Lục Nhâm
09/12/2020 - 3:02 PMLê Công 961 Lượt xem

CÙNG TRAO ĐỔI LỤC NHÂM

BÀI 2: TỨ KHÓA VÀ TAM TRUYỀN…………… ……………………. 21 2.1

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ KHÁI NIỆM “LỤC XỨ” TRONG MÔN LỤC NHÂM……… 21 2.2

CẤU TRÚC CỦA TAM TRUYỀN…………………………… 23 2.3

CÔNG DỤNG CỦA TAM TRUYỀN……………………….. 23 2.4

CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO TAM TRUYỀN…………….. 23

1 BÀI 2: TỨ KHÓA VÀ TAM TRUYỀN

Sau khi đã học xong bài học thứ hai này, chúng ta phải đạt được những mục tiêu sau:

· hiểu được một số những “thuật ngữ chuyên ngành” hay được dùng trong môn lục nhâm

· nắm bắt được cơ cấu căn bản của môn lục nhâm, đó là tứ khóa và tam truyền, hiểu rõ được các thành phần cấu thành của chúng.

· hiểu một cách căn bản (sơ khởi) quy luật vận hành của thời không, các môi quan hệ tương tác của vạn vật được môn lục nhâm miêu tả.

1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ KHÁI NIỆM “LỤC XỨ” TRONG MÔN LỤC NHÂM

Theo amour, để nắm bắt được môn lục nhâm thì trước tiên phải nắm được quy tắc quan trọng số một của nó, đó là quy tắc về “lục xứ”. Trong môn lục nhâm phân biệt ra 6 chỗ trong quẻ mà người xử dụng lục nhâm cần phải quan tâm trước tiên, đó là:

1. Can ngày

2. Chi ngày

3. Hành niên và Bản mệnh của người hỏi quẻ

4. Sơ truyền

5. Trung truyền

6. Mạt truyền

Can ngày xem quẻ

Can ngày chính là trọng điểm quan trọng nhất trong một quẻ lục nhâm. Bởi từ khí ngũ hành của can ngày ta mới phân ra được ngôi vị của lục hào (ví dụ: ngày Canh Thân thì chi ngày là Thân đóng ngôi vị của hào “huynh đệ”, bởi vì Can Canh hành kim, mà chi Thân cũng là hành kim, chúng ngang vai với nhau nên gọi là “hào huynh đệ”). Ngoài ra, Can ngày trong môn lục nhâm là nơi để đoán định về bản thân của “vấn nhân”, tức là người hỏi quẻ (Can là bản thân, Chi là gia trạch của ta).

Chi ngày xem quẻ

Đơn vị thời gian ngày được cấu thành từ hai thành phần: Can + Chi, và Chi trong môn lục nhâm đóng vai trò rất quan trọng trong luận đoán lục nhâm, nếu Can đại diện cho bản thân người hỏi bói, thì Chi thường đại diện cho những nhân vận thân cận với người hỏi bói (ví dụ, một vị tướng xem về việc xuất quân có lợi hay không, thì Can ngày chính là nơi xem cho bản thân ông ta, còn Chi ngày là nơi để xem cho binh sỹ của ông ta).

Niên + Mệnh của người hỏi quẻ

Bản mệnh: chính là cung địa bàn tương ứng với năm sinh của người hỏi quẻ, còn hành niên chính là thời điểm “tuổi đời” hiện tại của vấn nhân. Bởi vì một quẻ lục nhâm bao gồm trong nó các yếu tố thời gian như: tiết khí, năm – tháng – ngày – giờ, và các yếu tố này vận hành – tương tác lẫn nhau theo quy luật nhân quả, để diễn dịch sự thường hằng và vô thường.

· Câu hỏi đặt ra: thời gian là gì?

phải chăng thời gian là sự dịch chuyển của các “phần” trong vũ trụ? như trái đất quay vòng xung quanh nó 1 vòng thì tạo ra một ngày, vận hành quanh mặt trời 1 vòng thì tạo ra 1 năm?

khi con người ta sinh ra vào một thời điểm nào đó, thì dĩ nhiên đã bẩm thụ các “lực” của vũ trụ, và ở tại một không gian nào đó. Khi thời – không vận hành, ắt hẳn sự biến dịch này phải tương tác lên y theo một cách nào đó, mà theo nhãn quang của chúng ta diễn dịch là “cát” hay “hung”

Tìm hiểu thêm về Tứ khóa

Khi lập một quẻ lục nhâm, ta an Can ngày và Chi ngày theo quy tắc đã định, từ các cung an Can và Chi ngày ta lập ra tứ khóa (đã nói trong bài 1). Tứ khóa này được lập ra như một công cụ để xét sự vận động nội tại của không gian và thời gian. Quay trở lại ví dụ “PHẦN THỰC HÀNH” bài 1, ta có bản đồ lục nhâm như sau:

Xem hình vẽ trên, ta thấy rằng tứ khóa được lập ra từ cặp Thiên bàn + Địa bàn của Can và Chi (quẻ này có Can và Chi đồng cung với nhau, nên tứ khóa chỉđược lập từ 1 cung). Đến đây, ta nên lưu ý các điểm sau của tứ khóa:

Do có sự tương tác ngũ hành giữa Can ngày và chữ Thiên bàn của nó, ta có khóa 1

Chữ Thiên bàn của Can là Dần đã được “dẫn tới” cung địa bàn Dần, rồi tiếp tục xé

t sự tương tác của chữ Thiên bàn vàĐịa bàn của cung này nên ta cóđược khóa 2

Do có sự tương tác ngũ hành giữa Chi ngày và Thiên bàn của nó, ta có khóa 3

Chữ thiên bàn của Chi ngày là Dần đãđược dẫn tới cung địa bàn Dần, rồi tiếp tục xét sự tương tác của chữ Thiên bàn và Địa bàn của cung này nên ta có được khóa 4

Đến đây, chúng ta đã rõ được một điều là do sự tương tác của thời không của Can mà ta lập ra khóa 1 và 2, do sự tương tác thời không của Chi mà ta lập ra được khóa 3, 4. Tại sao nói vậy? bởi vị Địa bàn (theo amour hiểu) chính là tượng trưng của mặt đất, còn Thiên bàn chính là tượng trưng cho vũ trụ xung quanh trái đất. Vị thế của thiên bàn và địa bàn so với nhau được sắp xếp theo quy luật “thời gian”.

Sơ truyền – Trung truyền – Mạt truyền

Từ các khóa 1, 2, 3, 4 người dùng lục nhâm xét sự tương tác ngũ hành của các thành phần tứ khóa mà lập ra Tam truyền. Mà tam truyền đại diện cho cái gì? Amour không rành tiếng Hán, nhưng amour cho rằng chữ “truyền” ở đây mang nghĩa “vận hành”, và Tam truyền chính là công cụ mà môn lục nhâm dùng để miêu tả sự vận hành

của sự vật, sự việc trong bối cảnh thời không của quẻ. Xem trong một cung (trong 12 cung) của bản đồ lục nhâm, ta thấy 3 thành phần cấu thành đặc trưng nhất như sau:

Thi

ên bàn, theo amour nghĩ chính làđại diện cho chữ “thiên”

Thiên tướng đóng trong cung đó, chính làđại diện cho chữ “nhân”

Địa bàn của cung, chính là đại diện cho chữ “địa”.

như vậy, quẻ lục nhâm thể hiện yếu tố “tam tài” của vũ trụ này. Vàởđây amour bỗng ngờ rằng chữ “Thiên Can” ẩn trong nó một ý nghĩa nào đó về không gian, hay một quan hệ, một lực tương tác nào đó của vũ trụ vào trái đất chăng? Còn Địa chi thể hiện một không gian, một quan hệ, một lực tương tác nào đó của trái đất vào vũ trụ xung quanh nó???

Quay trở lại vấn đề kỹ thuật, môn lục nhâm sử dụng quy tắc tương sinh, tương khắc của ngũ hành giữa giữa Thiên bàn và Can ngày đối với khóa 1, và tương sinh tương khắc giữa Thiên bàn và Địa bàn đối với khóa 2, 3, 4 để lập ra tam truyền. Và

sách lục nhâm nói rằng:

Sơ truyền: chính là đại diện cho giai đoạn sơ khởi của sự vật, sự việc mà người

xem quan tâm

Trung truyền: chính là đại diện cho giai đoạn giữa của sự vật, sự việc mà người xem quan tâm

Mạt truyền: chính là đại diện cho giai đoạn kết thúc của sự vật, sự việc mà người xem quan tâm

Như vậy, môn lục nhâm đã miêu tả sự vận hành của sự vật/việc qua ba giai đoạn thời gian, qua tam truyền ta có thể xem xuyên xuốt sự vận hành của mọi sự qua ba thời quá khứ – hiện tại – tương lai.

– Địa chi: trái đất được chia làm 12 phần, gọi là 12 cung, gồm: Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tị – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi. Được gọi là cung Địa bàn. Đối với Lục Nhâm, giờ chiêm quẻ ứng với 1 trong 12 cung Địa bàn

– Địa can: tại một cung Địa chi (Địa bàn), mà tính chất của Can tụ khí, có ảnh hưởng nhiều nhất, với thời gian lâu dài, làm chủ tình huống. Được gọi là “Bản gia”. Trời sở ký tại Đất. Địa Can được quy định như sau:

1- Giáp bản gia tại địa chi Dần

2- Ất bản gia tại địa chi Thìn

3- Bính Mậu bản gia tại địa chi Tị

4- Đinh Kỷ bản gia tại địa chi Mùi

5- Canh bản gia tại địa chi Thân

6- Tân bản gia tại địa chi Tuất

7- Nhâm bản gia tại địa chi Hợi

8- Quý bản gia tại địa chi Sửu.

– Thiên chi: cung Thiên bàn đồng một tên với cung Địa bàn

– Thiên can: cung Thiên chi có Can sở ký ứng hợp tại cung Địa can

Nguyệt tướng: Khí và Tiết:

Trước tiên, chúng ta các định Nguyệt tướng cho một năm. Ví dụ: năm 2010

Nguyệt tướng 2010

1. Khí Vũ thủy tiết Kinh trập dùng Nguyệt tướng Hợi

– Khí Vũ thủy: ngày 19/2/2010 dl, giờ Sửu ngày 6 thg M.Dần (đủ), ngày C. Tý

– Tiết Kinh trập: ngày 6/3/2010 dl, giờ Tý ngày 21 thg Giêng, ngày Ấ.Mão

2. Khí Xuân phân – tiết Thanh minh dùng Nguyệt tướng Tuất

– Khí Xuân phân ngày 21/3/2010 dl, giờ Sửu ngày 6 thg K.Mão (thiếu), ngày C.Ngọ

– Tiết Thanh minh ngày 5/4/2010 dl, giờ Mão ngày 21 thg K.Mão, ngày Â.Dậu

3. Khí Cốc vũ – tiết Lập hạ dùng Nguyệt tướng Dậu

– Khí Cốc vũ ngày 20/4/2010 dl, giờ Mùi, ngày 7 thg C.Thìn (đủ), ngày C.Tý

– Tiết Lập hạ ngày 5/5/2010 dl, giờ Tý, ngày 22 thg C.Thìn, ngày Â.Mão

4. Khí Tiểu mãn – tiết Mang chủng dùng Nguyệt tướng Thân

– Khí Tiểu mãn ngày 21/5/2010 dl, giờ Ngọ ngày 8 tháng T.Tị (thiếu), ngày T.Mùi

– Tiết Mang chủng ngày 6/6/2010 dl, giờ Dần ngày 26 thg T.Tị, ngày Đ.Hợi

5. Khí Hạ chí – tiết Tiểu thử dùng Nguyệt tướng Mùi

– Khí Hạ chí ngày 21/6/2010 dl, giờ Tuất ngày 10 thg N.Ngọ (đủ), ngày N. Dần

– Tiết Tiểu thử ngày 7/7/2010 dl, giờ Mùi ngày 26 tháng N.Ngọ, ngày M.Ngọ

6. Khí Đại thử – tiết Lập thu dùng Nguyệt tướng Ngọ

– Khí Đại thử ngày 23/7/2010 dl, giờ Thìn ngày 12 thg Q.Mùi (thiếu), ngày G.Tuất

– Tiết Lập thu ngày 7/8/2010 dl, giờ Tý ngày 27 thg Q.Mùi, ngày K.Sửu

7. Khí Xử thử – tiết Bạch lộ dùng Nguyệt tướng Tị

– Khí Xử thử ngày 23/8/2010 dl, giờ Mùi ngày 14 thg G.Thân (thiếu), ngày A.Tị

– Tiết Bạch lộ ngày 8/9/2010 dl, giờ Sửu ngày 1 thg A.Dậu (đủ) ngày T.Dậu

8. Khí Thu phân – tiết Hàn lộ dùng Nguyệt tướng Thìn

– Khí Thu phân ngày 23/9/2010 dl, giờ Ngọ ngày 16 thg A.Dậu (đủ), ngày B.Tý

– Tiết Hàn lộ ngày 8/10/2010 dl, giờ Dậu ngày 1 thg B.Tuất (thiếu) ngày T.Mão

9. Khí Sương giáng – tiết Lập đông dùng Nguyệt tướng Mão

– Khí Sương giáng ngày 23/10/2010 dl, giờ Tuất ngày 16 thg B.Tuất, ngày B.Ngọ

– Tiết Lập đông ngày 7/11/2010 dl, giờ Hợi ngày 2 thg Đ.Hợi (đủ), ngày T.Dậu

10. Khí Tiểu tuyết – tiết Đại tuyết dùng Nguyệt tướng Dần

– Khí Tiểu tuyết ngày 22/11/2010 dl, giờ Dậu ngày 17 thg Đ.Hợi, ngày B.Tý

– Tiết Đại tuyết ngày 7/12/2010 dl, giờ Mùi ngày 2 thg M.Tý (thiếu) ngày T.Mão

11. Khí Đông chí – tiết Tiểu hàn dùng Nguyệt tướng Sửu

– Khí Đông chí ngày 22/12/2010 dl, giờ Thìn ngày 17 thg M.Tý (thiếu), ngày B.Ngọ

– Tiết Tiểu hàn ngày 6/1/2011 dl, giờ Tý ngày 3 thg K.Sửu (đủ) ngày T.Dậu

12. Khí Đại hàn – tiết Lập xuân dùng Nguyệt tướng Tý

– Khí Đại hàn ngày 20/1/2011 dl, giờ Dậu ngày 17 thg K.Sửu ngày A.Hợi

– Tiết Lập xuân ngày 4/2/2010 dl, giờ Ngọ ngày 2 thg C.Dần (đủ), ngày C.Dần

Ta thấy, Nguyệt tướng Dần có chứa tháng Đinh Hợi và tháng Mậu Tý, hoặc Nguyệt tướng Sửu có chứa tháng Mậu Tý và tháng Kỷ Sửu…v.v…, Vấn đề này cho chúng ta nhận thức được điều gì đây ?

Sau khi xác định được Nguyệt tướng, mỗi ngày ta có 12 quẻ, nghĩ tới Nhật – Thần mà ứng cho sự “tự học”, điều này mang lại cho chúng ta thật nhiều giá trị.

NHẬT – THẦN

– Thiên can sinh Can ngày chiêm (Can ngày Sinh) thì trăm việc đều tốt, quẻ ban ngày thì được người giúp đỡ, ban đêm thì được Thánh thần che trở.

– Thiên can khắc Can ngày chiêm (Can ngày Sinh) thì trăm việc đều chẳng có lợi, chiêm quẻ ban ngày tất có người làm hại, còn chiêm quẻ ban đêm thì có vụ ma quỷ ám hại.

– Can ngày chiêm (Can ngày Sinh) sinh Thiên can: trăm điều hao phí, thoát xuất. Còn Can ngày chiêm khắc Thiên can thì gặp sự bế tắc, uất ức, chê bỏ.

– Thiên Can sinh Chi ngày chiêm và Thiên chi sinh lại Can ngày chiêm, ấy là quẻ Can ngày chiêm và Chi ngày chiêm đều chịu cho thiên thần Sinh, điềm tương đối 2 bên đều được sự hợp thuận trong việc làm ăn.

Chúng ta đang ở trong tuần Giáp Ngọ, bạn Amour có thể lập 120 quẻ cho 10 ngày này được không ? Khi lập quẻ, chưa cần xác định Tứ khóa. Mà chỉ xét tới mối quan giữa Can Chi ngày chiêm đối với Can địa, Chi địa, Can thiên, và Chi thiên (Địa can – Địa chi – Thiên can – Thiên chi). Mỗi ngày, gồm 6 quẻ lập theo giờ ban ngày và 6 quẻ lập theo giờ ban đêm – Sau đó phối với 12 Tướng. Tiếp đến phối hợp với 12 Thần.

Lê Công


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Lục Nhâm
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/