Lục Nhâm
09/12/2020 - 2:53 PMLê Công 1824 Lượt xem

LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN 3

CHƯƠNG I ***Sự kết hợp của Sơ độn và Trung độn:

Sau khi các bạn đã thuần thục về Sơ độn và Trung độn, nhiều khi cùng một đề tài mà bạn thử lại bằng hai cách chưa ổn, nhiều khi thấy kết quả trái ngược nhau, ta phải làm thế nào ? Có hai trường hợp để giải quyết :
1- Trường hợp công việc chỉ còn trong dự định chưa thực hiện:
Ta chọn ngày và giờ có cùng kết quả trong hai phương pháp Sơ độn và Trung độn để tiến hành công việc. Kinh nghiệm cho thấy thường mỗi tháng chỉ có khoảng 15 ngày là trùng khớp kết quả như nhau. Các ngày còn lại là không thể thực hiện vì rất khó để quyết đoán công việc, nếu chọn trong ngày này thì xác xuất công việc đạt chỉ từ 50 -> 60% là thành công. Thông thường lão sư phụ có “cao” hơn đệ tử của mình một “cái đầu” nên ông ta đã tiên liệu trước, giao cho đệ tử của mình một cẩm nang để phòng khi thất bại, ta có thể nhìn thấy trước ý đồ của Quỷ Cốc tiên sinh khi giao cho Tôn Tẩn một “mật lệnh” khi ra lệnh hạ sơn là ở chỗ đó!
2- Trường hợp việc đã tiến hành đang “chờ nghiệm thu”:
Phải thận trọng trong việc này, nhận xét chắc chắn hai thái cực : tốt – xấu . Quẻ chắc chắn ứng nghiệm về ta nên chọn phần “xấu, thiệt hại” về mình trước để tìm cách ứng xử tình huống xãy ra cho kịp thời, cố gắng làm sao tránh thiệt hại nhiều thì càng tốt. Do đó việc quyết định ban đầu để chọn lựa là cực kỳ quan trọng, không nên khinh xuất dễ bị thất bại.
3- Tôi có đưa thắc mắc về kết quả trái ngược nhau như trên đến một vị giáo sư của mình lúc còn đi học để hỏi, ông cho biết trong tình thế khẩn cấp không thể dời ngày được thì chọn giờ nằm giữa điểm giao thời của hai giờ. Thí dụ động thổ giờ “thìn” hoặc giờ “tỵ” theo trên thì có kết quả trái ngược nhau, ông chọn ngay giữa 2 loại giờ để bắt đầu động tác “động thổ”: lưỡi cuốc phải cắm phập vào đất đúng vào 09 giờ 00 sáng không hơn không kém !
4- Với sự việc trên, tôi có hỏi lại ý kiến của ông ngoại tôi (Nói thêm ngoài lề: tôi ở bên ngoại từ nhỏ đến lớn, vì má tôi là con một), ông tôi cười bảo: “Ông thầy của con sao mà “ba phải” … Có cách khác là Lục nhâm đại độn, ngoại giờ thì già, mắt kém tay run rồi, nghỉ hè kỳ này con làm “thơ ký” cho ngoại, để ngoại dịch cho hết sách của “Thánh hiền” trước khi ngoại nhắm mắt….! ”
Lúc bấy giờ tôi cũng đã học lóm của ông cũng được ít nhiều, nhà thì đông người nhưng ba má và anh chị tôi đã đi làm, chỉ còn hai ông cháu thường hủ hỉ bên nhau, tôi đã trở thành một học trò của ông lúc nào không hay biết !
C- LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN:
Sau khi các bạn đã tham khảo về thiên bàn, nguyệt tướng, mà tôi đã post trên bài “Lý Học Đông phương”, hôm nay chúng ta sẽ đi vào chi tiết của môn lúc nhâm đại độn. Đây là một môn học cũng “hơi” khó và “rối rắm” không thua gì tử vi, tôi sẽ hướng dẫn các bạn sao cho giản dị và dễ hiểu. Loạt bài sẽ rất nhiều entry đấy, mong các bạn theo dõi đầy đủ, không buồn ngủ, vì văn chương tôi thuộc loại cũ … hihihi…..
Nội dung sẽ gồm các phần:
*An sao theo địa bàn.
*An sao theo thiên bàn.
*Tứ khóa; Cửu khóa; Tam truyền.
*Các đề tài thông thường: (1)- Hôn nhân.(2)- Gia trạch.(3)- Mưu vọng.(4)- Quan lộc.(5)- Cầu tài.(6)- Giao dịch.(7)- Xuất hành.(8)- Hành nhân.(9)- Thất vật.(10)- Đạo tặc.(11)- Thai sản.(12)- Bịnh hoạn.(13)-Kiện tụng.
GHI CHÚ VỀ NHẬT CAN: Thí dụ: Tháng 9 giờ tỵ ta có nguyệt tướng là mão. Dùng tướng mão đặt trên địa bàn là giờ tỵ tính xuôi đi (thuận hành) ta sẽ có thiên bàn . Vậy địa bàn luôn cố định và thiên bàn xoay chuyển từng cung khi mỗi giờ trôi qua.
Ta tưởng tượng một phân số đặt biệt : ( ở đây tôi viết phân số theo kiểu đánh máy nằm xéo, các bạn viết lại trên giấy theo cách thông thường cho dễ nhìn)
Mão/Tỵ ; Thìn/Ngọ; ….v.v… Mão/Tỵ. Mão, Thìn, Tỵ… được gọi là “thần” (tên vị thần). Ta thấy “thần” thiên bàn nằm trên thần địa bàn. Như thí dụ vừa kể, ta gọi tướng mão đóng trên tỵ cung hoặc tướng tháng 9 mão đóng trên địa bàn cung tỵ.
*****Ghi chú (1):
Nhâm độn dùng yếu tố nguyệt tướng khắc phục được trường hợp tháng nhuần. Nguyệt tướng tính từ trung khí mỗi tháng trở đi. Thí dụ tháng giêng sau lập xuân mới tính là tướng hợi.
*** Nhật can ẩn: 
Can ngày (nhật can) ẩn (núp) trong 8 cung địa bàn ( trừ Tí, Ngọ, Mão, Dậu) , 10 can nằm ẩn cố định, các can ngày nằm tại các cung sau đây:
Giáp : tại cung Dần , Ất : tại cung Thìn , Bính + Mậu : tại cung Tỵ.
Đinh+ Kỷ : tại cung Mùi , Canh : tại cung thân , Tân : tại cung Tuất.
Nhâm : tại cung Hợi , Quý : tại cung Sửu .
*****Ghi chú (2):
– Thí dụ hôm nay ngày giáp tí, nhật can là giáp sẽ ẩn cố định (mai phục) tại cung dần.
– Chuẩn bị an các sao theo khẩu quyết, hình tượng của thần chi (ngày) sẽ gọi theo từ Hán Việt:
Tí: thử- (chuột) , Sửu: ngưu (trâu) , Dần : hổ (cọp) , Mão: thố (thỏ – không phải con mèo như của người Việt đặt ra đâu nghen), Thìn : long (rồng), Tỵ : xà (rắn), Ngọ : mã (ngựa), Mùi ; dương (dê), Thân : hầu (khỉ), Dậu : kê (gà), Tuất : khuyển (chó), Hợi : trư (heo)……. (còn tiếp)

Lê Công

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0919.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Lục Nhâm
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0919168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/