn và tính Thống nhất Đông Tây Kim Cổ, bao gồm cả Vật Chất, Sự sống, Nhân văn. Và năm 2000 – 2001, đã ra đời công trình sau:
11. Sứ mệnh Đức Đi Lạc (căn cứ vào các báo cáo tại Hội Thảo Quốc tế về Việt Nam Học, Hà Nội, 15-17 tháng 7 năm 1998 và Cafeo 2000, Hà Nội, trên cơ sở Thống nhất Bát Quái Đông Phương và Octonion Tây Phương và thuyết Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Có thể nói rằng Octonion là bộ xương logic Tây phương của Bát Quái – Kinh Dịch, còn Bát Quái là cấu trúc 3 – Đa dạng nhận của Octonion để triển khai các học thuyết Minh triết của Đông phương. Công trình l 4 này, với 7 tập ~ 1100 trang, đã tạo được một Vũ Trụ Quan mới cho Thiên Niên Kỷ III, gọi là Khoa học Thiên Niên Kỷ Dương Minh Di Lạc Thánh Đức, Thiên Nhân hợp nhất, thay cho Thiên Niên Kỷ II “mù mịt” đã qua là Thiên Niên Kỷ Mạt Pháp, Địa Nhân hợp nhất.
* Phương pháp luận công trình dựa vào Bát Quái – Octonion và một số Sơ đồ gọi là Hình Vuông Kỳ Diệu Thất Tinh của nền văn minh cổ Hebreux.
* Dựa vào Nhất Nguyên Tồn tại Âm Dương, đã bước đầu xây dựng được các Nhất Nguyên Di Lạc lịch sử: Các Nhất Nguyên Sáng tạo Duy lý & Minh triết. Tiến hóa: Sinh&Tử, Nhân quả; Quá khứ & Tương lai, Sắc Sắc & Không Không của nhà Phật trong khuôn khổ Phi Không gian & Phi Thời gian. Đây là vấn đề chiến lược cao nhất được quan tâm bởi Hệ thông Phật Giáo cao nhất của nhân loại là
TAM VỊ Phật Bàn Cổ, Phật Di Lạc, Phật Đại Thông cùng
TAM VỊ Thánh Sư Morya, Koot Houmi và Jesus.
Đặc biệt qua công trình, ông đã
* Xây dựng được mô hình của hệ 49 Cõi, 49 Luân Xa, 49 Căn chủng Nhân Loại khác nhau trên cơ sở của hệ Tâm linh và chỉnh lý bằng toán học Bát quái – Octonion Cấu trúc Thứ tự (hay Tự Quái Truyện) của hệ Văn Vương, tức là phần Duy Lý cua nó, đồng thời làm sáng tỏ được một phần logic Ngữ nghĩa của nó, tức là phần Minh Triết của Nhân Văn học Đông phương.
* Chứng minh được Kinh Dịch là Lý thuyết Thống Nhất Vĩ đại các học thuyết Nhân văn Đông Phương
* Xây dựng được một Hệ 64 quẻ mới cho Kỷ Nguyên mới
* Giải các bài toán Đại số Octonion – Bát Quái cho Kinh Dịch
* Bước đầu xây dựng một Mô hình Thống Nhất trên Hình Vuông Kỳ Diệu của Mặt Trời.
* Xây dựng được một mô hình của cái gọi là 10 Phương Phật hay “Chiều thứ tư” của Không gian.
* Xây dựng được một số phương án: Sắc Sắc Không Không, Phi Không gian & Phi Thời gian, và tìm các phương án thử nghiệm về Cơ chế của Tiên tri dựa vào Thuyết Thái Ất, Tử Vi và Bát Tự Hà Lạc…
Đăng mục lục để có cái nhìn khái quát về quyển này.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
• Những xu thế lớn của thời đại.
• Những vấn đề được giải quyết trong công trình này: Tích hợp tinh hoa các nền văn hóa Đông Tây. Triết học cổ Đông phương là một hệ cấu trúc tập mờ.
• Xu thế về chiến lược giáo dục cho tương lai.
TẬP 1 – ĐẠI CƯƠNG ĐÔNG VÀ TÂY (Nguyễn Hoàng Phương)
Phần I . Đông.
Chương I. Cái đơn nhất trong cái đa dạng của Triết học cổ Đông phương.
Chương II. Về Kinh Dịch.
* Thái Cực
* Lưỡng Nghi
* Tứ Tượng
* Ngũ Hành
* Bát Quái
* Cửu Cung
* 64 quẻ Văn Vương
* Hà Đồ
* Lạc Thư
* Những hình vuông kỳ diệu của dân tộc Do Thái
Chương III. Về đạo làm người, theo Triết học cổ Đông phương nói chung, theo Kinh Dịch nói riêng.
Phần II . Tây.
Chương IV. Các nhà khoa học phương Tây đang hướng dần về phương Đông.
Chương V. Sơ bộ về Lý thuyết hiện đại các Tập mờ của L.A.Zadeh.
Phần Toán học.
Chương VI. Sự hình thức hóa cấu trúc Lưỡng Nghi (Âm Dương) bằng Tập mờ.
Chương VII. Sự hình thức hóa cấu trúc Âm Dương – Tứ Tượng bằng Tập mờ.
Chương VIII. Sự hình thức hóa cấu trúc Âm Dương – Ngũ Hành bằng Tập mờ.
TẬP 2 – CƠ SỞ CẤU TRÚC NHÂN THỂ THEO ĐÔNG Y HỌC VÀ THỜI CHÂM HỌC (Nguyễn Hoàng Phương – Trần Thị Lệ)
Phần I . Cơ sở Đông y học.
Chương IX. Sơ bộ về cơ sở của Đông y học.
Chương X. Học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành – Bát Quái trong Kinh, Mạch, Huyệt.
Phần Toán học.
Chương XI. Sự hình thức hóa cấu trúc Âm Dương – Ngũ Hành trong Đông y học bằng Tập mờ.
Phần II . Cơ sở Thời châm học.
A – Cơ sở Thời châm học – cấu trúc Tý Ngọ lưu chú.
Chương XII. Về lịch Can Chi.
Chương XIII. Cấu trúc Tý Ngọ lưu chú.
B – Cơ sở Thời châm học – cấu trúc Linh Quy bát pháp.
Chương XIV. Cấu trúc Linh Quy bát pháp.
(Linh Quy bát pháp là hệ thống mở huyệt cơ bản, không dựa vào cấu trúc Ngũ Hành như Tý Ngọ lưu chú, mà dựa vào cấu trúc Bát Quái – Cửu Cung)
Chương XV. Một số yếu tố vời Thời bệnh học cổ Đông phương.
C- Phần Toán học.
Chương XVI. Cấu trúc Toán học của Tý Ngọ lưu chú. (Cấu trúc Nhóm và nguyên lý Biểu lý tương truyền)
Chương XVII. Cấu trúc Toán học của Linh Quy bát pháp. (Tính chất tô-pô của Linh Quy bát pháp. Hệ thống Lạc mạch như là các Quan hệ mờ)
Phần III . Sơ lược về phương pháp luận bán thực nghiệm trong chẩn đoán Đông y.
Chương XVIII. Bài toán chẩn đoán Đông y đặt ra như thế nào?
Phần Toán học.
Chương XIX. Phương trình Tập mờ của Sanchez.
TẬP 3 – CƠ SỞ ĐỘN GIÁP, HỌC THUYẾT DỰ BÁO CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG CHO CÁ NHÂN (Nguyễn Hoàng Phương)
Phần I . Cơ sở Độn Giáp
(Giáp là Can đầu tiên trong 10 Thiên Can. “Độn Giáp” có nghĩa là “Giáp bỏ trốn”. Các Giáp còn lại chia thành Tam Kỳ gồm: Ất, Bính, Đinh và Lục Nghi gồm: Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý).
Chương XX. Sự thích ứng của Âm Dương – Ngũ Hành với Bát Quái Đồ của Văn Vương.
Chương XXI. Mã số Tiết khí, bảng Độn Giáp và cách sử dụng.
Chương XXII. Các quan hệ mờ trong Học thuyết Độn Giáp.
Chương XXIII. Về các thuật toán của Học thuyết Độn Giáp.
Chương XXIV. Về các tính đối xứng của mã số Độn Giáp và Bát Quái Đồ.
Phần II . Độn Giáp với Đông y học và Thời châm học.
Chương XXV. Các cơ sở sinh học của Học thuyết Độn Giáp.
Chương XXVI. Cách xem Mệnh trong Học thuyết Độn Giáp.
Chương XXVII. Độn Giáp với cách dụng binh – Bát tướng lâm bát môn.
Chương XXVIII. Một số cách đặc biệt.
Chương XXIX. Một vài ứng dụng cần nghiên cứu. (xem Thời tiết, xem Gia trạch, xem Thăng quan tiến chức hay dời đi nơi khác, xem Đi đường gặp lành hay dữ, xem Bạn đường thiện hay ác…)
Phần Toán học.
Chương XXX. Sự hình thức hóa cấu trúc Âm Dương- Ngũ Hành-Bát Quái bằng Tập mờ.
Chương XXXI. Mối quan hệ sâu xa giữa Linh Quy bát quái và Độn Giáp qua lá Mô-bi-uýt.
TẬP 4 – CƠ SỞ THÁI ẤT, HỌC THUYẾT DỰ BÁO CHUNG CHO CỘNG ĐỒNG (Nguyễn Hoàng Phương)
Phần I . Cơ sở Thái Ất
Chương XXXII. Khái niệm thời gian theo Triết cổ Đông phương.
Chương XXXIII. Khái niệm Cục trong Học thuyết Thái Ất.
Chương XXXIV. Các nhân tố chính trong Học thuyết Thái Ất.
Chương XXXV. Các sao và cửa trong Học thuyết Thái Ất.
Chương XXXVI. Ngũ phúc, Tứ thần, Thiên Ất, Địa Ất, Trực phù.
Quân cơ, Thần cơ, Dân cơ và Đại du Thái Ất.
Chương XXXVII. Sự phân loại số trong Học thuyết Thái Ất.
Chương XXXVIII. Tính chất không gian của Bát Quái Đồ – Thiên Bàn trong Học thuyết Thái Ất.
Chương XXXIX. Tính đa tiêu chuẩn của Học thuyết Thái Ất. Minh họa. Tiên tri.
Phần II . Về Tương lai học. Đông và Tây.
Chương IL. Về các khoa học dự báo Đông và Tây.
Chương ILI. Tính Tứ Tượng của Học thuyết Thái Ất.
Chương ILII. Quan hệ giữa Học thuyết Thái Ất và Học thuyết Độn Giáp.
Chương ILIII. Quan hệ giữa sao Thuỷ Kính và con số 7.
Chương ILIV. Cấu trúc đại số cơ bản của Hình vuông sao Thổ trong Bát Quái Đồ Văn Vương.
(tương tự tích bán trực tiếp – nhóm Ga-li-lê (nhóm chuyển động) trong Cơ học lý thuyết; hay là tích bán trực tiếp – nhóm Poăng-ca-rê trong Lý thuyết tương đối hẹp)
TẬP 5 – CƠ SỞ KINH DỊCH (Nguyễn Hoàng Phương)
Phần I . Kinh Dịch, lý thuyết phổ quát tối ưu cổ Đông phương
Chương ILV. Sơ bộ về cấu trúc và nội dung của 64 quẻ Văn Vương.
Chương ILVI. Hệ Văn Vương và Học thuyết Y Dịch lục khí.
Chương ILVII. Hệ Văn Vương và Bát tự Hà Lạc – bài toán quỹ đạo.
Chương ILVIII. Hệ Văn Vương với các Học thuyết Độn Giáp và Thái Ất.
(Kinh Dịch chứa các cơ sở của Học thuyết Thái Ất trong phần Thượng; và của Học thuyết Độn Giáp trong phần Hạ)
Phần II . Kinh Dịch, định hướng về mẫu nhân hệ. Các Cận Khoa học. Đông và Tây.
Chương ILIX. Về phương hướng tìm cấu trúc bản thể – mẫu nhân thể của Kinh Dịch.
Chương L. Về sinh học bán cầu não phải. Các cơ thể vô hình và cận Sinh học.
Chương LI. Về cận Vật lý.
Chương LII. Về cận Y học. (phương pháp chữa bệnh bằng Tâm linh)
Chương LIII. Về cận Hóa học. (nghiên cứu những quá trình biến hóa có liên quan đến Đại Ngã)
Chương LIV. Về cận Tâm lý học và cận Tâm lý học sáng tạo.
Phần Toán học.
Chương LV. Cấu trúc Toán học của Nhân thể – Kinh Dịch.
Kết luận.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số điểm sơ đẳng và cần thiết về Lý thuyết Tập mờ.
Chương I. Những khái niệm cơ bản.
– Đại số Boole
– Đại số Tập mờ
Chương II. Đồ thị mờ và quan hệ mờ.
Chương III. Quan hệ tương đương mờ.
Chương IV. Quan hệ thứ tự mờ.
Chương V. Sự chọn lọc đa tiêu chuẩn.
Phụ lục 2. Bảng những ngày đầu các Tiết khí từ năm 1901 đến năm 2000.
Phụ lục 3. Thuật tạo Hình vuông kỳ diệu.
(Nguyễn Mộng Hùng, cử nhân Toán học, kỹ sư kinh tế) (cảm ơn Thầy Nguyễn Hoàng Phương đã định hướng cho sự tìm tòi Thuật tạo Hình vuông kỳ diệu)
Phụ lục 4. Các văn bản nhận xét công trình.
Lê Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/