Bài Đại Tông sư này gồm ba đề mục chính:
a. Chân nhân.
b. Đạo.
c. Nghệ thuật sống.
Vậy chương này sẽ có ba tiết bàn về những vấn đề trên.
a. Chân Nhân
Biết trời mà biết cả người,
Đó là cái biết tuyệt vời thâm uyên.
Biết trời mới biết căn nguyên,
Biết người mới biết chu tuyền tấm thân.
Chân tri là bậc chân nhân,
Chân nhân mới được thông phần chân tri.
Chân nhân khinh khoát huyền vi,
Há lo tranh chấp, há vì công danh.
Trèo cao lòng cũng chẳng kinh,
Nước trào, lửa cháy, tâm linh chẳng sờn.
Một lòng sau trước sắt son,
Lòng mang Đạo cả nào còn sợ chi.
Chân nhân nằm ngủ chẳng mê,
Còn khi tỉnh thức muôn bề thảnh thơi.
Chân nhân khác biệt người đời,
Niềm tràn phất phới, niềm trời sâu xa.
Tử sinh nào khác chi là,
Đi vào chẳng thích, đi ra chẳng cần.
Nhân tâm chẳng phá đạo tâm,
Ý trời há để lòng trần cản ngang.
Cho nên dáng dấp đàng hoàng,
Tâm hồn bình thản dung quang sáng ngời.
Vui buồn hợp nhất với Trời,
Mênh mông bát ngát, ai người dám so.
Kinh quyền tùy tiện đẩy đưa,
Trời chiều, vả lại người ưa mới là.[71]
b. Đạo
Đạo trời hữu tính hữu hình,
Vô vi vả lại vô hình mới hay.
Dễ truyền, khó bắt lạ thay,
Giữ thời giữ được, trông rày hẳn không.
Tự sinh, tự bản vô cùng,
Có từ trời đất còn không có gì.
Sinh trời sinh đất ra uy,
Quỉ thần âu cũng là tùy sở do.
Cao cao vô tận, khôn dò,
Cao hơn Thái Cực vẫn cho là thường.
Thẳm sâu sâu mấy ngàn muôn,
Sâu hơn vũ trụ mà nhường không hay.
Lâu lai nào kể tháng ngày,
Trước trời, trước đất, lâu này lâu chi.
Sống từ muôn thuở vẫn y,
Ngàn muôn tuổi thọ, đã gì già nua.
Hi Di, Hoàng đế, Kiên Ngô,
Kham Phi, Chuyên Húc đã nhờ thần thông.
Đạo trời soi sáng cõi lòng,
Mới thành Thần Thánh sống cùng trời mây.
Lão Bành, Phó Duyệt nhờ tay,
Ngung Cường, Vương Mẫu may thay được người.
Mới nên Thần Thánh tuyệt vời,
Ngự nơi Thiếu Quảng, chơi nơi Ngân Hà.
Biết bao thỏ lặn, ác tà,
Hai vầng nhật nguyệt khôn qua Đạo Trời.
Kìa như Bắc Đẩu thảnh thơi,
Cũng nhờ Đạo cả mới ngôi cửu trùng.
Đạo Trời ngẫm thực vô cùng,
Biết bao quyền phép thần thông nhiệm mầu.[72]
c. Nghệ thuật sống
Ta nên sống thuận mệnh Trời,
Vấn đề sinh tử nên coi là thường.
Hình hài chẳng vấn vương tấc dạ,
Vẻ bên ngoài biến hóa quản chi.
Tồn vong sinh tử cũng y,
Chẳng qua máy tạo huyền vi an bài.[73]
Đời trần thế là đời mộng ảo,
Tỉnh với mơ lộn lạo khác chi,
Tử sinh như ở với đi,
Như thay hình tướng có chi bận lòng.
Dù Nam, Bắc, Tây, Đông cũng vậy,
Trời bảo sao, ta hãy vui theo.[74]
Mặc cho ngoại cảnh xoay chiều,
Giữa lòng Tạo Hóa khinh phiêu thỏa tình.
Đem tâm gởi mênh mông bát ngát,
Thời tâm này mất mát làm sao? [75]
Muốn tìm ra Đạo chí cao,
Nếu không suy tưởng nhẽ nào tìm ra.
Hãy thâu lượm tinh hoa sử sách,
Hãy khơi tung nguồn mạch đáy lòng.
Hư vô khi đã khai thông,
Rồi ra sẽ được huyền đồng chẳng sai.
Tìm Trời phải quên đời, quên cảnh,
Quên phù sinh, ảo ảnh bên ngoài,
Tâm hồn khi hết pha phôi.
Mới mong rực rỡ ánh trời hiện ra.
Đã thấy Đạo, đâu là kim cổ,
Hết cổ kim vào chỗ trường sinh.
Ham sinh thời lại điêu linh,
Phù sinh chẳng chuộng, thần linh ấy là.[76]
Hãy cố gắng vượt qua nhân nghĩa,
Hãy quên đi nghi lễ của đời.[77]
Quên mình, quên cả hình hài,
Thông minh trí huệ, gác ngoài tâm linh.
Hãy hợp với vô hình, vô tượng,
Cùng Đại thông vô lượng sánh đôi.[78]
Thế là được Đạo được Trời,
Thoát vòng biến hóa muôn đời trường sinh… [79]
Ai chỉ vẽ sự tình sau trước,
Ấy thầy ta đại lược cho ta.
Thầy ta muôn vật điều hòa,
Mà nào kể nghĩa với là kể ơn.
Ban ân trạch cho muôn thế hệ,
Mà chưa hề lấy thế làm nhân.
Trường tồn đã mấy muôn năm,
Mà chưa hề thấy có phần già nua.
Thầy ta chở cùng che trời đất,
Lại ra tay điêu khắc muôn loài,
Thế mà một mực thảnh thơi,
Chưa hề có bảo là tài, là hay.[80]
còn tiếp >>>
[71] Nguyễn Duy Cần, Nam Hoa Kinh, tr. 340-347.
[72] Xem đoạn d Đại Tông Sư.- Nguyễn Duy Cần, Nam Hoa Kinh, tr. 358-360.
[73] Xem Nguyễn Duy Cần, Nam Hoa Kinh, tr. 351-355.
[74] Ibid. tr. 351-355. 362-377.
[75] Cố Thánh Nhân tương du ư vật chi sở bất đắc độn nhi giai tồn 故聖人將遊於物之所不得遯而皆存 (Nguyễn Duy Cần, Nam Hoa Kinh, tr. 354).
[76] Xem đoạn e, tr. 364-365.
[77] Xem i, tr. 385-389.
[78] Xem «tọa vong» 坐忘 (tr. 392)… Đọa chí thể, truất thông minh, ly hình, khứ tri, đồng ư đại thông. 墮枝體, 黜聰明離形去知同於大通 (Ibid., tr. 393)
[79] Đồng tắc vô háo dã, hóa tắc vô thường dã. 同則無好也, 化則無常也 (Ibid., tr. 393)
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/